Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, khoa học – kỹ thuật – công nghệ đổi mới từng ngày, đào tạo cán bộ nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho mỗi cán bộ là điều không thể thiếu. Cũng như bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, với kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng. Các quyết định cũng như hành động của con người có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn, cũng có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng – lĩnh vực có mức độ rủi ro cao – các quyết định đúng đắn có thể giúp ngân hàng ngày càng vững mạnh và phát triển, những quyết định sai lầm có thể gây thiệt hại, có thể dẫn đến phá sản và sụp đổ ngân hàng hoặc toàn hệ thống ngân hàng.
Đào tạo cán bộ ngân hàng không những giúp bản thân cán bộ ngân hàng hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cụ thể của mình mà còn giúp cán bộ tín dụng tiếp cận được với nhiều kỹ thuật mới, công nghệ mới. Qua các chương trình đào tạo, các cán bộ ngân hàng có điều kiện trao đổi kinh ngiệm, trao đổi kiến thức nghiệp vụ và kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội …giúp cán bộ ngân hàng có cái nhìn mới hơn, cập nhật hơn về khoa hoc công nghệ, trang thiết bị mới. Qua đó giúp họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chất lượng một khoản vay có thể bị giảm sút do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết các cán bộ tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm nhất định về các khoản nợ quá hạn cũng như những tổn thất gây ra do nợ quá hạn phát sinh từ những khoản cho vay do họ trực tiếp tiêp nhận, phân tích, thẩm định, trình phê duyệt và giám sát trong suốt thời gian hợp đồng. Thông qua công tác đào tạo thường xuyên, cán bộ tín dụng được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới trong mọi lĩnh vực, nhận định nghề nghiệp của họ tốt hơn, biết vận dụng tốt hơn các kiến thức về khoa học, tự nhiên, xã hội cũng như công nghệ ngân hàng để xem xét, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, xu hướng phát triển ngành nghề, khả năng hoàn trả vốn vay và các vấn đề cần thiết khác liên quan tới quyết định cho vay.
Qua thời gian thực tập thực tế tại chi nhánh Hà Thành tôi nhân thấy đội ngũ lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm tới công tác đào tạo nhân viên, cán bộ tín dụng. Hàng tháng thông qua các buổi báo cáo với cấp trên (hội sở chính), các lãnh đạo chi nhánh tiếp thu nhiệm vụ và kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ do hội sở chính, sau đó phổ biến với các nhân viên. Các trưởng và phó phòng của các phong ban luôn cân nhắc kỹ lưỡng để cử cán bộ đi đào tạo sao cho phù hợp nhất, cán bộ nào còn thiếu, còn yếu ở mảng nào, cán bộ nào cần đào tạo thêm nghiệp vụ nào… và các anh chị em trong phong luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ đó yên tâm đào tạo. Tuy nhiên chi nhánh Hà Thành mới thành lập nên hiện nay số lượng nhân viên còn hạn chế, thiếu về số lượng nên một nhân viên đảm nhiệm công việc khá nặng nề. Điều đó ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Trong thời gian tới chi nhánh Hà Thành nên xem xét lai cơ cấu cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, sắp xếp nhân lực hợp lý, chi nhánh nên tăng thêm số lượng nhân viên, tạo điều kiện tốt hơn nữa cho công tác đào tao nâng cao nghiệp vụ của nhân viên trong chi nhánh.