Nợ nước ngoài của các công ty, tổng công ty và tập đoàn Nhà nước do Chính phủ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 37 - 41)

b) Cơ cấu nợ công

3.2.3.Nợ nước ngoài của các công ty, tổng công ty và tập đoàn Nhà nước do Chính phủ bảo lãnh

Trong khái niệm nợ công không chỉ bao gồm các khoản nợ của Chính phủ, địa phương, mà còn cả các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh. Cái gọi là nợ công ở ta hiện thực chất mới chỉ là nợ của Chính phủ. Theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ nhiều nước có nợ Chính phủ và nợ công gần như đồng nhất vì khu vực doanh nghiệp nhà nước của họ rất nhỏ. Còn ở Việt Nam, thành phần kinh tế Nhà nước vẫn đang đóng vai trò chủ đạo với gần 100 tập đoàn, tổng công ty có tổng quy mô đầu tư ước tính tương đối lớn, trong đó một tỷ lệ lớn là đi vay. Do đó, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước có quy mô không hề nhỏ nên không được phép loại nó ra khỏi nợ công. Vì suy cho cùng, nếu doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì ngân sách cũng phải gánh. Mặt khác, khi khủng hoảng nợ công đang đe dọa nhiều nước trên thế giới như Hi Lạp, Italia, Tây Ban Nha,v… thì đây là cơ hội để chúng ta phải xem xét lại cơ cấu nợ công và vai trò của từng nội dung của nó đối với nền kinh tế.

Những khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh được xếp vào khoản nợ dự phòng của Nhà nước. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu hàng loạt các doanh nghiệp, công ty Nhà nước đều rơi vào trạng thái không trả được nợ ??? Lúc đó, thì những việc trả nợ sẽ không còn là dự phòng nữa mà thực tế Ngân sách Nhà nước sẽ phải trả thay. Như vậy, rõ ràng, dù chính thức hay không chính thức thì nợ nước của các doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh đang khiến nợ công của Việt Nam tiềm tàng nhiều rủi ro hơn.

Gần đây nhất, một loạt thông tin không hay về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước lớn liên tiếp được cập nhật. Bộ Tài chính vừa nhận được đề xuất của Bộ Xây dựng về hỗ trợ một số công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà khó khăn không trả được nợ nước ngoài. Cụ thể, Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành không trả được nợ gốc và lãi hơn 141 tỷ. Không những thế, từ năm 2011 – 2015, doanh nghiệp còn thiếu 607 tỷ đồng để trả nợ.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, từ nay, hàng năm Quỹ tích lũy trả nợ có thể phải bố trí 30-40 triệu USD để trả nợ thay cho các dự án xi măng. Tính đến nay, tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho 16 dự án xi măng là 1,675 tỷ

USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Tổng dư nợ của 16 dự án xi măng này tính đến ngày 31/6/2011 là 988,62 triệu USD.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã phải trả nợ thay cho 4 doanh nghiệp xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp, Thái Nguyên và Đồng Bành do đã đến kỳ trả nợ nhưng mà các đơn vị này không có khả năng hoàn trả.

Một thực tế rõ ràng là: các công ty, tổng công ty, tập đoàn Nhà nước đang được tạo điều kiện rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay. Họ được nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp nhà nước vay càng lớn thì càng hoạt động kém hiệu quả. Thông tin về sự thua lỗ của các doanh nghiệp Nhà nước giờ không còn quá xa lạ, con số có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy rõ một vấn đề trong việc sử dụng và quản lý vốn vay của khối các doanh nghiệp Nhà nước là cực kỳ kém hiệu quả.

Vụ việc của Tập đoàn công nghiệptàu thủy Vinashin là một điển hình cho thấy khả năng sử dụng và quản lý vốn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước gây ra việc thua lỗ triền miên. Theo thanh tra Chính phủ, số nợ phải trả của Tập đoàn là 96,7 nghìn tỷ đồng, lớn hơn số báo cáo của Tập đoàn 11.053 tỷ đồng và cao hơn số nợ đã qua kiểm toán 71 tỷ đồng. Theo kết quả kiểm toán, số lỗ của Tập đoàn là 1.682,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh tra Chính phủ xác đinh thực chất số lỗ lũy kế là 4.985,16 tỷ đồng. Ngoài ra, còn 2.787 tỷ đồng lỗ tiềm tàng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hợp đồng đóng tàu đã bị hủy; 4.688,09 tỷ đồng là các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định bên phải trả và 1.035 tỷ đồng bị phạt và trả lãi cho các chủ tàu do Tập đoàn vi phạm hợp đồng. Trong năm 2007 - 2008, Vinashin đã tăng thêm 200 doanh nghiệp (DN), trong đó nhiều trường hợp không xuất phát từ nhu cầu tăng cường năng lực ngành nghề chính, chưa đáp ứng được khả năng về vốn… Đến hết năm 2009, Vinashin không còn bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỉ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp.

lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu DN và các hình thức khác lên đến 72.000 tỉ đồng. Kiểm tra khoản vay 750 triệu USD từ nguồn vay trái phiếu quốc tế của Chính phủ, kết luận thanh tra xác định có nhiều sai phạm. Nhiều dự án mới chỉ là ý tưởng đầu tư, chưa và không tồn tại trên thực tế vẫn được đưa vào đề án xin vay vốn. Ngoài ra, tại tất cả các khoản vay còn lại từ khoản 300 triệu USD trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; khoản vay 600 triệu USD của 15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài... đến các khoản vay trong nước đều được xác định là có sai phạm. Theo kết luận thanh tra: Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện, dàn trải (615 dự án) nên bình quân chỉ đáp ứng được khoảng 30% vốn cho nhu cầu của dự án; không kiểm soát được vốn đối ứng, dẫn đến toàn bộ các dự án hiện vẫn dở dang, gây lãng phí lớn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn. Ngoài ra, ở đây chưa kể hết đến hàng loạt các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả như vụ mua 25 tàu cũ với tổng giá trị lên đến 8000 tỷ đồng; vụ tàu Hoa Sen, được quảng cáo rầm rộ là con tầu du lịch “5 sao” cũng gây thiệt hại hơn 550 tỷ đông; và hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật khác.

Khi vụ việc của Vinashin được phanh phui, một lần nữa, tất cả xã hội đang đặt câu hỏi những khoản thua lỗ. khoản nợ quá hạn và tới hạn của Vinashin, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Đương nhiên, đó là Nhà nước và gánh nặng đang đè lên hàng nghìn người lao động Việt Nam – những người hoàn thành trách nhiệm đóng thuế với Nhà nước. Chưa tính chi tiết, trước mắt, chắc chắn đã có hơn 300 triệu USD nợ riêng của Vinashin biến thành nợ công quốc gia. Như vậy, mặc dù đã được giao quyền tự hạch toán, nhưng dường như các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thoát khỏi cung cách của thời kỳ kế hoạch tập trung. Họ được hưởng nhiều đặc quyền, những ưu đãi của Nhà nước, tạo lợi thế cạnh tranh nhưng có lẽ chính điều này đã khiến cho họ thêm ỷ lại, không quan tâm đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của đồng vốn mà họ nhận được từ nhà nước và luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên.

lý vốn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước là:

- Nguồn lực hạn chế nhưng lượng đầu tư quá dàn trải, thiếu tính toán nên dẫn đến hậu quả là lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư và thậm chí không còn đạt hiệu quả đầu tư như mục tiêu đặt ra. Việc một số tập đoàn Nhà nước mở rộng lĩnh vực kinh doanh quá mức trong khi kể cả năng lực vốn và năng lực điều hành, quản lý và chuyên môn về lĩnh vực đó còn chưa đầy đủ đã khiến cho việc mở rộng kinh doanh trở thành con dao hai lưỡi, đẩy các chính các tập đoàn đó vào tình trang thua lỗ thườn xuyên.

- Tâm lý ỷ lại của hầu hết các Doanh nghiệp Nhà nước là: Trong mọi trường hợp, Nhà nước sẽ phải tìm cách xử lý và đảm bảo trả được nợ. Có lẽ vì vậy, Doanh nghiệp rất “quyết tâm” trong việc vay nợ và thoải mái dùng vốn và “yên tâm” trả nợ vì đã có nhà nước đỡ.

- Cơ chế quản lý quan liêu. Ở nhiều tập đoàn còn có hiện tượng “cha truyền con nối”, hình thành mô hình “gia đình trị” trong chính các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này có nghĩa là, lợi ích đạt được sẽ chỉ thuộc về một số người và họ cũng chỉ hành động để vơ vét lợi ích về phía họ mà quên đi lợi ích chung. Ngoài ra, với tư tưởng của người phương Đông, những mô hình mang tính “gia định trị” kiểu như vậy sẽ dẫn đến việc bao che các hành vi sai phạm khiến tình trạng “đã sai càng thêm sai”.

Rõ ràng các món nợ được Chính phủ bảo lãnh và kể cả các món nợ khác của các doanh nghiệp Nhà nước có thể được ví như “phần chìm” của tảng băng “nợ công” và ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro và mất an toàn tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu Nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là mối đe dọa hệ thống tài chính quốc tế. Phân tích thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 37 - 41)