1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam

54 528 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Đề tài nhóm 7: Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam. Phần 1: Lý thuyết 1. Nợ công: Nợ chính phủ, hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 1.1.Nợ chính phủ thường được phân loại như sau: • Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). • Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Tại VN: Theo luật quản lý nợ công của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số 292009QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 quy định tại điều 2: Điều 2. Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm: a) Nợ chính phủ; b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh; c) Nợ chính quyền địa phương. Nợ công so với GDP: a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 3112 hàng năm. b) Chỉ số này được tính như sau: Tổng dư nợ công tại thời điểm 3112 Tỷ lệ nợ công so với GDP = x 100% GDP luỹ kế đến 3112 2. Mục đích vay của Chính phủ 1. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương. 2. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn. 3. Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh. 4. Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật. 5. Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. 2.Các hình thức vay nợ của Chính Phủ 2.1. Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay trong phạm vi tổng mức, cơ cấu vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ đã được Quốc hội quyết định. 2.2. Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hoặc hàng hoá quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ. 3. Ngưỡng an toàn của nợ công: Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP. Tuy nhiên, việc xác định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, còn trên thực tế nợ công của các quốc gia có thực sự an toàn hay không còn xét trên nhiều khía cạnh như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ rủi ro… 4.Tác động của nợ chính phủ 4.1. Tích cực: Đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính Phủ. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, nguồn thu của NSNN rất hạn hẹp và nhỏ bé. Đặc biệt, thiếu hụt về ngoại tệ lớn. Trong khi đó như cầu chi tiêu của NSNN rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, để giái quyết các vấn đề xã hội, cải thiện cán cân thanh toán…. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, phát huy được các tiềm năng sẵn có trong nước. 4.2. Tiêu cực: Trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì: + Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài. Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Tiêu dùng giảm thì tăng trưởng chậm lại. + Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài. Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu

Trang 1

Đề tài nhóm 7: Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam.

Phần 1: Lý thuyết

1 Nợ công: Nợ chính phủ, hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà

chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cáchkhác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó Để dễhình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng baonhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

1.1.Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

 Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nướcngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước)

 Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm)

Tại VN: Theo luật quản lý nợ công của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 quy định tại điều 2:

Điều 2 Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm:

a) Nợ chính phủ;

b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh;

c) Nợ chính quyền địa phương

* Nợ công so với GDP:

a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh

tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

b) Chỉ số này được tính như sau:

Tổng dư nợ công tại thời điểm 31/12

Trang 2

3 Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảolãnh.

4 Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vaylại theo quy định của pháp luật

5 Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

2.Các hình thức vay nợ của Chính Phủ

2.1 Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vaytrong phạm vi tổng mức, cơ cấu vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ đã được Quốchội quyết định

2.2 Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hoặc hàng hoá quy đổi sang nội

tệ hoặc ngoại tệ

3 Ngưỡng an toàn của nợ công:

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50%GDP Tuy nhiên, việc xác định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, còn trênthực tế nợ công của các quốc gia có thực sự an toàn hay không còn xét trên nhiềukhía cạnh như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡrủi ro…

4.Tác động của nợ chính phủ 4.1 Tích cực:

- Đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính Phủ Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, nguồn thu của NSNN rất hạn hẹp và nhỏ bé Đặc biệt, thiếu hụt về ngoại tệ lớn Trong khi đó như cầu chi tiêu của NSNN rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, để giái quyết các vấn

đề xã hội, cải thiện cán cân thanh toán….

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, phát huy được các tiềm năng sẵn có trong nước.

Trang 3

+ Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăngcường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu,thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiệnphải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế Tiêudùng giảm thì tăng trưởng chậm lại

+ Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sởhữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chínhphủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành

nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư

+ Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế làmột tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợtrong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mónền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội

- Nợ Chính Phủ để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai Các khoản vay nước ngoài thường có thời hạn tương đối dài và có thể có các ưu đãi Nhưng nếu sử dụng không có hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trưởng kinh tế, không tạo ra thu nhập ròng để trả nợ, tạo gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai.

- Có thể dẫn tới vợ nợ Chính Phủ Với các khoản nợ trong nước, Chính phủ có thể tuyên bố là luôn có khả năng trả hết nợ vì Chính Phủ có thể in tiền vô hạn độ để trả nợ Còn các khoản nợ nước ngoài, do phải trả bằng vàng hoặc ngoại tệ, nên đã có nhiều trường hợp Chính phủ phải tuyên bố vỡ nợ Khi

CP tuyên bố vỡ nợ, CP được lợi là thoái thác trách nhiệm trả nợ Nhưng CP sẽ chịu nhiều bất lợi từ cộng đồng tài chính quốc tế như:

+ Bị ngăn cấm không được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế.

+Bị tịch biên tài sản ở nước ngoài, kể cả tài sản của Chính Phủ và tài sản của công dân quốc gia đó.

+ Hầu như bị cắt hết các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ, đầu tư nước ngoài.

PHẦN 2: Nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế

I Tình trạng nợ công của các nước trên thế giới.

1 Đánh giá chung:

Trang 4

Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chính thườngxuất phát từ ba khu vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) như từng xảy ra ở TháiLan năm 1997, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công Nhiều năm trở lạiđây, nợ công đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nền tài chính ở các quốc gia pháttriển và mới nổi.

Nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu,Nhật Bản ở ngưỡng trên 100% GDP, thậm chí ở Nhật còn trên 200% GDP

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụngbất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởng đã tạm yênthì bước sang năm 2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủng hoảng nợ công Từ

đó, bộc lộ những ảnh hưởng mang tầm vóc sâu rộng và nguy hiểm đối với nền tàichính toàn cầu, đến nỗi, nhiều ý kiến cho rằng, thế giới sắp phải đón một “siêu bão”tài chính mới

Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland,

Bồ Đào Nha và sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợ công gây tốnkém chi phí không kém số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệ thống tài chính nướcnày sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua

Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem thường khủng hoảng

nợ công Bởi nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp thời, sẽ nổ ra hiệu ứng sụp

đổ dây chuyền và lan truyền nguy hiểm tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàngthương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ phát hành đều được ngân hàng nắm giữ

Trên thực tế, không chỉ có ngân hàng của Ireland mua trái phiếu Chính phủnước này mà nhiều ngân hàng của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều mua Hoặc với tráiphiếu Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia cũng vậy Hơn nữa, do tính chất hoạt động củangân hàng thương mại là toàn cầu hóa nên khi ngân hàng bị tổn thương, uy tín bịgiảm sút, sẽ tác động xấu đến dòng tiền gửi của người dân

Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công, nợ chính phủ:

Đó là việc các tổ chức tài chính quốc tế cho vay đối với một quốc gia quámức, kế hoạch vay giãn nợ hoặc đảo nợ đã làm tăng quy mô nợ; Những cú sốc về giádầu đối với những nước vay nợ, Chính sách tài trợ thâm hụt và các chính sách kháccủa các nước vay nợ, các nguyên nhân khác do khủng hoảng tài chính

Trang 5

Biểu đồ 1: Nợ công ở các quốc gia giàu nhất thế giới

2 Tình trạng nợ công tại Châu Âu trong năm 2011.

Trong tháng 7 vừa qua, thị trường tài chính quốc tế trở nên nhạy cảm vớinhững thông tin liên quan đến vấn đề nợ nần của các nước châu Âu và Mỹ Phảichăng kinh tế thế giới đang bắt đầu đi vào khủng hoảng nợ công toàn cầu? Theo phântích, do lo ngại về nợ khu vực đồng Euro và việc bế tắc trong thoả thuận giữa ĐảngDân chủ và Đảng Cộng hoà về nâng trần nợ công trước thời hạn 2/8 khiến vàng thếgiới liên tục tăng mạnh và lập kỷ lục mới 1.638USD/1ounce vàng vào 29/7 vừa qua

Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các nhà hoạchđịnh chính sách Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lo ngại rằng cơnhỗn loạn tài chính bắt đầu từ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rồi sẽ nhấn chìm nhữngnền kinh tế lớn khác trong khu vực

Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh, Ngânhàng quốc gia Thụy Sĩ, và Ngân hàng Nhật Bản đã quyết định thiết lập lại các cơ sởtrao đổi USD với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Theo đó, họ có thể cung cấp không giớihạn USD cho các ngân hàng quốc gia mình Trong khi đó, các ngân hàng Pháp vàĐức lại nắm giữ khoảng 900 nghìn tỷ euro các khoản nợ ngoại biên của EU- gầnbằng với khoản vốn tự có của họ Đối phó với những dấu hiệu căng thẳng tương tựđang gia tăng tại châu Âu, ECB và các ngân hàng trung ương của Anh, Nhật và Thụy

Trang 6

Sĩ đã chấp nhận tái cung cấp hoạt động thanh khoản đồng đôla ba tháng trong quý IVnày

Rõ ràng là, vấn đề nợ công và nguy cơ lan rộng của chúng có thể sẽ để lạinhững hậu quả khó lường lên cả hệ thống tài chính châu Âu cũng như số phận củađồng euro

Với tình hình hiện nay, lòng tin của các đối tác dành cho Ngân hàng châu Âu

đã giảm đi rất nhiều Họ không đủ khả năng để đáp ứng các khách hành quốc những người mà đang rất cần đến đồng USD

tế-Thống đốc Ngân hàng Pháp, ông Christian Noyer, cho biết tất cả các ngânhàng châu Âu (không riêng gì Pháp) cần phải điều chỉnh mô hình kinh doanh cũngnhư thu nhỏ bảng cân đối của mình, bởi vì các quỹ tiền tệ của Mỹ đang "rút lui khỏichâu Âu" Sự cần thiết phải tái cơ cấu vốn tại các ngân hàng châu Âu đã được chínhI.M.F khẳng định Điều này đã khiến chúng ta gợi nhớ về Chương trình Tài trợ Bảochứng định kỳ  (Term Asset-Backed Securities Loan Facility) mà chính phủ Mỹ đãthành lập nhằm loại bỏ các tài sản xấu và nâng cao tính thanh khoản giữa các ngânhàng Mỹ Quỹ khẩn cấp này đã hỗ trợ hiệu quả đối với các hãng cho vay của Mỹtrong thời kỳ khủng hoảng 2007-2009

“Chiếc phao cứu sinh” của các chính phủ châu Âu- Quỹ ổn định tài chính châu

Âu (E.F.S.F)- cũng đã được đưa ra với mục đích tương tự như thế Quỹ này đangđược kêu gọi đảm nhận vai trò của ECB trong việc mua nợ từ các thành viên tại thịtrường thứ cấp Tuy nhiên, ở châu Âu, quá trình bàn thảo đưa ra hoạt động tương đốichậm chạp Việc mở rộng kích thước của “chiếc xuồng cứu sinh” và các hoạt động đikèm cần phải nhận được sự phê duyệt của 17 nghị viện- một quá trình vất vả và cóthể kéo dài đến giữa tháng 10 (trong trường hợp không bị cản trở bởi những sự cố ýtrên đường đi) Cho tới khi đó, việc có giữ các thị trường này tồn tại hay không là tùythuộc vào ECB trong khi họ phải cung cấp tính thanh khoản không giới hạn cho cácngân hàng tại đây

Nếu Bảng cân đối kế toán của ECB phải xem xét, toàn bộ cấu trúc của nềnkinh tế EU sẽ rất dễ bị tổn thương Với sáu quốc gia thành viên bị giảm định mức tínnhiệm nợ, rõ ràng cần phải nghi ngờ nhiều về sự phát triển trong hội nhập chính trị vàtài chính tại EU Điều này cũng giống như việc Đức từ chối hỗ trợ cho các chươngtrình 'Eurobond’ trước đây

Việc hội nhập các nước riêng lẻ thành một hệ thống liên bang tập trung ở Hoa

Kỳ đã chỉ ra cho chúng ta một mô hình cần thiết để giải quyết các vấn đề hiện tại của

Trang 7

châu Âu Tuy nhiên, chủ quyền bị mất đi là điều mà hầu hết các thành viên trong khuvực này không thể chấp nhận được.

Có thể thấy, nguy cơ khủng hoảng đã thể hiện rõ những điểm yếu trong cơ cấukinh tế tại các quốc gia này Các ngân hàng EU đang khiến việc mở rộng  tín dụngcủa họ đi vào bế tắc, các doanh nghiệp có xu hướng đối mặt với nhiều rủi ro và tỷ lệthất nghiệp cao 10% không có dấu hiệu đảo chiều sớm Tiếp tục cải cách và loại bỏ

sự sợ hãi về chính trị là điều cần thiết để ECB duy trì được thị trường Những điều tồi

tệ nhất dường như vẫn còn nằm ở phía trước Điều này sẽ có lợi cho vàng trong tươnglai

Về vấn đề Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou, đang xem xét việckêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý tại các thành viên khu vực đồng euro như là mộtcách để tăng cường sức mạnh của chính phủ trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng

nợ Một dự luật đã được đệ trình quốc hội - mở đường cho hoạt động bỏ phiếu nhưvậy- sẽ được thảo luận trong những ngày tới

Nếu không có đợt cho vay tiếp theo, Athens cho biết họ sẽ hết tiền mặt vàogiữa tháng 10 Nguy cơ vỡ nợ có thể lan rộng tới các nền kinh tế khu vực đồng euro,

ví dụ như Italia cũng như tác động mạnh tới các ngân hàng châu Âu Khi được hỏiliệu Hy Lạp sẽ nhận được khoản vay tiếp theo hay không, Bộ trưởng Tài chínhVenizelos nói: "Vâng, tất nhiên sẽ là như vậy." Nếu điều đó không xảy ra, giới kinh

tế và các nhà đầu tư tin rằng núi nợ của Athens sẽ vỡ trong vòng 6 tháng khi chiếmtới hơn 150% tổng sản phẩm quốc nội Sau đó, 111 tấn vàng sẽ được sử dụng để duytrì việc tiếp cận thị trường quốc tế Như vậy, đây có thể là mối hoạ cho giá vàng giảmxuống nếu họ thực hiện bán ra

a Tại Hy Lạp

Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngânsách và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai Theo số liệu nghiên cứu, nợ trong hạncủa Hy Lạp lên tới gần 400 tỷ đôla Mỹ, lãi suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay nợlên tới mức kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn

Hy Lạp đã chính thức kêu gọi hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và

các quốc gia thành viên Eurozone Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã quyếtđịnh hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp với mức hỗ trợ 110 tỷ Euro với lãi suất ưu đãi

là 5% Sau khi nhận được khoản hỗ trợ 110 tỷ Euro, Hy Lạp vẫn tiếp tục ở trong nguy

cơ vỡ nợ Gần đây, IMF ước tính nợ quốc gia của Hy Lạp có thể lên đến 172% GDP(so với mức khoảng 120% lúc bắt đầu rơi vào khủng hoảng nợ) trong khi thâm hụt

Trang 8

ngân sách của nước này cao hơn dự kiến và nước này đang cần một khoản hỗ trợmới.

Sau cuộc họp khẩn cấp ngày 21/07/2011, lãnh đạo 17 nước thuộc Eurozone vàIMF đã đồng ý cấp cho Hy Lạp 159 tỷ Euro (229 tỷ USD), với lãi suất 3,5%, thờigian đáo hạn có thể lên tới 30 năm, và có thể gia hạn 10 năm nữa Ngoài ra, Eurozonecũng đưa ra một số loại hình bảo lãnh đối với trái phiếu chính phủ Hy Lạp để cácngân hàng Hy Lạp có thể tiếp tục được Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ thanhkhoản

Những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

Trong một bài bình luận trên chuyên mục Op-Ed của tờ New York Times, giáo

sư kinh tế học đạt giải Nobel, Paul Krugman, đã chỉ ra bài học từ cuộc khủng hoảng

Do vậy, nếu tiếp tục vay được vốn, Hy Lạp sẽ phải trả lãi nhiều hơn, khiếngánh nặng nợ nần càng thêm căng thẳng Thực tế này đang xói mòn niềm tin của thịtrường và cho thấy, tới thời điểm hiện nay, Hy Lạp rất khó thoát khỏi vòng xoáy vỡ

nợ mà họ sắp sửa sa chân vào

Vậy cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đem đến cho các nước khác bài học gì?Đúng là Hy Lạp đang phải trả giá cho những bất cẩn trong hoạt động chi tiêucông trước kia của họ Nhưng Giáo sư Krugman không cho rằng đó là toàn bộ câuchuyện Thảm họa ở Hy Lạp hiện nay còn phản ánh mối hiểm nguy to lớn mà chínhsách tiền tệ giảm phát (bao gồm tăng lãi suất và giảm cung tiền) có thể mang lại

Giáo sư Krugman nhận xét, điều then chốt về vấn đề của Hy Lạp là cuộckhủng hoảng này không chỉ bao gồm những khoản nợ khổng lồ Tuy nợ công của HyLạp khá cao, tương đương 113% GDP, nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia khác cũngđang hoặc đã từng gánh những mức nợ tương tự mà không hề lâm vào khủng hoảng

Chẳng hạn, vào năm 1946, nước Mỹ khi đó vừa ra khỏi Chiến tranh Thế giới 2

đã có mức nợ liên bang tương đương 122% GDP Nhưng các nhà đầu tư khi đókhông lo ngại gì, và một thập kỷ sau, tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ giảm còn một nửa

Trang 9

Trong những thập kỷ tiếp theo, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ tiếp tục giảm,xuống tới mức đáy 33% vào năm 1981.

Vậy làm thế nào mà nước Mỹ có thể trả được những món nợ mà họ vay thờichiến tranh? Thực tế, nước Mỹ đã không hề làm được điều đó Vào cuối năm 1946,Chính phủ Mỹ nợ 271 tỷ USD, và vào cuối năm 1956, mức nợ này tăng nhẹ lên 274

tỷ USD Như vậy, tỷ lệ nợ so với GDP giảm không phải bởi nợ giảm mà vì GDPtăng, cụ thể là tăng gần gấp đôi tính theo USD trong vòng 1 thập kỷ

Sự gia tăng của GDP tính bằng USD hầu như là kết quả của sự tăng trưởngkinh tế và lạm phát, với cả hai yếu tố này cùng gia tăng với tốc độ khoảng 40% trongthời gian 1946-1956

Không may cho Hy Lạp, quốc gia châu Âu này không thể kỳ vọng điều tương

tự Lý do nằm ở đồng Euro

Cho tới gần đây, việc trở thành một thành viên của khu vực sử dụng đồngEuro vẫn được xem là một điều tốt đẹp đối với Hy Lạp, giúp đem tới những khoảnvay lãi suất thấp và những dòng vốn khổng lồ Nhưng những dòng vốn này cũngđồng thời dẫn tới lạm phát và rốt cục, Hy Lạp nhận thấy mình phải đương đầu vớitình trạng leo thang của giá cả mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn của châu Âu

Dần dần, Hy Lạp sẽ phải áp dụng chính sách tiền tệ giảm phát để đưa tỷ lệ lạmphát về với mức “hợp chuẩn” với các quy định của khu vực đồng Euro Và sự giảmphát sẽ làm cho gánh nặng nợ nần của Hy Lạp thêm tồi tệ, trong khi lạm phát giúpnước Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế giới nhẹ nợ

Đó vẫn chưa phải là tất cả Giảm phát có nhiều tác động bất lợi cho nền kinh

tế, làm giảm sút tăng trưởng và việc làm Do đó, Hy Lạp sẽ khó tìm được đường racho mớ bòng bong nợ nần của họ Ngược lại, Athens sẽ phải giải quyết “núi nợ”trong bối cảnh nền kinh tế ở trong tình trạng khả dĩ nhất cũng chỉ là đình trệ

Do đó, cách duy nhất để Hy Lạp khắc phục khó khăn là cắt giảm chi tiêu vàtăng thuế - những biện pháp có thể làm tỷ lệ thất nghiệp của nước này thêm đángngại Và khi đó, chắc chắn là niềm tin của thị trường trái phiếu vào Hy Lạp càng bịxói mòn, đẩy quốc gia này vào tình trạng tồi tệ hơn

Vậy giải pháp có thể là gì? Giới quan sát vẫn hy vọng châu Âu sẽ cùng nhauđứng ra bảo lãnh nợ cho Hy Lạp, và đổi lại, Hy Lạp phải cam kết thắt lưng buộc bụngchặt hơn nữa Đây có thể là một giải pháp tốt, nhưng nếu không có sự ủng hộ củanước Đức, thì châu Âu sẽ không bao giờ đạt được giải pháp này

Trang 10

Hy Lạp có thể giải quyết một phần vấn đề của họ bằng cách rút khỏi khu vực

sử dụng đồng Euro và thực hiện phá giá đồng tiền Nhưng nếu Athens làm vậy, chắcchắn hệ thống ngân hàng của họ sẽ bị rút vốn ồ ạt Trên thực tế, do lo ngại về khảnăng vỡ nợ của Hy Lạp, nhiều khách hàng đã bắt đầu tháo chạy khỏi các nhà băngcủa nước này

Với những lập luận như vậy, Giáo sư Krugman nhấn mạnh, ngoài việc thậntrọng trong chính sách tài khóa, các nước cần cẩn trọng với bẫy giảm phát Ngay cảnhững quốc gia sử dụng đồng tiền riêng như Nhật Bản cũng có thể rơi vào bẫy này

b Tại Ireland

Dấu hiệu đầu tiên cho cuộc khủng hoảng nợ công tại quốc gia này là một thịtrường bất động sản bong bóng Trong một thập niên tính đến năm 2007, giá nhà tạiIreland tăng gần gấp 4 lần, thậm chí còn đắt hơn cả những thành phố vẫn được mệnhdanh là đắt đỏ trên thế giới như Los Angeles Khi bong bóng bất động sản vỡ tung đãkéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Và khi chính phủ ra tay cứu trợ ngânhàng - nợ công trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia Ngân hàng Trung ươngIreland đã lên tiếng yêu cầu trợ giúp từ Liên minh châu Âu (EU) trong việc kiểm soátchặt chẽ lĩnh vực ngân hàng do chi phí trang trải các khoản nợ lên tới 70 tỷ Euro(tương đương 99 tỷ USD), một con số nợ khổng lồ đối với một đất nước tạo ra 171 tỷUSD một năm

Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biệnpháp thắt chặt kinh tế để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU với hi vọng sẽgiải quyết triệt để khủng hoảng nợ công, giảm mức thâm hụt ngân sách từ con số kỷlục 32% GDP hiện nay xuống mức 3% GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ trên 13%hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2014

c Tại Bồ Đào Nha

Khoản nợ công của năm 2010 lên tới 84% GDP Nghiêm trọng hơn, 70% cáckhoản nợ của Bồ Đào Nha là nợ nước ngoài Điều này đồng nghĩa với việc quốc gianày khó có thể xoay xở hay trì hoãn khi nợ đáo hạn Theo dự báo, tỷ lệ nợ công BồĐào Nha sẽ tăng trong thời gian tới từ 82,4% trong tổng GDP trong năm ngoái lên87,9% GDP trong năm nay và tăng đến 88,1% GDP vào năm tới Cuộc khủng hoảng

nợ công cũng khiến cho tình hình chính trị của nước này bị chia rẽ sâu sắc Moody’s

đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Bồ Đào Nha xuống thêm một bậc, từA3 xuống Baa1 Các thành viên EU và giới phân tích nhận định quốc gia này cần ít

Trang 11

nhất 100 tỷ USD để trang trải các khó khăn tài chính cho tới khi đáo hạn và tổngtuyển cử.

d Tại Tây Ban Nha

Có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công với bong bóngnhà đất khổng lồ và các vấn đề liên quan đến các khoản nợ tăng lên với mức độchóng mặt Hợp đồng bảo hiểm khả năng vỡ nợ (CDS) kỳ hạn 10 năm của trái phiếuchính phủ Tây Ban Nha đã lên tới mức 312 điểm phần trăm, cao chưa từng có từtrước tới nay Như vậy, cứ 10 triệu Euro nợ dài hạn của Tây Ban Nha sẽ mất 312.000Euro phí bảo lãnh

e Tại Italia, lãi suất trái phiếu chính phủ đột nhiên được thị trường đẩy lên rất

nhanh (từ 3,9% lên 4,93% áp dụng cho trái phiếu thời hạn 5 năm) Nguyên nhân cơbản là do nhà đầu tư lo ngại diễn biến phức tạp về nợ công có thể tạo ra một hiệu ứngbiến Italia trở thành nạn nhân tiếp theo Bên cạnh đó, trong cấu trúc nợ khoảng 1.600

tỷ Euro của Italia, có đến hơn 800 tỷ Euro là các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng nămnăm và hơn 250 tỷ Euro trong số đó là nợ sẽ đáo hạn trong vòng một năm Cũngtrong tháng 7 vừa qua, hoạt động bán tháo trái phiếu Italia đã thể hiện sự phản ứngcủa các nhà đầu tư khiến giá trái phiếu của Italia giảm đột ngột Nguyên nhân trựctiếp bắt nguồn từ những phức tạp chính trị ở nước này Tuy nhiên, nguyên nhân sâu

xa bắt nguồn từ chính nền kinh tế Italia

Thứ nhất, nợ trái phiếu chính phủ đến hạn phải thanh toán trong 6 tháng cuối

năm đột nhiên tăng mạnh lên tới 175 tỷ Euro (247 tỷ USD), (bằng 11% tổng nợ thịtrường)

Thứ hai, gói cắt giảm thâm hụt ngân sách mà Bộ trưởng Tài chính Italia đưa ra

chưa thực sự hiệu quả trong thời điểm này Ngoài ra, những diễn biến xấu về nợ côngcủa Hy Lạp cũng góp phần gây ra bán tháo trái phiếu Italia Nếu Italia bị đóng băng ởthị trường trái phiếu, tác động của nó sẽ vô cùng lớn Tổng số nợ của Italia chiếmkhoảng 1/4 nợ của toàn Eurozone Nhiều ngân hàng và các hãng bảo hiểm khắpEurozone đang nắm giữ trái phiếu Italia Nếu trái phiếu của Italia và Tây Ban Nhatiếp tục mất giá sẽ gây ra nguy cơ đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống ngân hàng châu Âu

Đối với nước Ý, việc bị cắt giảm tín dụng từ A + xuống A và bị thế giới nhìnvào với con mắt tiêu cực, chúng ta đã nhìn thấy sự gia tăng mạnh trong chi phí tàichính của chính phủ Ý Lợi tức trái phiếu Ý và Tây Ban Nha đã tăng hơn 5% bất chấpviệc Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mua vào 6 tuần liên tiếp để ổn định thịtrường Chi phí bảo hiểm nợ ngoại vi nhằm chống lại nguy cơ vỡ nợ cũng tăng lên

Trang 12

Dưới áp lực cắt giảm núi nợ 1,9 nghìn tỷ euro, chính phủ nước này buộc phải

áp dụng kế hoạch thắt lưng buộc bụng 59,8 tỷ euro đã thông qua trong phiên họpquốc hội tuần trước Lời hứa về việc cân bằng ngân sách vào năm 2013 cũng đưa đưara

Tuy nhiên, ít người dám tin vào gói sửa đổi tăng thuế và cắt giảm chi tiêu củachính phủ, họ chỉ dám tin tưởng sau khi những thay đổi xuất hiện, khi đó, họ sẽ làmbất cứ điều gì để giải quyết vấn đề cơ bản của Italia trong nỗ lực giải quyết tăngtrưởng trì trệ kéo dài (Từ năm 2001, Ý có trung bình tốc độ tăng trưởng 0,2% mỗinăm) S & P càng làm xấu bức tranh kinh tế Ý hơn nữa khi cho rằng: "Chúng tôi tinrằng hoạt động kinh tế yếu kém của Ý hiện tại sẽ khiến mục tiêu tài chính của chínhphủ khó có thể đạt được Hơn nữa, những chính sách của Ý nhằm chống lại áp lực thịtrường gần đây cho thấy những bất ổn trong chính sách sẽ còn tiếp diễn Và điều đó

có nghĩa rằng, nền kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn Tiết kiệm ngân sách có thểkhông còn phù hợp khi mà chính phủ đang dựa dẫm rất nhiều vào doanh thu tại mộtquốc gia đang đối mặt với gánh nặng thuế cao và triển vọng tăng trưởng kinh tế yếukém Thêm vào đó, tỷ lệ lãi suất dự kiến sẽ tăng lên "

Như vậy, Italia đang trở thành một điểm nóng nữa của nền kinh tế khủnghoảng tại châu Âu Với việc phải cứu trợ, tung tiền và kéo theo cả nền tài chính rốiloạn… nhưng bất ổn như trên từ châu Âu sẽ còn kích thích giá vàng tăng trên thịtrường

3 Tình trạng nợ công tại nước Mỹ

Đã từ lâu, thế giới quá quen với tình trạng nợ nần của Mỹ Còn người Mỹ luônyên tâm rằng, nền tảng kinh tế, thành lũy tài chính hùng mạnh của nước này hoàntoàn miễn dịch với thứ mầm bệnh kia Họ tự hào về nền tảng kinh tế, khoa học côngnghệ và năng suất lao động có thể làm chủ được thị trường tài chính thế giới; coi đó

là thứ giá trị bảo hiểm cho đồng tiền của mình, là vật thế chấp đáng tin cậy nhất cho

nợ công

Năm 2006, Bộ Ngân khố Mỹ (Bộ Tài chính) khi thảo luận với Việt Nam vềvấn đề nợ công, phía Việt Nam tỏ ý lo ngại, nợ công của Mỹ sẽ là vấn đề lớn trongtương lai Một quan chức phía Mỹ đáp: “Yên tâm, nợ công Mỹ còn chưa đến 100%GDP, Nhật Bản còn nhiều nợ công hơn chúng tôi Ai cầm trái phiếu Mỹ là cầmvàng” Quan chức này cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của Alexander Hamilton, Bộtrưởng Bộ Ngân khố đầu tiên của Mỹ, tại vị 1789 - 1795: “Nợ nước Mỹ là vàng”

Trang 13

Nhưng giờ đây, vấn đề đã khác Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bộc

lộ mặt trái không mong muốn của nợ công nước Mỹ và nhiều nước khác Khi thế giớichưa hết sững sờ về cuộc mặc cả giữa chính phủ và Quốc hội Mỹ nâng trần nợ cônglên mức 16,4 nghìn tỷ USD và đổi lại phải cắt giảm chi tiêu 2,1 nghìn tỷ USD trước

bờ vực vỡ nợ thì sự đánh tụt trái phiếu dài hạn của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P nhưthể là “lưỡi dao” bổ xuống sự kiêu hãnh quá mức của nước này Đó còn là hồi chuôngcảnh báo mạnh mẽ đối với trung tâm kinh tế, tài chính ở một quốc gia có nền tảngkinh tế vững mạnh bậc nhất toàn cầu

Và dù không mong muốn, nhưng hành động của S&P đã dẫn đến tâm lý hoangmang hoảng loạn, phải bán đổ, bán tháo trái phiếu chính phủ, vốn được coi là thứhàng hóa tin cậy hàng đầu

Đối với những quốc gia sở hữu nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ như TrungQuốc và Nhật Bản mặc dù vẫn lớn tiếng trấn an rằng: “Đó vẫn là công cụ dự trữ quantrọng bậc nhất” nhưng trên thực tế, tỷ trọng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong dự trữquốc gia đã suy giảm rõ rệt để bổ sung thêm vàng, góp phần tạo nên cơn sốt vàng dữdội nhất trong lịch sử suốt hai tuần qua Chẳng hạn, Nhật Bản giảm từ 90% xuống75% - 80%, Brazil giảm từ 90% xuống 81%; Trung Quốc giảm từ 90%  xuống 80%

Còn  ở thị trường chứng khoán thực sự là thảm họa Chỉ số Down Jones từ12.500 điểm tụt xuống dưới 12 nghìn điểm trong vòng mấy ngày; các chỉ số tài chínhcủa châu Á và Âu đều sụt giảm rất mạnh

Nhiều người nói rằng, cuộc thỏa hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội đã kếtthúc, nhưng đó chưa phải dấu chấm hết cho những bất ổn nội tại ở quốc gia này, màcội nguồn sâu xa vẫn là nợ công và những chỉ số vĩ mô đang ngày càng xấu thêm Tỷ

lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, thị trường chứng khoán tiếp tục đình trệ, chỉ số tiêudùng đã có một giai đoạn khởi sắc nhưng lại bắt đầu tồi tệ Thách thức lớn nhất đốivới nước Mỹ hiện nay là làm thế nào để vừa hạn chế thâm hụt ngân sách, vừa kíchthích phục hồi kinh tế

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: “Việc Mỹ nâng trần nợ công cũng giốngnhư tình trạng một con bệnh nặng được tiếp thêm viên thuốc bổ để cố gượng dậy.Điều quan trọng là sau khi nâng trần nợ, Mỹ phải chứng tỏ cho thế giới thấy khả năngphục hồi kinh tế để trả nợ vay trên 16,4 nghìn tỷ USD Và đó vẫn là dấu hỏi rất lớn,bởi lẽ đến lúc không trả được, không lẽ lại nâng nợ nữa?”

Trong lịch sử của mình, đã hai lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát hànhthêm tiền mua trái phiếu phục vụ chi tiêu ngân sách của chính phủ Nhiều thông tin

Trang 14

cho thấy, có thể FED sẽ làm như vậy thêm một lần nữa nếu như S&P và thị trường tàichính toàn cầu, đặc biệt là các chủ nợ không gia tăng sức ép để FED từ bỏ ý định này.

Nếu FED tiếp tục, USD sẽ mất giá nghiêm trọng, lạm phát tăng thêm, thịtrường tài chính sẽ suy sụp thực sự Dĩ nhiên, cũng có nhà phân tích cho rằng, nếuFED phát hành thêm tiền, sẽ tránh nợ công của Mỹ tăng thêm hay nói cách khác, cảthế giới phải xúm lại lo chuyện nợ nần cho Mỹ thông qua đóng thuế vô hình khi đồngUSD mất giá Hiện tại, vấn đề này còn tùy thuộc vào quan điểm giải quyết vấn đề tàichính sống còn của nước Mỹ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ như thế nào

Có  thể nói, cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu đang diễn ra ở châu Âu, Mỹ

và có thể sẽ lan tới Nhật Bản Và rất có thể, chúng là tiền đề cho một cơn bão tàichính mới diễn ra vào năm 2012. 

Riêng với nước Mỹ hiện nay, nhiều người bày tỏ sự lo ngại về những ý kiếnđòi hỏi tăng lãi suất cơ bản USD và kết thúc các biện pháp kích thích tăng trưởng từphía những người chủ trương chống lạm phát mặc dù thị trường việc làm mới chỉmanh nha hồi phục Nếu những đòi hỏi này được thực hiện, thất nghiệp ở Mỹ rất cóthể sẽ tăng mạnh

Mặt khác, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nợ công của Mỹ sẽ dễ kiểmsoát hơn nếu chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì để giúp nền kinh tế tăng trưởngmạnh trở lại và lạm phát tăng lên mức vừa phải

Một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có số nợcông hàng đầu thế giới Tại sao nước Mỹ lại có quá nhiều nợ như vậy? Có thể kể ramột số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, dưới thời Tổng thống George W.Bush, nợ của Mỹ đã tăng tới 4.360

tỷ USD do chi phí chiến tranh tại Iraq và Afghanistan cùng với việc cắt giảm thuếmới

Thứ hai, đến thời của Obama, nợ của Mỹ tăng thêm 3.900 tỷ USD do các

chương trình kích thích kinh tế và giảm thuế trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàncầu Chính phủ Mỹ mỗi tháng chi nhiều hơn thu khoảng 120 tỷ USD, và chỉ có mộttài khoản ngân hàng tại Cục Dự trữ Liên bang với hơn 100 tỷ USD để sử dụng Theo

số liệu nghiên cứu, hơn 70% trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do nhà đầu tư tư nhân bênngoài nắm giữ đáo hạn trong 5 năm tới, việc nhà đầu tư kém tin tưởng vào nước Mỹ

sẽ khiến chi phí lãi vay của chính phủ và lĩnh vực tư nhân Mỹ tăng lên Và theo thôngbáo của Bộ Tài chính Mỹ, 3 tháng liên tiếp cuối năm 2010, đầu năm 2011, Trung

Trang 15

Quốc đã bán ròng trái phiếu chính phủ Mỹ Hàng loạt các quĩ đầu tư lớn nhất thế giới

về trái phiếu chính phủ Mỹ cũng bắt đầu bán tháo

Đối với chính quyền của ông Obama, những quyết định nói trên có thể gâytình trạng trái phiếu chính phủ Mỹ mất giá mạnh, dẫn đến việc phải nâng lãi suất vàqua đó tăng thêm khối lượng nợ ngân sách vốn đã rất khổng lồ (năm 2009, thâm hụt1.420 tỷ USD, năm 2010, giảm xuống còn 1.290 tỷ USD, nhưng năm 2011, rất có thểthâm hụt đạt tới 9,8% GDP tương đương 1.450 tỷ USD) Giới phân tích cho rằng Mỹphải giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách khổng lồ, tránh các nhà đầu tư bán phá giátrái phiếu gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công

Theo Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner “Mỹ sẽ chạm giới hạn nợ chophép 14,294 nghìn tỷ USD sớm hơn dự kiến và hậu quả sẽ khó lường nếu Quốc hộikhông thay đổi ngưỡng nợ” Ông cho biết thêm, khi nợ công vượt giới hạn mà Quốchội không nâng ngưỡng giới hạn này, các khoản vay của Chính phủ sẽ phải chịu lãisuất cao hơn, trong khi nhà cửa sẽ tiếp tục mất giá và các khoản tiết kiệm hay lươnghưu của người dân Mỹ sẽ bị hao hụt

Kể từ năm 1980, trần nợ Mỹ đã được tăng 39 lần Trong đó, tăng 17 lần dướithời Tổng thống Ronald Reagan, 4 lần dưới thời Bill Clinton và 7 lần dưới thời Tổngthống George W.Bush Ngày 2/8, Quốc hội Mỹ đã thông qua kế hoạch nâng trần nợcông, theo đó, trần nợ công được nâng thêm ít nhất 2,1 nghìn tỷ USD (hiện ở mức14,3 nghìn tỷ USD) và cắt giảm thâm hụt ngân sách hơn 2,4 nghìn tỷ USD trongvòng 10 năm tới

(Xem biểu đồ 2)

Trang 16

Biểu đồ 2:

Nguồn: http://taichinhthegioi.vn

II Tác động của khủng hoảng nợ công:

Các nền kinh tế còn lại như Nhật Bản, Nga, các nước Nam Mỹ, Châu Á vàChâu Phi, liệu họ có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ công trên không? Đó là điều

mà các nhà kinh tế, các nhà lãnh đạo của các quốc gia còn lại hết sức quan tâm

1 Tác động đối với Châu Á

Đối với khu vực châu Á, vấn đề nợ công nghiêm trọng tại phương Tây giốngnhư một hành tinh có quỹ đạo bay hướng thẳng về Trái Đất Hành tinh đó quá to để

có thể né tránh, cũng như quá khó để xác định chính xác mức độ thiệt hại sau cú vachạm

Với khoảng 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ nắm giữ dưới hình thức trái phiếucủa Bộ Tài chính Mỹ, trong đó riêng Trung Quốc và Nhật Bản đã sở hữu tổng cộngtrên 2.000 tỷ USD, rõ ràng châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ rơivào tình trạng vỡ nợ

Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (có trụ sở tạiNew York), Chris Rupkey nói: "Liệu các nhà đầu tư có thể chuyển lượng tiền mặtkhổng lồ này sang các kênh nào khác? Câu trả lời là không."

Nhìn chung, các quốc gia chủ nợ của Mỹ không còn lựa chọn nào khác là kiênnhẫn chờ đợi trong hy vọng rằng điều tốt đẹp nhất sẽ tới khi Washington đang tìmmọi cách để giải quyết vấn đề trần nợ công trước hạn chót vào ngày 2/8 Và họ cũng

Trang 17

đã giảm bớt nỗi lo lắng phần nào khi Thượng viện Mỹ thông qua mức trần nợ côngmới do Tổng thống Balack Obama đề xuất.

Trên thực tế, một số quan chức còn bày tỏ sự lo ngại lớn hơn về những rủi rocủa cuộc khủng hoảng nợ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại châu Âu, nơi "cơn bão" nợcông đã lan rộng từ Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, sang cả nền kinh tế lớn hơn nhiều

là Italy Một quan chức chính phủ Nhật Bản giấu tên cho biết: "Nhật Bản có thể thiệthại đôi chút trong trường hợp trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ bị hạ cấp, song đây vẫn làkênh đầu tư ít rủi ro nhất Bên cạnh đó, chúng tôi còn lựa chọn nào khác nếu bán raUSD Euro chăng? Có gì đảm bảo đây sẽ là khoản đầu tư an toàn hơn USD."

Mối lo lớn nhất của Nhật Bản là đồng yen tăng giá so với USD hay euro trongtrường hợp cuộc khủng hoảng nợ diễn biến theo chiều hướng xấu đi Đồng yên tănggiá chắc chắn sẽ tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản và ảnh hưởng tớitiến trình phục hồi kinh tế đất nước "Mặt Trời mọc" sau thảm họa kép động đất vàsóng thần kinh hoàng hồi tháng Ba vừa qua

Đối với Trung Quốc, quốc gia "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ, tiếp tục mua thêm7,3 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ trong tháng 5 vừa qua, đánh dấu tháng tăngthứ hai liên tiếp sau 5 tháng sụt giảm Giới chuyên gia cho rằng, chính Trung Quốc đã

tự đẩy mình vào "thế khó" để bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình

Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 18/10 công bố, GDP quý 3 củanước này tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức tăng trưởng GDPthấp nhất kể từ năm 2009, do Trung Quốc tiến hành thắt chặt tiền tệ và kim ngạchxuất khẩu yếu, chủ yếu do nhu cầu của châu Âu suy giảm

Trước đó, trong quý 2, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm từmức 9,7% trong quý đầu năm xuống còn 9,5% Như vậy, với đà giảm tốc trong quý3/2011, kinh tế Trung Quốc một lần nữa lại khiến nhà đầu tư thất vọng, thậm chí mứctăng trưởng này còn thấp hơn cả dự báo 9,2% của giới phân tích

Thứ Năm tuần trước, Trung Quốc cho biết, tăng trưởng kim ngạch thương mạicủa nước này trong tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng Trong đó, xuấtkhẩu sang Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc -chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 22% trong tháng 8 Tăngtrưởng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 thậm chí còn yếu hơn, phát đi tínhiệu đáng ngại cho các thị trường mới nổi khác từ Mỹ Latin tới châu Phi vốn lànguồn cung cấp hàng hóa cơ bản cho ngành công nghiệp xây dựng khổng lồ của nướcnày

Trang 18

Nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng, Trung Quốc đã tập trung vào chính sáchkhuyến khích tiết kiệm nội địa và giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để tạo đàcho hoạt động xuất khẩu Do thặng dư thương mại cao và nguồn dự trữ ngoại tệkhổng lồ (chủ yếu là USD), số USD này quay lại Mỹ thông qua kênh đầu tư vào tráiphiếu chính phủ Mỹ và một số loại tài sản được định giá bằng USD khác, kể cả cổphiếu

Cho dù một phần dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được chuyển vào nguồntrái phiếu chính phủ châu Âu và Nhật, nhưng những thị trường này không đủ thanhkhoản để hấp thụ số dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc

Chuyên gia phân tích tại tổ chức đầu tư CLSA ở Thượng Hải, Andy Rothman,cho rằng mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa Trung Quốc-Mỹ là quá lớn để sụp đổ.Nếu Bắc Kinh cố gắng bán một phần nợ Mỹ, chính phủ nhiều nước khác có thể cũng

sẽ làm như vậy và điều này sẽ khiến khối tài sản mà Trung Quốc đang nắm giữ mấtgiá Vì vậy, Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác là tiếp tục mua thêm tráiphiếu Bộ Tài chính Mỹ, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ triển khai một chính sáchphù hợp và trách nhiệm để đảm bảo lợi ích các nhà đầu tư

Trên phương diện khu vực Châu Á, vấn đề đáng quan ngại nhất là những hiệuứng tiêu cực toàn cầu, tương tự như những gì từng xảy ra sau sự sụp đổ của Ngânhàng đầu tư Lehman Brothers hồi năm 2008 Điều này có thể khiến các nhà đầu tư rúttiền ra khỏi các thị trường đang phát triển, cho dù triển vọng tăng trưởng của các nềnkinh tế này sáng sủa hơn hẳn so với nhiều quốc gia phát triển khác Mặt khác, cácngân hàng phải dựa vào Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ như là nguồn dự trữ ngoại tệ antoàn có thể phải ngừng cho vay hoặc bán các tài sản rủi ro hơn để gia tăng vốn

Việc Mỹ có thể bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm như cảnh báo của một số cơquan xếp hạng tín dụng cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối vớicác thị trường tài chính châu Á

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, trái phiếu Bộ Tài chính

Mỹ thường được sử dụng như một bản vị hay hệ quy chiếu, vì vậy nếu Mỹ rơi vàotình trạng vỡ nợ thì toàn bộ hệ thống tài chính sẽ rơi vào tình trạng "hỗn loạn."

Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's thì tuyên bố rằng nguy cơ Mỹmất thứ hạng tín nhiệm AAA trong ba tháng tới là 50/50 Thế nhưng, một số nhàhoạch định chính sách châu Á cho biết họ không có kế hoạch dự phòng chính thứctrước nguy cơ này

Trang 19

Gần đây, thị trường chứng khoán các nền kinh tế mới nổi đã trải qua một đợtbán tháo cổ phiếu, một phần vì mối lo liên quan tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.Mới cách đây có vài tháng, nỗi lo lớn nhất của các chính phủ ở đây là lạm phát do tốc

độ tăng trưởng cao, cũng như tốc độ tăng giá khó cưỡng của đồng nội tệ gây phươnghại tới sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu Đến nay, các chính phủ này lại “quay

180 độ” sang tính chuyện cắt giảm lãi suất và ngăn chặn sự giảm giá của đồng nội tệ,khi mà cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone thúc đẩy giới đầu tư quốc tế tháochạy sang “hầm trú ẩn” USD

2 Đối với Nam Phi

Tại Nam Phi, các nhà xuất khẩu cũng đang cảm nhận được ảnh hưởng của tâm

lý bi quan đang có chiều hướng gia tăng tại các nền kinh tế khác Ông StewartJennings, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất kính xây dựng và kính xe PGGroup, cho hay, doanh thu ở một số mảng làm ăn của công ty này đã giảm 20% vìkhách hàng không còn hứng thú nhiều với việc thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh thịtrường toàn cầu nhiều bất ổn “Năm nay sẽ còn khó khăn nữa”, ông Jennings nhậnđịnh

3 Đối với Nam Mỹ

Thống kê hồi tuần trước của Chính phủ Brazil cho thấy, doanh thu bán lẻ ởnước này trong tháng 8 đã giảm mạnh sau nhiều tháng tăng cao Trong tháng 9,doanh số thị trường xe hơi của Brazil giảm 5% so với tháng trước đó, đồng thời nhiềuhãng ôtô lớn cũng quyết định sản xuất chậm lại Một số chuyên gia kinh tế đã hạ mức

dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil năm nay xuống còn 3% từ mức dự báo 5%trước đó “Kinh tế Brazil đang đi xuống nhanh hơn kỳ vọng của chúng tôi”, một nhàphân tích của ngân hàng Goldman Sachs cho biết

Brazil là quốc gia đầu tiên trong số các nền kinh tế mới nổi nói trên tìm cách

hỗ trợ tăng trưởng bằng cách hạ lãi suất hồi cuối tháng 8, bất chấp những lo ngại vềlạm phát

4 Tại khu vực Đông Nam Á

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia đã trở thành nền kinh tế đầutiên ở châu Á thực hiện hạ lãi suất trong chu kỳ kinh tế này, với lý do được đưa ra làkhả năng giảm tốc tăng trưởng do những bất ổn trên thị trường tài chính và nhu cầugiảm xuống ở các thị trường xuất khẩu

Đối mặt sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, Chính phủPhillipines hồi tuần trước đã hạ 0,5 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng GDP

Trang 20

năm nay, xuống còn 5-6% Chính phủ này đồng thời cũng công bố một gói kích thíchtăng trưởng trị giá 1,66 tỷ USD theo con đường chi tiêu chính phủ vào cơ sở hạ tầng

và giảm nghèo

Theo các chuyên gia kinh tế của UBS, những vấn đề về thương mại mà cácnền kinh tế mới nổi đang đương đầu không được phản ánh ở những con số Mặc dùgiá trị tính bằng USD của thương mại vẫn tăng theo năm, UBS cho rằng, khối lượnghàng hóa được giao dịch thực sự suy giảm trong năm nay, và đến đầu năm 2012, cáccon số về thương mại sẽ trở thành một rào cản đối với tăng trưởng ở các nền kinh tếphụ thuộc vào xuất khẩu

“Lĩnh vực xuất khẩu nói chung của các nền kinh tế mới nổi đã rơi vào suythoái xét trên phương diện kỹ thuật”, kinh tế gia Jonathan Anderson của UBS viếttrong một báo cáo ngắn mới đây được Wall Street Journal trích dẫn

Một thông tin tốt nữa là đa phần các nhà phân tích không đưa ra dự báo về sựsuy giảm tăng trưởng mạnh ở các nền kinh tế mới nổi trừ phi khủng hoảng và suythoái bùng nổ ở các nước phát triển Nhu cầu tiêu thụ nội địa và chi tiêu của cácdoanh nghiệp có thể giúp các nền kinh tế mới nổi bù đắp sự giảm sút trong lĩnh vựcxuất khẩu Thêm vào đó, hầu hết các chính phủ ở các nền kinh tế này đều có cơ hộiđưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng

PHẦN 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG, HOÀN TRẢ VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

3.1 Quy mô và cơ cấu nợ công ở Việt Nam

Nợ công đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở các nước mà còn là vấn

đề của Việt Nam Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài chưa có điểmdừng, trong đó có nguyên nhân quan trọng là một số nước EU đang ngập sâuvào thâm hụt ngân sách Nợ công thực sự là cái bẫy khiến chính phủ các nướcnày không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng

Cùng với lạm phát và thâm hụt ngân sách, nợ công cũng đang là vấn đềhiện hữu, quan trọng cần được đặc biệt quan tâm tại Việt Nam Chúng ta hãynhìn nhận các yếu tố nợ công dựa trên những gì đã và đang diễn ra ngay trongnội bộ nền kinh tế Việt Nam để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề nợcông và đưa ra những dự báo cũng như những giải pháp để quản lý có hiệu quả

nợ công ở Việt Nam

a) Quy mô nợ công

Trang 21

Theo báo cáo của IMF, ta có thể thấy trong những năm gần đây nợ côngcủa Chính phủ Việt Nam không ngừng tăng cao Nếu như vào năm 2006, nợChính phủ mới chỉ là 407.714tỷ đồng thì đến 2010 đã lên tới 1.046.863 tỷ đồng,tăng gấp hơn 2,5 lần Điều đáng nói hơn là, trong giai đoạn này nợ Chính phủđang có xu hướng tăng đều, trung bình khoảng 20%/năm, gấp ba lần tăng trưởngGDP Tỷ lệ nợ công so với GDP các năm là 41,848% (2006); 44,583% (2007);42,896% (2008); 51,161% (2009); 52,847% (2010) và năm 2011 là 50,338%.

Đối chiếu với số liệu công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist tổng nợcông của Việt Nam tính đến 1/9/2011 là 44,795 tỷ USD (2009), 50,294 tỷ USD(2010), 56,061 tỷ USD (2011) Nợ công tính trên bình quân mỗi người ViệtNam: 516,62 USD (2009), 574,28 USD (2010) và 633,95 USD (2011) Nợcông/GDP tương đương lần lượt là 50,7% (2009), 51,7% (2010) và 50,9% GDP(2011)

Nguồn số liệu các tổ chức quốc tế của Factbook - CIA lại đưa ra số liệu

về tỷ lệ nợ công so với GDP Việt Nam năm 2009 là 49,8%, năm 2010 là 57,1% Việt Nam đứng hạng thứ 41/133 quốc gia và lãnh thổ về nợ công

-Trên đây là số liệu của một số tổ chức quốc tế còn trong nước theo số liệu

từ Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ nợ công so với GDP năm 2007 là33,8%; năm 2008 là 36,2%, năm 2009 là 41,9%, năm 2010 là 56,7% GDP và dựbáo 58,7% cho năm 2011 Những con số này cho thấy tỷ lệ nợ công tăng nhanhmột cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức làtrung bình tăng 5% mỗi năm Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sáchcủa Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm chưa kể điềukiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn với lãi suất cao hơn cho nên nợnần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con Một trong những nguyên nhân quan trọngkhiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do tỷ lệ đầu tư của VN trong những nămqua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45% Tỷ

lệ đầu tư lớn, đầu tư càng nhiều tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sáchluôn ở tình trạng thâm hụt (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ Nếugiả định mức tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Việt Nam là 7%/năm chogiai đoạn 2011 – 2020, nếu thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) vẫn giữ ởmức bình quân 5,6% GDP/năm như giai đoạn 2006 – 2010 thì nợ công của ViệtNam sẽ vào khoảng 70,8% GDP vào năm 2020; 75,5% GDP vào năm 2025 và78,1% GDP vào năm 2030

Trang 22

Biểu đồ: Tỷ lệ nợ công trong những năm gần đây

Đơn vị: %

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia

Có sự khác biệt giữa những con số về nợ công của Việt Nam được công

bố là do cách định nghĩa và tính toán nợ công không giống nhau Theo khoản 2Điều 1 của Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốchội Việt Nam nợ công được quy định bao gồm: Nợ chính phủ; Nợ được Chínhphủ bảo lãnh; Nợ chính quyền địa phương Tuy nhiên, cách tính nợ công tiêu

chuẩn của Liên hợp quốc phải bao gồm cả các khoản tự vay tự trả của các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước mà Chính phủ cũng cần có nghĩa vụ trả nợ dự phòng và các khoản nợ lương hưu tiềm ẩn Sở dĩ nhiều nước có nợ Chính phủ và

nợ công gần như đồng nhất vì khu vực DNNN của họ rất nhỏ Còn ở Việt Nam

nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của Chính phủ nên không được phéploại nó ra khỏi nợ công vì nếu DNNN không trả được nợ thì ngân sách cũngphải gánh Ví dụ như năm 2005, Chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu

ra thị trường chứng khoán New York và dùng toàn bộ số vốn này đầu tư cho các dự

án của Vinashin Hiện tại, Vinashin thua lỗ, khó có khả năng thanh toán số nợ trên thìChính phủ phải đứng ra trả nợ thay Hay theo số liệu tổng hợp từ UBGSTCQG,ước tính đến hết năm 2009, chỉ tính riêng tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn,tổng công ty Nhà nước là trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% GDP củanăm 2009 Báo cáo điểm lại của Ngân hàng Thế giới (WB), đến cuối năm 2010,

Trang 23

khoản nợ được gọi là nghĩa vụ dự phòng của Chính phủ cho khu vực doanhnghiệp Nhà nước (DNNN) còn lớn hơn nhiều, lên đến 36,2% GDP Và theo báocáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, đầu tư dự kiến của 22 trên tổng sốgần 100 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2011 là 350.000 tỉ đồng,tương đương 17% GDP Nếu tính tất cả gần 100 tập đoàn, tổng công ty thì quy

mô đầu tư là khổng lồ mà một tỷ lệ lớn trong số này là đi vay Thêm vào đó,trong nợ công còn có phần quỹ hưu trí, vấn đề này hiện nay bị bỏ lơ khi tính nợcông ở Việt Nam nhưng chắc chắn câu chuyện này sẽ nóng vào năm 2017: thờiđiểm khi mà Việt Nam thành quốc gia có dân số già, tức 10% dân số ở độ tuổi

từ 60 trở lên Cách tính khác biệt này lý giải tại sao có nhiều nước phát triển có

tỷ lệ nợ công/GDP đến 80 – 90%/GDP, trong khi rất nhiều nước khác như: Ấn

Độ, Thái Lan, Trung Quốc… và Việt Nam có tỷ lệ nợ công/GDP xoay quanhmức 50% – mà WB lại khuyến cáo

Như vậy, có nghĩa là theo cách tính tiêu chuẩn của Liên hợp quốc, nợcông của Việt Nam nếu được tính đúng và tính đủ sẽ lớn hơn nhiều so với các sốliệu đã được công bố

b) Cơ cấu nợ công

+ Theo tiêu chí phân loại nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương:

Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 thì nợ chính phủchiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảolãnh và nợ chính quyền địa phương Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ nợ Chính phủ là41,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 9,8%, nợ chính quyền địa phương là 0,8% Con sốtương tự của năm 2010 lần lượt là 44,3%, 11,36% và 0,94%

Biểu đồ : Cơ cấu nợ công của VN 2010

Trang 24

Nguồn: Bộ Tài chính (BTC)

+ Theo tiêu chí nguồn vay trong nước và ngoài nước:

Nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công Việt Nam có vai trò quan trọng vàchiếm tỷ trọng cao nhất Và mặc dù nợ công khác với nợ nước ngoài, nhưng hiệnnay ở Việt Nam, thông tin chi tiết về nợ công chưa đầy đủ; do vậy, các nhà kinh tếthường sử dụng chỉ số nợ nước ngoài để hình dung quy mô và mức độ nghiêmtrọng của nợ công của quốc gia Gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam tronggiai đoạn năm 2006-2010 tăng liên tục về quy mô, tổng nợ nước ngoài (gồm

nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh) lần lượt là31,4% GDP (2006); 32,5% GDP (2007); 29,8%GDP (2008); 39,0%GDP(2009) tương đương với hơn 27,9 tỷ USD (trong đó, nợ nước ngoài củaChính phủ trên 23,9 tỷ USD) và năm 2010 lên tới 42,2% tương đương 32,5

tỷ USD (trong đó tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ 27,86 tỷ USD,chiếm 85,7% tổng dư nợ) tăng 4,6 tỷ USD so với năm 2009, đạt mức nợ caonhất kể từ năm 2005 Điều này cho thấy mức nợ nước ngoài của Việt Nam

đã tiếp cận giới hạn chịu đựng của nền kinh tế và mấp mé dưới mức cảnhbáo an toàn của WB

Trang 25

Biểu đồ: Nợ nước ngoài so với tổng nợ công Việt Nam 20062010

(Đơn vị tính: % GDP)

Nguồn: WB

Hiện nay, nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là cáckhoản vay ODA Kể từ khi nối lại quan hệ với các nhà tài trợ từ tháng 11.1993, VN

đã nhận được sự cam kết viện trợ vốn ODA của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế

Từ 1993 đến cuối 2010, tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho VNđạt tới hơn 64 tỉ USD Theo số liệu thống kê, tỉ lệ giải ngân vốn ODA trong 4 năm(2006- 2010) cho thấy, tổng số giải ngân đạt hơn 12,5 tỉ USD, chiếm trên 40% tổngvốn ODA cam kết Có thể nói, nguồn vốn ODA cam kết dành cho VN của các nhàtài trợ quốc tế là tương đối lớn và có xu hướng tăng lên qua mỗi năm Theo danhmục nợ công năm 2009 của Bộ Tài chính (BTC), 60,3% nợ công là ODA và29,8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước Hiện nay, đối tác lớn tài trợ vốn ODAcho VN bao gồm: Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàngThế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc(UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều nhà tài trợ song phương khác.Nhật Bản đang là nhà tài trợ vốn ODA song phương lớn nhất cho VN trong hơn

17 năm qua (trong 7,88 tỉ USD vốn cam kết đầu tháng 12.2010, Nhật Bản cómức cam kết là 1,76 tỉ USD) WB giữ vị trí là nhà cung cấp ODA đa phương lớnnhất Mức cam kết trong hội nghị tháng 12.2010 đạt tới 2,6 tỉ USD ADB là 1,5

tỉ USD Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Việt Namlên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với hơn 1 tỷ USD của năm 2009)

Trang 26

Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực

nợ công; tuy nhiên, tỷ trọng nợ nước ngoài cao tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợtrong tương lai Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử cho thấy,khi tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao, Chính phủ mất đi tính chủ động khi ứng phóvới các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay phụ thuộcvào tỷ giá hối đoái và tâm lý của nhà đầu tư quốc tế Khủng hoảng nợ Argentina(2001) và sự bất ổn của Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác độngtiêu cực của nguồn nợ công từ nước ngoài Trường hợp ngược lại là Nhật, mặc

dù có mức nợ công trên GDP cao nhưng Nhật Bản vẫn được đánh giá là bềnvững do nợ công chủ yếu được tài trợ từ các nhà đầu tư trong nước

+ Theo tiêu chí loại tiền vay:

Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay Về mặt lýthuyết, việc đa dạng hóa các loại tiền vay được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷgiá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ Tuy nhiên, trênthực tế cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tàichính thế giới Trong cơ cấu vay nợ nước ngoài của chính phủ ta thấy t ỷ trọngcủa các khoản vay bằng USD và JPY chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 22,16% và38,83% Điều này gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VNDluôn có xu hướng tăng, mặt khác JPY lại đang lên giá so với USD

Biểu đồ: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền

Trang 27

Nguồn: Bản tin số 7 (Bộ tài chính) + Theo tiêu chí lãi suất:

Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong

đó chủ yếu là ở mức 1% - 2,99% Tuy nhiên Theo các chuyên gia, điều kiệnvay nợ ngày càng ngặt nghèo hơn Bộ Tài chính cho biết lãi suất vay nợđang có xu hướng tăng lên do nước ta đã bị giảm mức nhận ưu đãi vì gianhập nhóm nước có thu nhập trung bình so với các năm trước, năm 2010,các khoản vay của Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổiđang ngày càng tăng lên, gây thêm áp lực nợ cho Chính phủ Trong 27,857 tỷ USDtổng nợ nước ngoài của Chính phủ, có hơn 21,289 tỷ USD có lãi suất từ 1 -2,99%; 2,152 tỷ USD chịu lãi suất từ 3 - 5,99% (tăng 649.26 triệu USD so với 2009)

và có tới 1,890 tỷ USD ở mức lãi suất 6- 10%, tăng hơn gấp đôi so với 2009 Ngoài

ra, các khoản vay với lãi suất thả nổi cũng tăng 48.44 triệu USD so với 2009 TheoCục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài củaChính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 vànăm 2010 đạt tới 2,9%/năm Với thực trạng này, rõ ràng chi phí trả lãi đang trởthành gánh nặng ngày càng gia tăng của Chính phủ

Bảng: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo lãi suất vay Giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Triệu USD

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w