TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-o0o -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ,
HẠN CHẾ CỦA NÓ
Người thực hiện : NGUYỄN VŨ GIANG Lớp : Cao học QTKD –K21- Đêm 5
Số thứ tự: 42 – nhóm 5 Giảng viên HD : TS BÙI VĂN MƯA
TP HCM, năm 2012
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 2
I.1 Vài nét về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 2
I.2 Các trường phái triết học Duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại 2
I.2.1 Trường phái Milet 2
I.2.2 Trường phái HÉRACLITE 4
I.2.3 Trường phái đa nguyên EMPÉDOCLE – ANAXAGORE 6
I.2.4 Trường phái nguyên tử luận LEUCIPPE - DÉMOCRITE 7
II GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 10
II.1 Giá trị của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại 10
II.2 Hạn chế của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 20 năm đổi mới, một trong những bài học quan trọng mà Đảng ta
rút ra là: “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng” 1
Theo Lênin, sợi chỉ đỏ của toàn bộ chủ nghĩa Mác chính là phép biện chứng duy vật - khoa học phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật, hiện tượng Mà chủ nghĩa duy vật chất phác Hy lạp cổ đại chính là nguồn gốc của chủ
nghĩa duy vật biện chứng F.Enghen đã từng khẳng định: “Không có cơ sở văn
minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại được” 2
Vì vậy việc hiểu rõ chủ nghĩa duy vật chất phác thời Hy Lạp cổ đại là rất quan trọng, thông qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật để góp phần xây dựng đất nước đúng theo định hướng của Đảng và nhà nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam
Từ những nguyên nhân đó mà tác giả quyết định chọn đề tài “ Chủ nghĩa
duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại và những giá trị, hạn chế của nó” nhằm mục
đích hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật của Mác, chính sách và đường lối của Đảng
Dựa vào những sách giáo khoa triết học dùng cho các trường Đại học, cao đẳng trên toàn quốc tác giả đã làm bật lên những viên ngọc sáng ngời trong thời kỳ
Hy Lạp cổ đại
1Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, HN, 2006 tr.70.
2 Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.90&tr
91
Trang 4I NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT
PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI
I.1 Vài nét về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các mối quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ
Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á
Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn
hoá F.Enghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy-lạp,
không có nghệ thuật và khoa học Hy-lạp ; không có chế độ nô lệ thì không có chế Rô-ma Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy-lạp và đế chế Rô-ma thì không
có châu âu hiện đại” 3
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu từ việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên)
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất
yếu -đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại C.Mác viết: “Các nhà
triết học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”.4
I.2 Các trường phái triết học Duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại
I.2.1 Trường phái Milet
3 http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_19.htm
4 http://www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai
Trang 5Milet là đô thị ven biển vùng Cận Đông, trung tâm thương mại sầm uất của Hy Lạp trong thế kỷ VII tr CN Nhờ đó những nhà bác học có cơ hội mở rộng hiểu biết về nền văn minh cổ đại Đông phương
Trong thế kỷ VII tr CN, ở Milet xuất hiện trường phái duy vật đơn nguyên đầu tiên gọi là phái Milet do Thalès, Anaximandre, Anaximène xây dựng
Đặc điểm của phái này là đặt vấn đề: thực chất của thế giới là gì?
THALÈS (khoảng 624 – 547 tr CN)
Thalès đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất: nước Nước bốc thì thành hơi, thành lửa và đọng lại thì thành đất Về phương pháp tư tưởng, Thalès đã quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của nó: nước là yếu tố đầu
tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay về với nước; không có nước thì không có gì cả Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó 5
Trong giới hạn ấy, Thalès lần đầu tiên đã đạt được tư tưởng cơ sở khoa học, tức là khái niệm vật chất và những biến chuyển của nó, đồng thời Thalès cũng đặt phương pháp tư tưởng duy lý để diễn tả cái biến chuyển ấy
ANAXIMANDRE (khoảng 610 – 546 tr CN)
Anaximandre giải thích nguồn gốc sự sống, cho rằng các loài sinh vật đầu tiên sống dưới nước, sau đó thích nghi dần cuộc sống trên cạn, con người có nguồn gốc từ một loài cá…
Theo Anaximandre, apeiron là cái vô định hình, một thứ vật chất không
có giới hạn nào, tức là vật chất thuần túy vô hình vô tượng Ông giải thích vấn đề: thực chất là tất cả vật chất, vậy thì không cho nó là cái gì cụ thể, mà là thực chất vô hình Nhưng nói thực chất vô hình tất nó lại không phải là vật chất
ANAXIMÈNE (khoảng 585 – 525 tr CN)
5Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.94
Trang 6Về sau Anaximène cho vật chất là “khí”, không khí là bản nguyên của thế giới “Khí” có hai đặc điểm: tụ và tán nhờ đó mà tạo nên các sự vật
Tóm lại, những ý kiến trên là những kinh nghiệm tư tưởng trên một lập trường nhất định, nó bộc lộ chân lý và đồng thời bộc lộ giới hạn hẹp hòi của tư tưởng ấy Trường phái Milet thể hiện lập trường duy vật chất phác, tuy chưa khoa học nhưng có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng duy tâm thần luận
I.2.2 Trường phái HÉRACLITE (khoảng 530 – 470 tr.CN)
Ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại
Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của phép biện chứng sau này
Về khởi nguyên của vũ trụ
Lửa là khởi nguyên của thế giới, lửa tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày
gần gũi cho đến những hành tinh xa lắc “Mọi thứ biến đổi từ lửa và lửa thành mọi
thứ như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng” 6.Thế giới này chỉ
là một đối với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó
“mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi”7
Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới “Cái chết của lửa là sự
ra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước Từ cái chết của nước sinh ra không khí, từ cái chết của không khí sinh ra lửa và ngược lại” 8
Linh hồn con người cũng chỉ là một dạng vật chất, một trạng thái quá độ của lửa 9
Về sự vận động là phổ biến
6 Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.64
7 Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.64
8 Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, NXB Tư tưởng, Mátxcơva,1955, tr 48 (Tiếng Nga)
9 Học Viện Chính Trị, Đề Cương Bài Giảng Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2009, tr.35
Trang 7Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập nhưng phải đến Heraclit thì mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động với
câu nói nổi tiếng “không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông” 10
Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữa các mặt đối lập Đồng nhất được xem là giới hạn theo nghĩa cùng tồn tại trong một tương quan để so sánh Tính chất của sự đồng nhất là tương đối Ở những tương quan khác nhau sẽ cho những kết quả so sánh khác nhau
Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua
các trạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó Ông viết: “Cùng một
thứ ở trong ta như sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, vì sau khi biến đổi cái này trở thành cái kia và ngược lại” 11
Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại
Héraclite cho rằng sự vận động, nhận thức thế giới là nhận thức logos của
vũ trụ 12 , phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (logos) quy
định Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói và suy nghĩ của mọi người Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác nhau Người nào càng tiến gần tới logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu
Về nhận thức luận và nhân bản học
10 Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.95
11 http://www.wattpad.com/1478432-tri%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y? p=3
12 Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.77
Trang 8Về mặt nhận thức, ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao
Theo Héraclite, linh hồn con người là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: cái
ẩm ướt và lửa Chính yếu tố lửa trong tâm hồn con người là logos của nó Nhưng phần đông mọi người sống chủ yếu theo những suy nghĩ và quan niệm riêng của mình chứ chưa hiểu và tuân theo logos, do vậy họ là những người tầm thường Hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng mà ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos
Với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng về thế giới, Héraclite đã góp phần đưa triết học cổ đại tiến thêm một bước mới Ông được xem
là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại Giá trị mà ông để lại chính
là những vấn đề mà ông đã đặt ra
I.2.3 Trường phái đa nguyên EMPÉDOCLE – ANAXAGORE
Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trên thế giới theo tinh thần duy vật, Empédocle và Anaxagore cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái Milet và Héraclite, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng
ÉMPEDOCLE (khoảng 490 – 430 tr.CN)
Empédocle thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập là: đất,
nước, không khí, lửa Bốn khởi nguyên này dưới tác động của tình yêu sẽ kết hợp lại
tạo nên vạn vật, còn thù hận sẽ làm chúng tan rã khiến vật mất đi.
Dựa trên quan điểm này Empédocle cho rằng vũ trụ luôn vận động theo chu trình phát triển qua bốn giai đoạn Trong mỗi giai đoạn có sự tác động khác
nhau giữa tình yêu và thù hận kết hợp các yếu tố khởi nguyên sẽ tạo nên sự vật hay
làm sự vật mất đi
ANAXAGORE (khoảng 500 – 428 tr.CN)
Trang 9Tiếp nối quan điểm đa nguyên nhưng Anaxagore cho rằng vạn vật sinh ra
từ những cái tương tự như chúng, gọi là hạt giống chứ không phải từ đất, nước, lửa,
không khí
Do có vạn vật nên có vô số hạt giống, nó cực nhỏ và có thể phân chia đến
vô tận Mà sự biến hóa về chất của vạn vật là kết quả thay thế phần lớn các hạt giống
trong chúng Để biến hóa cần có động lực là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của
thế giới
Theo Anaxagore, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy, và trong bản thân mỗi vật chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi
cái Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đang khai
thác
I.2.4 Trường phái nguyên tử luận LEUCIPPE - DÉMOCRITE
Đây là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại Leucippe đã lần đầu tiên nêu lên quan niệm về nguyên tử Còn Démocrite đã phát triển và xây dựng các quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ có sức thuyết phục Thuyết nguyên tử là cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật
LEUCIPPE (khoảng 500 – 400 tr.CN)
Leucippe cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, đồng thời cái không tồn
tại (chân không) cũng tồn tại Nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế
giới Vạn vật trong vũ trụ đều sinh diệt theo luật nhân quả…
DÉMOCRITE (khoảng 460 – 370 tr.CN)
Là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp Ông đã xây dựng trường phái nguyên tử luận gồm các bộ phận :
Thuyết nguyên tử
Vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không.
Trang 10Nguyên tử là hạt vật chất không thể chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận bằng trực quan 13 Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn
và vận động không ngừng Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có mùi vị,
âm thanh và màu sắc Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước, vị trí và trình tự kết hợp của chúng Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt Linh hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo nên Khi người ta chết, linh hồn sẽ không còn; chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên tử khác
Chân không là khoảng không gian trống rỗng Với Démocrite, chân không cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được Khác với nguyên tử có kích thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng
Mặc dù Démocrite chưa giải thích được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử Đó là một đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy vật
Lý luận về nhận thức
Démocrite phủ nhận sự tồn tại của thần linh, Thượng đế Theo Ông, thần thánh chẳng qua là sản phẩm của sự tưởng tượng của con người 14 Những cảm giác
này chỉ là chủ quan của con người Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới nhận thức lý tính Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối" (nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ” Theo ông, dạng nhận thức thứ hai
là chủ yếu, đáng tin cậy
13 Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia (tái bản lần thứ 2),
2005, tr.67
14 Học Viện Chính Trị, Đề Cương Bài Giảng Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2009, tr.37