Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J.S Mill

Một phần của tài liệu Luận văn ThS . Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J.S Mill

Sự nghiệp nghiên cứu của Mill giống như một dòng chảy thống nhất, có sự kế thừa, phát triển quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó. Đồng thời, các lĩnh vực nghiên cứu là tiền đề, cơ sở cho nhau. Và suy cho cùng thì tất cả đều vì con người. Bởi vậy, việc phân chia các giai đoạn trong quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J. S. Mill chỉ mang tính chất tương đối. Về cơ bản, quá trinh này gồm 3 giai đoạn:

1.2.2.1. Giai đoạn hình thành tư tưởng chính trị (Thời thơ ấu đến năm 1826)

Ở giai đoạn này, nền tảng gia đình và sự giáo dục nghiêm khắc của người cha đã tạo tiền đề cơ bản đầu tiên để ông trở thành một nhà lý luận. Sự giảng dạy của cha và những người thầy đã hướng ông đến sự quan tâm đối với những vấn đề chính trị lớn của thời đại. Cha ông - James Mill - là người có mối quan hệ rộng rãi trong giới học thuật. Những cuộc viếng thăm của các nhà lý luận và các chính khách thời đó đã thu hút sự quan tâm của cậu bé Mill. Cậu lắng nghe các câu chuyện của họ với sự thích thú và đam mê.

Quá trình xây dựng nền tảng tư tưởng chính trị của Mill được bắt đầu bằng việc nghiên cứu lịch sử và chính trị thời kì cổ đại. Mill có hứng thú thực sự với nền văn minh Hy Lạp rực rỡ. Dưới sự hướng dẫn của cha, ông tìm hiểu về thể chế chính trị Athens, về những nguyên tắc của quyền lực và luật pháp ở Hy-Lạp. Từ đó, nền cộng hòa Athens là mô hình thể chế chính trị đầu tiên mà Mill được tiếp cận. Sau này, trong một số tác phẩm lý luận chính trị, ông đã đề cập đến mô hình này trong sự so sánh với thể chế chính trị thời đại mà ông đang sống.

Mười lăm tuổi, Mill bắt đầu nghiên cứu các chuyên luận của Bentham. Từ đó, quan điểm công lợi của Bentham đã truyền cảm hứng rất lớn cho J. S. Mill. Để rồi, trong sự nghiệp của mình, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc luận chứng các quan điểm của Bentham với tham vọng cải tạo thế giới nhằm đem lại cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh cho con người.

29

Đặc biệt ở giai đoạn này, ông đã tiếp cận với các nhà tư tưởng tiêu biểu, trong đó có Thomas Hobbes và John Locke. Sau này, Mill kể lại trong Tự truyện: "Tôi đọc những bài khảo luận của Locke rồi viết bài diễn giải chúng, bao gồm mỗi bài tóm tắt chung cho từng phần8 [59, pg. 201]. Việc đọc và nghiên cứu tư tưởng chính trị của John Locke đã trang bị cho Mill những hiểu biết về quyền tự nhiên của con người, về tự do cá nhân, về mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước,…

Giai đoạn này, ông cũng viết một số bài báo cho tạp chí Edinburgh Review. Trong các bài viết này, Mill chỉ trích các đặc quyền của tầng lớp quý tộc và cho rằng các đặc quyền ấy đi ngược lại với lợi ích của số đông và ủng hộ các quan điểm về tự do cho phụ nữ, và một số bài viết về đạo đức và dục vọng của cá nhân.

Giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp học thuật vĩ đại của Mill kết thúc vào năm 1826, khi ông bị trầm cảm nặng nề. Thời kì khủng hoảng tinh thần này kéo dài khoảng hơn 1 năm (1826-1827) nhưng tạo nên một sự chuyển biến rất lớn trong nhận thức và tư tưởng của Mill.

Như vậy, giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp của Mill có thể coi là giai đoạn hình thành, tạo nền tảng, điều kiện cho sự phát triển của giai đoạn sau.

1.2.2.2. Giai đoạn tìm kiếm, nghiên cứu, đối chứng các tư tưởng chính trị

Giai đoạn này kéo dài từ khi Mill vượt qua căn bệnh trầm cảm đến khi nghỉ việc tại Công ty Đông Ấn (1858). Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tâm lý, Mill cho rằng chính những tình cảm bị dồn nén và sự giáo dục nghiêm ngặt của gia đình là nguyên nhân khiến ông bị bệnh. Vì thế, ông tìm đến thơ văn như một cách giải tỏa. Mill dành thời gian để đọc tác phẩm của các nhà thơ lãng mạn của nước Anh (Wordsworth, Coleridge, Carlyle). Ông cũng bắt

8 I now read Locke’s Essay, and wrote out an account of it, consisting of a complete

30

đầu hình thành quan điểm triết học của mình. Trong nhiều tác phẩm viết ở giai đoạn này, Mill đấu tranh cho tự do cá nhân chống lại quyền lực của nhà nước. Ông cũng tin rằng, một hành động đúng phải là hành động mang lại tối đa hạnh phúc cho số lượng người tối đa. Mill cũng bắt đầu nghiên cứu Logic học và Kinh tế học. Đây là bước đệm quan trọng giúp ông hình thành các quan điểm chính trị độc lập của mình. Cũng vào thời gian này, ông dành sự quan tâm cho tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville. Sau này, trong nhiều tác phẩm của mình, ông có sự đối chiếu, so sánh, dẫn chứng các quan điểm của Alexis de Tocqueville.

Năm 1828, Mill gặp Gustave d'Eichtahl và D'Eichtahl chính là người đã giới thiệu Mill đến với những tác phẩm của Auguste Comte. Việc Mill tiếp xúc với tư tưởng của Auguste Comte có thế nói là cuộc gặp gỡ giữa các tư tưởng lớn của thời đại, tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng chính trị của J. S. Mill.

Auguste Comte (1798-1857) là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, ông được coi là cha đẻ của ngành Xã hội học và chủ nghĩa thực chứng cổ điển. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, Auguste Comte luôn nỗ lực để tìm kiếm một hệ thống triết lí có thể làm cơ sở để tổ chức chính trị thích ứng với xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình tìm kiếm đó, ông đã nêu ra

luật Ba giai đoạn với nội dung: Sự phát triển tri thức của con người đã vận động qua ba giai đoạn: Thứ nhất, giai đoạn thần học, trong đó thế giới và số phận con người được giải thích bằng ngôn ngữ của thần linh; Thứ hai, giai đoạn siêu hình học, trong đó mọi sự giải thích đều dựa vào các yếu tính, các nguyên nhân cuối cùng và những khái quát trừu tượng khác và cuối cùng là giai đoạn thực chứng. Giai đoạn này được phân biệt bằng sự nhận biết các giới hạn của tri thức con người. Việc biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác không trôi chảy, nhẹ nhàng, mà thường trải qua thời kỳ bất ổn định, mâu

31

thuẫn giữa cái cũ và cái mới. Với những luận thuyết mới mẻ của mình, Auguste Comte có sức ảnh hưởng rất lớn trong giới học thuật thời bấy giờ.

Mặc dù Auguste Comte là một nhà nghiên cứu người Pháp nhưng các tư tưởng của ông lại bắt đầu có sức lan tỏa từ Anh quốc. Các nhà cải cách của nhóm Những người cấp tiến về triết học (Philosophic Radicals) là những người đầu tiên quan tâm đến các vấn đề của Auguste Comte. Là một thành viên của nhóm, Mill rất ấn tượng với chủ nghĩa Thực chứng của Auguste Comte. Sau khi đọc tác phẩm Con đường của triết học thực chứng (Course of positive philosophy), ông quyết định viết thư cho Auguste Comte. Từ năm 1841 đến 1847, J. S. Mill và Auguste Comte thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Qua những lần trao đổi thư từ này, Mill dần tiếp cận với chủ nghĩa Thực chứng của Auguste Comte và mang đến cho chủ nghĩa Thực chứng một cách nhìn nhận mới mẻ. Với Mill, chủ nghĩa Thực chứng đã vượt qua khỏi ranh giới của thực chứng Xã hội học và được nhấn mạnh ở khía cạnh Chính trị học, trong đó, Mill nhấn mạnh khía cạnh tự do cá nhân (individual liberty) còn Auguste Comte nhấn mạnh tính thống nhất xã hội (social solidarity).

Sự nghiệp nghiên cứu nổi tiếng của ông bắt đầu bằng các bài viết về

"Linh hồn của Thời đại" đăng trên tờ Người thanh tra trong những năm 1830- 1831. Từ 1832-1833, ông viết nhiều bài luận cho các tạp chí Tait's Magazine,

The Jurist, và Monthly Repository. Năm 1835, Mill làm biên tập cho tờ The London Review. Sau khi báo này sáp nhập với The Westminster năm 1836, Mill vẫn tiếp tục làm biên tập cho đến năm 1840.

Sau năm 1840, ông xuất bản một số bài báo quan trọng trên The Edinburgh Review. Trong thời gian này, Mill cũng viết một số tác phẩm lớn về Logic học và Kinh tế chính trị. Mill thực sự nhiệt tình và tâm huyết với chủ nghĩa nhân đạo. Những nghiên cứu của ông đã cung cấp một phương pháp chứng minh đáng tin cậy cho đạo đức học và khoa học xã hội.

32

Năm 1837, khi đọc Triết học của khoa học quy nạp của William Whewell và đọc lại tác phẩm Mở đầu về Nghiên cứu Triết học tự nhiên của John F.W. Herschel, Mill đã thấy được con đường rõ ràng để thành lập các phương pháp nghiên cứu khoa học và sáp nhập logic mới vào logic cũ như một sự bổ sung. Tác phẩm nổi tiếng Hệ thống logic, gồm hai tập, được xuất bản năm 1843. Cuốn sách của ông là sự nỗ lực xây dựng một hệ thống logic cho các khoa học nhân văn dựa trên sự giải thích nhân quả, nó bao quát cả lịch sử, tâm lý học, và xã hội học.

Năm 1844, ông xuất bản tác phẩm Bàn về những vấn đề phức tạp của Kinh tế chính trị. Một số bài luận trong đó là những lời giải cho các bài toán chuyên môn rắc rối, như sự phân chia lợi ích của thương mại quốc tế, ảnh hưởng của tiêu dùng đối với sản xuất, việc định nghĩa lao động năng suất và không năng suất, các mối liên hệ chính xác giữa lợi nhuận và tiền công. Ở đây, Mill tỏ ra là một người kế tục xuất sắc David Ricardo, đưa ra những nhận định chính xác hơn và rút ra những hệ quả sâu sắc hơn. Trong giai đoạn thứ hai, tính độc lập và sáng tạo trở nên rõ ràng hơn trong tác phẩm Những Nguyên lý của Kinh tế chính trị, xuất bản năm 1848. Cũng vào thời gian đó, Mill đang ủng hộ việc xây dựng hình thức sở hữu nông dân, một giải pháp cho sự nghèo đói và bất ổn ở Ireland. Sau đó, ông thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các nhà văn xã hội chủ nghĩa. Mill tin rằng, vấn đề xã hội cũng quan trọng như vấn đề chính trị. Từ sự phân tích về các vấn đề của sản xuất và phân phối, ông không chấp nhận một hình thức phân phối mà thường xuyên đẩy các tầng lớp lao động vào một cuộc sống khốn khó, thậm chí là đói kém. Tuy Mill không đi đến một giải pháp Xã hội chủ nghĩa, nhưng ông đã có những phân tích xuất sắc đối với việc xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn.

Trong suốt bảy năm sau khi lập gia đình, Mill bị cuốn vào công việc của Công ty Đông Ấn, và đây là thời kỳ mà ông xuất bản ít tác phẩm nhất. Năm 1858, công ty bị giải thể, Mill được mời vào một ghế trong hội đồng mới nhưng ông đã từ chối và về nghỉ với số tiền hưu 1500 bảng.

33

1.2.2.3. Giai đoạn hoàn thiện tư tưởng chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là giai đoạn từ khi công bố tác phẩm Bàn về tự do đến cuối đời. Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự hoàn thiện tư tưởng chính trị của ông được thể hiện bằng một loạt các tác phẩm như: Bàn về tự do, Chính thể đại diện, Chủ nghĩa Công lợi, Sự nô dịch phụ nữ.

Trong tác phẩm Bàn về tự do (1859), Mill cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác và tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân. Đối với ông, mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của mình. J. S. Mill bảo vệ quyền của các cá nhân để họ được ―sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý những người xung quanh‖. Sự tự do của con người được J. S. Mill đề cập đến gồm: tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo luận, tự do về sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống theo sự xét đoán của mình và tự do hội họp.

Năm 1861, ông viết tác phẩm Chủ nghĩa Công lợi (Utilitarianism). Mục đích ban đầu của J. S. Mill khi viết tác phẩm này là bảo vệ và gạn lọc chủ nghĩa Công lợi của Jeremy Bentham, nhưng cuối cùng ông nhận thức ra rằng quan điểm của mình đối lập với học thuyết ấy. Mill đã phát triển một thái độ phê phán tiền đề cơ bản của Bentham rằng lạc thú thể xác (hay khoái cảm) là lẽ Chân - Thiện - Mỹ trong đời và cho rằng lạc thú phải có tính phân biệt về chất. Lạc thú của con người khác hẳn với lạc thú của loài vật. Ông cũng tán thành với quan điểm không những hạnh phúc chung mà cả hạnh phúc cá nhân cũng được tối đa hóa.

Tác phẩm Chính thể đại diện được xem là khảo cứu các vấn đề nền tảng tạo nên các thiết chế chính trị - xã hội ở các nước Anh thế kỷ XIX. Trong tác phẩm này, Mill phân tích tình trạng của dân chúng quyết định sự thành bại của chính thể. Ông lưu ý rằng các thiết chế chính trị là sản phẩm của con

34

người, có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại nhờ cậy vào ý chí con người, chúng có vận hành được hay không là tùy thuộc vào dân chúng... Ông cũng bàn đến chức năng của các bộ phận quyền lực hợp thành chính thể đại diện và một số chủ đề liên quan đến đặc thù của nước Anh thế kỷ XIX.

Tác phẩm Khảo cứu triết học Hamilton (1865) là tác phẩm triết học của Mill thể hiện rõ nhất ông là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Triết học của Mill là một sự gắn kết đúng đắn các học thuyết của Berkeley và Hume. Qua việc khảo cứu triết học Hamilton, Mill thể hiện sự nghi ngờ của đối với chủ nghĩa siêu hình, phủ nhận yếu tố nhận thức không qua trải nghiệm và chống lại mọi hình thức trực giác.

Tác phẩm Sự nô dịch phụ nữ (1869) là một tuyên ngôn kinh điển về các quyền tự do của phụ nữ. Trong tác phẩm này, Mill đã chống lại sự phân biệt đối xử, đòi các quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội cho phụ nữ.

Tác phẩm Ba khảo luận về tôn giáo (1874) nêu lên vấn đề không thể có một vũ trụ được điều khiển bởi thượng đế toàn năng và nhân ái, nhưng không phải không thể có một sức mạnh nhân từ ít toàn năng hơn đang hoạt động trong vũ trụ.

Tác phẩm Tự truyện (1873) là một cuốn hồi ký của Mill kể về cuộc sống, nền giáo dục cũng như những sự kiện và chiêm nghiệm trong cuộc đời ông.

35

Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL 2.1. Tƣ tƣởng về tự do

Tự do là khát vọng muôn đời của con người, chính vì thế, trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng chính trị, người ta không ngừng tìm kiếm các giá trị về tự do. Thời Cổ đại ở phương Tây, những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân chủ ở các thành bang đã làm xuất hiện các mầm mống tư tưởng về tự do. Trải qua "đêm trường Trung cổ", sự liên kết giữa nhà nước và nhà thờ trong việc thống trị con người đã tiêu diệt hết tự do của con người. Tuy nhiên, khát vọng tự do vẫn không ngừng âm ỉ, để rồi, khát vọng đó như ngọn lửa bùng lên, thắp sáng các luồng tư tưởng tự do thời kì Khai sáng, làm xuất hiện Chủ nghĩa Tự do. Chủ nghĩa Tự do lấy tự do của con người làm giá trị cơ sở, ủng hộ tự do cho mỗi cá nhân, ủng hộ những quyền căn bản của con người là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tư tưởng về tự do của J. S. Mill có sự kế thừa các tư tưởng về tự do từ trước đó. Trong cuốn

Bàn về tự do, chính ông cũng thừa nhận: "Đây là điều không mới mẻ gì, theo

Một phần của tài liệu Luận văn ThS . Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 34)