Yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hội nhập

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 83)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

3.1.1.Yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hội nhập

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hội nhập

Sự phát triển kinh tế là nguyên nhân trƣớc hết dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật; đồng thời sự phát triển kinh tế cũng sẽ là nhân tố quyết định nội dung, bản chất, hình thức, xu hƣớng vận động của pháp luật. Đúng nhƣ C. Mác đã nhận xét: "Trong thời đại nào cũng thế, chính vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế đƣợc. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng nhƣ về dân sự chỉ là việc nói lên, ghi chép lại những quyền lực về kinh tế" [31, tr. 93].

Mặc dù pháp luật phù thuộc vào kinh tế, nhƣng nó cũng có tính độc lập tƣơng đối, tác động ngƣợc lại kinh tế. Sự tác động này có thể thúc đẩy một cách tích cực cho sự phát triển của kinh tế và có thể tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Vì thế, yêu cầu cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt trục xuất nói riêng, trƣớc hết xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi của các quan hệ kinh tế hiện nay.

Trong quá trình đổi mới hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đặt đƣợc những thành tựu kinh tế-xã hội to lớn và có ý nghĩa lịch sử, "kinh tế tăng trƣởng khá mạnh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển thị trƣờng định hƣớng xã hội

chủ nghĩa đƣợc đẩy mạnh. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cƣờng" [15, tr. 67].

Hiện nay, hiện nay nƣớc ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nƣớc trên thế giới, trong đó có tất cả các nƣớc lớn, kể cả 5 quốc gia - là ủy viên thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và trung tâm chính trị - kinh tế quan trọng. Chúng ta cũng có quan hệ buôn bán với trên 100 nƣớc và lãnh thổ, quan hệ đầu tƣ phát triển với trên 40 nƣớc; thị trƣờng ngày càng mở rộng; đối tác ngày càng nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các nƣớc đƣợc khai thông; tranh thủ đƣợc nguồn viện trợ phát triển đáng kể. Đồng thời, chúng ta còn phải tiếp tục giải quyết những vấn đề khác phức tạp nhƣ vấn đề lãnh thổ, vấn đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo... Hơn nữa, tình hình của thế giới ngày nay cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã nhận thức đầy đủ và xử lý tích cực, kịp thời. Một thành tựu nổi bật trong mấy năm gần đây là những hoạt động của Việt Nam với tƣ cách là thành viên của WTO. Chúng ta đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, và các cam kết đa phƣơng....

Hội nhập quốc tế gắn với mở cửa thị trƣờng và tự do hóa kinh tế là một xu hƣớng tất yếu diễn ra hết sức mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Trong xu thế đó Việt Nam đã chủ động tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, đem cho nền kinh tế quốc gia nhiều lợi ích và cũng đặt nƣớc ta trƣớc những thách thức lớn trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội.

Tình hình này đã kéo theo một thực trạng là ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam kinh doanh, buôn bán, hoạt động ngoại giao, du lịch hoặc sinh sống ngày càng nhiều, kéo theo hiện tƣợng vi phạm pháp luật Việt Nam một cách cố ý hoặc vô ý gia tăng, gây ảnh hƣởng đến an ninh và trật tự trong nƣớc, cũng nhƣ tác động xấu đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nƣớc có ngƣời nƣớc ngoài mang quốc tịch. Các tổ chức tội phạm quốc tế, tội phạm

xuyên quốc gia cũng bắt đầu xuất hiện và gây nên tình trạng hỗn loạn. Do những quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến hình phạt trục xuất hiện nay còn lỏng lẻo, không rõ ràng nên chƣa mang đƣợc nội dung răn đe đối với tội phạm nƣớc ngoài. Số vụ án liên quan đến ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ nƣớc ta ngày càng diễn ra phức tạp và vô cùng khó khăn để xử lý, xét cả trên mặt ngoại giao và công tác xét xử của các cơ quan có thẩm quyền.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhƣng vẫn giữ đƣợc trật tự pháp luật trong nƣớc và quan hệ ngoại giao, hoàn thiện pháp luật, trong đó có hoàn thiện pháp luật liên quan đến trục xuất, để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hình phạt trục xuất cần phải đƣợc hoàn thiện để có thể theo kịp và phản ánh phù hợp với những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội khách quan quy định những đặc điểm cơ bản của tình hình tội phạm trong giai đoạn phát triển cụ thể của đời sống xã hội.

Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn, trong đó có cả sự tác động đối với hệ thống pháp luật phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm nƣớc ngoài nói riêng.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, góp phần đảm bảo sự hợp lý giữa các quy định của pháp luật hình sự về trục xuất với các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta là thành viên hoặc đã ký và phê chuẩn, chế định hình phạt và hình phạt trục xuất phải có tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, công khai, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế. Điều này chỉ có đƣợc khi Nhà nƣớc ta thực hiện những công việc cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chế định hình phạt, trong đó có hình phạt trục xuất.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 83)