Khát quát lịch sử hình thành, phát triển của các quy phạm về hình phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 30)

hình phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999

1.2.1.1. Từ 1945 đến 1985

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ mới đƣợc thành lập phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Trƣớc tình hình đó, nhân dân ta phải đối mặt với ba nhiệm vụ lớn là tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì vậy, sau ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật hình sự để tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn áp tội phạm. Ngày 5/9/1945, Nhà nƣớc ta đã ban

hành Sắc lệnh số 6-SL trong đó: "Cấm nhân dân Việt Nam không được đăng

lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp; kẻ nào trái lệnh sẽ bị đưa ra Tòa án quân sự nghiêm trị". Ngoài ra, các Sắc lệnh số 7-SL (5/9/1945) về việc cấm đầu cơ, tích trữ thóc gạo, Sắc lệnh số 45-SL (9/10/1945) về việc cấm xuất khẩu thóc, gạo, đỗ, các chế phẩm từ ngũ cốc cũng đƣợc ban hành. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xét xử những hành vi phản động này, ngày 14/2/1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 21-SL quy

định sẽ đem ra xét xử: "Tất cả những người nào phạm một việc gì, sau hay

trước ngày 19 tháng 8, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

Đây cũng là thời kỳ bắt đầu xây dựng nền móng pháp luật hình sự của Nhà nƣớc kiểu mới đến trƣớc khi chấm dứt hoàn toàn việc áp dụng pháp luật của chế độ thực dân-phong kiến, tiến hành xây dựng các văn bản pháp luật mới. Trong thời kỳ lịch sử từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ

1955 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các đạo luật hình sự

đƣợc ban hành chủ yếu là những văn bản pháp luật đơn hành đề cập đến các tội phạm cụ thể, ít đề cập đến các vấn đề thuộc về Phần chung. Trục xuất trong thời kỳ này cũng đƣợc ban hành trong một số văn bản đơn hành.

Thời điểm này đất nƣớc ta phải đối diện với nhiều vấn đề, trong đó có một vấn đề rất cần thiết đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật cho chế độ mới. Có nhiều chế định cũ bị bãi bỏ, nhiều chế định tạm thời vẫn áp dụng theo chế độ thực dân và nhiều chế định mới đƣợc ra đời. Sau một thời gian dài bị đô hộ, số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam là khá đáng kể, với nhiều mục đích và không tránh khỏi có những ngƣời có ý định gây tổn hại cho chế độ, xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội đƣợc nhà nƣớc bảo vệ, cũng nhƣ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Việc cho ra đời biện pháp trục xuất ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời điểm này là cần thiết và đúng đắn.

Trục xuất đƣợc quy định và áp dụng nhƣ là một biện pháp hành chính. Trục xuất là biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định trong Sắc lệnh số 205-SL ngày 18/8/1948.

Sắc lệnh 205 đƣợc ban hành trong bối cảnh đất nƣớc đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Điều 1 quy định:

1. Những ngƣời ngoại quốc xét ra lời nói hay việc làm có phƣơng hại đến cuộc trị an, sự trật tự chung, hoặc cuộc kháng chiến hiện thời của quốc gia.

2. Những ngƣời ngoại quốc đã bị một tòa án Việt Nam kết án về đại hình, tiểu hình, sau khi họ mãn hạn giam, hoặc đƣợc ân xá hay phóng thích.

3. Những ngƣời ngoại quốc đã bị một tòa án ngoại quốc kết án về những tội thƣờng phạm, tiểu hình hay đại hình.

4. Những ngƣời ngoại quốc xét ra là lƣu manh, vô gia cƣ, vô nghề nghiệp hoặc không đƣợc Chính phủ Việt Nam cho phép cƣ trú trên lĩnh thổ Việt Nam.

Hình phạt trục xuất trong các văn bản pháp luật thời kỳ này nhìn chung là có đặc điểm nhƣ sau:

- Trục xuất thời kỳ này do Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ và Bộ trƣởng Bộ Tƣ

- Ngƣời bị trục xuất không phải mang án tích và đƣợc ấn định thời gian trục xuất. Trong trƣờng hợp những ngƣời ngoại quốc bị trục xuất mà không chịu rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn đã định hoặc trở lại Việt Nam không có phép của Chính Phủ thì sẽ bị truy tố và phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm. Chấp hành xong hình phạt sẽ bị áp dẫn ra ngoài biên giới (Điều 5 Sắc lệnh).

- Do hoàn cảnh chủ quan và khách quan của đất nƣớc trong giai đoạn

chiến tranh, đất nƣớc đang bị bao vây nhiều mặt nên các văn bản pháp lý liên quan đến việc trục xuất ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời điểm này là hết sức ít ỏi. Việc quy định cụ thể các loại chế tài, cách thức xử lý cũng không cụ thể mà còn rất chung chung.

1.2.1.2. Từ 1985 đến 1999

Trong giai đoạn này, không có một văn bản riêng biệt nào quy định cụ thể về trục xuất mà trục xuất đƣợc ghi nhận tại một số văn bản pháp lý liên quan đến việc xuất nhập cảnh… của ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, tiêu biểu nhất là Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc ban hành năm 1992. Trục xuất đƣợc ghi nhận tại Chƣơng IV của Pháp lệnh, gồm 2 điều (Điều 16 và Điều 17), quy định đối tƣợng bị áp dụng biện pháp trục xuất, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng và thời gian áp dụng. Tuy nhiên, nội dung vẫn còn rất sơ sài, không thể hiện hết đƣợc nội dung là hình phạt cũng nhƣ những quy định cụ thể về cách thức xử lý đối với ngƣời bị trục xuất.

Nhìn chung, các văn bản pháp luật liên quan đến trục xuất ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời điểm trƣớc năm 1999 là khá sơ sài, chủ yếu đƣợc dụng để áp dụng trong thời kỳ chiến tranh. Sau khi đất nƣớc giải phóng, không có một văn bản nào quy định cụ thể về hình phạt trục xuất, mà chỉ đƣợc quy định rải rác trong các văn bản pháp lý liên quan đến phạt hành chính. Ngay cả khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, các nhà làm luật cũng chƣa quy định cụ thể hình phạt trục xuất trong Bộ luật.

Điều này có thể nói là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ yếu tập trung ban hành những văn bản pháp quy quy định về những loại tội phạm,nhóm loại tội phạm cụ thể và đƣờng lối xử lý đối với các loại tội phạm nhƣ các loại tội phạm liên quan đến việc trừng trị âm mƣu, hành động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nƣớc, của hợp tác xã và của nhân dân; các tội phạm liên quan đến đầu cơ; các tội phạm phản cách mạng; xâm phạm tài sản Nhà nƣớc và cá nhân… Thực tế đất nƣớc ta trong giai đoạn này là công cuộc cải tổ lại đất nƣớc. Sau khi giành lại độc lập, đất nƣớc ta phải đối diện với nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài vẫn diễn ra hết sức phức tạp, kẻ địch vẫn không ngừng tiến hành các hoạt động diễn biến hòa bình hết sức ma lanh, sự thay đổi của tình hình kinh tế - chính trị cũng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội phát triển, việc bảo vệ thành quả cách mạng; bảo vệ chế độ và tài sản quốc dân là việc cần thiết hơn cả. Chính sách với ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu thông qua con đƣờng ngoại giao mềm dẻo, bao gồm cả việc xử lý ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định:

Đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ƣu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các hiệp định quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ đƣợc giải quyết bằng con đƣờng ngoại giao [42].

Khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự 1985 cũng quy định:

Ngƣời nƣớc ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trong những trƣờng hợp đƣợc quy định

trong các hiệp định quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận [42].

Qua đó, có thể thấy đƣờng lối xử lý ngƣời nƣớc ngoài của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn này là hết sức mềm dẻo, chủ yếu áp dụng các hiệp định, hiệp ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)