Văn hoá tinh thần là tổng thể các giá trị tinh thần, do hoạt động trí óc của con người sáng tạo, phát minh ra, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Nó biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của mỗi dân tộc. Trong hơn 300 năm tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên nghiên cứu sự ảnh hưởng này là cần thiết trong quá trình nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phật giáo du nhập và phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên những điều kiện về kinh tế xã hội, tiền đề văn hoá, tư tưởng. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã hình thành nên các đặc điểm: Sự đa dạng của các hệ phái, tổ chức, tính dung hợp mạnh về văn hoá, tính linh hoạt và tính nhập thế cao. Trong quá trình ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phật giáo đã tham gia chống giặc ngoại xâm, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điểu chỉnh hành vi, nhân cách con người; các hoạt động văn hoá nghệ thuật của Phật giáo làm cho đời sống văn hoá tinh thần người dân thêm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Phật giáo và các hoạt động của Phật giáo đã phát sinh những tiêu cực như sự cấu kết của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo với các thế lực thù địch chống phá chế độ; một số nội dung trong giáo lý, giới luật, lễ nghi của Phật giáo lạc hậu so với sự phát triển của xã hội; một số tín đồ đạo Phật vi phạm giới luật; việc sửa chữa, xây dựng các công trình Phật giáo chắp vá, một số nghi lễ có xu hướng phô trương. Để khắc phục những hạn chế đó, chính quyền Thành phố, Thành hội Phật giáo và nhân dân cần thực hiện các giải pháp mang tính định hướng: Đổi mới nhận thức về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên, nhân dân; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào Phật giáo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Phật giáo; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tôn giáo cho nhân dân; đảm bảo cho Phật giáo thực hiện tốt đường hướng hành đạo; định hướng cho công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo; đấu tranh ngăn chặn lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÂN NGỌC ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012
Trang 2♣♣♣………
THÂN NGỌC ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu Kết quả công trình nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa được công bố
Người thực hiện
THÂN NGỌC ANH
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
1.1 Cơ sở xã hội và tiền đề tư tưởng cho quá trình du nhập, phát
triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh 16 1.1.1 Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự du nhập và phát triển của
1.1.2 Tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật
1.2 Khái quát các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh 38 1.2.1 Khái quát các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGUYÊN
2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 69 2.1.1 Những khái niệm liên quan tới sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
2.1.2 Một số nội dung cơ bản trong giáo lý, giới luật, lễ nghi, các hoạt động
Trang 5ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân
2.2.1 Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo
2.2.2 Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống
2.2.3 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến
Chương 3: QUAN ĐIỂM XUẤT PHÁT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CÓ TÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU
CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH
3.1 Những quan điểm xuất phát về tôn giáo và công tác tôn giáo của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam 167 3.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1.2 Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối
3.2 Những giải pháp định hướng trong công tác tôn giáo để phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 188
3.2.2 Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh
Trang 6Nhà nước cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 198
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo ở Thành
3.2.6 Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo
làm phương hại đến lợi ích của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí
3.2.7 Bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt
đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 234
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên Trong gần 20 thế kỷ tồn tại, Phật giáo đã tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hoá và truyền thống yêu nước của dân tộc ta; luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, tích cực đóng góp công sức của mình chống lại giặc ngoại xâm, vì nền độc lập và thống nhất đất nước
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, có vị Hoà thượng tự thiêu để phản đối Mỹ - Ngụy… Phải khẳng định rằng, Phật giáo đã hoà nhập và trở thành một bộ phận không thể tách rời truyền thống văn hoá dân tộc Với thời gian dài đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống văn hoá tinh thần
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, là một trong những thành phố lớn nhất nước, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội tụ nhiều thành phần cư dân đến từ khắp nơi trong cả nước; ngoài người Kinh chiếm đa số, có một bộ phận người Hoa đến từ Trung Quốc, người Chăm xuống từ miền Trung, người Khmer lên từ miền Tây Nơi đây cũng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, với hơn một ngàn chùa, có nhiều chùa đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hoá
Vì vậy, đời sống văn hoá tinh thần người dân ở đây rất phong phú, đa dạng
Từ Đại hội VI, với chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
đã ảnh hưởng tích cực đến Thành phố, làm cho kinh tế phát triển năng động, mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cùng với đó là sự thay đổi của đời sống chính trị, văn hoá, khoa học, tôn giáo… trong đó có Phật giáo Những năm gần đây, các ngày lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu và một số hoạt động khác của Phật giáo đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn và có ý
Trang 8nghĩa xã hội ngày càng tích cực hơn Nhiều chùa được xây, sửa khang trang hơn Người đi chùa cũng ngày một đông và thường xuyên hơn
Với triết lý đạo đức, nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc, Phật giáo đã
có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; có nhiều người không phải là phật tử nhưng có cảm tình với Phật giáo, vẫn đến lễ Phật và tham gia các nghi lễ Phật giáo với tính cách là các hoạt động mang giá trị văn hoá tinh thần xã hội Phật giáo đã trở thành một nhu cầu tâm linh không thể thiếu của một bộ phận nhân dân Xu hướng thế tục hoá của Phật giáo ngày càng đậm nét
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo đã trở thành chỗ dựa, bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần của một bộ phận quần chúng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người gặp hoạn nạn Một số chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; ảnh hưởng tích cực đến một bộ phận trong quần chúng nhân dân, phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực, bản thân Phật giáo và sự hoạt động của tổ chức Phật giáo đang đứng trước nhiều thách thức, phát sinh những hạn chế, có tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, như do tuyệt đối hoá đời sống tâm linh, trong Phật giáo dễ phát sinh mê tín dị đoan Lạm dụng thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo thực hiện những tập tục đã lạc hậu trên quan niệm về nghiệp, nhân quả, kiếp người… Tin theo bùa phép, ấn quyết (Mật Tông) Trong Thành hội Phật giáo vẫn còn mâu thuẫn về phương châm hoạt động; một số chức sắc, tăng ni mất đoàn kết nội bộ Sự cấu kết của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo với các thế lực thù địch để chống phá chế độ Do sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, Phật giáo buộc phải thay đổi để thích ứng, dẫn tới sự lỏng lẻo, niềm tin trở nên đa chiều Phật giáo không có tổ chức quốc tế, có nhiều hệ phái, thiếu thống nhất về cách quản lý nên dễ phát sinh những tiêu cực Mặc dù nhiều giá
Trang 9trị đạo đức của Phật giáo có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức của con người, nhưng đạo đức Phật giáo chưa bao quát đạo đức xã hội và chưa đáp ứng được hết yêu cầu của đạo đức mới Phật giáo không xem con người của xã hội trong quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, chính trị mà chỉ đơn giản trong quan hệ đạo đức giữa ranh giới thiện - ác Những hoạt động xã hội của Phật giáo rất hữu ích nhưng chưa triệt để, nó chỉ góp phần san bằng xã hội bằng đạo đức chứ không phải là cải tạo điều kiện sống Cho nên triết lý đạo đức Phật giáo chưa theo kịp thời đại mới, chưa đạt đến trình độ của đạo đức xã hội, không thể thay thế đạo đức xã hội Những khiếm khuyết đó đã hạn chế sự dấn thân của con người vào xã hội Một số nội dung trong giáo lý, giới luật, lễ nghi của Phật giáo lạc hậu so với sự phát triển của xã hội Những năm qua do sự phát triển nhanh về số lượng chức sắc, tăng
ni, phật tử dẫn đến nguy cơ giảm chất lượng của đội ngũ này Mặt trái của xu hướng thế tục hoá của Phật giáo đã làm cho một bộ phận chức sắc, tăng ni, phật tử vi phạm giới luật nhà Phật Việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chùa chiền ở một số nơi còn chắp vá, xa hoa Một số lễ hội của Phật giáo mang tính phô trương, hình thức Vẫn còn tình trạng lợi dụng hoạt động của Phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan Văn hoá - nghệ thuật của Phật giáo mang tính chân chất, trung bình, mộc mạc, không theo kịp sự phát triển của văn hoá - nghệ thuật hiện đại Tất cả những biểu hiện trên đã làm biến dạng Phật giáo, thậm chí trái với tôn chỉ của Phật giáo, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo với đời sống xã hội Mặt khác, công tác tôn giáo trong thời gian qua
đã bộc lộ những bất cập sau: Số lượng cán bộ thiếu; chất lượng cán bộ còn hạn chế, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang làm công tác tôn giáo; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo Tình hình đó đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục cả về lý luận lẫn thực tiễn, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Đúng như Văn kiện Đại hội
Trang 10Đảng toàn quốc lần thứ X đã viết: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng
và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho đồng bào các tôn giáo Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân”
[42, tr.122-123] Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật
giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”
làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Triết học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Có thể khái quát các công trình đó theo ba hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật
giáo ở Việt Nam; về tư tưởng Phật giáo Việt Nam và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam cho xã hội có những tác giả sau: Nguyễn Đăng Thục
(1974), Phật giáo Việt Nam, Sài Gòn xuất bản; Lê Mạnh Thát (1975), Khương
Tăng hội toàn tập, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Trần Văn Giàu (1975),
Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Trang 11Nội; Lê Mạnh Thát (1979), Toàn nhật thiền sư toàn tập, Viện Phật học Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng
Việt Nam (1986), Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng trong, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Doãn Chính
(1998), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo
Sử luận I-II-III, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội; Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Mạnh
Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; Minh Chi (2003), Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Mật Thể
(2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Trần Hồng Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội
Những tác phẩm của các nhà nghiên cứu đã trình bày, phân tích Phật giáo Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau
Nguyễn Tài Thư, trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã khẳng
định rằng thực tế lịch sử đã cho thấy chủ trương gắn đạo với đời, với đời sống văn hoá dân tộc là phù hợp với yêu cầu của lịch sử
Nguyễn Hiền Đức, trong cuốn sách Lịch sử Phật giáo Đàng trong đã làm
rõ quá trình du nhập, tồn tại, phát triển của Phật giáo ở Đàng trong; sự thích ứng và ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo đối với tâm thức người dân trên vùng đất mới
Nguyễn Duy Hinh, trong tác phẩm Tư tưởng Phật giáo Việt Nam đã
bước đầu tìm hiểu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm tìm kiếm
Trang 12đặc điểm của Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được hình thành trên sơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa, có tiếp thu tôn
giáo ngoại nhập
Nguyễn Lang, trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo Sử luận I-II-III đã phân
tích các vấn đề Phật học then chốt và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn
hoá tinh thần ở Việt Nam một cách tự nhiên như “nước thấm vào lòng đất” Nguyễn Hùng Hậu, trong cuốn sách Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam đã làm rõ lược sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV;
phân tích thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
Minh Chi, trong các bài viết của cuốn sách Truyền thống văn hoá và Phật
giáo Việt Nam chỉ ra dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng tới sự hình thành nền
văn hoá và con người Việt Nam, trong đó có sự ảnh hưởng của Phật giáo; bàn
về truyền thống văn hoá Việt Nam; sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hoá Việt Nam; bản sắc của Phật giáo miền Nam; Phật giáo trong đời sống của người Việt…
Mật Thể, với tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử lược đã trình bày nguồn
gốc của Phật giáo, sơ lược sự thăng trầm của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ; sự ảnh hưởng của các hệ phái, tổ sư của Phật giáo đối với lịch sử, xã hội Việt Nam
Trần Hồng Liên, trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ,
tác giả đã khái quát những biến đổi lịch sử, những đặc thù của Phật giáo Nam bộ; những dấu ấn của Phật giáo trong sinh hoạt, nếp sống, văn hoá, tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân; vai trò của Phật giáo trong công tác giáo dục; hiện trạng và xu hướng phát triển của Phật giáo trong tương lai…
Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, như các công trình
Phật giáo và nền văn hoá Việt Nam của Thích Mãn Giác, Ban tu thư Đại học
Vạn Hạnh, Sài Gòn xuất bản, 1967; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư
Trang 13tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội, 1986; Đạo đức học Phật giáo (Nhiều
tác giả), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1995; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997; Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo
trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn, luận án
tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; Vài
suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hoá Việt Nam của Minh
Chi, Nguyệt san Giác Ngộ, 1999 - 2001; Nhận thức, thái độ, hành vi đối với
Phật giáo của cộng đồng dân cư Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay của Trần Văn Trình, luận án tiến sĩ xã hội học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004; Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay của Tạ Chí Hồng,
luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004… Trong những công trình nghiên cứu này, nổi bật lên các công trình sau:
Trong Đạo đức học Phật giáo, các tác giả chủ yếu phân tích những chuẩn
mực của đạo đức Phật giáo; nhấn mạnh một số đặc sắc của đạo đức Phật giáo; dấu ấn của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam; vai trò, sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam; mối quan hệ giữa công cuộc đổi mới với đạo đức Phật giáo; sự hoà nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam; đạo đức Phật giáo là một bộ phận của hệ thống giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam trong lịch sử; đạo đức Phật giáo là một yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam; vị trí của đạo đức Phật giáo trong hệ thống giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam; giáo lý nhà Phật trong đời sống tinh thần Việt Nam hôm nay; sự áp dụng đạo đức Phật giáo vào cuộc sống; đạo đức Phật giáo trong đời sống Thiền; đạo đức Phật giáo và kinh tế; đạo đức Phật giáo trong sự phát triển khoa học kỹ thuật; đạo Phật là tiêu cực hay tích cực?
Trang 14Trong Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay, từ trang 224 - 250, tác giả Nguyễn Tài Thư đã nghiên cứu sự
ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến sự hình thành nhân cách và hệ tư tưởng con người Việt Nam hiện nay
Với Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống
văn hoá tinh thần ở Việt Nam, tác giả Lê Hữu Tuấn đã trình bày sự du nhập
của Phật giáo vào Việt Nam; làm rõ khái niệm văn hoá và văn hoá tinh thần Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đối với hệ tư tưởng chính trị trong lịch sử dân tộc, nghệ thuật dân tộc, đạo đức dân tộc Từ đó vạch ra hướng đi của Phật giáo Việt Nam, đưa ra một số giải pháp về tuyên truyền giáo dục, ban hành pháp luật, chính sách tôn giáo với văn hoá, nâng cao trình
độ cho đồng bào Phật giáo, đào tạo cán bộ làm công tác Phật giáo, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tín ngưỡng Phật giáo với văn hoá nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam hiện nay
Với Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng dân cư
Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, tác giả Trần
Văn Trình đã nêu lịch sử hình thành Phật giáo; một số nội dung của giáo lý, giới luật, lễ nghi, tổ chức của Phật giáo; quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo vào Việt Nam Đặc điểm, vị thế, vai trò, hạn chế của Phật giáo Việt Nam Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo Đưa ra một số phương pháp tiếp cận xã hội học nghiên cứu tôn giáo Tình hình kinh
tế, xã hội, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thời gian gần đây Khái quát đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hoá có liên quan đến sự hình thành, phát triển của Phật giáo ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cư dân Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh Nhu cầu tôn giáo, sơ sở hình thành nhận thức, thái
Trang 15độ, hành vi Nhận thức đối với Phật giáo; thái độ, hành vi của người dân đối với đạo Phật Những yếu tố tác động đến xu hướng biến đổi về nhận thức, thái
độ, hành vi đối với Phật giáo; chỉ ra xu hướng biến đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cư dân Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra một số giải pháp để Phật giáo hoạt động đúng pháp luật Trong đó có các giải pháp về phía Đảng, Nhà nước; về phía Giáo hội; về công tác nghiên cứu; về công tác giáo dục và đào tạo
Với Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay, tác giả Tạ Chí Hồng đã phân tích vị trí của tư tưởng đạo
đức Phật giáo, so sánh với tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Lão giáo; những cơ
sở triết lý của đạo đức Phật giáo; những quan điểm của Phật giáo về đạo đức Làm rõ những phạm trù của đạo đức Phật giáo; những đặc điểm của đạo đức Phật giáo, từ đó rút ra các giá trị, những hạn chế của đạo đức Phật giáo Khái quát quá trình du nhập và những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức Việt Nam truyền thống Phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức Việt Nam hiện đại Nêu lên những yêu cầu, vai trò tham gia của đạo đức Phật giáo trong xây dựng đạo đức Đưa ra những giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo như cần thấu suốt quan điểm của Đảng ta về vai trò của đạo đức Phật giáo, phát huy tinh thần tham gia của phật tử trong việc chống tiêu cực và xây dựng nền văn hoá mới trong xã hội ta hiện nay, đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức
Thứ ba, đó là các công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần ở một số địa phương
Tác giả Phạm Thị Xê (1996), Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo
trong lối sống của người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã chỉ ra những tư tưởng triết học chủ yếu của Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống của người Huế Phân
Trang 16tích lối sống Huế và những lĩnh vực chủ yếu của nó dưới sự tác động của Phật giáo Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sống người Huế, đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng lối sống mới ở Huế hiện nay
Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở
Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, Nhà xuất bản Văn hoá Tư tưởng, Hà Nội Tác giả
làm rõ những đặc trưng của văn hoá Phật giáo, tác động của những giá trị văn hoá ấy đối với lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ
Trần Cao Phong (1999), Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo đến sự hình thành nhân cách con người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả nêu những tư tưởng chủ yếu của Phật giáo ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người Huế; những nét nhân cách con người Huế hiện nay mang dấu ấn của tư tưởng Phật giáo Tìm ra phương hướng phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức; đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực của Phật giáo nhằm góp phần xây dựng con người mới, nền văn hoá mới ở Huế hiện nay
Võ Thị Bích Thuý (2001), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn
hoá tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học tôn
giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống, văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở Lâm Đồng; nêu những vấn đề đặt ra của Phật giáo Lâm Đồng hiện nay; trên cơ sở ấy, tìm ra một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Lâm Đồng
Chủ yếu các tác giả phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống,
sự hình thành nhân cách, văn hoá - nghệ thuật trong các tầng lớp nhân dân Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến đời sống văn hoá tinh thần cũng được thực hiện trong một số cuốn sách,
luận án, tạp chí, kỷ yếu, chẳng hạn: Kimura Taiken (1969), Nguyên thuỷ Phật
Trang 17giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kimura Taiken (1969), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kimura Taiken (1969), Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; O.O.RoZenBerg (1990), Phật giáo những vấn đề triết học, Trung tâm tu liệu Phật học xuất bản, Hà Nội; Đại Tạng kinh Việt Nam (1993 - 1997), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Trần
Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ 17 đến 1975, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; H.W.Schumann (1997), Đức Phật lịch sử, Viện Nghiên cứu Phật học, Việt Nam; Thera Narada (1998), Đức Phật và Phật
pháp, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Hà Nội; Đinh Công Định (2000), Quá trình
du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá truyền thống Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (30), tr.53-59; D.T.SuZuKi
(Thuần Bạch soạn dịch - 2000), Thiền, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Chí Mỹ (2002), Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia
Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh; Trần Hồng Liên (2002), Di tích văn hoá Phật giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh trước thách thức của nền kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học
xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (số1), tr.81-84; Kỷ yếu Hội thảo Tăng sự 2010
- 2554, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh…
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chủ đề này, cung cấp nhiều ý kiến có thể tham khảo Song, do mục đích và nhiệm vụ cụ thể của từng bài viết, luận văn, luận án, cuốn sách, các công trình
đó chưa tập trung đi sâu bàn về “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” Trong quá trình
nghiên cứu, trình bày luận án tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến luận án
Trang 183 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để giữ gìn và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở xã hội, tiền đề lý luận cho quá trình du nhập và
phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, trình bày và phân tích thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến
một số lĩnh vực chủ yếu, từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra dự báo, nêu những vấn đề đặt ra trong quá trình ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh
vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số
lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật Đối tượng chịu ảnh hưởng của Phật giáo chủ yếu là chức sắc, tăng ni, phật tử và một số người dân có niềm tin, có tình cảm với Phật giáo
Phạm vi nghiên cứu: Văn hoá tinh thần là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn,
nhưng do mục đích của đề tài, luận án giới hạn việc nghiên cứu ảnh hưởng của
Trang 19giáo lý, giới luật, lễ nghi, văn hoá Phật giáo, tổ chức Phật giáo và các hoạt động của Phật giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh
5 Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu của luận án
Cơ sở phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật,
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; cơ sở phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo để luận giải những vấn đề đặt ra trong đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp sau đây:
Phương pháp điều tra xã hội học (có mẫu - phiếu kèm theo, xử lý bằng SPSS): Điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ theo độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá…
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả phân tích, mổ xẻ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; sau đó tổng hợp, rút lại vấn đề về thực trạng, nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng thời còn sử dụng các phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, qui nạp
và diễn dịch, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu, phỏng vấn…
Nguồn tư liệu: Tác giả sử dụng các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến Phật giáo; Kinh điển Phật giáo; các công trình nghiên cứu của nhiều tập thể, cá nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến
Trang 20đề tài nghiên cứu; các báo cáo tôn giáo của Ban Tôn giáo và Dân tộc, của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh; số liệu thống kê của Cục thống
kê Thành phố Hồ Chí Minh; các số liệu, tài liệu do tác giả điều tra, khảo sát
thực tế
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhất là trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần hiện nay
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, như: Ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở,
luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới
Luận án được vận dụng có thể giúp cho thực hiện công tác quản lý Phật giáo của Thành hội Phật giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh được tốt hơn; góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu
có nội dung liên quan đến Phật giáo; cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tôn giáo học, Triết học, Chính trị học, Văn hoá học trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Chính trị tỉnh, thành trong cả nước
7 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, luận án đã làm rõ được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật
giáo đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra
Trang 21được những dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Thứ ba, luận án đã đưa ra được một số giải pháp có tính định hướng
nhằm giữ gìn và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới
8 Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu 3 chương, 6 tiết
Trang 22PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỗi một hình thái ý thức
xã hội hình thành, phát triển bao giờ cũng phản ánh và chịu sự quy định của điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định; đồng thời nó là sự tiếp thu, kế thừa những quan niệm, tư tưởng đã hình thành trước nó; do vậy để tìm hiểu, nhận xét, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp định hướng nhằm khai thác, phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ Phật giáo, phải làm rõ cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, tiền đề văn hoá, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh Đúng như C.Mác và Ăngghen đã từng khẳng định: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức… Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [94, tr.37-38]
Về kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2.093,7
nhất từ Củ Chi đến Cần Giờ là 150 km Chiều ngang nơi rộng nhất từ Thủ Đức đến Bình Chánh là 50 km Nơi hẹp nhất giữa Nhà Bè và huyện Cần
Giờ là 6,5 km [58, tr.7]
Trang 23Thành phố là một đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, và là đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chiến lược của cả nước Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ biển dài 15 km
Thành phố được chia thành 25 quận, huyện Khu vực nội thành gồm 20 quận: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình,
phường Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,
Giai đoạn trước năm 1975:
Sài Gòn xưa là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sình lầy, dân cư thưa thớt, nhiều cọp beo, cá sấu, trăn, rắn Theo Trịnh Hoài Đức thì lưu dân người
Việt đã vào vùng đất này từ thế kỷ XVI - XVII, thời các “Tiên Hoàng” của
nhà Nguyễn Đến cuối thế kỷ XVII, Sài Gòn đã trở thành một trung tâm lớn,
có bến sông, một phố chợ, là ngã tư giao dịch với bên ngoài, trở thành một đồn luỹ chiến lược, có vị trí quan trọng Vì đất rộng, người thưa, Nhà nước phong kiến đã khuyến khích nhân dân khẩn hoang, tự do chiếm hữu ruộng đất phát triển nông nghiệp, thậm chí cho mua bán nô tì, khuyếch trương thương mại Với chính sách trên làm cho chế độ tư hữu phát triển mạnh mẽ, ruộng đất được tập trung, việc mua bán luá gạo đã biến luá gạo thành hàng hoá Buôn bán diễn ra nhộn nhịp, tập trung đông thương nhân Âu, Á, là nơi xuất bến của nhiều thương thuyền ngoại quốc và Việt Nam đem gạo, muối, tơ lụa, đồi mồi… đến Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Inđônêxia, Philippin để bán
Trang 24Năm 1800, Nguyễn Đính đắp thành Bát Quái, lập Gia Định Kinh rồi chuyển thành Gia Định Thành Từ đó, Gia Định trở thành trung tâm cai trị, thương mại [10, tr.14]
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, kinh tế Sài Gòn phát triển khác trước rất
xa Khẩn khai đất đai được mở rộng nhiều Sài Gòn trở thành nơi đô hội nhộn nhịp với hai thị trấn là Sài Gòn - Gia Định và Chợ Lớn, có khoảng 100.000 đến 150.000 dân; là trung tâm thương mại giao tiếp với phương Tây Là Thành phố sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, một trong những trung tâm xuất nhập khẩu lớn của khu vực Đông Nam Á [10, tr.15]
Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn về nông nghiệp, thương nghiệp, nhưng trong thời kỳ đầu khai phá vùng đất mới, thiếu thốn đủ bề, người dân phải chống chọi với cọp beo, thú dữ, phát hoang rừng để canh tác, thành lập làng xã Mặt khác, do cơ sở vật chất còn sơ khai, thiên tai tàn phá, làm cho đời sống của người dân bấp bênh, túng thiếu, để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, họ đã tìm đến với Phật giáo để được phù hộ, vỗ về, an cư, lạc nghiệp Theo chân những cư dân Việt, Hoa đến Gia Định để tìm cuộc sống mới có cả các thiền sư, phật tử, họ đã xây nền móng, phát triển Phật giáo tại đây
Sau năm 1859, thực dân Pháp phát triển Sài Gòn thành trung tâm thương mại trong nước và quốc tế Sau năm 1954, với chính sách thực dân mới, Mỹ xây dựng Sài Gòn thành một Thành phố lệ thuộc Mỹ Mặc dù thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã đầu tư phát triển kinh tế ở Sài Gòn, nhưng chỉ để phục vụ cho chiến tranh, vơ vét tài nguyên, đưa ra hàng trăm thứ thuế để bóc lột sức lao động của nhân dân ta Trong thời kỳ này, trải qua nhiều cuộc chiến tranh
ác liệt, kéo dài đã huỷ hoại nhiều cơ sở kinh tế; vì chiến tranh nên các nhà đầu
tư không dám mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế dẫn đến đời sống người lao động càng khó khăn Trong quá trình phát triển kinh tế đã xuất hiện những xung đột về lợi ích giai cấp Để tăng lợi nhuận, làm giàu nhanh chóng, giới chủ giảm chi phí bằng cách tăng cường bóc lột sức lao động của công nhân
Trang 25như kéo dài thời gian lao động trong ngày, chậm trả lương, không đóng bảo hiểm y tế, xã hội… Các chủ tư bản thương mại ép giá nông sản của nông dân Cho nên để mong có việc làm, yên tâm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống những người lao động cầu nguyện vào đức Phật Một số đồng bào Khmer lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai, họ cũng đem theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông
để làm chỗ dựa tinh thần
Giai đoạn từ năm 1975 đến 1985:
Sau khi thống nhất đất nước, Thành phố chuyển sang xây dựng nền kinh
tế kế hoạch hoá xã hội chủ nghĩa Giai đoạn 1976 – 1980, do không tuân thủ đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, không phù hợp với kinh tế thị trường vốn phát triển trước đây nên đã trói buộc sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu; thất nghiệp, giá
cả tăng, đời sống nhân dân rất khó khăn [129, tr.33-34]
Để thoát khỏi tình trạng suy thoái, Đảng bộ Thành phố đã chủ động mở cửa sản xuất, từng bước hình thành mô hình quản lý mới theo hướng tự chủ, tự cân đối trang trải trong sản xuất, kinh doanh Nhờ đó, kinh tế phát triển nhảy vọt, tăng trưởng cao gần bốn lần so với giai đoạn trước Giai đoạn 1980 - 1985 tốc độ bình quân 8,2%/năm [167, tr.27]
Giai đoạn này Thành phố là địa phương dẫn đầu cả nước về kinh tế, nhưng vì hậu quả của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đã thui chột tiềm năng, động lực phát triển kinh tế, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân rơi vào khó khăn, bất ổn Lúc này Phật giáo tuy không có điều kiện phát triển nhưng một bộ phận nhân dân vẫn có niềm tin vào đức Phật
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Thực hiện đường lối đổi mới bằng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, những năm 1986 - 1990 Thành phố nhanh chóng phát triển các thành phần kinh tế, nhưng do thiếu nhiều chính sách để quản lý dẫn đến sai sót để kẻ xấu lợi
Trang 26dụng gây hậu quả nghiêm trọng Sự khắc nghiệt của kinh tế thị trường đã gây ra tình trạng thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh [129, tr.34-35]
Từ năm 1990 đến nay, bằng các giải pháp đồng bộ, khả thi, Thành phố đã thoát khỏi khủng hoảng, dần dần ổn định, phát triển, giữ vững được vị trí đầu tầu về kinh tế của cả nước Trong hơn 20 năm, Thành phố đã thu hút được hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, có quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với tất cả các Châu Lục Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân hàng năm hơn 10,2% trong khi cả nước tăng bình quân 8%/năm GDP bình quân đầu người năm 1995 là 937 USD, năm 2003 đạt 1.365 USD, đến năm 2010 lên tới hơn 2.500 USD/người/năm Tổng chung lại, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế đã quay trở lại trạng thái ổn định, mặc dù kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn [167, tr.27-28]
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - dịch vụ - du lịch); có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của cả khu vực kinh tế phía Nam, của cả nước; chủ động, sáng tạo, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hình thành, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước; góp phần vào sự mở cửa giao lưu, hội nhập kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên do mặt trái của nền kinh tế thị trường, do tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt với nhau dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ bị phá sản, nợ nần…, những rủi ro khác cũng dẫn đến phá sản…, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa Với tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, sự thiếu ổn định của kinh tế ở Thành phố đã dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập thấp, đẩy một bộ phận không nhỏ người lao động rơi vào bế tắc, vì vậy nhiều người tìm đến với Phật giáo để được cứu vớt về vật chất, tinh thần Mặt khác, một số người muốn người làm
ăn phát đạt, kinh doanh thuận lợi, cầu mua rẻ, bán đắt họ cũng cầu nguyện đức
Trang 27Phật phù hộ, trợ giúp Cũng có người nhờ vào các lễ hội của Phật giáo để kinh doanh các ấn phẩm, đồ thờ của Phật giáo; điều đó đã giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập; họ quan niệm rằng nhờ đức Phật phù hộ mà làm ăn khá giả, cho nên họ cũng tin vào đức Phật Thậm chí có những người trúng số, làm giàu nhanh chóng, họ cũng tin đức Phật đã phù hộ Một bộ phận nhân dân
có đời sống kinh tế khá lên, họ cũng tăng cường các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo Cho thấy sự giao lưu, phát triển về kinh tế, cũng như những rủi ro của kinh tế đã tạo điều kiện cho sự du nhập, phát triển của Phật giáo Vì vậy Phật giáo đã trở thành tôn giáo lớn nhất của người Việt và người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Về chính trị: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có lịch sử thăng trầm với
nhiều sự kiện chính trị lớn đã từng xảy ra, cho nên vấn đề chính trị nơi đây rất đáng được quan tâm, làm rõ
Năm 1679 hai Tổng binh của nhà Minh là Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên (người Trung Quốc) cùng với 3.000 quân và gia đình tị nạn chính trị ở Nam bộ (Việt Nam) Trong số những người tị nạn này có một số nhà sư của đạo Phật đã hoằng dương đạo pháp tại Gia Định
Năm 1698 (năm Mậu Dần) chuá Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh lập chế độ hành chính trên vùng đất phía Nam, đặc biệt là xứ Sài Gòn, xác định chủ quyền của Nhà nước phong kiến trên một vùng đất mới Nguyễn Hữu Cảnh đã cho lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn
Từ đó Sài Gòn đặt dưới sự quản lý của nhà Nguyễn Trong số những lưu dân đến Gia Định có một bộ phận nhân dân theo đạo Phật, làm tiền đề cho Phật giáo mở rộng, phát triển sau này
Từ thế kỷ XVII, XVIII, Phật giáo Gia Định đã phát triển nhanh chóng và
có một vị trí xứng đáng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Phật giáo không chỉ ảnh hưởng tới thế hệ mới đến, mà còn ảnh hưởng đến các thế
hệ con cháu, thế hệ được sinh ra trên quê hương thứ hai
Trang 28Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi (1833 - 1835), Gia Định Thành đã trải
Khi thực dân Pháp xâm lược Gia Định (1862 - 1945), chúng đã đốt phá nhiều chùa, ban hành luật bắt mọi nhà, kể cả chùa chiền phải chứng minh chủ quyền đất đai đang ở, nếu không có chứng cứ phải mua chủ quyền của nhà cai trị hành chính lúc đó Thậm chí người tu hành phải có giấy chứng nhận, mỗi khi làm đám chay cúng kiếng phải xin phép Với chính sách kỳ thị tôn giáo của thực dân Pháp, tăng ni, phật tử Sài Gòn cùng với nhân dân tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp Năm 1885, tông phái Minh Sư Phật Đường do Phan Công Hớn lãnh đạo cùng với Thiền sư Minh Hoà - Hoan Hỉ tiến hành khởi nghĩa ở Hóc Môn Năm 1922, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng góp tiền xây dựng một ngôi chùa có tên là Quán Thế Âm tại vùng Phú Nhuận (Sài Gòn) [64, tr.212-213]
Quá trình Phật giáo tồn tại ở Sài Gòn, những quan hệ, tác động qua lại không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, tôn giáo, đạo pháp mà còn là trách nhiệm, tình yêu quê hương, kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc
trong suốt hơn 2000 năm Người tín đồ Phật giáo hay nói “đạo cứu đời” thì tác
động của đời sẽ làm đạo đẹp hơn Do đó, khi khởi nghĩa nổ ra ở Nam bộ (1940) do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, ở Sài Gòn, nhân dân đã nổi dậy giành chính quyền Sau một thời gian giành chính quyền, cuộc khởi nghĩa đã
bị thực dân Pháp đàn áp dã man Trong số những chiến sĩ cách mạng có nhiều tăng ni, phật tử bị chém giết, bắt bớ, tra tấn, tù đày như Hoà thượng Đạt Thanh (chùa Long Quang ở Hóc Môn), sư Phước Trí (chùa Thiền Lâm, Hóc Môn) Như vậy ở thời kỳ này Phật giáo Sài Gòn đã có sự chuyển biến rõ rệt Trước kia Phật giáo ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống, văn hoá - nghệ thuật, thì lúc này đã ảnh hưởng tích cực đến quan niệm, tư tưởng của nhân dân Sự tham gia vào các phong trào đấu tranh cách mạng của tăng ni, phật tử đã có tác dụng thôi thúc, động viên đối với mọi tầng lớp nhân dân Phật giáo đã có vai trò nhất định trong
Trang 29sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh ở Sài Gòn, nhiều chùa trở thành nơi hội họp của các nhà sư yêu nước và những cán bộ cách mạng [64, tr.214-215]
Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, đã có hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc theo Diệm di cư vào Nam, chủ yếu là đồng bào Công giáo, trong đó có khoảng hơn 1 vạn tín đồ đạo Phật, họ là lực lượng góp phần vào sự phát triển của Phật giáo sau này
Sang thời kỳ Mỹ - Ngụy, nổi bật từ năm 1960 - 1963, Diệm - Nhu đã tiến hành đàn áp Phật giáo, hàng vạn tăng ni bị khủng bố ở Huế, Sài Gòn, nhiều nhà sư bị bắt tù đầy như sư Huệ Chi ở Phật học đường Chợ Lớn, sư Minh Giác
ở chùa Long Vân… Trước tình hình đó, Phật giáo Sài Gòn đã cùng với nhân dân tiến hành biểu tình, đấu tranh chống chế độ độc tài Diệm - Nhu Ngày 11/6/1963 Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu Ở một số nước như Srilanka, Ấn Độ, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Phật giáo Việt Nam
Có thể khẳng định, thời kỳ Mỹ - Ngụy, Phật giáo ở Sài Gòn đã thẩm thấu sâu hơn vào tinh thần đấu tranh của nhân dân thông qua sự hy sinh quên mình của các tăng ni, phật tử Phật giáo ở Sài Gòn đã có sự liên hệ, hợp tác mật thiết với Phật giáo ở trong nước cũng như quốc tế Năm 1963 là năm đánh dấu Phật giáo chính thức đưa cuộc đấu tranh từ trong nhà chùa ra ngoài đường phố, đến các công trường, bằng các cuộc biểu tình, tuần hành của hàng vạn tăng ni, phật
tử và nhân dân Nhiều chùa đã biến thành nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nhiều phật tử đã được khuyến khích tham gia lực lượng giải phóng quân, nhiều chùa tiến hành quyên góp vật chất ủng hộ cách mạng Giai đoạn này Phật giáo đã ảnh hưởng tương đối toàn diện về mọi mặt trong đời sống của
nhân dân, ngôi chùa đã góp phần làm giảm bớt cơn đau áp bức “lê máy chém
đi khắp miền Nam” của Mỹ - Ngụy đối với một bộ phận quần chúng Nhân
dân đến chùa vừa cầu nguyện cho sự an toàn của bản thân, gia đình; vừa cầu nguyện cho đất nước được thái bình Các phong trào chống Mỹ - Ngụy của
Trang 30tăng ni, phật tử đã tác động tốt đến phong trào cách mạng của nhân dân Đặc biệt, sự hy sinh của Hoà thượng Thích Quảng Đức đã làm cho cả thế giới phải xôn xao Thậm chí Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình của đạo Công giáo, cai quản Giáo khu Sài Gòn cũng phải lên tiếng bằng một bức thư đầy ý nghĩa, trích đoạn: “Giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam hoàn toàn đứng ngoài cuộc tranh chấp, mặc dù vai trò chủ động gây ra cuộc tranh chấp là tín đồ Thiên chúa giáo” Hay mục sư Donalds Harrington ở New York (30/6/1963) đã nói: “Sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao nhiêu sinh linh đang chìm đắm trong khổ hận, kẻ đàn áp cũng như kẻ bị đàn áp đều bừng tỉnh Ngài đã tô đậm nét vàng son vào trang sử huy hoàng của Phật giáo và dân tộc” [Dẫn theo: 64, tr.148-149]
Đứng trước cái khổ của dân tộc, đạo pháp bị ngoại bang dày xéo, bị bạo quyền thống trị, tăng ni, phật tử Sài Gòn cùng với nhân dân miền Nam buộc phải đứng dậy đấu tranh Dưới sự bạo quyền của Mỹ - Ngụy, cái đức của Phật
giáo: “Từ bi, cứu khổ cứu nạn, vô ngã, vị tha” vốn được nuôi dưỡng từ mạch
sống của dân tộc đã vươn dậy cùng nhân dân quật khởi thống nhất Tổ quốc Với chính sách miệt thị Phật giáo của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã càng thúc đẩy chức sắc, tăng ni, phật tử cùng nhân dân tham gia vào các phong trào đấu tranh để đòi độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước Trong thời kỳ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đô hộ, chính trị càng bất ổn thì các phong trào đấu tranh của Phật giáo càng phát triển, tinh thần đoàn kết dân tộc được phát huy
Giai đoạn sau giải phóng (1975):
Trong những năm đầu sau giải phóng, tình hình an ninh chính trị còn
nhiều khó khăn, phức tạp Âm mưu “diễn biến hoà bình” của địch trên lĩnh
vực chính trị, tư tưởng, văn hoá diễn ra quyết liệt Các thành phần phản động của chế độ cũ chưa từ bỏ âm mưu chiếm lại Sài Gòn
Giai đoạn 1975-1990, ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân đã bị giảm sút, do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, các
phần tử cực đoan trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang
Trang 31cũ) đã bí mật móc nối, lôi kéo, thành lập “Lực lượng Việt Nam tự do”, lợi
dụng Phật giáo gây nhiễu loạn chính trị, chống đối chính quyền cách mạng; gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của chức sắc, tăng ni, phật tử và nhân dân vào Phật giáo
Thứ hai, một số cán bộ chính quyền còn lệch lạc về nhận thức đối với tôn
giáo Cho rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là một xã hội tốt đẹp thì tôn giáo không cần phải tồn tại nữa, nhân dân không cần phải tin vào thần thánh nữa Từ quan điểm đó, dẫn đến một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước có thái
độ ứng xử không đúng với Phật giáo, làm cho chức sắc, tăng ni, phật tử hiểu lầm, mặc cảm Biểu hiện là việc tín đồ Phật giáo đã giảm sút nhiều trong những năm đầu sau giải phóng, còn khoảng 600.000 người
Giai đoạn sau năm 1990, do những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn tôn giáo ở nước ta, là nền tảng pháp lý cho Phật giáo hoạt động
ổn định Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, trong đó có lĩnh vực tôn giáo, đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tín
đồ Phật giáo thoả mãn nhu cầu tâm linh của mình
Tóm lại, từ năm 1698 đến nay, Thành phố là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị phức tạp Trong quá trình xâm lược nước ta, thực dân, đế quốc đã thực hiện chính sách đàn áp, bóc lột, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cơ cực
cả về đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân, đế quốc lên đến đỉnh điểm Các phong trào cứu nước, đòi dân chủ nổ ra đã bị đàn áp đẫm máu, người dân rơi vào bế tắc trong cuộc sống, phải chết chóc, chạy loạn, chia ly Với chủ trương hoà bình, an lạc,
đề cao sự tu tâm, giải thoát, Phật giáo có thể đáp ứng, bù đắp được một phần nào đó những thiếu hụt, khủng hoảng niềm tin của con người Vì vậy người dân đã dựa vào Phật giáo để bù đắp sự thiếu hụt về tinh thần, củng cố niềm tin,
Trang 32cầu xin hoà bình, thịnh vượng cho đất nước, là điều kiện cho Phật giáo du nhập, phát triển trên vùng đất mới
Trong những năm đổi mới, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Tôn giáo và Dân tộc của Thành phố đã thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách đối với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng; chống các thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo; quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho chức sắc, tăng ni, phật tử phát huy tinh thần phụng đạo, yêu nước, bảo vệ sự bình yên, tăng cường đoàn kết tôn giáo, dân tộc, góp phần cho Phật giáo ổn định, phát triển
Về xã hội: Thời kỳ đầu khai phá vùng đất mới (thế kỷ XVII - XIX), do
xa cách về địa lý, việc cai trị chủ yếu do lưu dân tự quản nên triều đình nhà Nguyễn không thể kiểm soát hết các hoạt động của xã hội Trong số những lưu dân đến vùng đất mới có cả những tội phạm chống đối triều đình Mặt khác, đời sống của lưu dân rất bấp bênh Vì vậy xã hội đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp Lúc này Phật giáo là cứu cánh về tinh thần, giúp ổn định xã hội cho những lưu dân xa xứ
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, do chính sách chia để trị, ru ngủ, đầu độc nhân dân ta đã làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, cho nên đã tạo điều kiện cho Phật giáo tham gia nhiều hơn vào bài trừ tệ nạn,
ổn định xã hội
Sau ngày thống nhất đất nước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Thành phố là nơi đầu tiên có sáng kiến xây nhà tình nghĩa, tặng sổ vàng tình nghĩa, thu được nhiều kết quả lớn nhằm chia sẻ bớt khó khăn với những gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn Phật giáo là một trong những tổ chức xã hội tham gia tích cực vào các phong trào này Từ năm 1982 đến nay, đã xây dựng được gần 20.000 căn nhà, cấp gần 20.000 sổ
tiết kiệm với trị giá gần 20 tỉ đồng [10, tr.16]
Mặc dù Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đi đầu trong cả nước về kinh tế, văn hoá, xã hội Nhưng do mặt trái của kinh tế thị trường,
Trang 33cùng với dân số hơn 7 triệu người, nhiều tộc người khác nhau sinh sống, trong
đó có cả người nước ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định, an ninh trật
tự Nạn ma tuý, mại dâm, thất nghiệp, tăng khoảng cách giàu nghèo, thiếu nước sạch, ách tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu nhà ở, cướp giật, lừa đảo, giá cả đắt đỏ, gia tăng dịch bệnh, bão lụt diễn ra khó kiểm soát
vì địa bàn quá rộng, phức tạp Nạn cư trú bất hợp pháp không kiểm soát nổi Nhiều vụ khiếu kiện của nhân dân kéo dài, tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định Những vấn đề nhức nhối trên đã đẩy một bộ phận nhân dân vào trạng thái lo
âu trước cuộc sống, để tìm sự an tâm, che chở, người ta dễ đến với Phật giáo
Về phía Phật giáo, để đối phó với sự biến động phức tạp của xã hội, Phật giáo
đã khuyếch trương đạo pháp góp phần ổn định xã hội, tham gia ngày càng sâu rộng, hiệu quả vào công tác xã hội, có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân Phật giáo đã hàn gắn, bù đắp thiết thực về mặt tinh thần, tâm linh ở mức độ nào đó những rủi ro, bất hạnh của con người trong cuộc sống, là cơ sở cho Phật giáo phát triển Khi nào chúng ta chưa xây dựng được cõi Niết Bàn trên trái đất thì một bộ phận nhân dân vẫn hy vọng vào cõi Niết Bàn ở thế giới bên kia
1.1.2 Tiền đề văn hoá, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sự du nhập, phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ chịu sự chi phối của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, mà còn chịu sự ảnh hưởng của văn hoá, tư tưởng ở đây
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, ngoài ra còn là trung tâm văn hoá lớn của cả nước
Về văn hoá: Người dân Thành phố là những người đi khai phá vùng đất
mới, nên ở họ có bản lĩnh, sức sống mãnh liệt để vượt qua khó khăn Đến Thành phố này từ nhiều tộc người khác nhau, trong 27 tộc người, nhiều nhất vẫn là người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Khmer Mỗi tộc người có
Trang 34phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng khác nhau cộng cư tại Sài Gòn, tạo nên sự tiếp biến, đa dạng văn hoá Sự cộng cư, các quan hệ giao tiếp, kể cả quan hệ hôn nhân, tất yếu dẫn đến sự giao lưu văn hoá; kế thừa, hấp thụ, chấp nhận các yếu tố văn hoá của nhau Trong sự giao thoa ấy, có mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ vào sức mạnh văn hoá, số lượng dân cư của mỗi tộc người Khi đến vùng đất mới, ngoài những thuận lợi, các lưu dân gặp rất nhiều khó khăn, vất vả trong công cuộc khẩn hoang Lúc rảnh rỗi, sau những ngày lao động cực nhọc thì ngôi chùa là nơi họ đến để cầu tránh được thú dữ, thiên tai, mất mùa; cầu cho hạn chế bệnh dịch, ốm đau; chùa cũng là nơi để họ gặp nhau trò chuyện, giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau… Đây là yếu tố làm cho các lưu dân mặc dù đến từ nhiều quê hương, nhiều tộc người khác nhau, có văn hoá khác nhau có thể xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn; tăng cường tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau thông qua cảnh chùa, giáo lý nhà Phật.
Từ việc chùa là nơi gặp gỡ mọi người, học giáo lý; đến chỗ, chùa còn là nơi chiêm ngưỡng cảnh đẹp, kiến trúc nghệ thuật Chùa cũng là nơi yên tĩnh, trong lành để thư giãn Lúc đầu chủ yếu người lớn tuổi đến chùa, về sau người trẻ tuổi, trẻ con cũng đến chùa Hình ảnh ngôi chùa, những chuẩn mực đạo đức trong giáo lý, giới luật của đạo Phật ngày càng thấm sâu vào tâm thức người dân, thậm chí có nhiều người khi dạy con đã sử dụng rất nhiều
câu nói của Phật giáo mà không biết như “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”,
“của đi thay người”…
Do nằm ở ngã tư đường quốc tế, con người, kỹ thuật của đa số các nước trên thế giới đều có mặt ở Sài Gòn; vì vậy Sài Gòn có điều kiện dung hợp nhiều nền văn minh, văn hoá của thế giới, trong đó có Phật giáo Mặt khác, phải chịu ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong một thời gian dài, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã tạo cho người Sài Gòn có sắc thái văn hoá riêng; họ biết cách tiếp thu, gạn lọc những yếu tố văn minh, văn hoá phù hợp với tính cách dân tộc để giữ lại, phát triển Ngoài những đặc điểm văn hoá
Trang 35riêng, người Sài Gòn vẫn giữ gìn, phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc
Việt Nam
Ở Sài Gòn do các cư dân có nguồn gốc khác nhau, mỗi nhóm người khi đến vùng đất mới mang theo phong tục, tập quán riêng của địa phương mình Cho nên để hoà nhập trong cộng đồng lớn buộc họ phải thoả hiệp, tìm ra những chuẩn mực chung, thiết chế chung cho cả cộng đồng để cùng tồn tại, phát triển Trong những chuẩn mực, thiết chế chung ấy thì Phật giáo là một tôn giáo dễ được tiếp nhận nhất vì gần gũi với phong tục, tập quán, tâm lý người dân, dù họ là người ở vùng miền nào đi nữa Bên cạnh đó Phật giáo cũng giao thoa mạnh mẽ với tín ngưỡng dân gian của người Việt, người Hoa, người Khmer… nên dễ dàng hoà nhập với cộng đồng trên vùng đất mới
Là Thành phố đông dân cư, chủ yếu là dân di cư có nhiều nguồn gốc khác nhau Vì vậy tình hình tín ngưỡng, tôn giáo rất đa dạng, thể hiện ở những điểm
sau: Thứ nhất, dân Thuận Quảng là một trong những cư dân đến Gia Định
sớm nhất Trong buổi đầu khai hoang lập nghiệp đến đầu thế kỷ XIX, người Thuận Quảng đã lập nên làng có đình, chùa, miếu; có tục thờ nữ thần, thờ cá Ông; trong nhà cúng ông Táo; đầy năm của trẻ nhỏ cúng thôi nôi Tuy nhiên tín ngưỡng của họ cũng thay đổi theo thời gian, có sự giao thoa văn hoá với cư dân khác [48, tr.57-58]
Thứ hai, cuối thế kỷ XVIII, cư dân người Hoa đổ về Sài Gòn, họ mang
theo Nho, Lão, Phật và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Một số tập tục có nguồn gốc Chiêm Thành như thờ bà Thiên Yana, bà Chuá Xứ ở một số đình, miếu đã được dân Thuận Quảng Việt hoá
Tín ngưỡng Khmer - Việt có sự thẩm thấu lẫn nhau Tục thờ Niếc Tà của người Khmer gần giống với thờ Thành Hoàng của người Việt Người Việt đồng hoá ông Tà của người Khmer với Thổ Thần [48, tr.59]
Trang 36Tín ngưỡng Khmer - Hoa cũng có sự hỗn dung, biểu hiện là việc thờ ông Bổn, ông Tà, lẫn ông Địa, uống nước trà So với giao lưu tín ngưỡng Khmer
- Việt thì quan hệ giao lưu Hoa - Việt mạnh hơn nhiều [48, tr.60]
Đầu thế kỷ XIX, tín ngưỡng của người Hoa chiếm một tỷ lệ đáng kể, xuất hiện các miếu thờ Quan Vân Trường, Thiên Hậu Thánh Mẫu Đến đầu thế kỷ
XX, việc xây dựng, trùng tu chùa Hoa diễn ra khá mạnh mẽ, đối tượng thờ cúng rất phong phú, phức tạp, nhưng nổi trội vẫn là thờ cúng đức Phật Đến thời điểm này, tín ngưỡng dân gian có sự tổng hợp của các tín ngưỡng Việt, Hoa, Khmer, Chăm đã được Việt hoá
Thứ ba, khi Pháp chiếm Gia Định, theo chân bọn tư sản Châu Âu đã xuất
hiện các chùa Ấn giáo (chùa Bà và chùa Ông) Chùa Bà đã đứng được trong đời sống tín ngưỡng của người Việt vì do tượng đá đen thui thờ trong đền được coi là bà Thâm, bà Đen tức Linh Sơn Thánh Mẫu Chùa Ông thờ nam thần theo hướng gần với ông Quan Thánh, ông Lê Văn Duyệt [48, tr.71]
Thứ tư, trong giai đoạn 1954 - 1975 và sau này Cùng với các đợt di cư
của đồng bào miền Bắc, các làn sóng nhập cư khác từ Quảng Trị - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và các tỉnh Nam bộ làm cho tình hình tín ngưỡng, tôn giáo càng đa dạng; sự giao thoa văn hoá diễn ra mạnh
mẽ, chủ yếu vẫn là sự giao thoa của tín ngưỡng dân gian, của các sơn môn, hệ phái Phật giáo
Cùng với tín ngưỡng dân gian, Phật giáo miền Bắc, miền Trung, Nam bộ
đã thành lập thêm các cơ sở thờ tự ở Sài Gòn Hiện nay ngoài chùa cổ xưa, còn có chùa Bắc, chùa Huế, chùa Quảng mới xây dựng trong thời gian gần đây với một số nghi thức khác nhau Sự phát triển nhanh về số lượng tín đồ,
cơ sở thờ tự đã đưa Phật giáo trở thành tôn giáo lớn nhất ở đây Có thể khẳng định nhiều giá trị đạo đức, tư tưởng, các công trình kiến trúc Phật giáo đã thoả mãn đời sống văn hoá tinh thần của một bộ phận dân cư Đồng thời trong
Trang 37môi trường đông đúc, trật hẹp, náo nhiệt như Thành phố thì ngôi chùa trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu văn hoá lý tưởng giữa các cư dân với nhau
Như vậy, với sự du nhập, giao thoa mạnh mẽ về văn hoá, tín ngưỡng đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện, lan toả của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Về tư tưởng: Để làm rõ tiền đề tư tưởng cho quá trình du nhập, phát triển
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta phải nghiên cứu vai trò của Nho giáo ở vùng đất Nam bộ Sự có mặt của Nho giáo ở vùng đất này cùng với những đóng góp, những hạn chế của nó là một điều kiện quan trọng cho
Phật giáo có thể du nhập, bám rễ, phát triển
Trong quá trình mở mang đất nước, bảo vệ Tổ quốc của cộng đồng Việt Nam ở Gia Định thế kỷ XVII - XX, Nho giáo đóng một vai trò quan trọng trong định hình thiết chế xã hội Tuy nhiên Nho giáo và đội ngũ nho sĩ ở Gia
Định đã bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất, hệ thống học thuật, lý luận Nho
giáo hình thành muộn, phát triển chậm hơn so với các chuẩn mực xã hội
Thứ hai, tầng lớp nho sĩ Gia Định vẫn chưa đạt tới trình độ Hán học uyên
bác, Nho học còn nông cạn
Thứ ba, tư tưởng Nho giáo vẫn chưa thể thống trị tư tưởng xã hội của
Nam bộ nói chung và Gia Định, Sài Gòn nói riêng; giới nho sĩ chưa trở thành lực lượng đi đầu, lãnh đạo nhân dân trong công cuộc khai hoang, bảo vệ chủ quyền đất nước Những giá trị trong chuẩn mực đạo đức của Nho giáo chưa thoả mãn được nhu cầu của lưu dân trên vùng đất mới
Trong khi đó tư tưởng của những hệ phái, chi phái Phật giáo đã đáp ứng được những thiếu hụt về niềm tin, tư tưởng của người dân, như lòng yêu nước, tính cố kết cộng cộng, tình yêu thương đồng loại… Vì vậy các thiền sư, các hệ phái, chi phái của Phật giáo lần lượt xuất hiện tại Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một tất yếu
Trải qua quá trình ra đời, tồn tại, phát triển, Phật giáo đã biến đổi, chia tách thành nhiều hệ phái, chi phái Từ Ấn Độ cổ, Phật giáo đã theo hai hướng
Trang 38truyền Bắc, Nam gọi là Bắc tông và Nam tông Theo chân đoàn di dân vào phía Nam khẩn hoang, Phật giáo đã được các thiền sư Trung Hoa truyền bá dòng phái của mình có từ Trung Quốc Bồ Đề Đạt Ma (người Ấn), đem đạo Phật truyền vào Trung Quốc, truyền được 5 đời: Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng Từ tổ Huệ Năng được chia thành 5 nhánh lớn: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng, vì vậy, được gọi là
“nhất chi sinh ngũ diệp” Chỉ có hai chi phái lớn là Lâm Tế và Tào Động được
truyền vào Việt Nam [82, tr.22]
Chi phái Lâm Tế:
Người sáng lập chi phái này là Lâm Tế, pháp hiệu Nghĩa Huyền Về sau chi phái này chia thành nhiều dòng phái
Dòng Lâm Tế Tổ Đạo Chi phái Lâm Tế truyền đến đời thứ 22 là Tổ Định, pháp hiệu Phổ Trì Tổ Định vào Phước Kiến, trụ ở núi Tuyết Phong, xuất bài kệ 20 chữ:
Tổ đạo giới định tông Phương quản chứng viêm thông Hành siêu minh thiệt tế
Liễu đạt ngộ chơn không
Đây là dòng tế chính truyền vào Gia Định, nên để phân biệt với các dòng khác, những tăng sĩ truyền thừa theo bài kệ trên được coi là Lâm Tế chính tông, còn gọi là Lâm Tế Tổ Đạo, do lấy hai chữ đầu của bài kệ [82, tr.23] Dòng đạo Bổn Ngươn Chi phái Lâm Tế truyền đến đời thứ 31 là Đạo Mẫn, pháp danh là Thông Thiên (Hoằng Giác), ở chùa Thiên Đồng, xuất bài
kệ 28 chữ: Đạo Bổn huyền thành Phật tổ tiên
Minh ư cảo nhật lệ trung thiên Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ Chiếu thế sơn đăng vạn cổ huyền
Trang 39Đây là một dòng phái lớn phát triển ở Gia Định Sau Nguyên Thiều (người Trung Quốc) truyền thừa là các thiền sư người Việt Gốc của dòng phái này là tổ đình Giác Lâm [82, tr.24-25]
Dòng Liễu Quán Chi phái Lâm Tế đời 34 có thiền sư người Quảng Đông
là Minh Hằng (Tử Dung), ông theo Nguyên Thiều sang An Nam truyền đạo Sau này đệ tử của ông là Thiệt Diệu (Liễu Quán), người tỉnh Phú Yên, lập chùa Thiên Thai Thiền Tông ở Huế, xuất bài kệ:
Thiệt tế đại đạo, Tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận, Đức bổn từ phong
Giới định phước huệ, Thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả, Mật khế thành công
Truyền trì diệu lý, Diễn sướng chính tông
Hạnh giải tương ưng, Đạt ngộ chơn không
Dòng này phổ biến rộng khắp miền Trung, du nhập vào Nam bộ theo chân các di dân từ vùng Thuận Quảng [82, tr.26]
Dòng Chúc Thánh Gốc ở chùa Chúc Thánh (Quảng Nam) do thiền sư Minh Hải (Pháp Bảo) người Phúc Kiến qua Quảng Nam, xuất bài kệ:
Minh thiệt pháp toàn chương,
Ấn chơn như thị đồng
Chúc Thánh thọ thiên cửu,
Kỳ quốc tộ địa trường
Đắc chính luật vi tiên,
Trang 40Tổ đạo hạnh giải thông
Giác hoa bồ đề thọ, Sung mãn nhơn thiên trung
Chùa Hưng Long (quận 10) được xem là tổ đình của dòng này ở Nam bộ [82, tr.27-28]
Như vậy, có 4 dòng chính thuộc chi phái Lâm Tế, trong đó có 3 dòng do người Trung Hoa truyền đạo, một dòng do Thiệt Diệu (Liễu Quán) là người Việt sáng lập, truyền bá Bốn dòng này lan tỏa khắp Nam bộ, trong đó có Gia Định, riêng dòng Đạo Bổn Ngươn, Lâm Tế Tổ Đạo phát triển mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh Cộng đồng người Hoa chủ yếu thuộc chi phái Lâm Tế
Chi phái Tào Động:
Tông Đào Động khởi đầu từ Tào Sơn (Bổn Tịch - Trung Quốc) Thiền sư lấy chữ đầu pháp danh của thầy mình là Động Sơn (Lương Giới) ghép lại với chữ đầu pháp danh của mình, thành chi phái Tào Động Từ đời 31, thiền sư Tuệ Kinh (tỉnh Giang Tây) xuất bài kệ mang tên “Thọ Xương cổ sơn phái”, gồm 40 từ: Tuệ Nguyên đại đạo hưng,
Chánh trung diệu hiệp chỉ,
Hư dung độc chiếu viên
Bài kệ này được truyền vào Nam bộ, phổ biến trong một số sư tăng người Hoa Mặc dù chi phái Tào Động không ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng khắp như chi phái Lâm Tế nhưng cũng có mặt với chùa Phụng Sơn (quận 1), Từ Đức tịnh xá (quận 5), chùa Thảo Đường (quận 6) [82, tr.29-33]