7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Dân chủ và quyền bầu cử
Khi bàn về vấn đề dân chủ, J. S. Mill không luận giải khái niệm một cách chung chung mà ông đề cập đến vấn đề dân chủ trong mối quan hệ với thiết chế bầu cử, từ đó phân biệt dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu. Sự phân biệt này xét đến cùng là vì quyền lợi đích thực của dân chúng.
Điều J. S. Mill lo ngại nhất chính là những nguy cơ làm biến dạng nền dân chủ trong chính thể đại diện gồm "Trình độ trí tuệ thấp trong hội đồng đại biểu và trong công luận kiểm soát hội đồng, và nguy cơ về sự lập pháp giai cấp dựa vào một bộ phận đa số số học bao gồm toàn bộ những người cùng một giai cấp" [16, tr. 207]. Theo ông, nền dân chủ đích thực trước hết phải
69
dựa trên yếu tố đại diện bình đẳng cho các giai cấp và mỗi cá nhân: "Ý tưởng thuần khiết của dân chủ theo định nghĩa của nó là chính quyền của toàn thể nhân dân, do toàn thể nhân dân đều được đại diện bình đẳng" [16, 208]. Tuy nhiên, những nguyên tắc dân chủ như trên lại thường bị xâm phạm. Trong một xã hội còn có sự phân chia giai cấp, chính thể mang ý nghĩa đại diện sẽ không đạt được khi "Các nền dân chủ hiện hữu không phải là dân chủ bình đẳng mà lại là bất bình đẳng một cách có hệ thống nhằm thiên vị cho giai cấp thống trị" [16, tr. 208], tức là nền dân chủ thực sự bị ngụy trang bằng dân chủ giả hiệu. Chính thể lúc này vẫn khoác chiếc áo dân chủ nhưng tính chất cốt lõi của nền dân chủ là đại diện cho toàn thể dân chúng bị mất đi, dân chủ "bị lầm lẫn một cách lạ lùng với nó là chính quyền của sự đặc quyền, thiên vị cho đa số số học, cái đa số một mình nắm giữ trên thực tế mọi tiếng nói trong Nhà nước". Nền dân chủ thực sự cũng là nền dân chủ gắn liền với tự do. Việc gắn liền dân chủ với tự do sẽ mang đến cho xã hội nhiều lợi ích mà một trong những lợi ích hàng đầu là: "Việc giáo dục trí tuệ và tình cảm cho tới tận các tầng lớp thấp kém nhất trong dân chúng, kêu gọi họ tham gia vào các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến những lợi ích to lớn của đất nước họ" [16, tr. 249]. Đứng trên lập trường công lợi, ông hết sức công kích nền dân chủ dựa trên sự chuyên chế của số đông nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho tất cả các thành viên trong xã hội.
Theo ông, chính thực trạng bầu cử hiện tồn của xã hội làm xuất hiện nền dân chủ giả hiệu đại diện cho số đông, tước đi quyền lợi của các nhóm thiểu số. Ông cho rằng, cái ý tưởng thiểu số phải phục tùng đa số, số ít phải phục tùng số nhiều đang bị đánh đồng với việc tiêu diệt ý kiến của thiểu số, ông viết: "có sự chiết trung hay trung đạo nào đó nằm giữa việc cho phép thiểu số có quyền lực ngang bằng với đa số và việc tiêu diệt hoàn toàn cái thiểu số " [16, tr. 209]. Tất nhiên, khi hội đồng bao gồm các đại biểu được lựa chọn
70
bằng sự cân nhắc cẩn trọng thì nhóm đa số sẽ nắm quyền thống trị vì lẽ nhóm đa số sẽ thắng phiếu và họ thông qua các đại biểu để bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng như thế không có nghĩa là nhóm thiểu số không có quyền được đại diện, cũng không có nghĩa là nhóm thiểu số không có quyền được bày tỏ ý kiến. Để đảm bảo quyền lợi cho nhóm thiểu số, ông đề xuất nguyên tắc tỉ lệ đại biểu: "Trong một nền dân chủ thực sự bình đẳng, mỗi tầng lớp hay bất cứ tầng lớp nào cũng phải được có đại biểu không phải là không theo tỷ lệ, mà phải theo tỷ lệ" [16, tr. 209]. Nếu đa số cử tri luôn có đại biểu thì thiểu số cử tri cũng phải có đại biểu vì họ cũng có quyền được đại diện như bất cứ công dân nào khác. Khi nguyên tắc này không được áp dụng thì "không có chính thể bình đẳng mà là chính thể bất bình đẳng và đặc quyền: một bộ phận dân chúng cai trị những bộ phận kia, có một bộ phận mà phần chia ảnh hưởng bình đẳng và công bằng của họ bị chiếm đoạt mất" [16, tr. 210]. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc công bằng của chính thể đại diện nhưng trên hết là "trái ngược với nguyên tắc dân chủ rao giảng sự bình đẳng như chính cội rễ và nền tảng của mình" [16, tr. 210].
Theo quan điểm của Mill, một nền dân chủ thực sự là nền dân chủ đại diện cho tất cả chứ không phải chỉ đại diện cho đa số. Ông gắn liền nguyên tắc dân chủ với nguyên tắc bình đẳng: "Trong nền dân chủ ấy các lợi ích, các ý kiến, các trình độ trí tuệ rất đa dạng nhưng đều sẽ được lắng nghe và ắt sẽ có cơ hội thu được ảnh hưởng bằng sự cân nhắc theo tính chất và sức mạnh của luận cứ, những thứ không thuộc về sức mạnh số học của chúng, thì nền dân chủ ấy là nền dân chủ duy nhất có tính bình đẳng, vô tư, là chính quyền của mọi người và do mọi người,…" [16, tr. 247]. Và như vậy, nền dân chủ dựa trên nguyên tắc bình đẳng này là nền dân chủ chân chính, không bao gồm sự áp chế của đa số đối với thiểu số.
71
Để hiện thực hóa nền dân chủ thực sự - nơi mà mọi ý kiến đều được tiếp thu một cách bình đẳng - J. S. Mill khẳng định cần phải mở rộng hơn nữa quyền bầu cử. Việc mở rộng quyền bầu cử còn là biện pháp để chống lại nguy cơ dùng thủ đoạn cưỡng bức một bộ phận công dân, không cho họ có quyền bầu cử đại biểu. Trong thực tiễn chính trị, một bộ phận công dân có thể bị đặt vào tình trạng yếu thế. Nếu họ không có quyền bầu cử, do vậy họ sẽ thờ ơ với chính trị. Không những thế, sự cưỡng bức chính trị này còn dẫn đến hệ quả là thái độ tiêu cực đối với những người không có quyền bầu cử: "Họ sẽ bất mãn thường xuyên hoặc sẽ cảm thấy mình là người dửng dưng với các công việc chung của xã hội vì những công việc đó do những người khác điều hành" [16, tr. 252]. Ý thức công dân của họ trở nên thụ động như thể "chẳng dính dáng gì đến luật pháp, ngoại trừ việc tuân theo", cũng chẳng dính dáng gì đến các lợi ích và lo toan công cộng, ngoại trừ một kẻ bàng quan" [16, tr. 76].
Tuy nhiên, theo J. S. Mill, sự mở rộng quyền bầu cử cũng phải tuân theo nguyên tắc là mở rộng cho những người đủ tuổi và thực sự mong muốn có được quyền đó. Vì dân chủ là sản phẩm của nền văn minh nhân loại nên xã hội cần đạt đến một trình độ văn minh nhất định để con người ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và cộng đồng. Ông cho rằng, ý thức chính trị cần gắn liền với học vấn, ít nhất người tham gia bầu cử cũng phải biết đọc, biết viết: "Tôi xem là chuyện không thể chấp nhận được chuyện người nào tham gia bầu cử mà không biết đọc biết viết, và tôi sẽ bổ sung thêm, không biết làm các phép tính số học thông thường" [16, tr. 254]. Nếu trao quyền bầu cử cho người không biết đọc, biết viết thì cũng giống như trao quyền ấy cho một đứa trẻ không biết nói. Nghĩa vụ của xã hội là giáo dục quần chúng mà nghĩa vụ quan trọng và cơ bản phải hoàn thành trước tiên là: "phổ cập giáo dục phải đi trước phổ thông đầu phiếu" [16, tr. 255]. Việc phổ cập giáo dục sẽ làm cho quần chúng "biết chăm sóc bản thân mình, biết theo
72
đuổi quyền lợi cho bản thân mình và cho những đồng minh thân cận nhất của mình một cách có hiểu biết" [16, tr. 255]. Thế nên, trong thể chế dân chủ, giáo dục chiếm vị trí rất lớn, J. S. Mill đề nghị cần phải xúc tiến việc biệt đãi cho giáo dục, coi đó là phương tiện để xây dựng một nền lập pháp có giáo dục, tránh nền lập pháp giai cấp vô học. Để đảm bảo công bằng, J. S. Mill cũng cho rằng những phương tiện để đạt được các yêu cầu sơ đẳng về bầu cử phải ở trong tầm tay của mọi người, "chỉ đòi hỏi những điều kiện mà mọi người có khả năng hoàn tất được hoặc nên có khả năng hoàn tất nếu được lựa chọn. Chúng vẫn để cho quyền bầu cử có thể tới được với mọi người sống trong địa vị bình thường của con người" [16, tr. 259]. J. S. Mill rất kì vọng vào phẩm chất của dân chúng. Theo ông, khi quyền bầu cử được mở rộng đến tất cả những người có địa vị bình thường nhất, nếu một ai đó bị mất quyền bầu cử do lỗi của anh ta thì anh ta vẫn có thể phấn đấu vươn lên để làm cho sự thua kém này cũng như những sự thua kém khác biến mất.
Trong thời đại mà J. S. Mill sống, quyền bầu cử thường được phân chia căn cứ theo tài sản. John Stuart Mil đứng về phía những dân người lao động để phủ nhận việc lấy tài sản làm thước đo quyền lực chính trị. Bởi lẽ, việc xác lập quyền bầu cử dựa trên tài sản làm mất đi các nguyên tắc của bầu cử. Dù xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội, sống trong thời kì nước Anh phồn thịnh về công nghiệp, J. S. Mill vẫn nhận ra được mặt trái của tiến trình công nghiệp. Bằng việc chống lại nguyên tắc bầu cử căn cứ theo tài sản, J. S. Mill muốn xác lập một giới hạn của tiền bạc với quyền uy xã hội. Tiền bạc không thể là thước đo chuẩn mực cho nhận thức chính trị của mỗi cá nhân.
Trên cơ sở đề cao giáo dục trí tuệ và trình độ học vấn của công dân, J. S. Mill nêu ý tưởng về việc mở rộng quyền bầu cử dựa trên tiêu chí học vấn. Ông đưa ra thiết kế về luật bầu cử phổ thông có chia hạng, theo ông luật bầu cử nên cho phép tất cả những người tốt nghiệp đại học, những người tốt
73
nghiệp điểm cao ở các trường cao đẳng cũng như mọi thành viên của các nghề nghiệp tự do và cũng có thể một số nghề nghiệp khác nữa có quyền có thêm lá phiếu bằng cách lựa chọn và đăng ký bỏ phiếu tại một khu vực, bên cạnh đó họ vẫn có quyền bỏ phiếu với tư cách công dân ở địa bàn cư trú. Với ông, quyền có nhiều lá phiếu không phải là đặc quyền riêng của một giai tầng nào mà điều quan trọng là nó phải mở ra cơ hội cho tất cả các cá nhân nghèo khó nhất trong xã hội, miễn sao cá nhân đó xứng đáng về mặt trí tuệ. Có thể nói rằng, J. S. Mill rất coi trọng học vấn của quần chúng, ông muốn thông qua bầu cử để mang lại động lực cho việc nâng cao học vấn, và ngược lại, quần chúng có trình độ học vấn cao cũng tác động đến tính tích cực chính trị trong bầu cử: "Lợi ích của phổ thông đầu phiếu một cách triệt để sẽ không thể có được, nếu không đưa quyền có nhiều lá phiếu vào cùng với nó" [16, tr. 269]. Từ ý tưởng của J. S. Mill về quyền có nhiều là phiếu dựa trên trình độ học vấn, có thể liên hệ đến luận điểm phân chia dân chúng thành các giai tầng với quyền bầu cử khác nhau của Montesquieu. Tuy nhiên, nếu Montesquieu đề xuất ý tưởng của ông với động thái "tinh lọc hóa" thành phần trực tiếp sử dụng quyền lực thì J. S. Mill thể hiện sự đề cao tri thức vì lợi ích của toàn xã hội, cũng như cách mà ông nhấn mạnh: nếu bầu cử dân chủ bị thải loại thì đó: "không phải là hữu ích mà là gây hại, khi hiến pháp của đất nước lại tuyên ngôn sự dốt nát được cho quyền có sức mạnh chính trị nhiều ngang với tri thức" [16, tr. 271].
Khi đưa ra ý tưởng về quyền có nhiều lá phiếu, J. S. Mill cũng lo sợ một nguy cơ là sự bành trướng quyền lực chuyên chế của đa số. Vì thế, ông lưu ý: "Quyền có nhiều lá phiếu phải được tính toán thực hiện sao cho những người hưởng đặc quyền này, hoặc giai cấp (nếu có) mà những người này là thành viên chủ chốt sẽ không lợi dụng điều này để lấn át được bộ phận còn lại của cộng đồng" [16, tr. 266]. Là nhà tư tưởng dành nhiều sự quan tâm cho việc
74
đấu tranh vì quyền lợi của nữ giới, J. S. Mill cũng kêu gọi mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Bởi lẽ, phụ nữ cũng như nam giới, đều có sự quan tâm đến chính thể tốt, sự an sinh của họ cũng bị tác động bởi điều này và có nhu cầu có tiếng nói để đảm bảo sự phân chia lợi ích từ đó.
Chủ trương mở rộng quyền bầu cử của J. S. Mill chính là đem lại cho mỗi công dân lợi ích chính trị mà họ xứng đáng được nhận. Không những thế, thông qua bầu cử, mỗi công dân có trách nhiệm hơn với vận mệnh của mình và cộng đồng. Ông kết luận: "Sự sắp xếp bầu cử không thể tốt đẹp lâu bền, nếu bất cứ con người hay giai cấp nào bị loại trừ một cách cưỡng bách, nếu quyền bầu cử không mở ra cho tất cả mọi người đủ tuổi và mong muốn có quyền đó" [16, tr. 254].
Như vậy, với các luận điểm logic, khúc chiết, J. S. Mill muốn hướng đến xây dựng một hình thức chính thể đại diện cho tất cả chứ không phải là cho đa số. Dân chúng là chủ thể của quyền lực chính trị và con người cá nhân đạt được tự do tuyệt đối trong điều kiện không vi phạm lợi ích công cộng. Do đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill mang nhiều tính tham khảo trong giai đoạn hiện nay.
75
Chƣơng 3: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO
ĐỐI VỚI VIỆT NAM