Giám sát chặt chẽ các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 59 - 61)

Sau khi cho vay một món tiền, ngân hàng cũng như các cán bộ Ngân hàng không thể bỏ mặc khoản tiền đó để cho khách hàng muốn sử dụng khoản tiền đó làm gì cũng được, mà các cán bộ Ngân hàng vẫn phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng. Các bộ Ngân hàng theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng để biết được khách hàng có dùng tiền vay vào đúng mục đích như đã cam kết với Ngân hàng không, tình hình kinh doanh của khách hàng có những biến động gì, có ảnh hưởng tới khoản vay không, khách hàng có thể hoàn trả tiền vay đúng hạn như đã cam kết không.

Giám sát khoản cho vay là cả một quá trình tính từ khi khách hàng nhận được tiền đến khi hết kì hạn của khoản vay, giám sát khoản vay càng chặt chẽ bao nhiêu thì Ngân hàng càng có sự chủ động trong việc kiểm soát các loại rủi ro có thể xảy ra. Mỗi cán bộ ngân hàng có những cách khác nhau để giám sát khoản cho vay của mình nhưng không thể bỏ qua những yêu cầu chung nhất có tính chuẩn mực

của Ngân hàng như hàng tháng, hàng quý hay hàng năm cán bộ ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các thông cần thiết liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ…và những báo cáo này là yêu cầu bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ khoản vay trong thời hạn hợp đồng.

Ngoài ra mỗi cán bộ có các cách riêng để tìm hiều tình hình kinh doanh của khách hàng như tiếp xúc trực tiếp, qua trò chuyện, xuống cơ sở của khách hàng hoặc thông qua các khách hàng khác, qua đối tác của khách hàng…

Sau đây là một số đề suất để giám sát chặt chẽ khoản cho vay

Bắt buộc khách hàng vay vốn phải cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ, bảng tổng kết tài sản …yêu cầu các khách hàng cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ của khoản vay như các hợp đồng kinh doanh, hóa đơn mua bán hàng hóa, hóa đơn thuế….

Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra định kì thực tế tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp và tạo điều kiện ngay cả khi cán bộ tín dụng xuống kiển tra đột xuất.

Cán bộ ngân hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ ngân hàng có thể yêu cầu khách hành dừng việc kinh doanh của mình lại.

Cán bộ tín dụng đặc biệt chú ý việc giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo. Ngoài công tác thực tế định giá tài sản đảm bảo ở khâu thẩm định, qua suốt kì hạn vay nợ, tài sản đảm bảo có thể có những biến động tăng giảm giá trị, khi đó cán bộ tín dụng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời. Nếu thấy có sự sụt giảm giá trị tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng nhất thiết phải báo cho khách hàng biết và yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo.

Trong quá trình tham gia giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, qua các thông tin thu thập được và qua sự tinh ý, nhậy cảm nghề nghiệp cán bộ tín dụng có thể phát hiện ra những vấn đề đối với khoản vay. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi để phát hiện ra những dấu hiệu của rủi ro cho vay và có hướng đề phòng.

Một điều cần thiết là cán bộ ngân hàng cần thường xuyên theo dõi những biến đổi trong tài khoản tiền gửi của khách hàng, những thay đổi thất thường trong tài khoản tiền gửi của khách hàng có thể là dấu hiệu của rủi ro.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 59 - 61)