TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
Trang 1
Tên đề tài:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁT HY LẠP CỔ ĐẠI
& NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Văn Mưa
Tp Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2Chương I: Những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cổ đại.2
I Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 2
II Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cổ đại 2
1 Trường phái Milê 3
2 Trường phái Hêraclít: 4
3 Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxago: 6
4 Trường phái nguyên tử luận 7
Chương II: Những giá trị và hạn chế 10
I Những giá trị 10
II Hạn chế 12
KẾT LUẬN 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật cùng với vai trò và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ngày càng hoàn thiện, trở thành một nội dung quan trọng trong chủ nghĩa Mác – Lênin, kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta Việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật nói riêng và triết học nói chung sẽ giúp ta có những kiến thức cơ bản làm nền tảng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và áp dụng những kiến thức đó vào đời sống thực tế Nhận thấy chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp thời cổ đại có những đóng góp quan trọng của trong sự hình thành của chủ nghĩa Mác – Lênin nên em chọn đề tài viết về chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp thời cổ đại
Nội dung của bài viết thể hiện tư tưởng của các nhà triết học duy vật Hy Lạp thời cổ đại thuộc các trường phái: Trường phái Milê, trường phái Hêraclít, trường phái đa nguyên của Empêđốc - Anaxago, trường phái nguyên tử luận của Lơxíp – Đêmôcrít về bản chất của thế giới, quan niệm về sự vận động, quan niệm
về nhận thức, về con người, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phát thời kỳ này
Bài viết dựa vào các tài liệu tham khảo sau: 1/ Trường Đại học Kinh tế
Tp Hồ Chí Minh – Khoa Lý Luận Chính Trị , Triết học phần I – Đại cương về lịch sử triết học và Triết học phần 2 – Các chuyên đề về triết học Mác - Lênin (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Tp Hồ Chí Minh, 2011; 2/ Hội đồng trung ương Chỉ đạo Biên soạn giáo trình quốc gia , Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; 3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dùng cho các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; và các tài liệu tham khảo từ internet khác
Trang 4Chương I NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
CHẤT PHÁT HY LẠP CỔ ĐẠI
I Hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một vùng lãnh thổ rộng lớn1, sự thuận lợi về thiên nhiên
và địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp cổ đại nhanh chóng phát triển ở tất cả các lĩnh vực để trở thành quốc gia chiếm hữu nô lệ có nền công - thương nghiệp rất phát triển Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, nghệ thuật, luật pháp, khoa học tự nhiên và đặc biệt là triết học
Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại và
là một trong những điểm xuất phát của triết học thế giới Với nội dung phong phú, đặc sắc của mình nó đã phản ánh khá cô đọng và khái quát nhất nền văn minh phương Tây cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng, văn minh Hy Lạp cổ đại nói chung là cơ sở ra đời và tồn tại của nền văn minh phương Tây ngày nay Triết học Hy Lạp cổ đại trải qua ba giai đoạn phát triển là giai đoạn hình thành, giai đoạn cực thịnh và giai đoạn suy tàn, cuộc đấu tranh của khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại
II Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cổ đại
Chủ nghĩa duy vật chất phát Hy Lạp cổ đại là thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị lúc bấy giờ, nó được hình thành từ trường phái Milê, trường phái Hêraclít, trải qua trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận của Đêmôcrít
1 Hy Lạp cổ đại bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía tây Tiểu Á và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egiê.
Trang 51 Trường phái Milê 2
Trường phái Milê do Talét (624 - 547 TCN), Anaximăngđrơ (~ 610 - 546 TCN) và Anaximen (~ 585 - 525 TCN) xây dựng nhằm làm sáng rõ bản chất vật chất của thế giới Đây là trường phái triết học duy vật đơn nguyên do đứng trên quan điểm giải thích thế giới được cấu tạo từ một dạng vật chất duy nhất: Talét cho rằng vật chất đó là nước, Anaximăngđrơ cho là apeiron và Anaximen cho là không khí
- Quan niệm của Talét: Nước là bản nguyên của vạn vật trên thế giới.
Bằng quan sát, ông nhận thấy hạt giống của mọi vật đều có bản chất ẩm ướt, mà nước là nguồn gốc của ẩm ướt, nước là yếu tố chiếm đa phần trên thế giới nên ông đã kết luận nước là bản chất của vạn vật Nước luôn thay đổi hình thái chính
vì thế nước đã sản sinh ra các vật thể khác nhau Nước không mất đi mà tồn tại
vĩnh viễn còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi.
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất tồn tại tựa như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước chính là nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó 3
- Quan niệm của Anaximăngđrơ: Nguồn gốc của thế giới là apeiron.
Apeiron là cái không có hình dạng xác định, vô tận và vô cùng rối ren phức tạp;
nó luôn chứa trong trong mình những mặt đối lập nhau như nóng lạnh, khô -ướt, Nhờ sự đấu tranh của những mặt đối lập này mà vạn vật được tạo ra, sau
đó các vật đối lập nhau sẽ hủy diệt nhau để trở về với apeiron
- Quan niệm của Anaximen: Nguồn gốc của vạn vật là không khí Nhờ
không khí và sự chuyển động của nó mà vạn vật trong vũ trụ được tạo ra, sau đó mất đi để quay về dạng không khí Khí là thực thể sơ đẳng từ đó phát sinh ra mọi
vật, nhờ có năng lực tụ (sự “tụ khí”) và tán (sự “loãng khí”) mà không khí
chuyển hóa thành các dạng vật chất khác nhau như lửa, nước, đất, đá, Do nhẹ nên lửa bay lên trên tạo thành bầu trời, do nặng hơn nên đất đá rơi xuống tạo
2 Milê là thành thị buôn bán to nhất và quan trọng nhất ở Hy Lạp trong thế kỷ VII TCN.
3 Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Khoa Lý Luận Chính Trị , Triết học phần I – Đại cương về lịch sử triết học, Tp Hồ Chí Minh, 2011, tr-94.
Trang 6thành tâm vũ trụ Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao và những hành tinh khác đều quay quanh Trái Đất
2 Trường phái Hêraclít:
Hêraclít (530 – 470 TCN) là một nhà biện chứng nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại nói riêng và là nhà biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học nói chung Các quan niệm của ông về thế giới được thể hiện tuy chưa rõ ràng, còn chứa đựng nhiều ẩn dụ khó hiểu nhưng nó chứa đựng nhiều tư tưởng biện chứng mang tính triết lý rất sâu sắc Cái lớn nhất mà ông đã để lại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại là phép biện chứng duy vật chất phát
- Quan niệm về thế giới:
Thế giới vật chất do chính vật chất sinh ra chứ không phải do thần thánh hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, dạng vật chất đầu tiên sinh ra các dạng vật chất khác chính là lửa Lửa là nguồn gốc sinh ra vạn vật để rồi vạn vật
sau khi mất đi sẽ quay trở về với lửa, “tất cả đều được trao đổi với lửa và lửa
trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng” 4 Tùytheo
độ của lửa mà vạn vật có thể chuyển hóa thay đổi trạng thái: “Cái chết của lửa
chỉ là sự ra đời của không khí, cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh
ra từ cái chết của không khí” Các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, các mùa
trong năm,… theo ông không phải là những hiện tượng thần bí mà cũng chỉ là những trạng thái khác nhau của lửa mà thôi Vũ trụ là ngọn lửa vĩnh hằng, không ngừng bùng cháy và tàn lụi theo trật tự mà ông gọi là logos Với tư tưởng ví toàn
bộ vũ trụ như ngọn lửa bất diệt, Hêraclít đã nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới
4 Hội đồng trung ương Chỉ đạo Biên soạn giáo trình quốc gia , Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr-76.
Trang 7- Quan niệm về sự vận động:
Thế giới vật chất không ngừng vận động và biến đổi: không có sự vật, hiện tượng nào đứng yên tuyệt đối Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều thay đổi, vận động và phát triển không ngừng, không có cái gì giữ nguyên tại chỗ, vận động của vật chất là vĩnh viễn Ông khẳng định sự vận động và biến đổi vĩnh
viễn của vật chất bằng câu nói bất hủ “không ai tắm được hai lần trong cùng một
dòng sông” 5 ,“ mặt trời luôn đổi mới và vĩnh viễn đổi mới”.
Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Trái với quan điểm đang thịnh hành lúc bấy giờ xem đấu tranh như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực, như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng bất động mang tính chất phá huỷ, Hêraclít khẳng định đấu tranh sẽ tạo ra một trật tự hài hoà về sự thống nhất Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật đối lập nhau, nhờ các cuộc đấu tranh này mà sự vật hiện tượng không ngừng chuyển hóa, cái này chết đi cái khác ra đời làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và không ngừng đổi mới Đấu tranh là nguồn gốc của mọi cái đang hiện hữu, là khởi nguyên sáng tạo của sự sống và tồn tại Vì vậy đấu tranh là phổ biến tất yếu
- Quan niệm về nhận thức luận và nhân bản học:
+ Về mặt nhận thức: Ông cho rằng nhận thức là phản ánh hiện tượng
khách quan, nhận thức thế giới là phát hiện ra cái quy luật, trật tự của vũ trụ nhằm làm sáng tỏ tính hài hòa và xung đột của những mặt đối lập tồn tại trong các sự vật, hiện tượng đa dạng trên thế giới Ông chia quá trình nhận thức ra làm hai giai đoạn cảm tính và lý tính Nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua các giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể, nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn nên không đủ sức khám phá bí ẩn của
5 Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Khoa Lý Luận Chính Trị , Triết học phần I – Đại cương về lịch sử triết học, Tp Hồ Chí Minh, 2011, tr-95.
Trang 8tự nhiên không đủ sức khám phá bí ẩn của tự nhiên Theo ông, muốn nhận thức thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính; nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao
+ Về nhân bản học: Con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt
và lửa Linh hồn con người cũng chỉ là một biểu hiện của lửa Linh hồn con người là sự thống nhất của hai mặt đối lập: cái ẩm ướt và lửa Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim
để ngăn ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ Người nào càng nhiều yếu tố lửa bao nhiêu thì họ càng tốt bấy nhiêu vì tâm hồn người đó khô ráo, chính yếu tố lửa trong tâm hồn con người quyết định phẩm chất của con người đó
3 Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxago 6 :
- Quan niệm của Empêđốc:
Vạn vật trên thế giới không phải do một yếu tố tạo nên mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố: Theo ông có bốn yếu tố vật chất độc lập, bất biến là lửa, khí, nước, đất; chúng đại diện cho bốn tính chất cơ bản là nóng - lạnh - ướt - khô và hai nhân tố tác động là tình yêu và hận thù Yêu thì kết hợp lại, hận thù thì chia tách ra Mọi vật sinh ra hay mất đi là do sự kết hợp của bốn yếu tố trên tùy theo tình yêu và hận thù Tùy thuộc vào liều lượng của của bốn yếu trên và tùy vào mức độ tác động tình yêu và hận thù mà mọi vật khác nhau được tạo ra hay biến mất, chính điều này đã làm nên sự đa dạng của thế giới Ông cũng cho rằng vũ
trụ luôn vận động trải qua bốn giai đoạn7, sự sống hình thành từ đại dương sau
đó lan ra khắp nơi trên thế giới
6 Empêđốc (~ 490 – 430 TCN), Anaxago (~500 – 428 TCN)
7 Giai đoạn 1, tình yêu chiến thắng và ở tâm vũ trụ, hận thù thất bại và bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ là một quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất và không phân chia; giai đoạn 2, hận thù từ từ tiến dần vào bên trong và đẩy tình yêu ra phía ngoài, vũ trụ là một quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất và bắt đầu bị phân hóa; giai đoạn 3, hận thù chiến thắng và ở tâm vũ trụ, tình yêu thất bại và bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ bị phân hóa hoàn toàn thành bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí; giai đoạn 4, tình yêu dần tiến vào tâm vũ trụ, hận thù bị đẩy ra ngoài, dưới tác động của tình yêu và hận thù bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí kết hợp với nhau sinh ra vạn vật.
Trang 9- Quan niệm của Anaxago:
Vạn vật không hạn chế trong bốn nhân tố lửa, khí, nước, đất mà vạn vật được tạo ra từ vô số các nhân tố khác nhau (ông gọi đó là các hạt giống, hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia vô tận); do dó vạn vật có thể chuyển hóa thành bất kỳ vật gì khác, bản thân mỗi vật đã chứa đựng trong mình mọi hạt giống của các vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó Chẳng hạn như: ăn rau, rau biến thành thịt, tức là vật nọ biến thành vật kia, trong rau có thịt, tức là tất cả mọi vật có trong tất cả mọi vật, mỗi cái chứa mọi cái
Ông cho rằng Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới là động cơ biến chuyển của vạn vật Nus làm cho khối vật chất xoay tròn, trong khi xoay tròn thì phần nặng nhất tập trung ở giữa thành trái đất, phần nhẹ hơn thì bắn ra xung quanh hình thành các hành tinh khác
4 Trường phái nguyên tử luận
Trưởng phái này do Lơxíp đặt nền móng và được hoàn thiện bởi Đêmôcrít Thuyết nguyên tử của Đêmôcrit là thành quả vĩ đại của chủ nghĩa vật trong thế giới cổ đại
- Lơxíp (~ 500 - 440 TCN): Lơxíp cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, cái không tồn tại (chân không) cũng tồn tại Nguyên tử và chân không cùng là
khởi nguyên của thế giới Vạn vật trong vũ trụ đều sinh diệt theo quy luật nhân quả
- Đêmôcrít (460 – 370 TCN):
+ Thuyết nguyên tử: Theo Đêmôcrít, vũ trụ được cấu tạo bởi hai yếu tố là
nguyên tử và chân không Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ không thể phân chia, có hình dạng, kích thước nhưng không có tính chất, chỉ có thể cảm nhận bằng trực quan, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn Các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên, sự đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới Chân không là cái trống rỗng, không xác định, cái vô hình, bất
Trang 10động vô tận, nó không ảnh hưởng gì đến các vật thể nằm trong nó nhờ đó mà các vật thể vận động được Ông phỏng đoán rằng, vận động không tách rời vật chất,
đó là một phỏng đoán thiên tài, vận động của những nguyên tử là vĩnh viễn, không có điểm kết thúc
Ông thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên nhằm chống lại quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích Ông phủ nhận tính ngẫu nhiên, ông coi ngẫu nhiên là một hiện tượng không có nguyên nhân Ông bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh: Sở
dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên Thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng
tự nhiên hay là những thuộc tính của con người như thần Dớt là sự nhân cách hóa mặt trời, thần Atêna là sự nhân cách hóa thuộc tính của con người Theo ông sự sống là kết quả là quá trình biến đổi từ thấp đến cao của tự nhiên, sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước sau đó chuyển lên cạn và cuối cùng là con người ra đời Ông coi cái chết là sự phân tích của các nguyên tử tạo nên xác và các nguyên tử tạo nên linh hồn chứ không phải linh hồn rời thể xác Tuy quan niệm của ông còn mang tính mộc mạc song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại các quan điểm duy tâm và tôn giáo về tính bất tử của linh hồn con người
+ Quan niệm về nhận thức: Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là vật
chất, là thế giới xung quanh con người; nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức được Ông phân nhận thức của con người thành nhận thức mờ tối và nhận thức sáng suốt Nhận thức mờ tối là do cơ quan cảm giác mang lại, mang lại những hiểu biết bề ngoài chưa mang lại chân
lý Nhận thức sáng suốt là nhận thức thông qua phán đoán và tư duy, nó cho phép đạt chân lý Nhận thức mờ tối là cơ sở của nhận thức sáng suốt Từ những hiểu biết bề ngoài phải đào sâu và vượt qua hiểu biết bề ngoài để nắm bắt bản chất vạn vật