Định hướng hoạt động của chi nhánh Hà Thành.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 55 - 57)

Trong chiến lược hoạt động chung của hệ thống ngân hàng, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có những định hướng hoạt động sao cho tương ứng với khả năng của mình, đồng thời phù hợp với xu thế chung của hệ thống ngân hàng cũng như phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Dựa vào tình hình hoạt động của các năm vừa qua, ngân hàng Đầu tư và Phát triển đề ra định hướng, chính sách tín dụng cho năm 2006. Đây là định hướng chung cho các chi nhánh trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển, trong đó có chi nhánh Hà Thành. Sau đây là một số định hướng tín dụng chính :

Một số chỉ tiêu giới hạn tín dụng toàn ngành:

Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ < 40%.

Dư nợ cho vay khách hàng thuộc các thành phần kinh tế không phải Nhà nước trên tổng dư nợ > 40%.

Tỷ trọng cho vay theo kế hoạch nhà nước trong tổng dư nợ <8%. Dư nợ cho vay đối với một khách hàng tối đa / vốn tự có <15%. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ <5%.

Và các định hướng khác do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành.

Ngoài những định hướng chung được thực hiện cho toàn bộ ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành có những định hướng riêng cho hoạt động năm 2006. Những định hướng này được ban lãnh đạo chi nhánh đề ra dựa vào đặc điểm, thể mạnh của chi nhánh. Sau đây là một số định hướng cho chi nhánh Hà Thành :

- Quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu tín dụng mà Hội sở chính đã chỉ định.

- Nâng cao năng lực tài chính : Xây dựng kế hoạch xử lý nợ tồn đọng từ năm trước cũng như thực hiện cơ cấu lại nguồn thu, tiết kiệm chi phí, đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận vượt mặt bằng trung của hệ thống BIDV cũng như của toàn ngành.

- Tăng trưởng nguồn vốn: Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng truyền thống cũng như tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới huy động vốn thông qua việc hình thành những phòng giao dịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng sự thoải mái cho khách hàng, đa dạng hoá khách hàng thực hiện giao dịch.

- Nâng cao chất lượng tín dụng: Duy trì công tác đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ, mở rộng tín dụng sang doanh nghiệp cổ phần – đối tượng mà Chi nhánh đang có lợi thế trong việc tiếp cận thông qua Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án trong việc xem xét các đề nghị vay, tăng cường kiểm tra, kiểm soát khách hàng lớn nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Công tác đào tạo cán bộ: Hưởng ứng phòng trào tự nghiên cứu khoa học của Hôi sở chính phát động nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Chi nhánh, thường xuyên mời các chuyên gia đến giảng dạy nhằm cập nhật kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 55 - 57)