Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của pháp gia (Trang 26 - 31)

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó có nêu phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Đó là:

- Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Luật hoá cơ cấu, tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủđộng hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương.

- Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

- Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp

trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực.

Hoặc xét trên phương diện thực tế xã hội, các nội dung cần thực hiện là: - Dân chủ hóa xã hội: xã hội dân chủ “lợi ích vì dân, quyền hạn của dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

- Hợp lý hóa bộ máy nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương… đổi mới tổ chức và hoạt động có hiệu quả thiết thực.

- Xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước (dịch vụ công): luật khoa học và công nghệ ra đời phát huy khả năng đầu tư không chỉ của nhà nước mà của các thành phần kinh tế, thuận lợi cho sự đóng góp của trí thức, của nhà đầu tư vào khoa học và công nghệ.

- Dân doanh hóa nền kinh tế: mở rộng và phát triển kinh tế dân doanh, thu hẹp kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải bình đẳng với các doanh nghiệp thành phần kinh tế khác và phải hoạt động có hiệu quả. Đẩy mạnh thi hành luật doanh nghiệp, đơn giản tối đa với mọi thủ tục hành chính.

- Pháp chế hóa đường lối, chính sách của Đảng: xã hội văn minh là sống và làm việc theo pháp luật. Không có pháp luật thì mọi quan hệ xã hội không tự thân nó đi vào cuộc sống xã hội được. Ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành luật để luật thực sựđi vào cuộc sống.

Như vậy, phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của tư tưởng phái Pháp gia. Trải qua thời gian cùng những minh chứng lịch sử, ta đã đút kết được nhiều kinh nghiệm quý báu để đi đến một đường lối đúng đắn và thực tế, mang tính quy luật hơn: nhà nước pháp quyền XHCN.

Tư tưởng chính trị của Pháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi Tử có nhiều yếu tố tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử. Tư tưởng Pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

Mấy ngàn năm đã qua, chúng ta có thể chắc chắn một điều là không có gì hoàn toàn cả. Tư tưởng Pháp gia cũng vậy, nó có những điểm tiêu cực, thậm chí là phản động nhưng nó cũng có những điểm rất tiến bộ, mà ngay cả ngày nay cũng là lý tưởng.

Tài liu tham kho

- Giáo trình đại cương Lịch sử Triết học, NXB Tổng Hợp Tp.HCM - Phan Ngọc (2001), Hàn Phi Tử, NXB Văn học

- Doãn Chính (1997), Đại cương Triết hc Trung Quc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

- Nguyễn Hiến Lê (1995), Lun ngữ, NXB Văn học

- Nguyễn Đăng Thục (1991), Lch s triết hc phương Đông, Tập I, NXB TPHCM

- Nguyễn Thị Kim Bình (2008), “Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử”, Tp chí Khoa hc và Công nghệ, (Số 3(26).2008)

- ThS Nguyễn Tài Đông, “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi”, Tp chí Triết hc, Viện Triết học

- Website: http://vi.wikipeida.org/wiki o Pháp gia

o Nền văn minh Trung Hoa o Hàn Phi Tử, Tần Thủy Hoàng,… - Website: http://svnhanvan.org/forum

o Hàn Phi – Nhà tư tưởng lỗi lạc - Website: http://dotchuoinon.com

o Tần Thủy Hoàng – Vị hoàng đếđầu tiên của Trung Quốc - Website: www.thuvien-ebook.com/forums

o Tư tưởng Pháp gia, học thuyết của trí bình thiên hạ - Website: www.tuoitre.com.vn

o Nguồn cội của pháp quyền o Chếđộ pháp trị

- Website: www.chungta.com

o Quản lý bằng pháp luật như thế nào? o Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự o Nhà nước và pháp luật trong thời kỳđổi mới - Website: www.dangcongsan.vn

o Báo cáo chính trị của BCH Trung Ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của pháp gia (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)