PHẦN 4: GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 49 - 53)

b) Cơ cấu nợ công

PHẦN 4: GIẢI PHÁP

1. Giải pháp chung:

Mỗi khi nói đến nợ công của Việt Nam, chúng ta thường thấy một nhận xét đi kèm là tình hình vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, tổng nợ đang ở mức an toàn, không có gì đáng lo  do vậy cần tránh hiện tượng ru ngủ.

Tuyên truyền cho các đối tượng trong XH (đặc biệt là các cơ quan quản lý tài chính) hiểu việc sử dụng nợ nước ngoài có những lợi ích trước mắt gì và thế hệ mai sau phải trả lại những gì.

2. Giải pháp cụ thể:

2.1. Giải pháp quản lý sử dụng nợ nước ngoài 2.1.1. Công khai nợ nước ngoài

+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trả nợ nước ngoài của CP so với tổng thu ngân sách NN, nguồn trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp NN, bảo lãnh của CP cho các tổ chức kinh tế.

+ Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ nước ngoài.

Đánh giá nợ và hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài hiện nay một cách minh bạch: + Nợ nước ngoài của VN hiện nay quá cao, chủ yếu là nợ dài hạn, tỷ trọng cao nhất.

+ Tính toán nợ nước ngoài đầy đủ

Tổng nợ nước ngoài bao gồm: nợ khu vực công (nợ của chính phủ + chính phủ bảo lãnh) + nợ thương mại của các doanh nghiệp trong nước).

Cách tính của VN hnay mới chỉ công khai nợ nước ngoài của khu vực công. + Vay nợ đang tăng nhanh  để đạt mục tiêu tăng trưởng.

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn nước ngoài để đầu tư phát triển về chất lượng, nguồn vốn, tiến độ, thất thoát vốn.

+ Cấp có thẩm quyền về quản lý nợ, tài chính và tiền tệ cần chia sẻ thông tin về nhu cầu thanh khoản hiện tại và tương lai về các khoản nợ nước ngoài

2.1.2. Xác định ngưỡng an toàn của nợ công qua đó xác định ngưỡng an toàn nợ nước ngoài cả về số lượng và chất lượng

+ Số lượng: Xác định ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài tránh trường hợp rơi vào tình trạng như Hy Lạp, VN nên chọn lựa trong việc nợ trong nước thay vì nợ nước ngoài.

+ Chất lượng: hiệu quả sử dụng các khoản vay từ nợ nước ngoài.

2.1.3.Quản lý nợ chặt chẽ không chỉ ở cấp trung ương mà còn cần chặt chẽ tại các địa phương.

Đặc biệt chú ý đến các khoản công nợ bất thường như dưới dạng vay vốn nước ngoài có sự bảo lãnh của Nhà nước.

2.1.4. Đánh giá thường xuyên mối quan hệ giữa nợ công, nợ nước ngoài và các rủi ro phát sinh (rủi ro thị trường, rủi ro chuyển hạn nợ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động) xem xét trên các yếu tố chính thu ngân sách, tổng kim ngạch XNK, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, tích lũy trả nợ,….

+ Có kế hoạch tích lũy trả nợ các khoản nợ mà một số đơn vị không có khả năng trả nợ.

+ Cơ cấu nợ tốt: thiết lập các điểm chuẩn về danh mục nợ liên quan đến kết cấu tiền tệ mong muốn, cơ cấu đáo hạn và thời hạn của khoản nợ để định hướng cho cơ cấu danh mục nợ tương lai.

2.1.5. Tách biệt việc quản lý nợ và các mục tiêu, trách nhiệm trong chính sách về tiền tệ.

+ Các nhà quản lý tiền tệ chỉ nên thông báo cho các nhà quản lý tài chính về tác động của mức nợ chính phủ đến những thành quả của mục tiêu tiền tệ.

2.1.6. Quản lý việc tăng trưởng nợ nước ngoài

+ Cần đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ nước ngoài, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Hạn chế mở rộng nợ

+ Cơ cấu nợ của VN: VN nợ nước ngoài quá cao do vậy CP dễ mất đi tính chủ động khi ứng phó với các biến động của nền kt thế giới  cần giảm tỷ trọng nợ nước ngoài bằng biện pháp tạm thời vay nợ trong nước (thông qua phát hành trái phiếu CP huy động USD từ dân cư).

+ Hạn chế vay nợ NN để thanh toán các khoản nợ đến hạn. + Hạn chế vay nợ nước ngoài bằng ngoại tệ.

2.1.7. Chiến lược về vay nợ nước ngoài: (VN nợ công chủ yếu là nợ CP là trong đó nợ CP chủ yếu là nợ nước ngoài).

 Đặt ra chiến lược về vay nợ nước ngoài cần tính toán đúng và đầy đủ các yếu tố về KT - XH, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ giai đoạn, các đơn vị thực hiện phải bám sát chiến lược để thực hiện tránh sai sót xin sửa đổi, bổ sung.

 Kế hoạch chiến lược về vay nợ nước ngoài cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn (tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng hoặc có nhu cầu nhưng có thể áp dụng các hình thức đầu tư khác. Hạn chế có dự án đề xuất là phê duyệt, tính toán nhu cầu vốn, vay nợ, không đầu tư có trọng điểm, đúng hướng.

 Phối hợp chặt chẽ giữa cấp TW và địa phương đảm bảo việc phát hành trái phiếu mới được phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giảm đầu tư công và nâng cao chất lượng đầu tư (nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh).

+ Có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia

+ Tránh tình trạng điều chỉnh mục tiêu, tăng quy mô và tổng mức đầu tư của một số dự án, tiếp tục làm tăng tổng mức đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ, vượt quá khả năng cân đối nguồn vốn ở một số bộ, ngành, địa phương dẫn đến dự án bị đình trệ, kéo dài do thiếu vốn.  đe dọa an ninh quốc gia.

+ Đánh giá chi tiết và so sánh giữa các hình thức vay nợ nhằm đảm bảo việc vay nợ đạt hiệu quả cao nhất (ODA, chương trình ưu đãi, hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực,…) (tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí: cơ hội, môi giới, đàm phán, lãi suất, phí..).

+ Có lộ trình hoàn trả nợ. 2.1.8. Đơn vị độc lập giám sát

+ Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công theo Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước, trong đó cần chi tiết việc nợ trong nước và nợ nước ngoài.

+ CP cần thuê các chuyên gia tư vấn độc lập có chuyên môn cao, cùng với các chuyên gia có uy tín của nhà nước đánh giá toàn diện về nợ quốc gia, phân tích số liệu gốc, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề xuất các giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài.

2.1.9. Trách nhiệm của các bộ ngành

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với Bộ Tài chính tính toán cân đối phê duyệt, cấp vốn huy động từ nước ngoài cho các dự án phù hợp.

+ Cần tách Tổng cục Thống kê là một cơ quan độc lập không trực thuộc Bộ KHĐT (Giao Tổng cục thống kê thống kê nợ nước ngoài  do vậy mới tạo sự khách quan do Cục QLN&TCĐN vừa là cơ quan tiếp nhận nguồn vừa là cơ quan thống kê sẽ không khách quan và việc phân chia mang tính chất chủ quan dễ tạo ra mâu thuẫn).

+ Phân bổ trách nhiệm giữa BTC, NHTW hoặc cơ quản quản lý nợ riêng biệt đối với việc cố vấn chính sách quản lý nợ, hay phát hành nợ ban đầu, dàn xếp trên thị trường thứ cấp, các phương tiện nhận giữ. Cụ thể một số đơn vị liên quan đến vay trả nợ nước ngoài.

 Đơn vị thực hiện nhận quản lý nguồn vốn vay nước ngoài.  Đơn vị thực hiện thẩm định việc cho vay.

 Đơn vị thực hiện trả nợ nước ngoài. 2.2. Giải pháp sử dụng nợ nước ngoài

2.2.1.Không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

2.2.2. Vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.

2.2.3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

2.2.4. Không để tiếp diễn tình trạng xin cho, bỏ qua khâu phê duyệt; tránh điều chỉnh mục tiêu, tăng quy mô và tổng mức đầu tư của một số dự án bằng các nguồn vay nợ nước ngoài.

2.2.5. Không cấp vốn/thu hồi lập tức vốn vay đối với dự án khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn vay nước ngoài.

2.2.6. Hiệu quả sử dụng các khoản vay:

+ Thẩm định kỹ các khoản vay, bảo lãnh đặc biệt là Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế, Ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

2.2.7. Kiểm toán các nguồn cho vay lại 2.3. Giải pháp hoàn trả nợ nước ngoài

2.3.1. Chính sách kinh tế hợp lý: chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái. 2.3.2. Điều chỉnh lượng vốn phải trả, thời gian đáo hạn, kết cấu dữ trữ ngoại hối và cách thức quản lý liên quan đến nợ bất thường  tạo ra sự dãn cách tránh tạo áp lực trả nợ tăng đột biến.

2.3.3. Ngoại tệ trả nợ: có chính sách phù hợp, tăng khả năng dự trữ ngoại tệ, đảm bảo lượng ngoại tệ thanh toán.

+ Kiểm soát thu, chi ngoại tệ chặt chẽ.

 Dùng đúng mục đích nguồn vay ngoại tệ từ nước ngoài  các DN khi nhận nguồn ngoại tệ chi tiêu trong nước phải bán lại cho ngân hàng.

 Yêu cầu các DN bán ngoại tệ lại cho NH khi có nguồn thu từ ngoại tệ 2.3.4. Thuế:

+ Chính sách thuế cần đồng bộ.

+ Quan trọng thu thuế đầy đủ, chặt chẽ, chống thất thoát. + Tư cách lãnh đạo, cán bộ.

2.3.5. Chi ngân sách cần hợp lý để đảm bảo ngân sách dương (bội thu ngân sách) - tăng cường việc tích lũy trả nợ.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng với Bộ Tài chính cần phải làm việc về cách thức phối hợp, tính toán lại tổng thu, tổng chi, cân đối nguồn thu, nguồn chi để đảm bảo cho việc thu chi hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chi tiêu chính phủ cần rõ ràng.

2.3.6. Quản lý quỹ tích lũy trả nợ một cách rõ ràng, minh bạch. + Kiểm toán.

+ Có quỹ dự phòng trong việc vay nợ bằng ngoại tệ (bđộng tỷ giá). 2.3.7.Tài nguyên quốc gia.

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 49 - 53)