Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng hình phạt trục xuất thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 74)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

2.3.2.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng hình phạt trục xuất thời gian qua

phạt trục xuất thời gian qua

2.3.2.1. Các quy định về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự

năm 1999 còn nhiều khiếm khuyết cần bổ sung

Pháp luật là khuôn mẫu pháp lý cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Tình trạng pháp luật và mức độ phát triển, hoàn thiện của nó ảnh hƣởng trực tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật. Luật thực định càng hoàn thiện thì hiệu quả áp dụng pháp luật càng cao. Ngƣợc lại, luật thực định lạc hậu, có nhiều khuyết tật sẽ là những trở ngại, gây khó khăn cho hoạt động này và thƣờng trở thành nguyên nhân của những vƣớng mắc, tồn tại, hạn chế, trong thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bộ luật hình sự năm 1999 là kết quả của sự kế thừa và phát triển của cả một hệ thống các nguyên tắc, chế định. Tuy vậy, thực tiễn tƣ pháp hình sự, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt trục xuất hơn mƣời năm qua cho chúng ta thấy vẫn còn và không thể tránh khỏi những nhƣợc điểm, tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện chế định này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống "tình hình tội phạm có chiều hƣớng gia tăng trong điều kiện xã hội ta đang chuyển đổi cơ chế, giai đoạn: cái cũ đang mất đi hoặc đƣợc thay thế, cái mới ra đời nhƣng từng bƣớc, và chƣa vững chắc".

Về những tồn tại, hạn chế của các quy định Bộ luật hình sự liên quan đến hình phạt trục xuất cụ thể chúng tôi đã trình bày tại chƣơng 2 luận văn này, trong đó có những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự chƣa quy định hoặc quy định chƣa đầy đủ và cụ thể về nội dung, giới hạn (phạm vi) và điều kiện áp dụng đối với hình phạt trục xuất;

Thứ hai, những quy định liên quan đến hình phạt trục xuất chỉ đƣợc quy định duy nhất tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 1999, mà không đƣợc quy định trong cấu thành của bất kỳ điều luật nào trong phần riêng Bộ luật hình sự. Khi xét xử, các nhà làm luật phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vụ án để quyết định, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân ngƣời phạm tội... để làm căn cứ. Trong khi đó, việc tìm hiểu lý lịch tƣ pháp của ngƣời nƣớc ngoài chƣa đƣợc quy định rõ ràng...

Thứ ba, số lƣợng văn bản hƣớng dẫn thi hành hình phạt trục xuất rất hạn chế, cũng không quy định một cách cụ thể các căn cứ để áp dụng hình phạt mà chỉ nêu chung chung về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành hình phạt trục xuất. Bên cạnh đó, việc vẫn quy định trục xuất là một biện pháp hành chính song song với quy định trục xuất là một hình phạt trong luật hình sự cũng gây khó khăn trong công tác xử lý.

Thứ tư, tỷ trọng và mức độ sử dụng hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự còn thấp, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của nó.

Thứ năm, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt trục xuất trong Bộ luật tố tụng hình sự chƣa đƣợc quy định chặt chẽ, đúng pháp luật.

Thứ sáu, Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 1999 chƣa quy định rõ mức hình phạt khi áp dụng hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt bổ sung, hình phạt chính. Thời gian trục xuất, thời gian xóa án tích đối với từng loại mức hình phạt v.v...

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 74)