Tăng cường sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự với nước ngoà

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 102)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

3.3.2.4. Tăng cường sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự với nước ngoà

hình sự với nước ngoài

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra: kế thừa pháp luật không có nghĩa là sự sao chép, ghi lại máy móc những quy định cũ mà theo nghĩa tích cực, nâng

cao, phát triển, đƣa lại cho các quy định tƣởng nhƣ cũ đó một cách thể hiện mới, trong sáng, chính xác, hoàn chỉnh hơn.

Nhƣ trên đã trình bày, trong hoạt động lập pháp, nghiên cứu, sử dụng trực tiếp các kết quả của nghiên cứu so sánh pháp luật, trong đó có lĩnh vực hình sự là rất quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu so sánh pháp luật nƣớc ngoài để nắm vững đƣợc những kinh nghiệm phong phú của các nƣớc ngoài về điều chỉnh pháp luật đối với những vấn đề tƣơng tự thuộc lĩnh vực hình sự nƣớc ta, đồng thời trên cơ sở đó mà hoàn thiện những quy phạm, những chế định cần thiết, trong đó có chế định hình phạt bổ sung phù hợp với trình độ và điều kiện của nƣớc ta.

Trong quá trình pháp điển hóa pháp luật hình sự, với việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác trƣớc đây và hiện nay và học tập những điểm tích cực của pháp luật của các nƣớc tƣ bản, trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự. Tuy nhiên, có một thực tế là: hiện nay ở nƣớc ta ngành luật so sánh (ngành luật đối chiếu) chƣa mạnh; sự hạn chế về ngoại ngữ với phƣơng pháp làm luật còn ít nhiều mang nặng tính "nghiệp dƣ" và nguồn tài liệu tham khảo của nƣớc ngoài khá nghèo nàn, nên trong thực tế, nhà làm luật và các cơ quan có thẩm quyền của ta ít quan tâm tham khảo hoặc tham khảo chƣa sâu pháp luật quốc tế và pháp luật có liên quan của nƣớc ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật quốc gia.

Việc lựa chọn hệ thống pháp luật nƣớc ngoài để nghiên cứu chƣa có tính toàn diện. Các mô hình luật hình sự của những quốc gia tiêu biểu cho các họ pháp luật lớn trên thế giới chƣa đƣợc xem xét và vận dụng đầy đủ. Việc nghiên cứu còn chƣa toàn diện, chủ yếu chỉ nghiên cứu các mô hình trong luật thực định còn pháp luật sống nhƣ thế nào thì lại thiếu vắng sự nghiên cứu, vì thế các mô hình đó, các giải pháp đó khó có thể khẳng định có phù hợp với tình hình kinh tế-văn hóa, chính trị xã hội ở Việt Nam không. Vì thế, tiếp tục tăng cƣờng việc nghiên cứu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nƣớc ngoài về pháp luật hình sự là một đòi hỏi khách quan để hoàn thiện pháp luật hình sự

nói chung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất nói riêng của Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều vấn đề liên quan đến hình phạt và hình phạt trục xuất mà Việt Nam cần phải nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm nƣớc ngoài, nhƣ:

- Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế xuất hiện những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần tội phạm hóa và hình sự hóa, nhƣ: Tội phạm liên quan đến công nghệ cao, Tội phạm về kinh tế, chứng khoán, tội phạm về môi trƣờng, tội phạm về ma túy và đến cả các tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm quốc tế…

- Cần nội luật hóa quy định của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nƣớc ta đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 "Ký kết và gia nhập các công ƣớc quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tham nhũng, các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp. Chú trọng việc nội luật hóa những điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" [14].

- Các hình phạt trong pháp luật hình sự nƣớc ta, trong đó có hình phạt trục xuất cũng chƣa hoàn thiện nên chƣa phát huy đƣợc tốt vai trò của nó trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới hiện nay.

Chúng tôi cho rằng, các cấp các ngành, trƣớc hết là cơ quan lập pháp, các cơ quan thực thi pháp luật cần phải tổ chức nghiên cứu, tham khảo, học tập, trao đổi kinh nghiệm của một số nƣớc về hệ thống pháp luật hình sự, trong đó có chế định hình phạt và hình phạt trục xuất, về tổ chức và hoạt động của ngành mình, về kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, về các giải pháp pháp lý đƣợc áp dụng trong thực tiễn xét xử, thông qua việc chuẩn bị kế hoạch, nội dung, chƣơng trình cho các đoàn ra, đoàn vào và thực hiện các dự án, tổ chức hội thảo có mục đích, có hiệu quả.

- Tổ chức phổ biến các điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc ta đã ký kết có liên quan đến công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là ngành Tòa án.

- Biên dịch các Bộ luật hình sự cũng nhƣ những văn bản pháp luật liên quan đến trục xuất của các nƣớc nhất là các nƣớc có nền tƣ pháp hình sự tiên tiến và gần gũi với chúng ta, trong đó có các nƣớc ASEAN.

- Tăng cƣờng sự hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo luật, đào tạo cán bộ tƣ pháp.

- Nghiên cứu chế định hình phạt bổ sung trong luật hình sự của các nƣớc có những điểm tƣơng đồng với nƣớc ta để tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về nó trong Bộ luật hình sự Việt Nam, bảo đảm yêu cầu về mặt lập pháp, lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)