Do yêu cầu của việc từng bƣớc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của nƣớc ta, đồng thời đáp ứng tình hình phát triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, nên có nhiều tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài vào Việt Nam làm ăn kinh doanh hoặc du lịch. Sự ra đời của hình phạt trục xuất trong thời điểm khi tình trạng ngƣời nƣớc ngoài vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng nhiều, với đa dạng nhiều loại hình, nhƣ buôn bán, du lịch, quan hệ ngoại giao, học tập… kéo theo nhiều mặt tiêu cực, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng, việc xử lý ngƣời nƣớc ngoài vi phạm trở nên khó khăn. Chỉ bằng việc xử lý họ theo các quy định theo thủ tục hành chính là không đủ nghiêm khắc và mức độ răn đe chƣa đáng kể, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn thƣờng xuyên xảy ra và ngày càng ra tăng, có nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nƣớc Việt Nam, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam hoặc của ngƣời nƣớc ngoài mà theo pháp luật Việt Nam họ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và trong nhiều trƣờng hợp, việc cải tạo họ ở Việt Nam không đem lại hiệu quả, không đạt đƣợc mục đích của việc giáo dục, cải tạo họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Việc để họ tại Việt Nam còn gây ra những phức tạp không đáng có, việc trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ có lợi nhiều mặt. Hình phạt trục xuất là một biện pháp cƣỡng chế đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Tuy nhiên, không phải tất cả những ngƣời nƣớc ngoài bị kết án đều áp dụng hình phạt trục xuất, mà chỉ áp dụng hình phạt này trong những trƣờng hợp cần thiết. Hình phạt trục xuất có liên quan đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, nên khi áp dụng hình phạt này cần phối hợp với cơ quan ngoại giao để cân nhắc tính hiệu quả của việc áp dụng hình phạt trục xuất.
Từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt trục xuất chính thức đƣợc ghi nhận là một loại hình phạt trong Bộ luật, với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây Nhà nƣớc ta cũng đã quyết định trục xuất một số ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ nƣớc ta, những ngƣời này có thể là ngƣời đã bị kết án, nhƣng cũng có thể là ngƣời không bị kết án. Việc Nhà nƣớc ta quyết định trục xuất ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong những năm qua là biện pháp hành chính chứ không phải là biện pháp cƣỡng chế về hình sự với ý nghĩa là một loại hình phạt.
Ngoài quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 và Nghị định số 54/2001/NĐ-CP thì cho đến thời điểm hiện nay, chƣa có bất kỳ một văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể các quy định về hình phạt trục xuất và các vấn đề liên quan. Luật không quy định trong trƣờng hợp nào thì áp dụng trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính, trƣờng hợp nào áp dụng trục xuất với tƣ cách hình phạt bổ sung, các điều luật tại phần riêng Bộ luật hình sự năm 1999 cũng không quy định khung hình phạt liên quan đến trục xuất, mà tùy vào tình chất, mức độ nguy hiểm để cán bộ Tòa án xử lý. Thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất của cán bộ tƣ pháp cũng rất hạn chế, thay đổi thất thƣờng trong khi tình trạng ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Cho đến thời điểm hiện tại, hình phạt trục xuất vẫn chƣa phát huy hết đƣợc ý nghĩa thực tiễn của nó trong công cuộc xử lý tội phạm.