- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất
2.3.2.4. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những quy phạm pháp luật điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc trục xuất ngƣời nƣớc ngoài phạm tội, hiện nay, hành lang pháp lý để xử lý ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật ở Việt Nam chƣa hoàn thiện. Điển hình có các nội dung:
- Đầu tiên là việc chỉ tạm giữ ngƣời nƣớc ngoài có dấu hiệu phạm tội
24 tiếng, thời gian quá ngắn để củng cố tài liệu vi phạm, làm rõ một vụ án. Dƣờng nhƣ, tội phạm nƣớc ngoài biết rõ những điều luật này của chúng ta, và họ biết cách khai thác triệt để. Hiện nay, chúng ta vẫn chƣa có nhà tạm giữ dành riêng cho ngƣời nƣớc ngoài.
- Về việc bắt ngƣời: nghiên cứu thực tiễn về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời trong tố tụng hình sự đối với ngƣời nƣớc ngoài không có thân phận ngoại giao phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam còn gặp một số khó khăn, vƣớng mắc: - khi tiến hành bắt khẩn cấp bị can để tạm giam đối với họ phải tuân theo quy định của luật tố tụng hình sự nhƣ: đọc và giải thích lệnh bắt, hoạt động này thƣờng phải có ngƣời phiên dịch. Khi thi hành lệnh bắt khẩn cấp cũng rất khó thực hiện, vì trƣờng hợp bắt này mang tính khẩn cấp, ngƣời phiên dịch của ta còn rất ít, khả năng ngoại ngữ của lực lƣợng tiến hành
bắt còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đọc lệnh, giải thích quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị bắt chỉ mang tính hình thức, đối tƣợng bị bắt không hiểu đƣợc họ có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự. - Để bắt ngƣời theo quyết định truy nã có kết quả thì trong quyết định này phải có đủ những thông tin về đối tƣợng bị bắt, thực tế nhiều quyết định truy nã ngƣời nƣớc ngoài phạm tội lại thiếu những thông tin cần thiết. Khi có quyết định truy nã ngƣời nƣớc ngoài phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt. Công an các tỉnh, thành phải xác định đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết về đặc điểm nhân thân, đặc điểm dạng ngƣời, quốc tịch của ngƣời bị bắt và báo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt đối tƣợng, đồng thời phải báo ngay cho phòng Quản lý xuất nhập cảnh không làm thủ tục xuất cảnh với các đối tƣợng trên và ra thông báo truy nã toàn quốc để mọi ngƣời phát hiện bắt giữ phục vụ cho yêu cầu giải quyết vụ án.
Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí trục xuất ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Có một thực trạng đang diễn ra đó là hiện nay, trong nhiều trƣờng hợp, chính các chiến sĩ của Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ công an phải bỏ tiền túi hoặc vận động ngƣời dân giúp đỡ tài chính để mua vé máy bay cho đƣơng sự về nƣớc. Đặc biệt là các đối tƣợng không có giấy tờ, không có tiền, không có nơi cƣ trú nhất định thì biện pháo xử lý rất khó. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia mà họ đang mang quốc tịch lại chƣa ký hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Việt Nam nên không dẫn độ đƣợc. Nhiều trƣờng hợp khác còn viện cớ hết tiền khi buộc họ quay về. Không kể đến tình trạng mua vé máy bay đƣa ngƣời nƣớc ngoài bị trục xuất về nhƣng khi đến nơi, quốc gia họ từ chối tiếp nhận. Rất nhiều tội phạm không có giấy tờ tùy thân, hoặc cố tình giấu, nên không thể làm thủ tục trục xuất họ qua các cửa khẩu. Trong các trƣờng hợp vi phạm pháp luật chƣa đến mức độ xử lý hình sự, công tác truy xét, xử lý cũng gặp không ít trở ngại, bởi các đối tƣợng không chịu hợp tác, cơ quan công an phải trả tự do cho họ sau thời gian tạm giữ hành chính…
- Tiếp đó, là vấn đề ngôn ngữ. Nhiều đối tƣợng vi phạm pháp luật nghiêm trọng (lừa đảo, trộm cắp, cƣớp giật..) nhƣng do bất đồng ngôn ngữ, không có ngƣời phiên dịch, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc thu thập chứng cứ nên rất khó khăn trong việc tiến hành xử lý hình sự. Hầu hết tội phạm ngƣời gốc Phi, Trung Đông đều sử dụng thổ ngữ…nên việc điều tra, hỏi cung gặp không ít trở ngại.
Pháp luật cho phép tội phạm sử dụng ngôn ngữ của nƣớc họ, cho nên một số tội phạm lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh, họ vẫn cố tình sử dụng thổ ngữ, chúng ta rất khó khăn trong việc giam giữ, kết tội họ. Nhiều vụ án trong quá trình điều tra, truy tố diễn ra suôn sẻ vì bị can sử dụng tiếng Anh và chấp thuận ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chính trong quá trình tố tụng, nhƣng khi ra đến tòa lại đổi ý, giả vờ không hiểu tiếng Anh, thông dịch giải thích kiểu nào cũng lắc đầu ra dấu không hiểu nên tòa đành hoãn xử để mời thông dịch viên tiếng mẹ đẻ của bị cáo. Điển hình là vụ án giết ngƣời tại khách sạn Quyền Thanh, Thành phố Hồ Chí Minh, khi ra tòa, bị cáo Denchai Nutiphanich yêu cầu sử dụng tiếng Thái Lan vì "bị giam lâu quá nên quên hết tiếng Anh" dù trƣớc đó Denchai sử dụng tiếng Anh rất thành thạo.
Vấn đề là, với nhiều ngôn ngữ, việc tìm một ngƣời phiên dịch để phục vụ cho công tác điều tra, xử lý các đối tƣợng rất khó khăn, khi có đƣợc ngƣời phiên dịch thì chế độ tài chính cho họ, thanh toán ra sao, hiện nay cơ chế cũng chƣa có. Còn nếu nhờ cơ quan đại diện, chủ quản của đối tƣợng thì chắc chắn không thể có sự khách quan trong công tác điều tra, phá án. Trong thời gian vừa qua có khá nhiều trƣờng hợp đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình hoặc khai báo không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời, làm thủ tục cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Việc hoàn thiện các quy định khác liên quan đến việc xử lý ngƣời nƣớc ngoài phạm tội cũng là một nhu cầu khách quan để phục vụ cho công tác xét xử ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và ngƣời nƣớc ngoài phạm tội bị áp dụng hình phạt trục xuất nói riêng.
Chương 3