- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất
3.1.2. Yêu cầu của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn và do đó, không tránh khỏi sự thăng trầm. Ngay từ khi mới thành lập, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa trƣớc đây, cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đã có rất nhiều đặc điểm của một nhà nƣớc pháp quyền. Tuy nhiên, mãi đến những năm đổi mới, nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý chính thức trong xã hội ta và để từ đó đƣợc hiện thực hóa trong sự nghiệp đổi mới và trở thành một trong những nền tảng của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tuy nhiên, do đƣợc xây dựng trên nền tảng của một hệ thống chính trị - pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng, nên nhiều cấu trúc, định chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.
Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đã đánh giá:
Hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn còn chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chƣa đƣợc coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lƣợng các văn bản chƣa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế đảm bảo thi hành pháp luật còn thiếu và yếu [14].
Nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã viết:
Một xã hội có kỷ cƣơng, kỷ luật phải đƣợc xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi ngƣời, giáo dục mọi
thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nƣớc pháp quyền [35, tr. 89].
Việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nƣớc, cải cách pháp luật, bảo đảm nhà nƣớc không ngừng vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả, giải quyết đúng đắn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tích cực hội nhập quốc tế. Căn cứ vào những đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền, có thể thấy nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay là phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm chỉnh, trong đó có pháp luật hình sự liên quan đến hình phạt trục xuất. Những yêu cầu hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất nhằm đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nƣớc pháp quyền và công cuộc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay là:
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất phải đƣợc đặt trong tổng thể chiến lƣợc kinh tế-xã hội, công cuộc cải cách tƣ pháp, cải cách bộ máy nhà nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất phải đƣợc xây dựng trên nền tảng của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ của nhân loại, nhƣ bình đẳng, công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế;
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất phải đề cao vai trò của pháp luật, tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội;
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân; phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của con ngƣời.
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp và có xu hƣớng phát triển.
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhƣng vẫn phải chú trọng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nƣớc có ngƣời nƣớc ngoài bị áp dụng hình phạt trục xuất.