Nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 77)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

2.3.2.3.Nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự

Do đặc thù áp dụng các hình phạt chính và hình phạt bổ sung xuất phát từ sự phong phú và đa dạng của chúng cũng nhƣ quyền tùy nghi áp dụng của Tòa án khiến quá trình áp dụng pháp luật chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố chủ quan nhƣ vấn đề năng lực nghiệp vụ chuyên môn, ý thức pháp luật, chế độ trách nhiệm nghề nghiệp của các cán bộ thực thi pháp luật. Nếu lý luận và luật thực định là phƣơng tiện của hoạt động áp dụng pháp luật về hình phạt, thì chủ thể áp dụng là yếu tố quyết định tính đúng đắn và hiệu quả của hoạt động đó. Đây là nhân tố quyết định về việc sử dụng các phƣơng tiện nêu trên nhƣ thế nào.

Thứ nhất, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và áp dụng hình phạt trục xuất, trƣớc hết thuộc về đội ngũ thẩm phán những ngƣời có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án. Một số không ít các Thẩm phán chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít trƣờng hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của Tòa án. Chính "các hiện tƣợng tiêu cực trong công tác xét xử và giải quyết các loại vụ án tuy cá biệt nhƣng vẫn xảy ra trong ngành Tòa án cũng làm cho chất lƣợng xét xử một số vụ án bị ảnh hƣởng không tốt, làm giảm uy tín của ngành Tòa án" [52].

Bởi vì trục xuất chỉ đƣợc quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự mà không đƣợc ghi nhận tại các điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình

sự nên trong công tác xét xử, các thẩm phán tùy thuộc vào sự đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc để quyết định. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện trong công tác xét xử của cán bộ tòa án. Nhiều cán bộ do nhận thức không đầy đủ, tâm lý đơn giản hóa, không coi trọng ý nghĩa, vai trò của hình phạt trục xuất nên ít hoặc không quan tâm đến việc áp dụng hình phạt trục xuất.

Đối với các thẩm phán tại các thành phố lớn, nơi có cơ hội tiếp xúc với án liên quan đến trục xuất ngƣời nƣớc ngoài, việc xử lý tội phạm nƣớc ngoài đã khó, nhƣng đối với những thẩm phán ở các tỉnh, thành khác, bình thƣờng ít khi tiếp xúc với án trục xuất, khi phải thực hiện hoạt động liên quan đến trục xuất ngƣời nƣớc ngoài thì không tránh khỏi bỡ ngỡ và không linh hoạt trong đƣờng lối xử lý.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ:

Công tác cán bộ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hƣởng đến kỷ cƣơng, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nƣớc [13].

Thứ hai, hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm nƣớc ngoài chƣa đồng bộ.Tại hội thảo về công tác đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài tổ chức đầu tháng 4 vừa qua, đại diện các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an có chung nhận định là hệ thống pháp luật trong nƣớc chƣa thực sự đồng bộ, chƣa thay đổi kịp so với tình hình, chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý thật sự thuận lợi cho các lực lƣợng thi hành pháp luật. Đối với các biện pháp điều tra quy định trong Luật Tố tụng hình sự, do sự phát triển nhanh chóng của các loại tội phạm xuyên quốc gia, nhiều biện pháp điều tra mới cần đƣợc bổ sung nhƣ biện pháp ngoại giao, vấn đề vật chứng, nhân chứng, nạn nhân… Tuy nhiên, thực tế, trong các điều luật chƣa có những quy định cụ thể về chế định, chế tài cụ thể để triển khai các biện pháp này. Bên cạnh đó, trong

hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chƣa có nhiều các văn bản hƣớng dẫn thực hiện triển khai các bộ luật, Nghị định liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mới nhƣ rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia, buôn ngƣời, tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Thứ ba, khi bắt ngƣời nƣớc ngoài phạm tội, ngoài việc tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn phải tuân theo quy định của các văn bản pháp luật khác. Đó là chƣa kể những trƣờng hợp phạm tội có địa vị pháp lý khác nhau thì thẩm quyền, thủ tục bắt họ cũng khác nhau. "Cũng là động thái bắt giữ tội phạm, nhƣng thực tế, Cơ quan điều tra "ngại" nhất khi "đụng" phải án có yếu tố nƣớc ngoài.

Thứ tư, khi tiến hành bắt khẩn cấp hoặc bắt bị can để tạm giam thƣờng phải có ngƣời phiên dịch. Nhƣng ngƣời phiên dịch của ta còn ít, còn khả năng ngoại ngữ của lực lƣợng tiến hành bắt lại hạn chế. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, ngƣời tham gia tố tụng đƣợc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vì thế một số đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài đã lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh nhƣng họ vẫn cứ dùng ngôn ngữ bản địa giao dịch với cơ quan điều tra.

Đƣợc biết, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định Tƣơng trợ tƣ pháp về vấn đề hình sự và dân sự, 1 Hiệp định dẫn độ tội phạm với 16 quốc gia. Tuy nhiên, do những thay đổi về kinh tế, chính trị của những nƣớc này nên các hiệp định trên, một số không còn hiệu lực. Trong khi đó, một số nƣớc Việt Nam cần tăng cƣờng hợp tác nhƣ các nƣớc ASEAN, các nƣớc trong khu vực châu Á, một số nƣớc có đông cộng đồng ngƣời Việt sinh sống nhƣ Mỹ, Australia, Canada… cho đến nay lại chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm.

Đại diện Văn phòng Interpol Việt Nam nhấn mạnh: Từ cuối năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã miễn thị thực cho những ngƣời Việt Nam sống ở nƣớc ngoài nên việc ký kết Hiệp định Tƣơng trợ tƣ pháp và dẫn độ tội phạm với các nƣớc liên quan nêu trên là cấp bách, rất cần thiết nhằm giúp cho các

cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam có cơ sở pháp lý trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Một mấu chốt quan trọng còn thiếu hiện nay, là việc xây dựng lực lƣợng chuyên trách phòng chống tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tại các địa phƣơng chƣa có lực lƣợng chuyên trách điều tra phòng, chống tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài, dẫn đến kết quả điều tra khám phá các loại tội phạm này còn bị động.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự Việt Nam và một số nƣớc quy định về hình phạt trục xuất, chúng tôi cho rằng nên xây dựng lại chế định hình phạt trục xuất, mà trong đó phải thể hiện rõ định nghĩa pháp lý, nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng cũng nhƣ một số vấn đề khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 77)