Một số nhận xét về hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 41 - 44)

b) Cơ cấu nợ công

3.2.4.Một số nhận xét về hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay:

Việt Nam hiện nay:

Không thể phủ nhận vai trò của việc vay nợ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vai trò của các khoản tài trợ chính thức ODA. Có thể nói, nguồn vốn ODA đã làm thay đổi bộ mặt của cả Việt Nam trong suốt thời gian qua. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện và phát triển, các điều kiện môi trường sống, môi trường xã hội được cải thiện. Hàng nghìn người dân có điều

kiện tiếp cận với nước sạch, với tri thức và được tạo cơ hội thoát nghèo. Một nước đang phát triển thường có nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi tỷ lệ tiết kiệm lại hạn chế nên việc vay nợ là điều bình thường, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ đầu tư các khoản vốn vay trên như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thông qua một số phân tích, ví dụ ở trên, có thể rút ra một số đánh giá về hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, hiệu quả đầu tư hay hiệu quả sử dụng vốn vay thấp. Tự con số tuyệt đối nợ công không phản ánh hết được mức độ nghiêm trọng, điều quan trọng hàng đầu trong vấn đề nợ công nằm chỗ: hiệu quả sử dụng đồng vốn vay thể hiện qua chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output Rate), đo lường hiệu quả đầu tư. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng thấp. Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 chỉ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng lên: đặc biệt năm 2009 chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 (trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%) so với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001 Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng tăng trưởng (sản lượng), thì giờ đây cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa.

Chỉ số ICOR năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng cũng ở mức là 6,9, tuy nhiên ta có thể thấy con số này ở Trung Quốc là 4,1, Nhật là 3,2, Hàn Quốc là 3,2, Đài Loan là 2,7. Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, nhất là từ ngân sách nhà nước, thường tập trung đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo… (là những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước không muốn đầu tư do không hoặc chậm thu hồi vốn) nên hiệu quả kinh tế thường thấp hơn các khu vực khác. Ngoài ra việc quản lý, từ cơ chế đến quy hoạch, việc quản lý điều hành, giải phóng mặt bằng, thi công cụ thể của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở còn có sự lơi lỏng, nên còn để xảy ra lãng phí, thất thoát. Do các yếu tố trên nên hiệu quả đầu tư vốn của khu vực kinh tế nhà

nước còn thấp, hệ số ICOR của khu vực này thường cao hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trong thời kỳ 2006- 2009 tương ứng là gần 8 lần so với 4,3 lần và 5,1 lần).

Riêng năm 2008, chỉ số ICOR chung của nền kinh tế Việt Nam là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12 – thuộc hạng cao nhất thế giới. Rồi sang sang 8 tháng đầu năm 2009, tổng số vốn chi cho khu vực này tương đương với cả năm 2008. Phải nêu rõ ra như vậy mới thấy hết được bản chất tiêu cực của mảng kinh tế quốc doanh đang chiếm vai trò chủ đạo ở Việt Nam; cũng như địa chỉ các khoản nợ công đến.

Thứ hai, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10/2009, mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm. Đối với nguồn vốn ODA, tỷ lệ giải ngân giai đoạn 2006 – 2009 giảm đột ngột so với tỷ lệ này ở các giai đoạn trước. Năm 2010, tỷ lệ giải ngân vốn ODA so với vốn cam kết chỉ đạt 40%.

Thứ ba, trình độ quản lý nợ công còn kém. Trên thực tế, đối với vấn đề nợ công, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ về quản lý nợ công bao gồm: Luật Quản lý nợ công 2009, Nghị định 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2010 về Nghiệp vụ quản lý nợ công và Thông tư 56/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2011 về Hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài của Quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt đầu tiên không phải là ở hệ thống quản lý này mà ở chính quan điểm về vấn đề nợ công và nội hàm của nó. Hiện nay ở Việt Nam, nợ công chỉ mới được thống kê là nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và nợ do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, các khoản nợ của Doanh nghiệp Nhà nước dù được Chính phủ bảo lãnh hay không vẫn nên đưa vào nợ công vì quy mô khối doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam rất lớn. Nếu không được xem xét một cách cẩn trọng, các khoản nợ này có thể sẽ đem lại

những rủi ro rất lớn cho tài khoản quốc gia.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý yếu kém còn thể hiện ở các khâu từ thủ tục chuẩn bị dự án, triển khai, đấu thấu khiến thời gian dự án có vốn đầu tư công bị kéo dài gây nên lãng phí về nguồn lực tài chính và con người. Cơ chế quản lý các nguồn vốn vay còn chồng chéo giữa các Bộ, ban, ngành. Nhiều dự án bao gồm nhiều hợp phần thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do nhiều bộ ngành quản lý.

Thêm vào đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu mặc dù đã hơn chục năm qua chúng ta được tiếp cận với nguồn vay từ các nước, các tổ chức quốc tế, thực hiện hàng trăm dự án có nguồn tài trợ ODA. Không chỉ các cán bộ ở địa phương, mà chính những cán bộ quản lý cấp cao đôi khi cũng gặp khó khăn và bối rối trước cơ chế quản lý chồng chéo của Nhà nước. Riêng đối với khối doanh nghiệp Nhà nước là khu vực gây ra thất thoát vốn lớn nhất, trình độ quản lý của những người đứng mũi chịu sào cũng còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng của tư duy quản lý cũ và tâm lý ỷ lại vào sự “đỡ đầu” của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 41 - 44)