Chú trọng công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 57 - 59)

Thẩm định khách hàng và thẩm định phương án vay vốn là khâu rất quan trọng trong quá trình cho vay. Thông qua công tác thẩm định cán bộ tín dụng có được thông tin cần thiết giúp cho việc ra quyết định có cho vay hay không cho vay.

Các thông tin về khách hàng như năng lực điều hành quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, cơ cấu và nguồn nhân lực, ngành nghề kinh doanh, tư cách và năng lực pháp lý… cán bộ tín dụng có thể biết về tính nghiêm túc trong đề xuất vay vốn, tính hợp tác của khách hàng trong quan hệ kinh doanh (quan hệ tín dụng) cũng như tính trách nhiệm đối với khoản vay của khách hàng. Thông qua đó, cán bộ ngân hàng bước đầu có những nhận xét cá nhân về khách hàng, trả lời cho câu hỏi nếu cho vay, liệu khách hàng có thực hiện đúng như hợp đồng không? có thực sự muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài với ngân hàng không?.

Nghiên cứu kỹ phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn như ngành nghề kinh doanh, thời gian của phương án, tính hợp lý của phương án giúp cán bộ tín dụng trả lời câu hỏi: phương án có khả thi không, thời gian thu lợi có

hợp lý không? nếu thực tế có biến động thì lợi nhuận của dự án biến đổi như thế nào? ảnh hưởng như thế nào tới khả hoàn trả của khách hàng?.

Kết hợp thẩm định khách hàng và thẩm định phương án kinh doanh cùng với kiến thức chuyên môn, nhạy cảm nghề nghiệp… giúp cán bộ tín dụng đánh giá về đề nghị vay vốn của khách hàng và ra quyết định cuối cùng về đề nghị vay. Nếu thấy khoản cho vay là an toàn, có lợi nhuận thì sẽ quyết định cho vay. Ngược lại qua công tác thẩm định, nếu thấy khách hàng hay phương án vay vốn có vấn đề, cán bộ tín dụng ra quyết định từ chối đề nghị vay của khách hàng. Do vậy quyết định của cán bộ thẩm định phần lớn dựa trên cảm quan nghề nhiệp, có thể quyết định của cán bộ tín dụng là đúng, có thể quyết định của là sai. Ngân hàng rất cần những cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn tốt, kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm... để ra những quyết định chính xác, hạn chể rủi ro.

Cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm tới khâu thẩm định. Trong quá trình thẩm định chỉ cần coi nhẹ một yếu tố nào đó hoặc có một nhận xét cá nhận sai lệch về một yếu tố nào đó liên quan tới khách hàng hoặc phương án kinh doanh sẽ dẫn đến những kết luận sai làm, có thể dẫn đến việc không thu hồi được khoản cho vay, gây tổn thất cho ngân hàng.

Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng, ngân hàng cần chú ý:

- Hoàn thiện quy trình thẩm định và giám sát chặt chẽ quy trình thẩm định. - Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phân tích khách hàng và phương án kinh doanh.

- Tăng cường tiếp xúc khách hàng, khảo sát thực tế hình kinh doanh của khách hàng và thẩm định kĩ giá trị tài sản đảm bảo.

- Thực hiện tốt công tác tổ chức và thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ của các cán bộ thẩm định.

- Đội ngũ lãnh đạo cần có những ưu tiên nhất định đối với cán bộ thẩm định như công tác đào tạo, tạo điều kiện khi đi tìm hiểu thực tế.

Thẩm định tốt ngay từ đầu là một trong những nhân tố quan trọng giúp ngăn ngừa rủi ro sau khi phát vay. Thẩm định tốt giúp sàng lọc những đề nghị vay vốn không có chất lượng, không đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng. Các ngân hàng luôn đánh giá cao công tác thẩm định và luôn cố gắng để sao cho có chất lượng thẩm định tốt nhất. Tuy nhiên nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay cao làm cho công tác thẩm định đôi khi không còn mang đúng nghĩa của nó, nhiều khi với mong muốn đạt kế hoạch, có những dự án mà cán bộ thẩm định cảm thấy chưa an toàn lắm nhưng vẫn quyết định cho vay với mong muốn rủi ro không xảy ra. Điều này rất không tốt vì những khoản cho vay đó rủi ro là rất cao. Do đó, các ngân hàng nên có mục tiêu phù hợp và chính sách thẩm định hợp lý sao cho công tác thẩm định có chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn cao nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam ppsx (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w