TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

16 837 3
TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC KINH TE TP.HO CH MINH KHOA O TO SAU I HC TIU LUN TRIT HC ti: T TNG TRIT HC CA ARIXTT GI TR V HN CH SVTH : DNG BCH HU STT : 63 LP : UEH_K21_QTKDD5 NHểM : 07 GVHD : T.s Bựi Vn Ma Tp HCM, Thỏng 02 nm 2012 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1) Họp nhóm lần 1: - Ngày: 16/1/2012 - Địa điểm: Cổng Trường ĐH Kinh tế - Cơ sở A Nguyễn Đình Chiểu - Nội dung họp: Thống nhất dàn bài tiểu luận, các tư tưởng triết học, nội dung chính về giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Arixtốt sau khi đã tham khảo tài liệu ở nhà. Đưa ra phạm vi nghiên cứu và sườn bài cụ thể, bước đầu hoàn thành sườn bài chương 1. Sau đó, nhóm trưởng tổng hợp lại và mail cho mọi người để chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong thời gian nghỉ Tết, mọi người tìm kiếm, chia sẻ tài liệu. 2) Họp nhóm lần 2: - Ngày: 1/2/2012 - Địa điểm: Phòng A303 - Trường ĐH Kinh tế - Cơ sở A Nguyễn Đình Chiểu - Nội dung: Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra quan điểm của mình nhằm hoàn thiện cho chương 2: Giá trị và hạn chế tư tưởng Arixtốt. Đây là phần khó, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến xây dựng giá trị và hạn chế cho đến khi đạt được thống nhất chung nhất. 3) Ngoài ra: Nhóm thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin với nhau, chia sẻ tài liệu thông qua email. Danh sách triết học nhóm 07: STT HỌ VÀ TÊN HỌP NHÓM LẦN 1 HỌP NHÓM LẦN 2 GHI CHÚ 61 Phan Thị Hồng X X 62 Nguyễn Lý Huân X X 63 Dương Bích Huệ X X Nhóm trưởng 64 Nguyễn Phi Hùng X X 65 Trần Quốc Hùng X X 66 Bùi Thái Hùng X X 67 Phạm Xuân Hùng X X 68 Đinh Thế Hưng X X 69 Nguyễn Thị Thu Hương X X 70 Tăng Thu Hương Không tham gia Người lập biên bản: Nhóm trưởng Dương Bích Huệ – STT: 63 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT 2 1. 1. Thuyết nguyên nhân - Cơ sở của siêu hình học 2 1.2. Vật lý học 3 1.3. Nhận thức luận 3 1.4. Logic học 4 1.5. Nhân bản học 5 1.6. Học thuyết chính trị- xã hội 6 1.7. Đạo đức học 6 1.8 Thẩm mỹ học và những tư tưởng về kinh tế học 7 Chương 2 : GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG ARIXTỐT 8 2.1. Giá trị của tư tưởng triết học Arixtốt 8 2.2. Hạn chế trong tư tưởng triết học Arixtốt: 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 LỜI MỞ ĐẦU Triết học đã ra đời theo đơn đặt hàng của lịch sử nhằm giải thích cho mọi hiện tượng, sự vật trong thế giới, đem lại cho con người những tư duy lý luận có ích cho sự phát triển nhằm giúp con người hiểu sâu hơn về thế giới. Nổi bật trong các nhà triết học thời trung cổ với các nghiên cứu khoa học sáng tạo và thực tiễn, Arixtốt đã trở thành một trong những Triết gia tầm cỡ của thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền học thuật của nhân loại. Aristotle còn là cha đẻ của nhiều học thuyết và nhiều ngành học có ảnh hưởng lớn cả đến nền triết học suốt nhiều thế kỷ sau ông. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Tư tưởng triết học của Arixtốt, những giá trị và hạn chế”. Dựa trên những hiểu biết đã học trên lớp cộng với việc tham khảo những cuốn sách như: 1) Giáo trình: Triết học-Phần I Đại cương về lịch sử triết học, Khoa lý luận chính trị tiểu ban triết học Trường ĐHKT TpHCM, 2011 và các tác phẩm: 2) C.Marx – Engel, Tác phẩm, t.20 (tiếng Nga), C.Marx- Engel, Tuyển tập (gồm 6 tập), t.V, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2006, Ted Honderich (chủ biên), Hành trình cùng Triết Học, Nxb Văn Hoá Thông Tin - Hà Nội, 2006, V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ: Moscow, 1981… và qua việc khái quát những tư tưởng triết học của Arixtốt, tôi mong muốn tìm hiểu, học hỏi và thể hiện lòng yêu mến của người viết đối với các triết gia và sự minh triết của nhân loại đồng thời phân tích những sai lầm mắc phải trong tư duy của triết gia. Nội dung cơ bản gồm 2 chương: Chương 1: Tư tưởng triết học của Arixtốt Chương 2: Giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Arixtốt Bằng phương pháp khảo cứu và trích dẫn tôi đã cố gắng trình bày những sự hiểu biết nhỏ nhoi của mình về Triết gia Aristotle và nền học thuật của ông. Tuy nhiên với kiến thức ít ỏi về một môn học vô cùng mới mẽ và rộng lớn, bài viết khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tôi mong muốn nhận được sự đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn. 1 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT 1.1. Thuyết nguyên nhân – Cơ sở siêu hình học Theo Arixtốt tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản: hình dạng, vật chất, vận động và mục đích [1,111]. Bất kỳ sự vật nào cũng đều phát triển dựa trên 4 nguyên nhân đó. Tương tự như vậy, bất kỳ sự vật nào cũng có 4 nguyên nhân trên thì mới có thể tồn tại được. Trong số các nguyên nhân trên của tồn tại thì nguyên nhân hình dạng là cơ bản nhất. Nó là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật. Bản thân nó đã bao hàm cả nguyên nhân vận động và mục đích. Với việc thừa nhận nguyên nhân mục đích trong sự phát triển của mọi vật, Arixtốt đã làm cho quan niệm của ông về tồn tại trở nên thần bí. Như vậy, coi vận động và mục đích chỉ là những khía cạnh khác nhau của của nguyên nhân hình dạng, Arixtốt đã thừa nhận học thuyết bốn nguyên nhân chỉ là sự phát triển, cụ thể hóa quan niệm của ông về hình dạng và vật chất cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong hai nguyên nhân cơ bản của tồn tại – vật chất và hình dạng, thì Arixtốt coi hình dạng là nguyên nhân quan trọng hơn, có vai trò quyết định, bởi nó là bản chất của sự vật. Xác định bản chất của sự vật ông đưa ra hai tiêu chuẩn: Thứ nhất, bản chất phải là cái được nhận thức trong khái niệm, tức là cái chung. Góc độ này ông hiểu bản chất của sự vật thuộc về lĩnh vực tinh thần. Thứ hai, mỗi sự vật đều có đặc tính riêng của mình, do vậy bản chất phải là cái riêng. Mà theo Arixtốt cái riêng không thể biểu hiện được bằng khái niệm, không đem lại cho chúng ta một tri thức đích thực nào. Như vậy, hai tiêu chuẩn trên mâu thuẫn với nhau. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng. Một mặt, ông khẳng định mọi sự vật trong thế giới đều là sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng. Mặt khác, ông thừa nhận tồn tại “ hình dạng thuần túy” phi vật chất hoàn toàn thuộc về lĩnh vực tư tưởng, khẳng định có “vật chất đầu tiên” – vật chất phi hình dạng. Hơn nữa ông còn coi “ hình dạng thuần túy” là động cơ đầu tiên của thế giới làm cho mọi vật đều có thể vận động được. Đó chính là thượng đế, hay trí tuệ thuần túy. Đây là điểm triết học của Arixtốt hòa nhập với thần học của ông, 2 làm cho mặc dù ban đầu ông phê phán triết học của Platon là sai lầm nhưng chính ông lại hòa nhập làm một với triết học đó. 1.2. Vật lý học Vật lý học được coi là “triết học thứ hai” (hay khoa học về giới tự nhiên) được xây dựng trên nền tảng của “ triết học thứ nhất” (siêu hình học). Arixtốt cho rằng giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Các sự vật luôn vận động không ngừng bên trong chúng và thống nhất chặt chẽ về hình dạng và vật chất với sáu hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí. Arixtốt nhấn mạng rằng “ không thể có vận động bên ngoài sự vật”. Coi giới tự nhiên là sự thống nhất giữa hình dạng và vật chất. Ông khẳng định không thể hiểu thế giới tự nhiên nếu không bắt đầu từ sự vận động, và mọi sự vận động đều mang tính mục đích, đều được sắp xếp ngay từ ban đầu. Những sự bàn luận về thế giới tự nhiên có vận động hay không vận động chỉ là những ý tưởng thiếu nghiêm túc. Aristotle cho rằng nguyên nhân của sự vận động nằm ở bên ngoài sự vật, ban bố cho sự vật những sinh lực khởi động ban đầu. Ông nói:“Hằng ngày nhìn thấy mặt trời đi qua bầu trời, còn buổi tối là sự chuyển động hài hoà của các thiên thể khác, không thể không cho rằng có một Thượng đế tạo ra sự chuyển động và hài hoà ấy”[2,138]. Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtốt xây dựng vũ trụ luận của mình. Ông là người khởi xướng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, là trung tâm của vũ trụ. 1.3. Nhận thức luận Học thuyết của Arixtốt về tri thức được xây dựng trên nền tảng quan niệm về thế giới của ông. Tác phẩm “siêu hình học” của ông được mở đầu bằng luận điểm “tất cả mọi người, về bản tính đều khát vọng tới trí thức”, ông cho rằng kẻ nào không nhận thức được kể đó không phải là người. Lý luận nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng nhận thức luận thời cổ đại. Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, 3 ông coi quá trình nhận thức là quá trình khám phá ra chân lí đích thực về bản chất sự vật. Ông phê phán mọi quan niệm hoài nghi luận trong nhận thức, ông coi “ ngụy biện chỉ là một sự thông thái giả hiệu”. Arixtốt đề cao vai trò của nhận thức lý tính (khái quát hóa, trừu tượng hóa) hơn cảm tính. Nó đem lại cho ta những hiểu biết xác thực và sinh động về sự vật đơn nhất. Ông là người khởi xướng nguyên lý tabula rasa (nguyên lý tấm bảng sạch) – coi linh hồn con người khi mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức – đối lập với tư tưởng của Platon coi nhận thức là quá trình hồi tưởng lại. Theo Arixtốt nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá trình nhận thức. Tiếp sau là nhận thức kinh nghiệm, theo Arixtốt đó là hàng chuỗi những liên tưởng về cùng một sự vật hay nhóm các sự vật nhất định. Và cao hơn kinh nghiệm là nhận thức nghệ thuật mà nền tảng của nó là thực tiễn của con người. Nó đem lại nhưng tri thức mang tính khái quát hơn so với các dạng nhận thức trên. Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học là tối cao. Nó là hoạt động trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có tính khái quát cao. Dưới con mắt của Arixtốt, khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp. Ông là người đầu tiên tìm cách phân loại các khoa học. 1.4. Logic học Arixtốt được xem là ông tổ của lôgic học – khoa học về tư duy và các quy luật của nó. Ông là người đầu tiên đã trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những quy luật cơ bản của tư duy đúng đắn. Những quy luật cơ bản của tuy duy lôgic bao gồm: quy luật đồng nhất ( A = A), quy luật cấm mâu thuẫn (A # > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba ( hoặc A, hoặc > A). Từ đây, Arixtốt đã xây dựng nên tam đoạn luận nổi tiếng của mình ( nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C). Ví dụ: Con người đều thật thà Lan là con người Lan cũng thật thà. 4 Ngoài ra, Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích các lỗi lôgic mà mọi người hay mắc phải. Và khẳng định rằng mọi lỗi lôgic là do mọi người vạn dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgic. Lôgic học của Arixtốt không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp như vậy mà còn bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện như là phương pháp luận xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Bản thân thượng đế, dưới con mắt của Arixtốt là một nhà lôgic lý tưởng. Arixtốt đã xây dựng nên hệ thống các phạm trù như những hình thức của tư tưởng: 1) bản chất; 2) số lượng; 3) chất lượng; 4) quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành động; 10) chịu đựng. 1.5. Nhân bản học Nhân bản học là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan của Arixtốt. Ông thấy rằng: “nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiên”. Khi nhìn thấy một sự vật đang tồn tại, ta liên tưởng ngay rằng đó chính là sự kết hợp của vật chất và ý thức. Trong khi đo, khi nhắc đến con người thì Aristotle lại cho rằng đó là sự gắn kết của linh hồn và thể xác, trong sự kết hợp này thì linh hồn giữ vai trò chủ đạo “linh hồn là công thức quyết định bản chất của sự vật”. Theo Aristotle cả hai linh hồn và thể xác không thể tồn tại thiếu nhau, nhưng chúng không phải đồng nhất là một. Ông nói: “Chúng ta có thể hoàn toàn bác bỏ câu hỏi linh hồn và thể xác có phải là một hay không: câu hỏi này cũng vô nghĩa như câu hỏi sáp và hình thù trao cho sáp có phải là một hay không.”[3,83] Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Linh hồn chính là căn nguyên của sự sống. Arixtốt cho rằng tồn tại ba dạng linh hồn: 1) linh hồn thực vật với khả năng tự nuôi dưỡng và sinh sản; 2) linh hồn động vật có khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh. Cả hai linh hồn này đều xếp là: “ linh hồn vật lý”, chúng gắn bó hữu cơ và bị hủy cùng thể xác; 3) linh hồn lý tính là dạng cao nhất của linh hồn và chỉ tồn tại ở người, đó là khả năng tư duy, trí tuệ của con người. 5 Ở đây, Arixtốt hiểu linh hồn theo nghĩa khá rộng. Nó không chỉ dừng lại ở các khả năng suy nghĩ hay cảm nhận của con người. 1.6. Học thuyết chính trị - xã hội Theo Arixtốt, con người là một sinh vật xã hội. Bản tính của nó là sống cộng đồng. Hình thức tổ chức cuộc sống cộng đồng đó trong một thể chế nhất định được gọi là nhà nước. Nhà nước đem lại sinh khí cho mỗi gia đình, mỗi quần cư và từng con người trong xã hội. Arixtốt coi hình thức tổ chức gia đình kiểu chiếm hữu nô lệ là hình thức sống cộng đồng tự nhiên và vĩnh viễn. Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố chính quyền nhà nước. Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về ba phương diện: lập pháp, hành chính và phân xử. Arixtốt ủng hộ nhà nước quân chủ, coi đó như là hình thức tổ chức nhà nước thần thánh và ưu việt nhất. Ông phê phán mạnh mẽ chế độ bạo chúa, cho rằng nó không phù hợp với bản chất của con người. Theo ông nghĩ thì mục đích của nhà nước là cuộc sống phúc lợi bản thân nhà nước là sự giao thiệp của các gia tộc và dân cư nhằm đạt được sự tồn tại một cách hoàn thiện và tự lập. 1.7. Đạo đức học Arixtốt xây dựng học thuyết về đạo đức của mình dựa vào tâm lý học. Theo ông thì linh hồn con người được chia làm ba phần: lý tính thuần túy, lý tính thực tiễn, phần khoái lạc ham muốn. Đức hạnh theo Arixtốt là đức hạnh của hành vi đạo đức. Nó không phải được tự nhiên ban cho con người một cách tự động, tự nhiên chỉ cho con người khả năng có đức hạnh. Sự thông thái và trí tuệ của con người có thể có được là do học tập, còn đạo đức có được là do giáo dục. Như vậy khác với Xôcrát quan niệm đạo đức là do bẩm sinh mà có, Arixtốt cho rằng đức hạnh của con người là kết quả của sự giáo dục. Ngoài ra Arixtốt còn xem xét đạo đức không chỉ ở hành vi con người mà căn cứ cả vào quyền của nó nữa. Con người chỉ có thể được coi là có đầy đủ đức hạnh nếu anh ta cố gắng vươn tới sự thông thái – có nghĩa là trở thành nhà triết học. Và theo Arix tốt thì đức hạnh là khoảng giữa thông thái của hai thái cực. Ví dụ: hào phóng là trạng thái giữa của hai thái cực: keo kiệt và hào phóng. 6 1.8. Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Arixtốt Thẩm mỹ học Nghệ thuật được coi là toàn bộ hoạt động vật chất của con người và sản phẩm của nó. “nghệ thuật nói, Arixtốt nhấn mạnh – trong một số trường hợp hoàn thành những cái mà giới tự nhiên không thể làm được, trong một số trường hợp khác, mô phỏng”. Ông đặc biệt nhấn mạnh chức năng mô phỏng theo giới tự nhiên của nghệ thuật. Trong số các dạng nghệ thuật Arixtốt đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là ngôn ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi hài kịch, bi kịch mỗi dạng nghệ thuật có một dạng và tính chất mô phỏng khác nhau. Kinh tế học Arixtốt có những quan điểm kinh tế học rất sâu sắc. C.Mác dã gọi ông là nhà nghiên cứu vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử đã hiểu được hình thức giá trị của trao đổi. Arixtốt cũng đã nghiên cứu những hiện tượng của đời sống xã hội như: phân công lao động, hàng hóa, trao đổi, phân phối ông cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trao đổi với phân công lao động, sự phân ra gia đình nguyên thủy thành những gia đình nhỏ. Khi nghiên cứu trao đổi, Arixtốt đã tiếp cận đến hai hình thức sở hữu: tự nhiên và không tự nhiên; đồng thời cũng đoàn ra một cách tài tình tính hai mặt của giá trị tư tưởng độc quyền và giá cả độc quyền cũng đã xuất hiện trong học thuyết về kinh tế của ông. 7 [...]...CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG ARIXTỐT 2.1 Giá trị tư tưởng của Arixtốt Những tư tưởng triết học của Arixtốt có vai trò to lớn đối với gaii cấp thống trị và nhà thờ Giai cấp chủ nô đã sử dụng những tư tưởng về nô lệ để củng cố quyền lực của mình Nhà thờ (thánh Thoomaraty) dùng triết học của ông loại bỏ những mặt tích cực, giữ lại những cái tiêu cực làm thành triết lý nhà thờ trong... quan điểm duy lý, ông đã đưa triết học duy lý đến một tầm cao hơn của sự phát triển Nhận thức luận của Arixtốt chứa đựng các yếu tố cảm giác luận và kinh nghiệm luận có khuynh hướng duy vật Điều này thể hiện rõ tư tưởng nhị nguyên của ông Trong lý luận nhận thức của mình, Arixtốt thừa nhận thế giới khách quan là đối tư ng của nhận thức, là nguồn gốc, kinh nghiệm và cảm giác Tự nhiên là tính thứ nhất,... đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa lôgic học hình thức cho đến ngày nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị Arixtốt được C.Mác đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại” Còn theo Engel là “khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ đại Hy Lạp Điều nổi bật của ông là dám mạnh dạng biểu thị sự bất đồng của mình đối với những tư tưởng của người thầy, ông đứng trên lập trường của. .. củng cố địa vị, bảo vệ nhà thờ Arixtốt là người đầu tiên tổng kết và hệ thống hóa tư tưởng triết học trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại Cho đến nay sự tìm kiếm điểm khởi đầu của quá trình phát sinh lịch sử triết học vẫn còn tiếp tục Nhiều nhà triết học macxít đã coi Arixtốt là người mở đầu lịch sử tư duy triết học, là người đã giải phóng triệt để tư duy tiền khoa học, là người đầu tiên đã tổng kết,... điểm khởi nguyên và hệ thống chúng Bên cạnh đó, sự miệt mài nghiên cứu và là việc nghiêm túc của ông chính là điều mà thế hệ sau cần học hỏi, noi theo Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ định rằng với sự hạn chế về lịch sử và thời đại, triết học của ông mắc phải nhiều sai lầm, tư tưởng còn đậm tính chủ quan Bên cạnh đó, do đứng trên lập trường của giai cấp thống trị nên triết học của ông có sự mâu... thức căn bản nhất của tư duy biện chứng" [5,34] 2.2 Hạn chế trong tư tưởng Arixtốt Triết học Arixtốt thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị Đứng trên lập trường giai cấp chủ nô ông cho rằng nô lệ là động vật thấp hèn, nếu không có sự đẫn dắt của chủ nô sẽ trở nên vô dụng Ông còn sử dụng triết học của mình để đề cao vai trò của nhà thờ khi cho rằng con người ta không đến nhà... trong một chỉnh thể thống nhất Những hệ thống triết học như thế có thể tìm thấy ở triết học tự nhiên của Êmpêđốccđơ và hệ thống triết học của Pácmênít Hơn thế nữa, chúng ta có thể tìm thấy sự sống động và tính đa dạng trong di sản triết học của Platôn, nơi mà mỗi sự kiện được ông miêu tả, nhận xét, đánh giá đều toát lên những khía cạnh của lịch sử triết học Ông là người đầu tiên đã xây dựng một hệ thống... và đưa triết học phát triền lên tầm cao mới nhờ việc phê phán học thuyết về “con số" của Pitago, học thuyết về “ý niệm" của Platôn Có lẽ là như vậy, và lịch sử triết học đã ra đời từ đó Nét đặc biệt của thời đại Arixtốt chính là giai đoạn tổng kết và tích luỹ tri thức mà người cổ đại đã đạt được là giai đoạn mà sự vận động và tiến bộ xã hội diễn ra rất nhanh, trên nền tảng ấy triết học phát triển và. .. cho tất cả cá học thuyết tiếp theo về phạm trù Hệ thống phạm trù của Arixtốt là sự khái quát và kế tục những thành quả của toàn bộ nền triết học Hy lạp cổ đạigiai đoạn trước ông Nó chiệm một vị trí quan trọng trong lich sử triết học và ngày ny nhiều phạm trù của nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư duy nhân loại Khi nghiên cứu các phạm trù của Arixtốt ta thấy... niệm của con người, trí tuệ của Arixtốt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực”[6,554] Mặc dù các quan niệm của ông không nhất quán, dao động giữa lập trường duy vật và duy tâm, nhưng ông đã là người đặt nền móng cho triết học châu Âu và thế giới, đồng thời còn là người mở ra hướng nghiên cứu cho một loạt các khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành như: chính trị học, kinh tế học, . Người lập biên bản: Nhóm trưởng Dương Bích Huệ – STT: 63 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT 2 1. 1. Thuyết nguyên nhân - Cơ sở của siêu hình học 2 1.2. Vật. kiếm, chia sẻ tài liệu. 2) Họp nhóm lần 2: - Ngày: 1/2/2012 - Địa điểm: Phòng A303 - Trường ĐH Kinh tế - Cơ sở A Nguyễn Đình Chiểu - Nội dung: Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra. qua email. Danh sách triết học nhóm 07: STT HỌ VÀ TÊN HỌP NHÓM LẦN 1 HỌP NHÓM LẦN 2 GHI CHÚ 61 Phan Thị Hồng X X 62 Nguyễn Lý Huân X X 63 Dương Bích Huệ X X Nhóm trưởng 64 Nguyễn Phi Hùng X

Ngày đăng: 21/11/2014, 06:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan