Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

2.3.1. Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất

ĐẾN HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ ĐÓ

2.3.1. Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất trục xuất

Nghiên cứu các quy định về trục xuất trong luật hình sự Việt Nam đồng thời so sánh với pháp luật nƣớc ngoài chúng tôi có thấy tồn tại một số v- ƣớng mắc nhất định xuất phát từ luật thực định.

Thứ nhất, trục xuất đƣợc áp dụng đối với chủ thể đặc biệt, đó là ngƣời nƣớc ngoài, cho nên trong công tác xử lý, do tính chất nhạy cảm, phức tạp mà mang màu sắc ngoại giao nên Nhà nƣớc ta chủ yếu xử lý các trƣờng hợp này thông qua con đƣờng ngoại giao theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Hình phạt trục xuất đƣợc quy định trong luật hình sự vừa phải đảm bảo tính linh hoạt nhƣng cũng vừa phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với ngƣời nƣớc ngoài nếu họ xâm phạm đến lợi ích chủ quyền quốc gia Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà luật quy định trục xuất có thể đƣợc Tòa án áp dụng là hình phạt chính (hình phạt bắt buộc phải áp dụng đối với ngƣời phạm tội và đƣợc Tòa án tuyên độc lập phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của ngƣời phạm tội) hoặc là hình phạt bổ sung (loại hình phạt áp dụng kèm theo hình phạt chính và không đƣợc Tòa án tuyên một cách độc lập) trong từng trƣờng hợp (vụ án) cụ thể. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đƣờng lối xử lý tội phạm nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, Điều 32 Bộ luật hình sự lại không quy định những điều kiện (tiêu chí) cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này trong khung hình phạt (chế tài) nào tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm. Điều đó có nghĩa, khi ngƣời nƣớc ngoài phạm bất cứ một tội danh nào đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự đều có thể bị áp dụng loại hình phạt này (ngƣời phạm tội ở đây là ngƣời nƣớc ngoài). Tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể, trên cơ sở sự cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau, Tòa án sẽ vận dụng điều luật để đƣa ra quyết định việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với ngƣời phạm tội. Song việc Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "trục xuất đƣợc Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trƣờng hợp cụ thể" là chƣa phù hợp vì để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự thì ngƣời phạm tội không phải chịu một hình phạt nào ngoài những hình phạt đã đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, đồng thời Tòa án cũng không đƣợc tuyên bất kỳ một hình phạt nào không có trong Bộ luật hình sự (nhất là hình phạt đó chƣa đƣợc liệt kê hoặc quy định trong Điều luật tƣơng ứng ấy) nên theo chúng tôi trong trƣờng hợp này cần có sự giải thích rõ ràng và cụ thể hơn [68].

Thứ hai, Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 định nghĩa " trục xuất là buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", tuy nhiên lại chƣa có định nghĩa rõ ràng thế nào là " ngƣời nƣớc ngoài". Bên cạnh đó, theo nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hƣớng dẫn về việc thi hành hình phạt trục xuất thì đối tƣợng bị áp dụng là "ngƣời nƣớc ngoài" cũng chƣa có giải thích rõ ràng về khái niệm này. Điều này đã dẫn đến một số những vƣớng mắc trong công tác xử lý ngƣời nƣớc ngoài phạm tội. Nếu nhƣ đồng ý với cách hiểu ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời không có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về xuất nhập cảnh, xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000, song thực tế xảy ra hai trƣờng hợp. Trƣờng hợp thứ nhất, ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời có quốc tịch của một nƣớc khác không phải Việt Nam và trƣờng hợp

thứ hai ngƣời nƣớc ngoài không mang quốc tịch của bất cứ nƣớc nào (ngƣời không có quốc tịch). Nhƣ vậy, điều đó dẫn đến vấn đề khi thi hành hình phạt trục xuất, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thi hành án (cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an) sẽ có hai lớp đối tƣợng khác nhau khi thi hành hình phạt này, đó là: ngƣời không có quốc tịch và ngƣời có quốc tịch của một nƣớc khác mà không phải là quốc tịch Việt Nam.

Ngƣời bị trục xuất chƣa có khả năng tự chịu chi phí về phƣơng tiện xuất cảnh thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao của nƣớc mà ngƣời đó là công dân giải quyết kinh phí đƣa ngƣời bị trục xuất về nƣớc. Trong trƣờng hợp vẫn chƣa giải quyết đƣợc kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh đƣợc sử dụng ngân sách nhà nƣớc để trả chi phí về phƣơng tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc ngƣời bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam [10, Điều 9].

Vậy trong các trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài phạm tội bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam là ngƣời không có quốc tịch thì cơ quan nào sẽ đại diện cho họ thanh toán các chi phí xuất cảnh mà họ không có khả năng chi trả. Và vấn đề này theo hƣớng dẫn tại Điều 9 Nghị định 54/2001/NĐ-CP có nghĩa là "chƣa giải quyết đƣợc kinh phí" và "vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia" cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh phải sử dụng ngân sách quốc gia để trả chi phí nói trên, bởi hầu hết các trƣờng hợp bị trục xuất theo quyết định của Tòa án đều nguy hiểm cho an ninh quốc gia nên ở đây rõ ràng là chúng ta chƣa dự liệu đƣợc khả năng này xảy ra.

Thứ ba, về việc ngƣời bị áp dụng hình phạt trục xuất có bị mang án tích hay không là vấn đề cũng cần phải có sự hƣớng dẫn và quy định thống nhất. Bởi lẽ, một đặc trƣng quan trọng để phân biệt hình phạt và các dạng trách nhiệm pháp lý khác ở chỗ - hình phạt để lại cho ngƣời phạm tội một án tích. Theo Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các hình phạt thì trục xuất nằm trong hệ thống các hình phạt của luật hình sự Việt Nam và nó không nằm ngoài tính chất chung của hình phạt, có nghĩa sẽ để lại một án tích

cho ngƣời bị áp dụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trục xuất là hình phạt không để lại án tích cho ngƣời phạm tội bị áp dụng. Bởi lẽ, tại Điều 64 và Điều 65 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án đều không có bất cứ một trƣờng hợp nào ngƣời chấp hành hình phạt trục xuất đƣợc xóa án tích. Mặt khác, đối tƣợng bị áp dụng ở đây là ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, khi họ bị áp dụng hình phạt trục xuất về nƣớc thì vấn đề án tích có lẽ không đặt ra nên hình phạt này mang tính chất một hình phạt thì không mang án tích [65].

Thứ tư, Điều 32 chỉ quy định trục xuất đƣợc áp dụng với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trƣờng hợp cụ thể, còn trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự lại không có điều luật nào về tội phạm có quy định hình phạt này với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Đối với trƣờng hợp Tòa án áp dụng một hình phạt nào đó và trục xuất đƣợc áp dụng là hình phạt hình phạt bổ sung thì nảy sinh một số vấn đề nhƣ: Trƣờng hợp nào Tòa án áp dụng trục xuất là hình phạt bổ sung, việc thi hành hình phạt bổ sung này nhƣ thế nào...

Theo chúng tôi, về mặt lý thuyết nếu ngƣời phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là một trong các loại hình phạt: Cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù chung thân thì việc áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất sẽ không còn ý nghĩa nữa, bởi lẽ các hình phạt chính kể trên đã có mục đích nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời bị kết án trở thành ngƣời có ích cho xã hội rồi và vì vậy, nếu trục xuất ngƣời bị kết án ra khỏi Việt Nam thì mục đích của hình phạt chính sẽ không đạt đƣợc. Theo suy luận logic đó thì Tòa án chỉ có thể áp dụng trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính áp dụng đối với ngƣời phạm tội là hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền [36, tr. 78].

Tuy nhiên, trƣờng hợp ngƣời phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo và bị áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất thì không có vấn đề gì, nhƣng đối với trƣờng hợp ngƣời phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền và hình

phạt bổ sung là trục xuất thì hình phạt bổ sung chỉ có thể đƣợc thực hiện khi ngƣời phạm tội đã nộp đủ số tiền phạt. Việc buộc ngƣời phạm tội phải nộp đủ tiền phạt sau đó mới trục xuất trong nhiều trƣờng hợp sẽ ảnh hƣởng đến tính thời sự của việc trục xuất, bởi vì khi Tòa án xét thấy cần áp dụng hình phạt trục xuất là phải tính đến khả năng không thể để ngƣời bị kết án ở lại Việt Nam lâu hơn nữa.

Thứ năm, về thời hạn bị trục xuất. Hiện nay, chƣa có quy định cụ thể về việc sau khi trục xuất ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì ngƣời nƣớc ngoài có đƣợc quay trở lại Việt Nam hay không. Thời gian đƣợc phép quay lại sau khi bị trục xuất là bao lâu. Căn cứ vào điều kiện nào để xét duyệt việc đƣợc phép quay trở lại của ngƣời nƣớc ngoài. Bởi lẽ, có những tội phạm phạm tội cố ý nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội nhằm mục đích lật đổ chính quyền, chống phá Nhà nƣớc của những phần tử phản động, thì việc cho phép quay trở lại lãnh thổ Việt Nam là một vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng. Còn trong trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài phạm tội vô ý hoặc cố ý nhƣng tính chất không nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhƣng không đáng kể, thì xét vào hoàn cảnh và mức độ cần thiết của ngƣời đó trên lãnh thổ Việt Nam để quyết định.

Thứ sáu, trình tự, thủ tục, cấp Tòa án nào có thẩm quyền áp dụng, những tiêu chí cụ thể để áp dụng hình phạt này ra sao, cơ quan Công an cấp nào có trách nhiệm thi hành, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Công an, Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao nƣớc ngƣời bị trục xuất mang quốc tịch trong quá trình thi hành bản án…

Chúng ta đều biết, việc quy định hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 là do nhu cầu xã hội cũng nhƣ yêu cầu công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong tình hình mới đòi hỏi. Nó tạo điều kiện cho các Tòa án các cấp vận dụng linh hoạt hơn các biện pháp xử lý hình sự đối với ngƣời phạm tội. Nhƣng việc nhà làm luật không quy định rõ ràng nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng trục xuất với tính chất là hình phạt chính

hoặc là hình phạt bổ sung, cũng nhƣ một số vấn đề khác có liên quan đến loại hình phạt này trong Bộ luật hình sự là những hạn chế trong pháp luật hình sự quy định về loại hình phạt này. Bởi vì, một hệ thống hình phạt hoàn thiện là hệ thống trong đó có quy định đa dạng các loại hình phạt, mà trong đó đối với mỗi loại hình phạt, dù là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, nhà làm luật cần phải quy định rõ ràng nội dung, điều kiện, phạm vi và giới hạn áp dụng (giới hạn tối thiểu và tối đa) của nó. hệ thống hình phạt hoàn thiện cũng phải là một hệ thống mà trong đó các hình phạt không chỉ đƣợc quy định ở Phần chung Bộ luật hình sự mà còn đƣợc quy định trong những điều luật về tội phạm và hình phạt cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Hình phạt quy định đối với mỗi tội phạm phải tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì hình phạt quy định áp dụng càng nghiêm khắc. Bằng cách quy định nhƣ vậy, nhà làm luật đã xác định rõ về mặt lập pháp phạm vi những thƣớc đo đƣợc áp dụng đối với các tội phạm, đối với ngƣời phạm tội. Đó là biểu hiện của nguyên tắc pháp chế, nhân đạo, cá thể hóa và công bằng trong quy định hình phạt, thể hiện rõ tính ƣu việt của hệ thống hình phạt hiện đại.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)