3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý.
Hoàn thiện môi trường pháp lý nói chung: Môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là điều kiện quan trọng để cho cả ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động tốt. Nhà nước cần ban hành một cách đồng bộ, thống nhất các văn bản pháp luật. Cần có sự rõ ràng trong các luật kinh doanh, các quy định về ngành nghề kinh doanh, trong đó quy định rõ những ưu đãi đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đặc biệt là nhà nước cần chú ý ban hành luật thuế mới, phù hợp với từng ngành. Nhà nước cũng cần sớm xóa bỏ các ưu đại đối với các doanh nghiệp quốc doanh, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, để nền kinh tế có sự cạnh tranh bình đẳng. Các luật
mới phải nhất quán, không mâu thuẫn với nhau. Khi cho ra một văn bản pháp luật mới, nhà nước cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng thực hiện văn bản pháp luật đó, cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện và phải có một khoản thời gian có hiệu lực tối thiểu nhất định để văn bản đó được thực hiện, tránh tình trạng văn vản mới ban ra chưa được thực hiện đã bị thay đổi bởi văn bản khác.
Môi trường pháp lý nói chung tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nên một môi trường pháp lý phù hợp ổn định là điều rất quan trọng giúp cá nhân tổ chức phát triển tốt. Khách hàng của ngân hàng tồn tại trong nền kinh tế có sự ổn định về luật pháp sẽ giúp họ hoạt động tốt hơn, hạn chế rủi ro hơn, khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn, do đó ngân hàng ít gặp rủi ro hơn.
Ban hành các quy định cụ thể về tài sản thể chấp: Ban hành các quy định cụ thể về các giấy tờ cần thiết và bắt buộc đối với từng loại tài sản được dùng làm tài sản thế chấp. Các tài sản thế chấp phải được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo là không được thế chấp, cầm cố ở nơi khác và nếu đảm bảo sai về tài sản đảm bảo thì nhà nước sẽ xử phạt thật nặng cơ quan có thẩm quyền, quy trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân có kết quả đảm bảo sai. Việc thực hiện tốt các quy định về giấy tờ pháp lý của khoản vay và trách nhiệm đảm bảo cho khoản vay giúp ngân hàng loại trừ bớt được tình trạng một tài sản được đem thế chấp ở nhiều nơi mà ở nơi nào cũng có đảm bảo của cấp có thẩm quyền, ở nơi nào giấy tờ cũng hợp lệ. Và khi ngân hàng muốn bán tài sản thế chấp thì không thể bán được do tài sản đó thuộc quyền sở hữu của nhiều đối tượng khác nữa. Khi đó ngân hàng không gặp phải khó khăn do không bán được tài sản thế chấp hoặc không phải chia nhỏ giá trị tài sản thế chấp ra nhiều phần cho các đối tượng đồng sở hữu tài sản đảm bảo.
Ban hành luật thuế: Nhà nước cần ban hành cụ thể, rõ ràng về luật thuế đánh vào tài sản đảm bảo khi ngân hàng quyết định bán, thanh lý tài sản đản bảo
khi khách hàng vay không có khả năng trả được nợ. Thực tế cho thấy các năm qua ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm tận thu món nợ của khách hàng, ngoài các khó khăn về thủ tục pháp lý để được bán tài sản đảm bảo rất lằng nhằng, ngân hàng gặp phải tình trạng là tài sản đảm bảo bị đánh thuế trùng lặp. Các tài sản đản bảo là bất động sản thường bị đánh thuế trùng, bị đánh thuế hai lần. Đánh thuế hai lần tức là khi ngân hàng bán bất động sản ra ngoài thị trường, ngân hàng chịu một loại thuế là thuế buôn bán bất động sản, số tiền ngân hàng nhận được bị giảm so giá trị đảm bảo ngân hàng dự tính. Số tiền thu được từ bán tài sản đảm bảo này được cho vào doanh thu của ngân hàng, đến kì tính thuế, khoản doanh thu này lại bị đánh thuế lần nữa theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy trong bản thân luật thuế về các loại thuế khác nhau đã có sự không thống nhất, trồng tréo lên nhau dẫn đến tình trạng một tài sản bị đánh thuế nhiều lần làm cho giá trị thực ngân hàng thu được nhỏ hơn rât nhiều lần giá trị khoản nợ khách hàng, do đó tổn thất của ngân hàng là rất lớn.
Trước thực tế đó, nhà nước cần sớm có các quy định rõ ràng về luật thuế nói chung và luật thuế đánh vào tài sản thể chấp nói riêng để giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng và các thành phần kinh tế khác. Đồng thời với việc ban hành các luật thuế mới cần ban hành ngay các quy định hướng dẫn thi hành luật và có các quy đinh xử phạt thật nghiêm đối với các thành phần làm trái với các quy định pháp luật nói trên.