1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

14 2,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu khoa học và rèn luyện tư duy của con người, và Ph.Ăngghen đã chỉ ra tầm quan trọng của tư duy lý luận trong việc đưa khoa học của một đất nước lên đỉnh cao Không có cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học của thời trước

Và Triết học Hy Lạp cổ đại với chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại đã ra đời và phát triển mạnh mẽ, đa dạng Nhờ vào tầng lớp trí thức thời Hy Lạp cổ đại xây dựng và sử dụng hiệu quả ư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học Triết học Hy Lạp cổ đại gắn

liền lịch sử ra đời của nền chính trị Hy Lạp cổ đại và phản ánh lịch sử của đất nước này

Do vậy cần phải nghiên cứu chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại để thấy được dấu ấn sâu đậm để lại trong lịch sử triết học Hy Lạp nói riêng và nền triết học thế giới nói chung

Trang 2

MỤC LỤC Lời mở đầu……….1

 Chương 1: Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cố đại……….3

 Chương 2: Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy lạp cổ đại……… 5

 Chương 3: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy lạp cổ đại 11 Kết luận………13 Tài liệu tham khảo………14

Trang 3

Chương 1:

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT

Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban-căng và Tiểu Á

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất

cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay, điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng có hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu Triết học

và Khoa học

Phép biện chứng thể hiện ở phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong các mối quan hệ, ảnh hưởng ràng buộc nhau và luôn trong tình trạng vận động biến đổi, phát triển không ngừng Các nhà triết học thời cổ đại chỉ dựa trên quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm tính để khái quát bức tranh chung của thế giới nên đã hình thành nên phép biện chứng chất phác Tính chất phác ( thơ ngây) thể hiện ở việc họ xây dựng lý luận dựa vào quan sát trực kiến nhưng thiếu những căn cứ chứng minh của nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vì lúc đó chưa phát triển

Các trường phái triết học theo chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại:

1/ Trường phái nhất nguyên

 Trường phái Milê

 Trường phái Hêraclit 2/ Trường phái đa nguyên

3/ Trường phái nguyên tử luận- đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại

Trang 4

Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại Đúng như

Ph.Ăngghen đã nhận xét tầm quan trong của nền văn minh Hy Lạp không có chế độ nô

lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế

độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và

đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được

Trang 5

Chương 2:

TƯ TƯƠNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC

HY LẠP CỔ ĐẠI

1/ Trường phái Milê :

Trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Talet, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới Bản nguyên vật chất của thế giới có nguồn gốc từ yếu tố đơn nhất (nhất nguyên) đầu tiên và do có sự vận động biến đổi trên nền tảng của nhất nguyên mà thành vạn vật của thế giới

Talet (khoảng 625- 546 TCN)

Talet đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất: nước Nước bốc thì thành hơi, thành lửa và đọng lại thì thành đất Điểm căn bản là thực chất của sự vật là vật chất, và từ

vật chất xây dựng mọi sự vật một cách hợp lý Về phương pháp tư tưởng, Talet đã quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của nó: nước là chất động, chuyển thành các chất khác Nước tồn tại vĩnh viễn, vạn vật bắt đầu từ nước sinh ra, biến đổi không ngừng, mất

đi và quay trở về với nước như một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ, nếu không có nước thì không có gì cả Nhưng định nghĩa sự biến chuyển ấy như thế nào, thì Talet chưa

ra khỏi được những khái niệm máy móc và chưa thể có khái niệm biện chứng Vì tư tưởng tiến bộ này là tư tưởng của giai cấp công thương chủ nô Chính Talet cũng là một công thương nhân tiến bộ, đã biết đầu cơ

Vấn đề triết học mà đề ra, rõ ràng phản ánh hoạt động kinh tế, kinh nghiệm thực tế của

giai cấp công thương đang lên, vì trong hoạt động trao đổi mà qua đó xây dựng giá trị trao đổi thì xuất hiện một khái niệm trừu tượng của một cái gì đấy mà có thể biến thành bất cứ một cái gì khác (đồng tiền có thể biến thành một sản phẩm nào cũng được) Trước

đó chỉ có từng vật cụ thể với tính chất cụ thể của nó, vậy thì không có lý do đặt vấn đề thực chất của tất cả các sự vật là gì

Talet lần đầu tiên đã đạt được tư tưởng cơ sở khoa học, tức là khái niệm vật chất và những biến chuyển của nó, đồng thời Talet cũng đặt phương pháp tư tưởng duy lý để diễn

tả cái biến chuyển ấy

Trang 6

Anaximăngđơ ( 611- 547 TCN), apeiron là cái vô định hình vì nó chứa trong mình

những lực lượng đối lập nhau như khô và ướt…chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó các vật

đối lập nhau sẽ huỷ diệt nhau để trở về với apeiron.

Cũng theo quan niệm nhất nguyên thì Anaximen ( 585- 525 TCN) cho rằng, do có năng

lực và tán mà không khí có thể biến thành nước, đất, đá….hay lửa Lửa do nhẹ mà bay lên

tạo thành bầu trời Đất đá do nặng mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ, và từ đó vạn vật ra

đời và tồn tại Anaximen đã xem không khí là bản nguyên của mọi sự vật ra đời và tồn

tại

Với những nhận thức các nhà triết học theo trường phái Mile tuy còn thô sơ mộc mạc nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và đã tìm cách giải thích thế giới hợp lý từ bản thân thế giới tự nhiên, phương pháp biện chứng đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác, mộc mạc

HERACLITTE (khoảng 540 – 470 TCN)

Ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hi Lạp cổ đại Lênin coi ông là một trong những người sáng lập ra phép biện chứng Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của phép biện chứng sau này

Ông quan niệm Lửa là khởi nguyên của thế giới, lửa tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày gần gũi cho đến những hành tinh xa lắc “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và mức độ của những cái đang lụi tàn”

- Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới “Thế giới chỉ là một ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm” Các hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, các mùa,…theo ông không phải là những hiện tượng thần bí mà chỉ là những trạng thái khác nhau của lửa

“Cái chết của lửa chỉ là sự ra đời của không khí, cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí”

Trang 7

- Thế giới vận động theo trật tự mà ông gọi là logos: logos khách quan và logos chủ quan quan hệ với nhau như là quan hệ giữa khách thể và nhận thức Và như vậy thì sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn để đánh giá tư duy con người Đây là một đóng góp

có giá trị của Hêraclit cho phép biện chứng sau này Theo ông nguồn gốc của mọi sự vật thay đổi là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật Mọi vật đều nảy

nở trong quá trình đấu tranh và sự vận động, phát triển liên tục của sự vật tuân theo các yếu tố khách quan, qui luật quyết định

- Về lý luận nhận thức, Hêraclit cho rằng nhận thức thế là phản ánh hiện tượng khách quan Ông chia quá trình nhận thức ra làm 2 giai đoạn cảm tính và lý tính Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể chỉ có một giai đoạn tồn tại độc lập Ông cho rằng quá trình nhận thức phải bắt đầu từ cảm tính, nhưng cảm tính không đủ sức để khám phá bí ẩn của tự nhiên.Muốn nhận thức thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính Theo ông chân lý luôn mang tính tương đối vì nó còn phù thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh

Về nhân bản học Con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ.Theo ông, hạnh phúc ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos

Tóm lại,Trường phái đơn nguyên do Hêraclit xây dựng đã thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời Hy Lạp cổ đại.Giá trị mà ông để lại chính là những vấn đề mà ông

đã đặt ra Tuy là các quan niệm chưa được trình bày như một hệ thống nhưng đã mang tính triết lý sâu sắc.Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclit vào kho tàng tư tưởng của nhân loại

2/ Trường phái đa nguyên:

Empedoc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái Milê

và trường phái Hêraclit xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất

đa dạng

Trang 8

Empedoc (490- 430 TCN), công trình của Empedoc là cố gắng xây dựng chủ nghĩa duy

vật một cách tương đối chính xác hơn là truyền thống Theo Empedoc, có 4 nhân tố: ‘lửa’

- ‘khí’ - ‘nước’ - ‘đất’, mỗi nhân tố đều có đặc điểm độc lập, bất biến Đều chịu sự tác động của 2 lực là ‘tình yêu’ và ‘ hận thù’ Dưới tác dụng lực của ‘tình yêu’ 4 nhân tố kết hợp lại tạo thành vạn vật, dưới tác dụng lực của ‘hận thù’ chúng bị chia tách ra làm vạn vật mất đi Dựa vào quan điểm này Empedoc đã giải thích được vũ trụ luôn vận động trải qua chu trình phát triển : vũ trụ như quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất và không phân chia vì tình yêu chiến thắng ngự ở tâm vũ trụ, hận thù bị đẩy ra ngoài biên Hận thù tiến dần vào tâm vũ trụ, chiến thắng tình yêu và ngự ở tâm vũ trụ , lúc này vũ trụ bị phân hoá thành bốn yếu tố: đất, nước, không khí, lửa Đến khi tình yêu đủ lớn mạnh tiến dần vào tâm vũ trụ, bốn yếu tố trên kết hợp lại với nhau tạo nên sự vật mới

Ở đây, có yếu tố duy tâm, nhưng về căn bản chúng ta thấy một cố gắng đầu tiên để xây dựng một hệ thống duy vật tương đối chính xác, có quy củ Empedoc có công tìm ra một

số ý kiến mà mãi đến thời cận đại mới phát triển Vật nào không có điều kiện sống được thì chết đi, còn lại những vật có điều kiện sống là những vật chúng ta thấy bây giờ

Anaxago (500- 428 TCN), ông cho rằng vạn vật được sinh ra từ ‘ hạt giống’ tương tự

như sự kết hợp từ bốn yếu tố: đất, nước, không khí và lửa Hạt giống cực nhỏ và phân chia đến vô tận nên đã tồn tại vô số hạt giống vì có vô số vạn vật Các hạt giống sinh sôi, nảy nở hay thay thế cho nhau được cần có động lực Nus- trí tuệ thuần tuý hay linh hồn của thế giới vì Nus đưa thế giới thoát khỏi hỗn độn, tiếp tục con đường vận động đồng thời là quá trình nhận thức bản thân thế giới ‘ Mầm nào sẽ sinh ra giống nấy’, mỗi hạt giống phân chia đến vô cùng và nó chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn ‘ mỗi cái chứa mọi cái’

Tóm lại Empedoc và Anaxago đã lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật

3/ Trường phái nguyên tử luận

Trường phái này có đại diện là Lơxip và Đêmôcrit đạt đỉnh cao của triết học Hy Lạp cổ đại trong giai đoạn cực thịnh Lơxip là người đầu tiên nêu lên các quan niệm về nguyên

Trang 9

tử, Đêmôcrit phát triển các quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục

Lơxip (khoảng 500- 440 TCN), theo ông ‘nguyên tử’ và ‘chân không’ là khởi nguyên

của thế giới ‘Nguyên tử’ là cái tồn tại, cái không tồn tại là ‘chân không’ Ông cũng lý giải trong vũ trụ luôn có những cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không làm các nguyên tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo nên đất, nước, không khí, lửa Và ông cũng cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều sinh ra và diệt vong theo quy luật nhân quả, có căn cứ và do tính tự nhiên

Đêmôcrit (khoảng 460- 370 TCN), Ông là đại biểu xuất sắc, vĩ đại nhất của chủ nghĩa

duy vật Hy Lạp cổ đại Ông đã hệ thống và phát triển thuyết nguyên tử chặt chẽ gồm nội dung :

- Bản chất thế giới: ông cho rằng nguyên tử là những hạt vật chất không thể phân chia được, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận bằng trực quan Nguyên tử là vĩnh cửu và có vô vàn hình dạng Các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới, của các sự vật Nguyên tử tự thân không vận động nhưng khi kết hợp lại với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng

- Về lý luận nhận thức: Đêmôcrit phân nhận thức con người thành dạng nhận thức

mờ tối do các cơ quan cảm giác đem lại- ‘nhận thức cảm tính’ và nhận thức sáng suốt do suy đoán mang đến- ‘nhận thức lý tính’ Đêmôcrit đề cao nhận thức lý tính

vì nhờ nó mới khám phá ra bản chất của sự vật, nhưng quá trình đó rất phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết Đêmôcrit tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgic: quy nạp,

so sánh, giả thuyết, định nghĩa Arixtôt xem ông là nhà lôgic học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgic học

- Quan niệm về đạo đức: Đêmôcrit có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức Theo ông con người cần hạnh động có đạo đức, còn hạnh phúc con người là ở khả năng trí tuệ và tinh thần Đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, công

Trang 10

- Trong lĩnh vực chính trị- xã hội: Ông đã trình bày các quan điểm của mình trên lập trường tư tưởng của giai cấp chủ nô dân chủ Ông xem chế độ nô lệ là hợp lý cần

sử dụng nô lệ như một bộ phận của thân thể.Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công nhưng nó phải gắn liền với tình thân ái, tính ôn hoà và lợi ích chung của công dân tự do chứ không phải của nô lệ Quản lý nhà nước phải the các chuẩn mực đạo đức và pháp lý, mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ

Trường phái nguyên tử luận với quan điểm duy vật, vô thần đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học chống lại cái vô thần , thoát khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo.Nó đã công hiến nhiều học thuyết có giá trị vào kho tàng lịch sử triết học của nhân loại

Trang 11

Chương 3:

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁT HY LẠP CỔ ĐẠI

1 Giá trị :

Các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã có một trình độ nhận thức cao hơn về thế giới, con người Đồng thời giúp con người nhìn nhận đúng đắn hơn không dựa vào cái siêu nhiên hay lòng tin Những lý luận nhận thức đó là nền tảng cho những nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó vấn đề đạo đức được các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên đề cập đến như là mối quan tâm hàng đầu của triết học, và đã đạt tới một trong những bước ngoặt quan trọng nhất Lần đầu tiên con người được đề cập tới phẩm chất và hạnh phúc của mình

Về thế giới quan, các nhà triết học thời kỳ này không dừng lại ở sự nhận xét muôn hình muôn vẻ của thế giới mà họ đã đi tìm cơ sở với cách quy nó về một nhận xét phổ biến , sâu sắc hơn về một nguyên thể đầu tiên Công lao của các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại đã xây dựng giả thuyết về cơ cấu nguyên tử của vật chất

Nổi bật là thế giới do vật chất tạo thành, vận động và biến đổi không ngừng Điều này tạo

cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về thế giới, vũ trụ của con người sau này

2 Hạn chế :

Do hạn chế của thời đại về trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật các nhà triết học

Hy Lạp cổ đại chưa thể giải thích tự nhiên một cách chính xác, chưa giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại thế giới và yếu tố xã hội

Những tư tưởng còn mang nặng tính thô sơ, máy móc, còn nhiều quan điểm duy vật sơ khai tự phát Trong đó có Talet và Anaximan còn chịu ảnh hưởng của thần thoại và tôn giáo Đêmôcrit khi nói đến nguyên tử chưa đạt đến quan niệm khẳng định khối lượng của nguyên tử, còn cho nguyên tử không có trọng lượng

Quan niệm về tư duy ý thức còn ngây thơ, cảm tính Đặc biệt còn mang nặng tính giai cấp sâu sắc, còn xem chế độ nô lệ là hợp lý và cần có biện pháp sử dụng

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w