1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát

204 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Luận án tập hợp tương đối đầy đủ các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành về các lĩnh vực Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Kỹ thuật hình sự, Phòng chống tội phạm hình sự, Phòng chống tội phạm kinh tế, Phòng chống tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra, Cảnh sát giao thông, Quản lý giáo dục cải tạo phạm nhân, luật (Hình sự và Tố tụng hình sự). Luận án phân tích đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Anh Việt chuyên ngành cảnh sát từ góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát, luận án tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra các điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ từ góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Luận án đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát sang tiếng Việt nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, dịch thuật các tài liệu liên quan đến chuyên ngành cảnh sát. Bên cạnh những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trên, luận án cũng đề xuất xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điện tử về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát.

Trang 2

2 GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

3 PGS.TS Tô Minh Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014

Trang 3

Chương 2:

ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC, CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA VÀ CÁC

TRƯỜNG NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TIẾNG ANH, TIẾNG VIỆT

2.1 Hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát 56 2.1.1 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ nguồn gốc 56 2.1.2 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ cấu tạo 66 2.1.3 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ ngữ nghĩa và cách

2.2 Hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 91 2.2.1 Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ nguồn gốc 91 2.2.2 Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ cấu tạo 97 2.2.3 Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ ngữ nghĩa và cách

Trang 4

tạo phạm nhân 122 2.3.6 Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hình sự 125 2.3.7 Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Luật 130

3.1.1 Căn cứ những điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ tiếng

Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 137 3.1.2 Đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành

cảnh sát xét về nội dung 144 3.1.3 Căn cứ vào Chương trình đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân dùng cho hệ chính quy - tập trung do Bộ Công an quy định 146 3.1.4 Căn cứ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên hệ

chính quy - tập trung 149 3.1.5 Nhu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ giảng viên và học viên 151 3.1.6 Căn cứ vào sự thay đổi các văn bản 152 3.2 Nội dung giải pháp 156 3.2.1 Đề xuất kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát 156 3.2.2 Đề xuất cách chuyển dịch một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành

cảnh sát chưa thỏa đáng 165 3.2.3 Đề xuất xây dựng kho ngữ liệu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt

chuyên ngành cảnh sát 166 3.2.4 Đề xuất thiết kế ngân hàng điện tử thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt

chuyên ngành cảnh sát 174

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tính quốc tế và người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được tổ chức một cách khoa học; các lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phải chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công tội phạm; phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện bằng việc ký các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, trao đổi thông tin về tình hình tội phạm có liên quan lẫn nhau và phối hợp truy bắt tội phạm bị truy nã Ngoài ra, chúng ta còn phải liên kết và phối hợp với các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua việc gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Tổ chức Hình sự Quốc tế (ICC) hay Tổ chức Cảnh sát khối Asean; tham dự các chương trình của Liên Hiệp Quốc như Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế, Chương trình toàn cầu chống tẩy rửa tiền, Chương trình toàn cầu chống buôn bán người, Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần…

Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài và thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, lực lượng Công an trước hết phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải thông thạo về ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành

Hiện nay, hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn là do quan hệ trong công tác giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) Việt Nam với người nước ngoài có sử dụng tiếng Anh và với lực lượng Cảnh sát của các nước có sử dụng tiếng Anh ngày một mở rộng Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở các trường CSND mới chỉ dừng ở mức tiếng Anh giao tiếp thông thường (General English), chưa có đầy đủ chương trình tiếng Anh chuyên ngành chuẩn dành cho các khoa chuyên ngành nghiệp vụ đang được đào tạo tại các trường đại học CSND Hiện tại, chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành

Trang 7

riêng cho các khoa nghiệp vụ, cũng như chưa có một bộ sách chuyên ngành CSND hoàn thiện dùng chung cho cán bộ, chiến sĩ, sinh viên CSND người Việt học tiếng Anh ở bậc đại học

Do vậy khi học tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên các khoa chuyên ngành học chung giáo trình đơn ngữ tiếng Anh “English for Police” với phần mục từ (400 từ) của tác giả Phùng Việt Hòa (1998), The Police University Số lượng 400 từ trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là vốn từ vô cùng hạn hẹp để các sinh viên, các sĩ quan sử dụng trong công tác chuyên môn, vì thế họ gặp không ít khó khăn khi giải quyết vụ việc có liên quan đến người nước ngoài hay dịch các tài liệu chuyên ngành

Là giảng viên dạy tiếng Anh tại Trường Đại học CSND, là người góp phần đào tạo những sĩ quan cảnh sát, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn mà trọng tâm là ngôn ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành chính xác Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành CS là thiết thực và có tính thời sự Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong lực lượng CAND

Thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát là hệ thuật ngữ nằm trong hệ thống ngôn ngữ Việt Nam nói chung và trong hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa được quan tâm tới và thực tế từ trước đến

nay chưa có một bài báo hay một công trình khoa học nghiên cứu về thuật ngữ

chuyên ngành CS được công bố

Ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữ chuyên ngành

CS trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam, chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé

Trang 8

vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành CS cho ngành và làm giàu thêm cho hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam

Xa hơn nữa, hệ thuật ngữ chuyên ngành CS là hành trang, là tư liệu để chúng tôi tiến hành biên soạn bộ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho các khoa nghiệp vụ, làm sổ tay từ vựng, thiết kế ngân hàng điện tử về thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành CS hoặc làm từ điển song ngữ Mục đích cuối cùng của luận án là nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, góp phần vào việc nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của lực lượng Cảnh sát để phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập quốc tế

Từ thực tế vấn đề nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu luận án:“Cách dịch

thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành cảnh sát”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bàn về thuật ngữ, không thể không nhắc tới sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga

Bắt đầu từ năm 1780, các nhà khoa học ở Liên bang Nga đã lựa chọn và xử lý

sơ bộ các thuật ngữ và xác định các khái niệm chuyên biệt liên quan Sự bắt đầu của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc dịch các thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên

Từ năm 1930 đến năm 1960, đây là thời kỳ mà các lý thuyết và những hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên cơ sở đào tạo kỹ thuật của hai chuyên gia D.S.Lotte và E.K.DreZen ra đời Cũng trong giai đoạn này, hai nhà khoa học A.A.Reformatski và G.O.Vinokur đã đưa ra các quan điểm ngôn ngữ học và sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga

Từ năm 1970 đến năm 1990, đây là thời kỳ đánh dấu bằng việc thuật ngữ học trở thành một ngành khoa học độc lập Cách nhìn nhận khác nhau về từ vựng chuyên biệt, những hiệu ứng của các lý thuyết và thực tiễn trong khoa học về thuật ngữ đã hội tụ với những thành tựu trong ngôn ngữ học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học

Trang 9

Vào thời kỳ này, ở Cộng hòa Liên bang Nga đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ học, hàng chục chuyên khảo và gần 20 tuyển tập các bài báo

được xuất bản, hơn 100 luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ đã được bảo vệ Ngoài ra,

hàng nghìn các từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ học, từ điển thuật ngữ

kĩ thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ chung đến các từ điển

chuyên ngành sâu đã được biên soạn Thời kỳ này phải kể đến sự đóng góp của các

nhà khoa học như L.N.Beljaeva, L.I.Borisova, A.S gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev,

A.D.Hajutin, T.L.Kandenlaki, R.Ju.Kobrin, Z.I.Komarova, O.N.Trbachev,

N.V.Vasilieva, M.N.Volodina, v.v

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thời kỳ này việc nghiên cứu thuật

ngữ được thực hiện trong bối cảnh sau khi Liên Xô sụp đổ với những thay đổi sâu

sắc trong đời sống kinh tế, xã hội và khoa học

Còn ở Việt Nam, những chú giải thuật ngữ đã xuất hiện vào những năm đầu

thập niên 40 của thế kỷ XX, thoạt đầu là do công của các nhà khoa học và các nhà báo, trong môi trường giảng dạy bằng tiếng Pháp Vào năm 1942, Giáo sư

Hoàng Xuân Hãn, một nhà Toán học - Sử học - Ngữ văn, thực sự có ý thức xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học cho người Việt nên đã biên soạn và cho

ra đời tác phẩm “Danh từ khoa học” Cuốn sách này đã mang lại một tập hợp các

thuật ngữ mô tả những khái niệm trong toán học, vật lý, hóa học, cơ học và thiên văn học dựa trên cơ sở tiếng Pháp Từ đó, các đồng nghiệp và học trò của ông

tiếp tục công việc chuyển ngữ, chuẩn hóa các thuật ngữ và cho ra đời nhiều dịch phẩm khoa học kĩ thuật Đặc biệt chúng ta không thể quên phần đóng góp tích cực của các dịch giả cùng với các dịch phẩm khoa học kĩ thuật tiếng Nga,

tiếng Đức và tiếng Ba Lan, đã đưa miền Bắc từ năm 1945, và cả nước từ năm 1975

tiếp cận với nền khoa học kĩ thuật châu Âu Những công trình tiếp nối nghiên cứu

về thuật ngữ và ngôn ngữ khoa học có thể kể đến là: “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ

của các ngành khoa học và kỹ thuật” của Võ Xuân Trang (1973), “Mấy vấn đề thay thế thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng thuật ngữ thuần Việt” của

Võ Xuân Trang (1977), “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” của

Trang 10

Lưu Vân Lăng (1977), “Từ thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân (1977), hay “Nghiên cứu ngôn ngữ khoa học - kỹ thuật tiếng Việt (về ngữ pháp)” của Hoàng Trọng Phiến (1985)

Trong giai đoạn này, các từ điển thuật ngữ phát triển rầm rộ, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ mới phát triển như tin học, điện tử viễn thông Theo thống kê của Chu Bích Thu1, tính từ năm 1994 đến tháng 6/1999,

có 118 cuốn từ điển song ngữ thì có tới 55 cuốn là từ điển đối dịch thuật ngữ, cụ thể như cuốn “Danh từ sinh vật học Nga - Việt” (1963), “Danh từ toán học Anh - Việt” (1960), “Danh từ toán học Nga - Việt” (1960), “Danh từ hóa học Anh - Nga - Việt” (1960), “Danh từ sinh địa lý Nga - Việt” (1963), “Danh từ y dược Pháp - Việt” (1964),

“Thuật ngữ tâm lý và giáo dục học Nga - Pháp - Việt” (1967), “Thuật ngữ tâm lý và giáo dục học Nga - Pháp - Việt ” (1967), “Thuật ngữ ngôn ngữ học Nga - Việt” (1970),

“Thuật ngữ văn học - mỹ học Nga - Pháp - Việt” (1970), “Thuật ngữ âm nhạc Nga - Việt” (1970), “Thuật ngữ mỹ học Pháp - Việt” (1970), hay “Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học” (1970)

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc xây dựng một thứ tiếng nói riêng hoàn thiện và luôn phát triển của dân tộc, các nhà khoa học Việt Nam, trước khi muốn hội nhập vào thế giới khoa học bằng vốn ngoại ngữ riêng của mình, phải nghĩ ngay đến việc chuẩn hóa, xây dựng sáng tạo hệ thuật ngữ khoa học của ngành mình Rất nhiều ngành khoa học đã xây dựng được những hệ thuật ngữ chuyên ngành riêng thể hiện qua các từ điển thuật ngữ chuyên ngành như “Từ điển

Y học Anh - Việt” của Phạm Ngọc Trí (2000); “Từ điển Y học Anh -Việt” của Lâm Phương Thảo (2003); “Từ điển Y dược Pháp - Việt” của Bộ Y tế (1976 Nxb

Y học); “Từ điển Niệu học Việt - Anh - Pháp” của Ngô Gia Hy (1992 Nxb Y học);

“Từ điển Thuật ngữ khoa học kỹ thuật giao thông vận tải Anh -Việt” của nhiều tác giả (2001 Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội); “Từ điển Kỹ thuật xây dựng Anh -Việt” của Nguyễn Văn Bình (1994 Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội); “Từ điển

1

Chu Bích Thu (2001), Giới thiệu sơ lược về từ điển và từ điển học Việt Nam, tạp chí Ngôn ngữ,

số (14)

Trang 11

Thủy lợi Anh-Việt” của nhiều tác giả (1997 Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội)

Riêng lĩnh vực tài chính - Kế toán - Ngân hàng, từ những năm 90 của thế kỷ trước

đến nay đã có nhiều từ điển song ngữ Anh-Việt như “Từ điển Thương mại - Tài

chính - Ngân hàng Anh - Việt” của Nguyễn Thị Ái Nguyệt & Nguyễn Tùng Lâm

(1992 Nxb Thế giới); “Từ điển Thương mại - Tài chính thông dụng Anh - Việt”

của Công ty Dịch vụ Quốc tế (1996 Nxb Thống kê); “Từ điển Thương mại Quốc tế

Anh - Việt” của Nguyễn Ninh Hùng (1997 Nxb Trẻ)…

Như vậy trong dòng chảy lịch sử, kể từ khi cuốn từ điển đầu tiên liên quan đến tiếng Việt được xuất bản năm 1651 cho đến năm 2005, theo thống kê của

Vũ Quang Hào thì số lượng từ điển về tiếng Việt, liên quan đến tiếng Việt, được dịch ra tiếng Việt, được biên soạn bằng tiếng Việt có khoảng 1000 cuốn

Trong số đó, từ điển về thuật ngữ có số lượng lớn nhất bao gồm các loại từ điển giải thích thuật ngữ (từ điển chuyên ngành), từ điển đối chiếu thuật ngữ, từ điển vừa

giải thích vừa đối chiếu thuật ngữ, các từ điển bách khoa chuyên ngành, với tổng số

là 330 cuốn [22; tr 223]

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu về vấn đề dịch thuật, chúng tôi thấy đã có

rất nhiều sách, nhiều công trình của các tác giả trong nước và ngoài nước viết về

vấn đề này Những nghiên cứu về dịch thuật của tác giả nước ngoài như cuốn

“Nhập môn nghiên cứu dịch thuật: Lý thuyết và ứng dụng” của Jeremy Munday -

Trịnh Lữ dịch (2009 Nxb Tri Thức); “A Linguistic Theory of Translation -

Lý thuyết ngôn ngữ dịch thuật” của Catford (1965 Nxb Oxford University,

Oxford); “Contemporary Translation Theories - Những lý thuyết dịch thuật đương đại” của Hay Gentzler (1993 Nxb Roudledge, London & New York);

“Discourse and the Translator - Diễn ngôn và dịch giả” của Hatim và Mason (1990

Nxb Longman, UK); “On Linguistic Aspects of translation – Những khía cạnh ngôn ngữ của dịch thuật” của Jakobson (1959 Bài viết đăng trên tạp chí The Translation Studies Reader, L Venuti (ed.) Roudledge, London & New York,

1998); “A Textbook of Translation - Sách học về dịch thuật” của Newmark (1988

Nxb Prentice Hall, London 1988)

Trang 12

Nhiều tác phẩm và tác giả nghiên cứu về dịch thuật trong nước cũng ra đời như

“Phiên dịch sách báo Anh - Việt, Việt - Anh” của Nguyễn Văn Tạo; “Vài nhận xét về vấn đề dịch sách” của Hồ Hữu Tường; “Thế nào là một bản dịch hay” của Bàng Bá Lân;

“Hướng dẫn kỹ thuật dịch Anh - Việt” của Nguyễn Quốc Hùng hay “Dịch thuật, từ

lý thuyết đến thực hành” của Nguyễn Thượng Hùng

Các bài viết “Văn bản khoa học kỹ thuật - cách mở nghĩa và dịch sang tiếng Việt” của Đào Hồng Thu; “Một vài vấn đề về dịch tiếng Anh trong y khoa” của Vương Thị Thu; “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật” của Nguyễn Hồng Cổn đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2001

Một số công trình nghiên cứu dịch thuật khoa học như luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Vân tại Đại học Macquarie (Úc) về đề tài “Bình diện chức năng trong việc dịch các ngôn bản khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt”; công trình

“Nghiên cứu dịch thuật” của Hoàng Văn Vân; luận án tiến sĩ “Dịch Anh-Việt văn bản khoa học” của Lưu Trọng Tuấn (2008) và luận án tiến sĩ “Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt qua tác phẩm Harry Potter” của

Võ Tú Phương (2011)

Nghiên cứu về dịch thuật nhìn chung cũng bắt đầu phát triển nhưng chưa thật nhiều, đặc biệt về vấn đề dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành CS chưa thật sự được quan tâm Các thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS

mới chỉ được tập hợp thành các mục từ (glossary) nhằm mục đích phục vụ cho

giáo viên, sinh viên, phiên dịch viên có liên quan đến chuyên ngành này

Ngoài một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành hẹp như: “Từ điển Pháp luật

Anh - Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản và Lương Hữu Định

(1991 Nxb Khoa học xã hội); “Từ điển Pháp luật Việt - Anh” của tác giả Vũ Quốc

Tuấn (2002 Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và “Từ điển Thuật ngữ

về ma túy Anh - Việt” của tác giả Nguyễn Tường Dũng (2004 Nxb Thế giới),

hiện nay ở nước ta chưa có tài liệu chuyên sâu và đầy đủ về hệ thuật ngữ tiếng Anh,

tiếng Việt chuyên ngành CS, và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm,

cấu tạo ngữ nghĩa và kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành

Trang 13

cảnh sát Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Cách dịch thuật ngữ Anh-Việt

chuyên ngành cảnh sát” Có thể nói đây là công trình có tính chất khởi đầu

nghiên cứu về thuật ngữ và dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành

cảnh sát

3 Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

- Hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát và những yếu tố

có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của hệ thuật ngữ

- Các yếu tố có liên quan đến hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành

cảnh sát như nguồn gốc, phương thức cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để nghiên cứu luận án này, trước hết chúng tôi:

- Tập hợp tương đối đầy đủ các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành về các lĩnh vực QLHC về TTXH, KTHS, Phòng chống tội phạm

hình sự, Phòng chống tội phạm kinh tế, Phòng chống tội phạm về ma túy, CSĐT,

CSGT, Quản lý giáo dục & cải tạo phạm nhân, Luật (Hình sự và Tố tụng hình sự)

- Phân tích đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành CS từ

góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng

- Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

chuyên ngành cảnh sát, luận án tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra các điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ từ các góc độ nghiên cứu

kể trên

- Đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS sang tiếng

Việt nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, dịch thuật các tài liệu liên quan đến chuyên ngành cảnh sát

Bên cạnh những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trên, chúng tôi cũng định hướng đến việc đề xuất xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điện tử về

thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành CS

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp miêu tả

Mục đích của luận án là đề xuất một số kỹ thuật dịch thuật ngữ Anh -Việt

chuyên ngành CS dựa trên đặc điểm của thuật ngữ, vì vậy luận án đã sử dụng

phương pháp miêu tả đặc điểm về nguồn gốc, về cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS

- Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng chính và xuyên suốt trong

luận án vì mục đích của luận án là so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS với hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành CS về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng Trên cơ sở đó tìm ra các điểm tương đồng và

các điểm khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ làm cơ sở đề xuất kỹ thuật dịch thuật ngữ

- Thống kê

Thủ pháp thống kê định lượng giúp luận án tính toán tần số xuất hiện và tần số

sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ sở xác thực cho

những kết luận trong quá trình nghiên cứu Kết quả thống kê được tổng hợp thành

các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ lệ phần trăm Những kết quả thu được giúp chúng ta hình dung dễ dàng các đặc trưng cơ bản về cấu trúc

hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành

Ngoài các phương pháp và thủ pháp nói trên luận án còn sử dụng một số

phương pháp khác như phương pháp mô hình hóa, phương pháp lập bảng biểu để

minh họa các kết quả và các luận điểm đã đề cập trong luận án

Trang 15

6 Ý nghĩa của luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài là một trong những công trình đầu tiên hệ thống hóa tương đối đầy đủ

về đặc điểm (nguồn gốc, cấu tạo từ, ngữ nghĩa và cách sử dụng) của thuật ngữ

tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát

- Đề xuất được 6 kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành CS

- Đề xuất xây dựng kho ngữ liệu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS

- Đề xuất thiết kế và xây dựng một ngân hàng điện tử thuật ngữ

tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS

- Góp phần vào việc xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ chuyên ngành CS

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh

chuyên ngành ở các trường thuộc lực lượng cảnh sát nói riêng và các trường thuộc

lực lượng công an nói chung

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để biên soạn bộ giáo trình tiếng Anh

chuyên ngành và là phương tiện ứng dụng trong giao tiếp, trong công tác của lực lượng cảnh sát khi có nhu cầu

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để biên soạn sổ tay từ vựng, hình thành ngân hàng thuật ngữ và khi đủ điều kiện sẽ tiến tới xây dựng từ điển

thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành cảnh sát

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể ứng dụng cho việc

dịch thuật các văn bản chuyên môn, làm tài liệu tham khảo cho những độc giả

quan tâm đến lĩnh vực này

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được cấu trúc như sau:

+ Chương 1: Tổng quan về thuật ngữ và dịch thuật

Trang 16

Chương 1 có độ dài 47 trang, trong Chương 1 chúng tôi đề cập đến những vấn đề lý luận chung về thuật ngữ và thuật ngữ chuyên ngành CS; Những lý luận chung về dịch thuật, về vấn đề tương đương trong dịch thuật và về các loại hình tương đương trong dịch thuật Chúng tôi cũng đề cập đến các khái niệm có liên quan như hình vị, từ, đoản ngữ và các trường từ vựng ngữ nghĩa

+ Chương 2: Đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và các trường nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát

Chương 2 có độ dài 83 trang, Chương 2 của luận án đã miêu tả đặc điểm của

hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS về góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng Ngoài ra, trong chương 2 chúng tôi còn phân tích cấu tạo ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành theo 7 trường

+ Chương 3: Đề xuất kỹ thuật dịch, xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điền tử thuật ngữ tiếng Anh – tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát

Chương 3 có độ dài 46 trang, trong Chương 3 chúng tôi đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát sang tiếng Việt dựa trên kết quả

so sánh đối chiếu hai loại thuật ngữ và dựa vào việc phân tích chương trình đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân; Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành; Nhu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ giảng viên và học viên; Sự thay đổi các văn bản

Phần cuối của luận án là mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẬT NGỮ VÀ DỊCH THUẬT

1.1 Tổng quan về thuật ngữ

1.1.1 Quan niệm về thuật ngữ

1.1.1.1 Định nghĩa về thuật ngữ

1) Các định nghĩa về thuật ngữ trên thế giới

Các nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học như:

- Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, 1976 đã định nghĩa: “Thuật ngữ là một từ

hoặc là một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên môn đó”

-Terminovedenie: Predmet, metody, structura (Thuật ngữ học: Đối tượng, phương pháp, cấu trúc) in năm 2007, tái bản lần thứ ba, của tác giả V.M.Leichik

định nghĩa: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một thứ ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một khái niệm lý thuyết chung - cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất định” [tr 31-32]

- Năm 2007, công trình “Thuật ngữ học đại cương - những vấn đề lý

thuyết” của ba tác giả là A.V.Superanskaja, N.V.Podolskaja và N.V.Vasileva

được tái bản lần thứ tư; theo các tác giả này, “Thuật ngữ là từ hay cụm từ chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt động chuyên ngành và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt Thuật ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một khái niệm của một hệ thống các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho các mục đích chuyên môn” [1; tr 14]

Có thể nói rằng, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã xây dựng nên bức tranh rõ nét, tỉ mỉ về thuật ngữ trong đó thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản

Trang 18

của khái niệm này, gồm các điểm sau:

- Thứ nhất, phân tích khái niệm và bản chất ngôn ngữ của lớp từ ngữ đặc biệt này

- Thứ hai, nêu rõ chức năng cơ bản của thuật ngữ trong hoạt động ngôn ngữ

của chúng

- Thứ ba, khẳng định các đặc điểm cốt yếu của thuật ngữ để thực hiện tốt các

chức năng

- Thứ tư, xác định các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ; hay nói cách khác là

tiêu chuẩn chung cho lớp từ ngữ đặc biệt này

2) Các định nghĩa về thuật ngữ ở Việt Nam

Các nhà khoa học Việt Nam ngay từ những năm 30 - 40 của thế kỷ XX đã chú ý đến việc xây dựng hệ thuật ngữ cho một số ngành khoa học và gọi đó là

“danh từ khoa học” Từ đó, vấn đề thuật ngữ đã thực sự trở thành mối quan tâm của

các nhà ngôn ngữ học Việt Nam Trong số các tác giả đó không thể không kể đến

Lê Khả Kế, Lưu Văn Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu,

Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hữu Quỳnh…

Theo Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong

phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đó Có

thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao.v.v

Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm

hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định” [13; tr167]

Các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và

Vương Toàn cho rằng “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên môn nào đó Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng

chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là

nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn Toàn bộ thuật ngữ của một lĩnh vực

sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống

thuật ngữ” [10; tr 64]

Trang 19

Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, định nghĩa thuật ngữ trong các từ điển nước ngoài

tuy có khác nhau, nhưng có thể khái quát như sau: “Thuật ngữ khoa học là một từ, cụm từ biểu thị một khái niệm trong chuyên ngành khoa học (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật) Thông thường một thuật ngữ có vỏ âm thanh nhất định và biểu đạt một khái niệm đơn nhất không trùng lặp với thuật ngữ khác” [60; tr 3]

Vũ Quang Hào trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm và cấu tạo của thuật ngữ quân

sự tiếng Việt” đã dẫn lại và bổ sung định nghĩa thuật ngữ của Hoàng Văn Hành khá đầy đủ như sau: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [90; tr 15]

Nhìn chung các tác giả đều thống nhất với quan điểm, thuật ngữ về bản chất là

từ hoặc cụm từ, tuy nhiên từ thì có thể đa nghĩa, nhưng thuật ngữ thì đơn nghĩa và

mô tả khái niệm hay một khách thể Như vậy đặc trưng bao trùm của thuật ngữ là tính đơn nghĩa trong giới hạn một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhất định

1.1.1.2 Đặc trưng của thuật ngữ và tiêu chí đánh giá

1) Đặc trưng của thuật ngữ

Nói đến hệ thống thuật ngữ khoa học là phải đề cập đến những đặc trưng cơ bản của thuật ngữ Thuật ngữ có những đặc trưng cơ bản như: tính chính xác, tính

hệ thống, tính quốc tế, tính dân tộc và tính đại chúng [88; tr 56]

Tính chính xác loại trừ tính đa nghĩa, điều này nghĩa là trong nội bộ một ngành khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện và ngược lại mỗi thuật ngữ chỉ dùng để chỉ một khái niệm vì chức năng duy nhất của thuật ngữ là

Trang 20

định danh (gọi tên khái niệm) cho nên những yếu tố biểu thái hầu như không

xuất hiện trong thuật ngữ Như vậy không thể có hiện tượng đồng nghĩa Nguyên tắc này đương nhiên không thể tuyệt đối hóa, vì có trường hợp do sự phát

triển của khoa học mà một thuật ngữ vẫn song song tồn tại với một thuật ngữ mới

Tính chính xác còn thể hiện ở hình thức cấu tạo thuật ngữ Do tính chính xác

về hình thức mà thuật ngữ thường ngắn gọn, chặt chẽ Thuật ngữ ngắn gọn thường

được sử dụng rộng rãi khi người đọc đã quen với khái niệm đó, còn những khái niệm mới, có khi chưa đi vào hệ thống thuật ngữ của ngôn ngữ hoặc được dùng

ở những nơi ít người thuộc chuyên môn thì gây khó hiểu

b Tính hệ thống

Mỗi thuật ngữ khoa học phải nằm trong hệ thống nhất định và

hệ thống đó phải hết sức chặt chẽ Nói đến tính hệ thống của thuật ngữ tức là nói

đến hai góc độ: hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ thống ký hiệu

(tức là xét về hình thức) Tính hệ thống là thuộc tính quan trọng bậc nhất của

thuật ngữ Nghĩa là nó thể hiện ở kiểu cấu tạo từ và trong sự ý thức hóa tuyệt đối

để vận động cấu tạo từ Mặt khác, không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt

thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống

khái niệm Nhờ có tính hệ thống mà chúng ta có thể hiểu được thuật ngữ một

cách chính xác và dễ dàng Do tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật ngữ mà

người ta có thể dễ dàng nắm bắt được khái niệm mà thuật ngữ diễn tả [67;

tr 274]

c Tính quốc tế

Đã là ngành khoa học thì hệ thuật ngữ của ngành khoa học đó dù là ở nước

nào cũng phải được quốc tế hóa, trước hết về phương diện nội dung, có như vậy

mới đáp ứng được xu thế hội nhập, toàn cầu hóa Nội dung khái niệm của một

ngành khoa học nào đó ở mọi quốc gia, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không được

phép có độ chênh Đây chính là sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức

chân lý Quá trình quốc tế hóa thuật ngữ khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của

ngôn ngữ, nó có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thuật ngữ chung trên toàn thế giới,

Trang 21

khắc phục “hàng rào ngôn ngữ” trong hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là lĩnh vực

khoa học Tuy nhiên, việc quốc tế hóa thuật ngữ về mặt hình thức đã được xem là

việc làm rất khó và gần như không thể, vì mỗi quốc gia sử dụng một ngôn ngữ

riêng Chính vì vậy mà hệ thống thuật ngữ ở bất kỳ ngôn ngữ nào cũng rất rộng, rất mở và có xu hướng là vay mượn gần như nguyên bản từ các ngôn ngữ có nền

khoa học phát triển hơn Điều này thể hiện rất rõ ở một số ngành khoa học như:

ngành y khoa có nhiều thuật ngữ gốc Latin dùng định danh các loại bệnh, các loại

dược phẩm; ngành vật lý, hóa học, kinh tế… có nhiều thuật ngữ gốc Anh, Pháp

Trong ngành cảnh sát, thuật ngữ gốc Hán chiếm số lượng lớn

d Tính đại chúng

Khoa học không thể tách rời quần chúng mà trái lại khoa học phải phục vụ

quần chúng nhân dân Muốn khoa học dễ dàng xâm nhập vào đời sống của nhân dân thì thuật ngữ khoa học cần phải có tính đại chúng Tính đại chúng đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu đối với tất cả những người làm

công tác trong ngành chuyên môn đó, cũng như đối với tất cả những ai học môn

khoa học đó Khác với biệt ngữ (những từ ngữ đặc biệt dành riêng cho một nhóm

người, cho một tầng lớp của xã hội như tiếng lóng, biệt ngữ giai cấp, biệt ngữ

nhóm), thuật ngữ khoa học vẫn là một bộ phận trong ngôn ngữ của toàn dân, nó

được mọi người sử dụng hàng ngày Do đó tính chất đại chúng đòi hỏi thuật ngữ

phải dễ hiểu, dễ đọc, dễ viết đối với quảng đại quần chúng

e Tính dân tộc

Tác giả Lưu Vân Lăng cho rằng: “Thuật ngữ, dù thuộc lĩnh vực khoa học

nào, chuyên môn nào, cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc Do

đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc” [49;

tr 58] Điều này có nghĩa là mỗi dân tộc phải tận dụng vốn từ ngôn ngữ của mình để

diễn đạt các khái niệm khoa học Vì vậy chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt trong việc dịch thuật các thuật ngữ, tránh lạm dụng các thuật ngữ tiếng

nước ngoài

Trang 22

Đảm bảo tính dân tộc của thuật ngữ là góp phần xây dựng tính đại chúng của

thuật ngữ Các thuật ngữ chuyên môn không thể tách rời quần chúng, tách rời người

sử dụng, nhất là trong thời đại mà nền kỹ thuật tri thức đang được tiếp nhận trên

phạm vi toàn cầu

2) Tiêu chí của thuật ngữ

Khi đặt danh từ khoa học (thuật ngữ), Hoàng Xuân Hãn đưa ra 8 tiêu chuẩn

của thuật ngữ, đó là: (1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phải

riêng về ý ấy; (3) Một ý không nên có nhiều danh từ; (4) Danh từ phải làm cho dễ

nhớ đến ý; (5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất; (6) Danh từ

phải gọn; (7) Danh từ phải có âm hưởng Việt; (8) Danh từ phải đặt theo lối tiếng

thường và phải có tính cách quốc gia [28; tr 237]

Theo Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ phải có những tiêu chuẩn sau:

(1) Tính chính xác; (2) Tính hệ thống; (3) Tính đơn nghĩa; (4) Tính quốc tế; (5) Không mang sắc thái tu từ biểu cảm [66; tr 121]

Trong luận án này chúng tôi dựa vào sự tổng kết các tiêu chuẩn của thuật ngữ

do Lưu Vân Lăng đưa ra tại hội nghị bàn về việc xây dựng thuật ngữ năm 1964 để

đánh giá tiêu chuẩn của thuật ngữ Các tiêu chuẩn đó là:

1.1.1.3 Phân biệt thuật ngữ với từ nghề nghiệp

1) Các quan niệm về từ nghề nghiệp

2

Lưu vân Lăng & Như Ý, Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy

chục năm qua, tạp chí Ngôn ngữ số (1), Hà Nội

Trang 23

Cho đến nay, đã có một số công trình ngôn ngữ học đề cập đến lớp từ nghề nghiệp, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về đặc điểm của chúng mà

chưa đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa cũng như quá trình hành

chức của lớp từ này Các tác giả đã có những quan niệm riêng về từ nghề nghiệp

Nguyễn Như Ý và các đồng sự của ông cho rằng “Từ nghề nghiệp là các từ,

ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của nhóm người thuộc cùng một ngành nghề hoặc cùng

một lĩnh vực nào đó” [62; tr 389]

Đỗ Hữu Châu cho rằng “ Từ nghề nghiệp bao gồm những đơn vị được

sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất

tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành

văn thư …)” [14; tr 249-250]

Xem xét từ nghề nghiệp với tư cách là một phương ngữ xã hội, tác giả

Nguyễn Văn Khang cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ có tính

chuyên môn cao mà chỉ có những người làm nghề mới có thể hiểu được Thậm chí

ở trình độ chuyên môn sâu, rất nhiều thuật ngữ mà ngay cả những người làm trong

nghề ở trình độ bình thường cũng cảm thấy khó hiểu hoặc không thể hiểu được (nếu

không được giải thích đến nơi đến chốn)” [75; tr 118]

Mỗi tác giả có quan niệm, nhận định riêng về lớp từ ngữ nghề nghiệp, nhưng

các tác giả đều cho rằng từ nghề nghiệp được sử dụng hạn chế về mặt xã hội (chỉ

hoạt động trong khu vực của những nhóm người thuộc cùng một ngành nghề

cụ thể)

2) Sự khác nhau giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp

Bên cạnh việc đưa ra những định nghĩa xác đáng về thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng rất quan tâm nghiên cứu đến lớp từ nghề nghiệp Việc nghiên cứu lớp từ này có ý nghĩa rất lớn về mặt ngôn ngữ học Các nhà ngôn ngữ đã

phân biệt rất rõ ràng giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp thể hiện qua bảng so sánh

dưới đây:

Trang 24

BẢNG SO SÁNH THUẬT NGỮ VÀ TỪ NGHỀ NGHIỆP

Thuật ngữ được hiểu là nội dung của

khái niệm khoa học (nội hàm khái

niệm khoa học chính xác), hình thức

ngôn ngữ (là cái vỏ), là tên gọi của

một khái niệm khoa học, toàn bộ khái

niệm trong một lĩnh vực khoa học và

là toàn bộ tên gọi của một khoa học

Ví dụ:

Từ đồng âm, phụ âm, nguyên âm

thuộc về ngành ngôn ngữ học; quang

phổ, quang học, điện quang thuộc về

ngành vật lý học

Từ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng có nội dung chuyên môn thông thường, có nhiệm vụ xác định tên những nguyên vật liệu, những công cụ sản xuất, những quy trình, công đoạn làm việc hay những sản phẩm nghề nghiệp

Ví dụ:

Từ nghề nghiệp chỉ công cụ sản xuất như: đê,

máy cắt, ruột ổ, v.v… thuộc về ngành may

mặc-da giày; bay, bàn xoa, giàn giáo, v.v thuộc ngành cầu đường

Đặc điểm của thuật ngữ là tính đơn

nghĩa, không có từ đồng nghĩa và

không có sắc thái tình cảm

Từ nghề nghiệp được dùng để trao đổi miệng về chuyên môn Từ nghề nghiệp có tính gợi cảm, gợi hình, có nhiều sắc thái vui đùa

Ví dụ:

Dùng từ phó đẽo thay thế từ thợ mộc hay từ

người gõ đầu trẻ thay từ thầy giáo

Thuật ngữ có tính đại chúng vì

khoa học kỹ thuật không thể tách rời

quần chúng, tách rời người sử dụng

Khoa học kỹ thuật phải thực sự

xâm nhập sâu rộng vào quần chúng,

muốn vậy thuật ngữ không thể là lớp

từ cao siêu, xa lạ hoàn toàn với quần

chúng

Từ nghề nghiệp là những từ có phạm vi sử dụng trong khu vực chuyên môn của một nhóm Với những ngành nghề mang tính xã hội hóa, thì số lượng từ nghề nghiệp của nó càng được sử dụng rộng rãi Ngược lại, những ngành nghề ít phổ biến ngoài xã hội như nghề kim hoàn, nghề mộc… thì vốn từ nghề nghiệp của chúng lại ít được biết đến

và ít được sử dụng

Trang 25

1.1.2 Quan niệm về thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát

1.1.2.1 Định nghĩa về thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát

Từ các định nghĩa về thuật ngữ đã trình bày ở trên, thuật ngữ chuyên ngành CS có thể hiểu là “từ và cụm từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực công tác của lực lượng cảnh sát; các biện pháp trinh

sát; các phương pháp, chiến thuật điều tra hình sự; các biện pháp, phương tiện

KTHS và các quy định của pháp luật.”

Thuật ngữ chuyên ngành CS gồm các thuật ngữ liên quan đến hoạt động

nghiệp vụ của các lực lượng như: CSĐT, CSHS, CSKT, CSPCTP về MT, Cảnh sát

QLHC về TTXH, CSGT, Cảnh sát quản lý giáo dục & cải tạo phạm nhân, Cảnh sát

vũ trang, KTHS và một số ngành luật có liên quan

Nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành CS, chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ chuyên ngành CS dùng để chỉ:

1) Các khái niệm liên quan đến phương pháp, chiến thuật điều tra hình sự hay

các biện pháp trinh sát như:

- Khám xét là hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi,

lục soát trên người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ vật chứng, đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án

- Hỏi cung là biện pháp điều tra bằng cách hỏi trực tiếp người đã bị

khởi tố về hình sự với tư cách là bị can

- Trinh sát là hoạt động điều tra, thu thập tình hình về đối tượng cần điều tra

bằng các biện pháp bí mật

- Trinh sát ngoại tuyến là biện pháp trinh sát mà người cán bộ trinh sát trực tiếp

theo dõi, giám sát bí mật để phát hiện những hoạt động bên ngoài của đối tượng cần

điều tra nghiên cứu và thực hiện các yêu cầu điều tra trinh sát đặt ra

- Dấu hiệu hiềm nghi là những biểu hiện nghi vấn cụ thể ở một con người,

việc, hiện tượng nào đó làm căn cứ để đánh giá, xem xét xem con người, việc, hiện tượng đó có đủ cơ sở kết luận là đối tượng hiềm nghi hay không

Trang 26

2) Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm

ma túy như:

- Chất gây ảo giác là chất hóa học gây ra sự thay đổi về nhận thức, tư duy và

cảm giác giống như ở người bệnh loạn tâm thần

- Tiền chất là hóa chất dùng trong quá trình điều chế hòa nhập hoàn toàn hay

kết hợp từng phần với phân tử một chất ma túy hay một chất hướng thần

- Heroine là chất ma túy dòng thuốc phiện bán tổng hợp từ morphine

- Nhà sau cai là những cơ sở nội trú tiến hành các hoạt động hỗ trợ phục vụ

giai đoạn bắc cầu tiếp nối giữa chương trình cai nghiện với tái hòa nhập cộng đồng

và là nơi có cuộc sống biệt lập

3) Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực giao thông như:

- Nơi đường giao nhau cùng mức là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau

trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó

- Đường một chiều là đường quy định tất cả các phương tiện giao thông chỉ

được phép đi theo một chiều

- Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính

từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện

giao thông qua lại

- Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều

xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ

4) Các khái niệm liên quan đến biện pháp, phương tiện KTHS như:

- Kỹ thuật hình sự là hệ thống các quan điểm khoa học và các thủ thuật,

phương pháp được vận dụng để phát hiện, thu thập, bảo quản và nghiên cứu, giám định dấu vết hình sự, xác lập chứng cứ và xác định nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự việc, phục vụ công tác điều tra, xét xử

- Giám định cháy, nổ là quá trình xem xét, đánh giá các dấu vết cháy,

dấu vết nổ hình thành do tác động trực tiếp của quá trình cháy, nổ, để trên cơ sở đó,

Trang 27

rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ; quá trình hình thành, phát triển của

vụ cháy, nổ và xác định đối tượng gây cháy, nổ

- Giám định tóc xác định được loại lông tóc của người hay vật, loại lông tóc

nào (đàn ông hay đàn bà) và xác định được vùng lông, tóc

- Khám nghiệm tử thi là biện pháp thu thập thông tin trên thi thể người chết

để xác định thời gian chết, nguyên nhân chết và thể loại chết; xác định phương thức gây án và thủ đoạn che dấu hành vi phạm tội, góp phần xác định diễn biến sự việc xảy ra, giúp làm rõ thủ phạm và động cơ gây án

5) Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực pháp luật như:

- Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều

tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt

- Tội cướp tài sản là hành vi của người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay

tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

- Nhân chứng là người chứng kiến sự việc xảy ra, ví dụ trông thấy ai đó bán

ma túy hay có hành vi phạm tội khác

- Che giấu tội phạm là hành vi của người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi

biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người

phạm tội

1.1.2.2 Đặc trưng của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát và các tiêu chí đánh giá

1) Đặc trưng của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát

Nằm trong hệ thống thuật ngữ khoa học và là một bộ phận quan trọng của

từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành CS cũng mang những nét chung của thuật ngữ

khoa học, đó là:

a Tính chuyên sâu

Tính chuyên sâu hay còn gọi là tính chuyên môn của thuật ngữ Thuật ngữ chuyên ngành CS là thuật ngữ khoa học được thể hiện rất rõ nét với tư cách là

Trang 28

phương ngữ xã hội, là đối tượng của ngôn ngữ học xã hội Đó chính là những nét

giống như từ nghề nghiệp, những từ ngữ có tính chuyên môn cao mà chỉ có người

làm nghề, thậm chí ở trình độ chuyên môn sâu mới có thể hiểu được, như:

- Sưu tra là điều tra, nghiên cứu rộng rãi về những đối tượng có liên quan đến

cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT nhằm phục vụ cho công tác phòng ngừa, phát hiện và

đấu tranh phòng chống tội phạm

- Truy xét là điều tra, xác minh để kết luận nguyên nhân vụ, việc, hiện tượng

xảy ra nghi có liên quan đến tội phạm về ANTT

- Xác minh hiềm nghi là quá trình điều tra nghiên cứu cụ thể và kết luận làm

rõ thực chất vấn đề nghi vấn về đối tượng

- Trưng cầu giám định là việc cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định

trưng cầu những người giám định có kiến thức chuyên ngành của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa, thủ công… theo quy định của pháp luật để nghiên cứu,

kết luận những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, xét xử vụ án

- Chuyên án truy xét là loại chuyên án được xác lập trong trường hợp có

vụ, việc, hiện tượng xảy ra liên quan đến tội phạm nhưng chưa rõ nguyên nhân cần tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp, sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện để ngăn chặn tội phạm, làm rõ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án và truy bắt đối tượng phạm tội

- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây

ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người

sử dụng

- Ma túy nhập môn là loại ma túy dẫn đến tình trạng sử dụng các loại ma túy

nặng hơn, tức là khả năng gây hại đối với cơ thể và tâm thần nghiêm trọng hơn

- Sơ đồ hiện trường từng phần là loại sơ đồ vẽ chi tiết hóa những khu vực

nhất định của hiện trường nhằm mô tả vị trí, trạng thái, cấu trúc của từng phần

cụ thể trong hiện trường

Các thuật ngữ chuyên ngành CS vừa có khả năng phái sinh vừa có khả năng

ghép từ để tạo ra thuật ngữ mới Từ những thuật ngữ cơ bản ban đầu có thể tạo ra

Trang 29

rất nhiều thuật ngữ mới, dựa vào những đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định

danh của thuật ngữ

Ví dụ:

Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành:

+ Từ thuật ngữ “dấu vết” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới bằng

cách ghép từ như: dấu vết cắt, dấu vết cơ học, dấu vết có thể truy nguyên, dấu vết

công cụ, dấu vết giả tạo, dấu vết giày dép, dấu vết hình sự, dấu vết riêng, hay dấu vết không tẩy xóa được…

+ Từ thuật ngữ “chứng cứ” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới bằng

cách ghép từ như: chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc, chứng cứ

sao chép lại, chứng cứ buộc tội, hay chứng cứ gỡ tội…

+ Từ thuật ngữ “dấu hiệu” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới bằng

cách ghép từ như: dấu hiệu cá biệt, dấu hiệu cùng nhóm, dấu hiệu đồng nhất, dấu hiệu hiềm nghi, dấu hiệu tội phạm, hay dấu hiệu xác định đồng nhất…

+ Từ thuật ngữ “biện pháp” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới

bằng cách ghép từ như: biện pháp an ninh, biện pháp cưỡng chế, biện pháp chứng minh đồng nhất, biện pháp di truyền học, biện pháp đặc tình, biện pháp điều tra, biện pháp hành chính, biện pháp ngăn chặn, biện pháp nghiệp vụ, biện pháp phân tích đồng nhất, biện pháp phòng ngừa, biện pháp quản lí thị trường,

biện pháp trinh sát, hay biện pháp vũ trang

Ví dụ: Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành:

+ Từ thuật ngữ “traffic” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới bằng

cách ghép từ như: traffic police station (trạm CSGT), traffic safety control center

(trung tâm giám sát ATGT), traffic police patrol unit (đội tuần tra CSGT)…

+ Từ thuật ngữ “investigation” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ bằng

cách ghép từ như: investigation methods (phương pháp điều tra), investigation

tactics (chiến thuật điều tra)…

+ Từ thuật ngữ “crime scene” chúng ta có thể tạo ra rất nhiều thuật ngữ mới

bằng cách ghép từ như: crime scene management ( việc bảo vệ hiện trường), crime

Trang 30

scene photo (ảnh hiện trường), crime scene reconstruction (việc dựng lại hiện

trường), hay crime scene search (khám nghiệm hiện trường)…

- Thuật ngữ chuyên ngành CS là thuật ngữ khoa học dùng để định danh, định nghĩa các điều khoản hay các loại tội nằm trong BLHS và BLTTHS, vì vậy

thuật ngữ có hình thức là cụm từ (cụm từ do nhiều thành tố cấu tạo nên) chiếm một

số lượng lớn trong số các thuật ngữ được luận án khảo sát

+ Thuật ngữ chuyên ngành có thể là cụm từ có năm, hay sáu thành tố cấu tạo

nên như: tội cố ý gây thương tích (crime of actual bodily harm), khám nghiệm

hiện trường (crime scene search), người bị tù chung thân (lifer), tội phạm ít nghiêm trọng (minor offences), hay tội cướp giật tài sản ( crime of property)

+ Thuật ngữ chuyên ngành có thể là cụm từ có từ bảy đến tám thành tố cấu tạo

nên như: chương trình thay thế cây thuốc phiện (poppy substitution program), lập

biên bản khám nghiệm tử thi (making autopsy reports), hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp (illegal cash transaction), giám định tài liệu bằng tia hồng ngoại

(infrared examination), hay các biện pháp ngăn chặn tội phạm (offence prevention

measures)

+ Thuật ngữ chuyên ngành có thể là cụm từ có trên chín thành tố cấu tạo nên

như: chữa trị và cai nghiện cho người nghiện ma túy (drug addict treatment), việc

thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (negligence of responsibility causing

serious consequences), CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

(investigators on crimes of economy & management), CSĐT tội phạm về trật tự

xã hội (investigation police of crimes on social order), hay tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (laundering money and/ or property obtained through the

commission of crimes),

+ Đặc biệt có thuật ngữ chuyên ngành là cụm từ có đến hơn hai mươi thành tố

cấu tạo nên như: hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác trong khi thi hành công vụ (inflicting injury on or causing harm to the health

of the others in action), sự điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều

khiển các phương tiện giao thông đường sắt (assignation of disqualified railway

Trang 31

operators), hay hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,

phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi

(manufacturing and/ or trading fake goods beings animals feeds, fertilizers,

veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties, animal breeds)…

Sự xuất hiện các thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành CS có hình thức là cụm từ

dài hoặc rất dài ngày càng nhiều, một mặt phản ánh tốc độ phát triển của thuật ngữ

khoa học nói chung và thuật ngữ của ngành khoa học công an nói riêng, mặt khác

cũng phản ánh khó khăn mà các thuật ngữ gây ra cho ngành ngôn ngữ học Việt

Nam trong việc chuẩn hóa để đáp ứng nhu cầu hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc và

sự trong sáng của tiếng Việt

b Tính ngắn gọn

Thuật ngữ chuyên ngành CS là cụm từ dài dùng để định danh khái niệm hay dùng để đặt tên cho các cơ quan tổ chức chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các

thuật ngữ chuyên ngành nên thuật ngữ thường được sử dụng dưới dạng viết tắt

Ví dụ: Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành:

Điều tra tội phạm (ĐTTP), Kỹ thuật hình sự (KTHS), Cảnh sát giao thông

(CSGT), Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (CSPCTP về MT) hoặc dùng

các số hiệu để gọi tên cho các tổ chức hay cơ quan như: V21 (Viện Chiến lược và

khoa học Công an), K20 (Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), H47 (Cục Thông tin liên

lạc), C45 (Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội), C54 (Viện khoa học hình sự),

PC48 (Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng), PC52 (Phòng cảnh sát truy nã tội phạm), hay X39 (Ban công tác Công đoàn Công an), v.v

Ví dụ: Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành:

CID Criminal Investigation Department (Cơ quan CSĐT)

CSI Crime Scene Investigator (Sĩ quan điều tra hiện trường vụ án)

CSM Crime Scene Manager (Người quản lý hiện trường vụ án)

UNODC United Nations Office for Drugs and Crime (cơ quan

Phòng chống ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc)

Trang 32

Thuật ngữ chuyên ngành CS còn được cấu tạo căn cứ vào tính chất tội phạm hay mức án phạt Một số thuật ngữ được cấu tạo bằng các chữ cái trong bảng chữ cái, đó là nét đặc thù rất riêng của thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành CS

Chẳng hạn trong chuyên ngành Quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, các thuật ngữ:

A đặc biệt (Ađb), B đặc biệt (Bđb), C đặc biệt (Cđb) được sử dụng để phân khu nơi giam giữ người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm

A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3 được sử dụng để phân khu nơi giam giữ người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống

Và như vậy những thuật ngữ như phạm nhân loại A, phạm nhân loại A1, phạm nhân loại A2 và phạm nhân loại Ađb được hình thành, v.v

laws), chứng cứ (evidence), bắt (arrest), vết chàm (birthmark), đặc điểm

(characteristic), đồng phạm (complicity), tội nghiêm trọng (felony), nhận dạng (identify), hành hung (assault), hay cướp có vũ khí (armed robbery)

d Tính thời sự

Tính thời sự là một đặc điểm nổi bật của thuật ngữ chuyên ngành CS vì nó

gắn liền với xu thế phát triển của xã hội trong những thời kỳ khác nhau

Sự phát triển của thuật ngữ chuyên ngành CS là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau Trong những giai đoạn ấy, thuật ngữ chuyên ngành CS cũng liên tục hình thành và phát triển để đáp ứng sự thay đổi chung của toàn xã hội

Trang 33

Những thay đổi trong các quy phạm của luật Hình sự ở từng giai đoạn lịch sự có thể

minh chứng cho vấn đề này

Giai đoạn trước năm 1985, luật Hình sự chỉ được quy định trong những văn bản tản mạn như luật số, sắc lệnh, thông tư, v.v… sau đó được tập hợp thành

Bộ luật Hình sự năm 1985

Bộ luật Hình sự năm 1985 giúp cho việc đấu tranh phòng, chống các loại tội

phạm trong thời điểm mà nước ta mới thống nhất được 10 năm nhưng vẫn còn trong

thời kỳ bao cấp, và thời kỳ nhà nước sử dụng tem phiếu như một phương tiện để

giao dịch Cũng trong thời kỳ này, mô hình Hợp tác xã được hình thành để lao động, sản xuất với hình thức lao động chủ yếu là sử dụng sức người, sức trâu,

sức bò để cày, cấy

Trước tình hình thực tế của xã hội những năm 1985, trong Bộ luật Hình sự

năm 1985 đã quy định hành vi chiếm đoạt tem phiếu hoặc lạm sát gia súc là tội phạm Nên xuất hiện rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến vấn đề này

Ví dụ:

Các tội như chiếm đoạt tem, phiếu; hay tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu giấy

tờ giả dùng vào việc phân phối

Năm 1999 Bộ luật Hình sự mới (Bộ luật Hình sự năm 1999) ra đời, Bộ luật ra

đời trong bối cảnh đất nước ta từ bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu thế mở cửa hội nhập với không

gian kinh tế khu vực và toàn cầu, trong điều kiện sự phát triển như vũ bão của cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới

Xã hội phát triển, kéo theo những hành vi, tội phạm mới, ngược lại nhiều hành

vi phạm tội trước đây như tội chiếm đoạt tem phiếu; tội lạm sát gia súc hoặc các

hành vi thông dâm không còn phù hợp và bị loại bỏ Nhiều loại tội phạm mới nảy

sinh đặc biệt là nhóm các tội phạm về ma túy, các tội phạm về môi trường hay các

tội phạm công nghệ cao… Chính vì vậy rất nhiều thuật ngữ mới được hình thành

Trang 34

Ví dụ:

+ Các thuật ngữ chỉ tội phạm về ma túy như tội cố ý truyền HIV cho người

khác; tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

+ Các thuật ngữ chỉ tội phạm như tội rửa tiền; tội khủng bố

Rất nhiều thuật ngữ được sửa đổi, bổ sung đưa vào Bộ luật Hình sự để phù hợp với xu hướng thời đại và hợp tác quốc tế, để nhà nước có cơ sở pháp lý

quản lý xã hội và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự

Ví dụ:

+ Các thuật ngữ chỉ tội được sửa đổi như: tội mua bán phụ nữ → tội mua bán

người; tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có → tội rửa tiền; tội gây

ô nhiễm không khí → tội gây ô nhiễm môi trường

+ Các thuật ngữ chỉ tội được bổ sung như tội sử dụng thông tin nội bộ để

mua bán chứng khoán; tội thao túng chứng khoán; tội đưa chất thải vào lãnh thổ

Việt Nam; các loại tội phạm về máy tính và tội phạm công nghệ cao

e Tính pháp lý

Khác với hệ thống pháp luật của các nước châu Âu, sử dụng tiền lệ pháp hay

tập quán pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội Ở Việt Nam khi có sự kiện pháp lý

xảy ra, pháp luật Việt Nam thường sử dụng hình thức văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, hình thức này là tiến bộ vì nó được quy định trong

các quy phạm pháp luật và do cơ quan có thẩm quyền ban hành Trong các văn bản

pháp luật có tính pháp lý cao như Hiến Pháp, Bộ luật thường quy định bằng các

thuật ngữ ngắn nhưng kèm theo nhiều sự giải thích để làm rõ nội dung của điều luật

hay để miêu tả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc để giải thích rõ các trường hợp phạm tội

Ví dụ: Trong Bộ luật Hình sự Điều 93 quy định về “tội giết người”, Bộ luật

không quy định từng tội danh riêng biệt như “tội giết cha”; “tội giết mẹ” hay “tội

giết ông” như luật của một số nước khác, mà quy định “tội giết người” nói chung,

nhưng có kèm theo các tình tiết tăng nặng đến mức tử hình của tội này nếu như

người phạm tội phạm phải một trong các hành vi sau:

Trang 35

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

2) Tiêu chí của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát

Nhà thuật học J.C.Sager (Mỹ), đã đưa tiêu chuẩn chung của thuật ngữ khoa

học trong cuốn A Practical Course in Terminology Pricesseing như sau: [140; tr 89]

- Thuật ngữ phải được hình thành một cách có hệ thống, chú trọng tới các đặc tính về hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành chúng

- Thuật ngữ phải tuân theo các quy ước chung về hình vị, chữ viết và phát âm của ngôn ngữ tạo thành chúng

- Khi một thuật ngữ đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, nó không thể bị thay đổi nếu như không có những lý do bắt buộc và sự khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ mới thay thế nó sẽ đảm đương hoàn toàn vị trí của nó và sẽ được nhanh chóng chấp nhận

- Nếu một thuật ngữ chỉ truyền đạt được phần nào đó ý nghĩa của thuật ngữ đang dùng thì sẽ gây ra lầm lẫn, và trong trường hợp đó cần sử dụng tới khái niệm đồng nghĩa, như vậy mới có thể giới thiệu thuật ngữ mới

Bàn về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học còn có nhiều ý kiến khác nhau,

nhưng theo chúng tôi đã là thuật ngữ khoa học, thuật ngữ chuyên ngành CS cũng

không ngoại lệ Nghĩa là thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát phải có tính chính xác,

tính hệ thống, tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc, tính ngắn gọn, có tính thời sự và phải phù hợp với pháp luật Việt Nam

1.1.3 Một số khái niệm có liên quan

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chấp nhận các quan điểm lý luận sau đây về

các khái niệm có liên quan như hình vị, từ, ngữ, trường từ vựng - ngữ nghĩa

Trang 36

1.1.3.1 Hình vị (morpheme)

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có

giá trị về mặt ngữ pháp [67; tr 9]

1) Hình vị trong tiếng Anh

Ta có thể phân chia hình vị theo đặc trưng cấu tạo, theo vị trí, chức năng

Cụ thể:

a Nếu căn cứ vào tính chất độc lập hay không độc lập về mặt hình thức trong cấu tạo từ, chúng ta có hình vị độc lập (free morphemes) và hình

vị phụ thuộc (bound morphemes)

- Hình vị độc lập (free morphemes) còn được gọi là hình vị tự do, là những

hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập [117; tr 53]

Ví dụ: house, man, black, sleep, walk, play, rain, man, keep, cheap

- Hình vị phụ thuộc (bound morphemes) là những hình vị chỉ có thể xuất hiện

trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác [137; tr 31]

Ví dụ: -ing, -ed, -er,-or, -ly, -s, -ity, -al, re-, -est, -able, audi-

Trong nội bộ các hình vị phụ thuộc, người ta còn chia thành hình vị biến cách

(inflectional morphemes) và hình vị phái sinh (derivational morphemes)

Hình vị biến cách (inflectional morphemes) là những hình vị làm biến đổi

dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu

Ví dụ:

Trong tiếng Anh, những trường hợp trong các từ cats, played, singing…

biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau trong mối quan hệ giữa chúng với

những đơn vị khác trong câu

Hình vị phái sinh (derivational morphemes) là những hình vị làm biến đổi

một từ hiện hữu thành một từ mới

Ví dụ:

Trong tiếng Anh có kind → kindness; merry → merryly, work → worker,

investigate → investigator, mark → remark, keep → keeper, rape → rapist, rob →

robber, imprison → imprisonment

Trang 37

b Nếu căn cứ vào vào vị trí và chức năng của các hình vị, chúng ta có hình vị căn tố (bases hay roots) và hình vị phụ tố (affixes)

+ Hình vị căn tố là thành phần chính, thành phần trung tâm của từ Hình vị

căn tố mang ý nghĩa chung của một nhóm từ, căn tố mang nghĩa từ vựng

Ví dụ:

leg- có nghĩa là luật, luật pháp, là căn tố của các từ legal, legislate,

legislature, legitimize

poli- có nghĩa là thành phố, đô thị là căn tố của các từ metropolis, police,

politics, Indianapolis, megalopolis, acropolis

test- có nghĩa khai cung, cung cấp bằng chứng, làm chứng, là căn tố của

các từ testament, detest, testimony, attest

-cide có nghĩa là giết, là căn tố của các từ suicide, patricide, matricide,

infantcide, homicide

+ Hình vị phụ tố là hình vị phụ thuộc, xuất hiện trước hay sau căn tố Hình

vị phụ tố được phân loại phụ thuộc vào vị trí xuất hiện và chức năng xuất hiện trong từ

Theo vị trí xuất hiện trong từ, hình vị phụ tố được chia làm 3 loại chính đó

là tiền tố (prefixes), hậu tố (suffixes), và liên tố (interfixes) [145; tr 87-88]

Tiền tố xuất hiện trước căn tố

Trung tố xen vào giữa căn tố và căn tố, hay căn tố và phụ tố

Ví dụ : Trung tố “o” trong sociolinguistics (ngôn ngữ xã hội học)

Trang 38

Theo chức năng xuất hiện trong từ, hình vị phụ tố được chia làm 2 loại chính đó là phụ tố biến cách và phụ tố phái sinh [117; tr53]

Phụ tố biến cách luôn luôn xuất hiện với tư cách là hậu tố và mang ý nghĩa ngữ pháp

Ví dụ :

workers (những công nhân), smaller (nhỏ hơn), hay shooting (đang bắn)

Phụ tố phái sinh xuất hiện với tư cách là tiền tố hay hậu tố và mang ý nghĩa

từ vựng Chúng tạo nên từ mới bằng cách gắn thêm các hình vị vào trước hoặc sau căn tố

Ví dụ :

national (quốc gia), reuse (tái sử dụng), subway (đường ngầm), antewar

(trước chiến tranh)

2) Hình vị trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt hình vị hay còn gọi là từ tố là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ

có khả năng mang nghĩa từ vựng như ăn, sạch hay nghĩa ngữ pháp như đã, đang hoặc có giá trị bổ sung mà không tồn tại độc lập như sẽ, đẽ

- Phân loại từ tố trong tiếng Việt:

Trong tiếng Việt có 3 loại từ tố, đó là: [77; tr 38-39]

a Loại từ tố có nghĩa từ vựng và có khả năng dùng độc lập

Ví dụ: cây, quả, ông, bà, cha, mẹ, nói, ăn, nhà, tốt, người, đẹp, đỏ, vàng v.v

b Loại từ tố có nghĩa từ vựng mà không có khả năng dùng độc lập

Ví dụ: nhân, đại, hữu, vô, hải, sơn, quốc, phi, cơ v.v

c Loại từ tố có nghĩa bổ sung mà không tồn tại độc lập

Ví dụ: ~ giang trong giỏi giang; ~ lẽo trong lạnh lẽo; ~ đẽ trong đẹp đẽ; ~ ghẽ trong gọn ghẽ; ~ lè trong xanh lè; ~ au trong đỏ au v.v

- Đặc điểm từ tố trong tiếng Việt:

Những từ tố trong tiếng Việt có những nét riêng biệt sau đây:

a Từ tố chỉ là âm tiết có nghĩa hay có giá trị ngữ nghĩa

Trang 39

b Từ tố có thể làm từ đơn như ăn, ở, nhà, cửa trong tiếng Việt vì chúng

làm thành từ cơ bản của tiếng Việt và là cơ sở để tạo ra hàng loạt từ ghép

Ngoài ra còn có nhiều từ tố không thể làm thành từ đơn được tức là không thể

dùng độc lập như những từ gốc Hán: quốc, gia, sơn, thủy, v.v…

c Những từ tố trong tiếng Việt trùng với từ đơn dùng để tạo ra những từ ghép

trên cơ sở của cụm từ nên chúng theo mô hình của cụm từ được từ vựng hóa

d Các từ tố tương đồng với âm tiết viết rời Mỗi từ tố thường được gọi là

tái hiện tự do trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau [95; tr 29]

1) Từ trong tiếng Anh

Xét về mặt cấu tạo, từ trong tiếng Anh được chia làm 3 loại: từ đơn,

từ phái sinh và từ ghép

a Từ đơn (simple words)

Trong tiếng Anh, từ đơn được tạo thành từ một căn tố độc lập (free base) hay còn

gọi là hình vị độc lập (free morpheme), có thể hoạt động độc lập trong lời nói, như: cat,

act, see hay cheap Xét về mặt ngữ âm, từ đơn được chia làm 2 loại:

- Từ đơn - đơn tiết như clue, cab, knit, dog, see, like, bad hay good

- Từ đơn - đa tiết như alibi, arson, house, punish, traffic hay smuggle

b Từ phái sinh (derived words): Từ phái sinh (derived words) là từ có thân

từ phái sinh, từ được cấu tạo nhờ phụ tố kèm theo hiện tượng biến âm như teacher,

happiness, national, reading hay outbreak [39; tr 290]

Trang 40

Trong tiếng Anh, phương thức phái sinh (derivation) là phương thức tạo

từ mới bằng cách thêm phụ tố (affixes) vào từ (words) hay hình vị (morphemes)

Gắn tiền tố ex- vào danh từ wife, từ mới được tạo thành là danh từ exwife

c Từ ghép (compound words): Phương thức ghép (compounding) để cấu tạo

từ cũng là phương thức phổ biến trong tiếng Anh Có thể ghép hình vị căn tố với

hình vị căn tố tạo ra từ ghép như highborn hay northeast Trong từ ghép có thể có

hoặc không có hình vị phụ thuộc như desklamp(-s) hay ill treat(-ed)

Từ ghép tiếng Anh có thể phân loại dựa vào chủng loại từ hay dựa vào mối quan hệ

ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ ghép Các từ ghép này được viết theo 3 cách:

+ Viết gắn liền với nhau: housewife

+ Có một gạch nối giữa các hình vị: blue-green

+ Viết tách rời nhau: tennis lawn

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, các từ ghép này có thể xuất hiện ở cả

3 cách khác nhau tùy theo cách viết quen của từng khu vực (tiếng Anh của người

Anh và tiếng Anh của người Mỹ) hoặc thói quen của từng cá nhân

Dựa vào cấu trúc của từ, từ ghép được chia làm 2 loại: từ ghép phái sinh

(derivational compounds) và từ ghép láy (repetitive compounds)

+ Từ ghép phái sinh (derivational compounds) là từ ghép mà hình vị phụ tố

phái sinh được gắn trực tiếp với phần ghép của từ chứ không phải bất cứ thành phần

nào của từ [95; tr 128]

Ví dụ:

Như: old-timer, mill-owner, blue-eyed, kind-hearted, war-minded,

heart-shaped, school-boyishness, teen-ager hay two-headed

Ngày đăng: 13/11/2014, 05:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2004
4. Bùi Khắc Việt (1977), Vấn đề thu thập và giải thích thuật ngữ trong từ điển - Trong cuốn “Một số vấn đề từ điển học”, Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề thu thập và giải thích thuật ngữ trong từ điển - Trong cuốn" “"Một số vấn đề từ điển học”
Tác giả: Bùi Khắc Việt
Năm: 1977
5. Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu Anh- Việt, Việt – Anh, Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu Anh- Việt, Việt – Anh
Tác giả: Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng
Năm: 2005
6. (2010), Cẩm nang Luật Giao thông đường bộ và các văn bản mới hướng dẫn về an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Luật Giao thông đường bộ và các văn bản mới hướng dẫn về an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính
Năm: 2010
7. Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1 - (tái bản lần thứ tám), Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung
Năm: 2004
8. Dương Văn Quang (2008), Giáo trình Đấu tranh chống rửa tiền của tội phạm về ma túy, ĐHCSND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đấu tranh chống rửa tiền của tội phạm về ma túy
Tác giả: Dương Văn Quang
Năm: 2008
10. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của từ tiếng Việt
Tác giả: Đái Xuân Ninh
Năm: 1978
11. Đào Duy Anh (1957), Hán - Việt từ điển giản yếu, Trường Thi, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán - Việt từ điển giản yếu
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1957
12. Đề cương giáo trình Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, (2007), ĐHCSND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương giáo trình Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông
Tác giả: Đề cương giáo trình Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông
Năm: 2007
13. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa khoa học từ vựng, Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa khoa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1998
14. Đỗ Hữu Châu (1999), TV - NNTiếng Việt, Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TV - NNTiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1999
15. Đỗ Quang Phẩm - chủ biên (2001), Giáo trình Dấu vết hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dấu vết hình sự
Tác giả: Đỗ Quang Phẩm - chủ biên
Năm: 2001
16. Đỗ Quang Phẩm (2003), Giáo trình KTHS, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình KTHS
Tác giả: Đỗ Quang Phẩm
Năm: 2003
17. Đỗ Thanh (1993), Các giai đoạn của quá trình dịch - Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật, Hội ngôn ngữ học Việt Nam - ĐHSPNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giai đoạn của quá trình dịch - Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật
Tác giả: Đỗ Thanh
Năm: 1993
19. (2010), Giáo trình Luật Giao thông và tuyên truyền quần chúng chấp hành luật giao thông, ĐHCSND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Giao thông và tuyên truyền quần chúng chấp hành luật giao thông
Năm: 2010
20. H.Hỹ Nguyên (2001), Gốc từ Hy Lạp và La tinh trong hệ thống thuật ngữ Pháp - Anh, Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốc từ Hy Lạp và La tinh trong hệ thống thuật ngữ Pháp - Anh
Tác giả: H.Hỹ Nguyên
Năm: 2001
21. Hà Lương Tín - chủ biên (2005), Giáo trình Khám nghiệm hiện trường - Học viện CSND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khám nghiệm hiện trường
Tác giả: Hà Lương Tín - chủ biên
Năm: 2005
22. Hà Quang Năng - chủ biên (2012), Thuật ngữ học - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ học - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Quang Năng - chủ biên
Năm: 2012
24. Hoàng Phê - chủ biên (2007), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học VIỆT LEX, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê - chủ biên
Năm: 2007
25. Hoàng Văn Hành - chủ biên (1998), Từ tiếng việt: Hình thái - Cấu trúc - Từ láy - Từ ghép - Chuyển loại, Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái - Cấu trúc - Từ láy - Từ ghép - Chuyển loại
Tác giả: Hoàng Văn Hành - chủ biên
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG SO SÁNH THUẬT NGỮ VÀ TỪ NGHỀ NGHIỆP - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
BẢNG SO SÁNH THUẬT NGỮ VÀ TỪ NGHỀ NGHIỆP (Trang 24)
BẢNG THỐNG KÊ NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ  TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT    STT  Nguồn gốc thuật ngữ  Số lượng  Phần % - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
gu ồn gốc thuật ngữ Số lượng Phần % (Trang 65)
BẢNG PHỤ TỐ CÓ NGUỒN GỐC HY LẠP VÀ LATIN - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
BẢNG PHỤ TỐ CÓ NGUỒN GỐC HY LẠP VÀ LATIN (Trang 66)
BẢNG CÁC TIỀN TỐ THƯỜNG GẶP - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
BẢNG CÁC TIỀN TỐ THƯỜNG GẶP (Trang 74)
Hình sự - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
Hình s ự (Trang 87)
BẢNG TỶ LỆ NGUỒN GỐC THÀNH TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
BẢNG TỶ LỆ NGUỒN GỐC THÀNH TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ (Trang 101)
Hình thức  cai nghiện (ma túy) tại cộng đồng hay - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
Hình th ức cai nghiện (ma túy) tại cộng đồng hay (Trang 110)
Hình phạt chính là hình phạt bắt buộc phải áp dụng đối với người phạm tội và  được Tòa án tuyên độc lập, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
Hình ph ạt chính là hình phạt bắt buộc phải áp dụng đối với người phạm tội và được Tòa án tuyên độc lập, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm (Trang 137)
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
Hình ph ạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước (Trang 137)
Bảng đối chiếu những điểm tương đồng trong cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh  với thuật ngữ tiếng Việt - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
ng đối chiếu những điểm tương đồng trong cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh với thuật ngữ tiếng Việt (Trang 143)
3. Bảng hiển thị dữ liệu tìm được. Khi trang web mới mở bảng sẽ hiển thị toàn - Luận án tiến sĩ ngữ văn: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát
3. Bảng hiển thị dữ liệu tìm được. Khi trang web mới mở bảng sẽ hiển thị toàn (Trang 181)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w