Quy định của Bộ luật hình sự 1999 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về hình phạt trục xuất

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 40)

- Điểm khác nhau

2.1.1.Quy định của Bộ luật hình sự 1999 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về hình phạt trục xuất

dẫn thi hành về hình phạt trục xuất

Trục xuất là loại hình phạt mới đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (trƣớc đây nó đƣợc áp dụng nhƣ một chế tài hành chính trong pháp luật về xuất nhập cảnh). Đối tƣợng bị áp dụng là ngƣời nƣớc ngoài phạm tội.

Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Một nét đặc biệt của hình phạt trục xuất là nó không đƣợc ghi nhận với tƣ cách là chế tài trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể cân nhắc và áp dụng hình phạt trục xuất đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm bất kỳ tội nào đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và mức độ xâm phạm đến các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ mà áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự… đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ luật hình sự ra đời, hình phạt trục xuất đƣợc quy định tại một số điều luật với nội dung cụ thể nhƣ sau:

Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999: quy định về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, theo đó, hệ thống hình phạt bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt trục xuất đƣợc quy định tại Điều 28 với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung, cụ thể:

Điều 28. Các hình phạt

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình [44].

Với tính chất là hình phạt chính, hình phạt trục xuất đƣợc tuyên một cách độc lập, với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; …

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Với tƣ cách là hình phạt bổ sung, hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng kèm theo hình phạt chính (bổ sung cho hình phạt chính).

Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999: quy định cụ thể nội dung và điều

kiện áp dụng hình phạt trục xuất: "Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết

xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể" [44].

Theo khái niệm về hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự, trục xuất là buộc ngƣời nƣớc ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Việt Nam.

Đối tƣợng bị áp dụng hình phạt này là ngƣời nƣớc ngoài, khái niệm ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc xác định trong Luật Quốc tịch Việt Nam, trong pháp luật về xuất nhập cảnh, Luật Cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. Theo đó "ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời không có quốc tịch Việt Nam". Từ khái niệm này có thể hiểu ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời mang quốc tịch một nƣớc khác và không mang quốc tịch của bất cứ một nƣớc nào (ngƣời không có quốc tịch). Ở đây có một biệt lệ cần lƣu ý là, trục xuất sẽ không đƣợc áp dụng đối với ngƣời không quốc tịch thƣờng trú tại Việt Nam. Với đối tƣợng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện.

Nhƣ vậy hình phạt trục xuất có thể đƣợc áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm bất kỳ tội nào đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, và tùy từng trƣờng hợp cụ thể, trên cơ sở cân nhắc những tình tiết khác nhau, trong đó có vấn đề quốc tịch, Tòa án sẽ vận dụng quy định của điều luật này để quyết định áp dụng hình phạt trục xuất đối với ngƣời phạm tội.

Đối với những quy định về việc xử lý ngƣời nƣớc ngoài phạm tội: theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc ta, trừ ngƣời có thân phận ngoại giao đƣợc miễn trừ trách nhiệm hình sự, còn lại chính sách xử lý về cơ bản không có sự phân biệt giữa ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, ngƣời nƣớc ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274, Bộ luật hình sự năm 1999) và có thể bị áp dụng hình phạt đặc thù là trục xuất. Ngày 23/08/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành hình phạt trục xuất; trong đó, quy định cụ thể đối tƣợng

bị trục xuất, quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị trục xuất, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành hình phạt trục xuất, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt trục xuất… Hơn nữa, để đảm bảo quyền và trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích cho công dân của quốc gia mà ngƣời phạm tội mang quốc tịch, chúng ta đã ban hành các văn bản quy định riêng, cụ thể về chế độ thông tin trong việc bắt giữ, xử lý ngƣời nƣớc ngoài phạm tội cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó (chỉ thị số 21/2000/CT-TTg ngày 16/10/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thông báo và tiếp xúc lãnh sự đối với công dân nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam mang hộ chiếu nƣớc ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại Việt Nam, Thông tƣ số 01/TTLT ngày 08/09/1988 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tƣ pháp, Bộ Ngoại giao hƣớng dẫn điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đƣờng bộ do ngƣời, phƣơng tiện giao thông nƣớc ngoài gây ra.

"Trục xuất là buộc ngƣời nƣớc ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [44, Điều 32]. Nhƣ vậy, việc Bộ luật hình sự quy định bổ sung hình phạt trục xuất và đƣa ra khái niệm này có ý nghĩa lý luật - thực tiễn và pháp lý rất quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng nhƣ thực tiễn áp dụng hình phạt đối với ngƣời phàm tội của tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng và chống ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trƣớc tình hình phát triển kinh tế - xã hội với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Trục xuất là hình phạt chỉ đƣợc áp dụng đối với chủ thể là ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và theo quyết định của Tòa án nhân dân trong một thời gian nhất định, chậm nhất là mƣời lăm ngày kể từ ngày có quyết định thi hành án, ngƣời đó bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Các bộ ngành liên quan có trách nhiệm trong việc thi hành hình phạt trục xuất.

+ Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành hình phạt trục xuất và trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nƣớc ngoài tại Việt Nam.

+ Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành hình phạt trục xuất theo kế hoạch đƣợc giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

+ Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan y tế, và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe đối với ngƣời bị trục xuất trong diện đƣợc kéo dài thời hạn trục xuất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 54/2001/ NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ.

Về phía cơ quan quản lý xuất nhập cảnh với tƣ cách là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thi hành án trục xuất có trách nhiệm:

- Thông báo về thời điểm thi hành án cho ngƣời bị trục xuất chậm nhất là 24 giờ trƣớc khi thi hành; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyển cho Bộ ngoại giao bản sao quyết định thi hành án của Tòa án và thông báo các thông tin, tài liệu cần thiết để phối hợp thi hành án;

- Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành án từ Tòa án và các cơ quan khác có liên quan; lập hồ sơ và tổ chức thi hành hình phạt trục xuất.

- Trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất thuộc diện có thể đƣợc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án để Tòa án xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với ngƣời bị trục xuất. Trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất không còn lý do để kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án để quyết định tiếp tục thi hành án;

- Tiếp tục tổ chức thi hành hình phạt trục xuất theo quyết định thi hành án của Tòa án đã có trƣớc khi có quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với ngƣời bị trục xuất, nếu hết thời hạn kéo dài đó mà Tòa án không có quyết định khác;

- Trƣờng hợp trong thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của ngƣời bị trục xuất đƣợc kéo dài mà Tòa án ra quyết định tiếp tục thi hành án thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thi hành ngay;

- Thông báo cho Tòa án biết kết quả thi hành án.

Căn cƣ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết định về các biện pháp quản lý, giám sát ngƣời bị trục xuất; cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất. Trong trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất không tự nguyện chấp hành quyết định thi hành án thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp nhƣ: hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của ngƣời bị trục xuất; chỉ định nơi ở bắt buộc của ngƣời bị trục xuất; áp giải ngay ra cửa khẩu để buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với ngƣời bị trục xuất thuộc loại nguy hiểm hoặc có hành động bỏ trốn hoặc chuẩn bị bỏ trốn; áp dụng biện pháp cƣỡng chế khác theo quy định của pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất

Cụ thể hóa Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2001/ NĐ-CP ngày 23/08/2001 hƣớng dẫn thi hành hình phạt trục xuất. Theo đó nghị định này đã quy định cụ thể các nghĩa vụ và quyền mà ngƣời bị áp dụng hình phạt trục xuất đƣợc hƣởng.

Bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác theo pháp luật của Việt Nam (nếu có), ngƣời bị trụ xuất còn có các nghĩa vụ nhƣ sau:

Thứ nhất, phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn đƣợc ghi trong quyết định thi hành án của Tòa án nếu không thuộc một trong các trƣờng hợp đƣợc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nhƣ Điều 4 của Nghị định này.

Thứ hai, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; không đƣợc tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản.

Thứ ba, nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Thứ tư, phải nhanh chóng hoàn thành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.

Thứ năm, phải tự chịu chi phí về phƣơng tiện xuất cảnh. Tuy nhiên, để tránh trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất lấy lý do chƣa đủ khả năng tài chính nhằm dây dƣa, kéo dài, gây khó khăn trong thi hành án đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc ta, nếu trong trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất chƣa có khả năng tự chịu chi phí về phƣơng tiện xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nƣớc mà ngƣời đó là công dân giải quyết kinh phí đƣa ngƣời bị trục xuất trở về nƣớc. Trong trƣờng hợp vẫn chƣa giải quyết đƣợc kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đƣợc sử dụng ngân sách Nhà nƣớc để trả chi phí về phƣơng tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc ngƣời bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thứ nhất, ngƣời bị trục xuất có thể đƣợc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam song phải thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

a- Ngƣời đó đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại đƣợc và đƣợc cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận;

b- Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c- Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đƣợc thủ trƣởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xác nhận. Nếu thuộc một trong các trƣờng hợp trên, ngƣời bị trục xuất chỉ đƣợc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi có quyết định của Tòa án đã ra quyết định thi hành án.

Thứ hai, trong trƣờng hợp ngƣời bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam họ đƣợc mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật (Điều 5). Đây là quy định thể hiện sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc " tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa" đã đƣợc Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận (Điều 23).

Thứ ba, khoản 3 Điều 1 nghị định này cũng có quy định ƣu đãi đối với đối tƣợng đặc biệt. Cụ thể, nếu trục xuất ngƣời nƣớc ngoài phạm tội thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ƣu đãi và miễn trừ về lãnh sự đƣợc giải quyết bằng con đƣờng ngoại giao giữa hai nƣớc.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 40)