Tình trạng tội phạm ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 51)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

2.2.1.Tình trạng tội phạm ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam

Trong mấy năm trở lại đây, tội phạm ngƣời nƣớc ngoài gây án ở nƣớc ta ngày càng nghiêm trọng. Từ những vụ lừa đảo, cƣớp giật, trộm cắp của tội phạm mang quốc tịch Trung Quốc, Iran, Indonesia, đến những vụ buôn bán vận chuyển ma túy, tẩy rửa tiền của tội phạm gốc Phi, hoạt động phạm pháp của những ngƣời nƣớc ngoài đang diễn biến theo chiều hƣớng rất phức tạp. Cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý những đối tƣợng phạm pháp này...

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những trở ngại trong quá trình tố tụng: Trong thông báo của Bộ Công an về tình hình công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội 6 tháng đầu năm 2009 của lực lƣợng cảnh sát các tỉnh, thành phía Nam, tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài đang có xu hƣớng gia tăng. Tại một số địa phƣơng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bình Phƣớc, Kiên Giang... xuất hiện một số nhóm ngƣời nƣớc ngoài (quốc tịch các nƣớc châu Phi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ...) đến các tiệm vàng, ngân hàng, doanh nghiệp giả mua bán, giao dịch, đổi tiền, lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi trộm cắp, cƣớp giật tài sản.

Tình trạng số ngƣời gốc Phi đang lƣu trú bất hợp pháp có nhiều dấu hiệu hoạt động phạm tội... Từ tẩy rửa tiền, lừa đảo, mại dâm, cƣớp giật, buôn ma túy đến giết thuê. Tội phạm gốc Phi, Trung Đông không từ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm ăn tại Việt Nam... cách đây vài năm, khi những ngƣời khách từ châu Phi ồ ạt vào Việt Nam cũng là lúc thủ đoạn "rửa" đôla xuất hiện. Kịch bản thƣờng đƣợc diễn nhƣ sau: nhập cảnh, quen biết với ai đó, "khúc dạo đầu" là màn đánh bóng tên tuổi, tự tôn mình lên hàng đại gia vào Việt Nam tìm cơ hội làm ăn. Khi thấy "con mồi" cắn câu, chúng mới tiết lộ mang theo một lƣợng lớn USD nhƣng đã sử dụng công nghệ nhuộm đen để qua mặt hải quan, muốn xài đƣợc phải dùng hóa chất để tẩy, kẹt nỗi không còn đủ tiền để mua thuốc nên hỏi mƣợn, nếu đồng ý sẽ hậu tạ hậu hĩnh. Nhiều ngƣời thiếu cảnh giác đã đƣa cả cọc tiền cho chúng. Chỉ trong nháy mắt chúng rút đƣợc cả xấp tiền mà khổ chủ không hay, đến khi kiểm tra mới biết, lúc ấy chúng đã cao chạy xa bay.

Theo Thƣợng tá Nguyễn Văn Anh - trƣởng phòng PA18 Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "chỉ trong sáu tháng đầu năm 2009, PA 18 đã xử lý, tiến hành buộc xuất cảnh 186 trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài phạm tội, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái, từ những vi phạm hành chính đến hình sự". Cũng theo tài liệu của Bộ Công an, hiện ở nƣớc ta đã xuất hiện các tổ chức xã hội đen nƣớc ngoài nhƣ hội 14K, hội Tam Hoàng, Trúc Liên Bang, Tứ Hải… đây là những băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, có tổ chức chặt chẽ và mức độ nguy hiểm cao trên thế giới. Các đối tƣợng này đã vào thăm dò tình hình, đƣợc doanh nghiệp hoặc cá nhân ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống hoặc làm việc tại Việt Nam thuê để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong làm ăn. Nhiều cuộc thanh trừng đã diễn ra trong các nhóm tội phạm gốc Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia… để giải quyết mâu thuẫn trong hợp tác làm ăn ở các khu giải trí, khách sạn. Điều đáng nói, các vụ án do tội phạm ngƣời nƣớc ngoài đều đƣợc thực hiện bằng những thủ đoạn mới, phƣơng thức mới. Phân tích của Văn phòng Interpol Việt Nam cho thấy, tội phạm nƣớc ngoài vào Việt Nam thƣờng từ các nƣớc có quan hệ truyền thống gần gũi về mặt địa lý với Việt Nam, thì từ khoảng năm 2008 đã bắt đầu xuất hiện những đối tƣợng từ các quốc gia xa xôi vào Việt Nam hoạt động phạm tội.

Những đối tƣợng này chủ yếu phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới, buôn lậu, tổ chức đánh bạc, gá bạc, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Hoạt động của các tội phạm nƣớc ngoài nếu nhƣ trƣớc đây chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì nay đang có xu hƣớng "lan" sang nhiều tỉnh, thành phố khác.

Đối với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, trong mấy năm gần đây nổi lên nhiều vụ việc các đối tƣợng đã bắt cóc, bán cả ngƣời thân qua biên giới để phục vụ việc khai thác mại dâm hoặc nhiều mục đích tống tiền chiếm đoạt tài sản. Hoạt động mua bán trẻ em nam giới với mục đích khai thác lao động, mua bán bào thai cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Bọn tội phạm thƣờng về các vùng quê, vùng nông thôn để tìm "hàng"

là những trẻ em lang thang, những phụ nữ đang mang thai nhƣng hoàn cảnh khó khăn hoặc mang thai ngoài ý muốn…để dụ dỗ đƣa ra nƣớc ngoài bán.

Bên cạnh đó, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu hƣớng phát triển mạnh. Trong năm 2008 nổi lên tình trạng các đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài (chủ yếu ngƣời Châu Phi) đã sử dụng công nghệ cao lấy cắp các thông tin cá nhân của các chủ tài khoản tại nƣớc ngoài để chuyển tiền từ nƣớc ngoài về Việt Nam, sau đó nhập cảnh Việt Nam rút tiền rồi xuất cảnh nhanh chóng để tránh sự phát hiện của các cơ quan thi hành pháp luật. Ngoài ra, tội phạm còn lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo qua mạng, thực hiện lệnh giả chuyền tiền, xâm phạm trái phép các website để trộm cắp thông tin.

Ngày 6.1.2010, Ban chỉ đạo chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm và Ban chỉ đạo chƣơng trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010. Qua rà soát của Bộ Công an, cả nƣớc còn hơn 300 băng nhóm và gần 2000 cá nhân nghi vấn hoạt động tội phạm liên quan đến các hoạt động bảo kê nhà hàng, bến bãi, đòi nợ thuê…hoạt động phạm tội do ngƣời nƣớc ngoài gây ra tại Việt Nam gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng với nhiều phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội mới. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2009 đã phát hiện 395 vụ tội phạm buôn bán ngƣời liên quan đến 748 đối tƣợng, lừa bán 869 nạn nhân (tăng 5,3% về số vụ so với năm 2008). Thứ trƣởng Bộ Công an - thƣợng tƣớng Lê Thế Tiệm cho biết không chỉ xảy ra tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em mà có cả buôn bán đàn ông, nội tạng…

Tiêu biểu trong những năm gần đây, có những vụ án đƣợc dƣ luận rất quan tâm và điển hình cho tình trạng ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bị trục xuất:

Một số vụ án liên quan đến tội dâm ô trẻ em

1. Gary Glitter, tên thật là Paul Francis Gadd, năm nay 64 tuổi, mang quốc tịch Anh nhập cảnh vào Việt Nam từ đầu năm 2005 và thuê nhà ở Thành

phố Vũng Tàu. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2005, Glitter không chỉ có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi với gái mại dâm, mà còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lòng tin của của các cháu bé đã nhiều lần thực hiện hành vi dâm ô với hai cháu D. (sinh ngày 20/7/2004) và Ng. (sinh ngày 14/12/1993). Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 3/3/2006, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt Gary Glitter 3 năm tù giam và ngày 15/06/2006 Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bổ sung Gary Glister phải lĩnh thêm hình phạt là trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay sau khi mãn hạn tù. Theo bản án, mức thụ hình của Gary Glister đã đƣợc Nhà nƣớc ta khoan hồng cho giảm 3 tháng nhân dịp ân xá vào tết Nguyên đán vừa qua. Sáng ngày 19/8/2009, tại Trại giam Thủ Đức (đóng tại huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận), đại diện trại đã công bố lệnh trả tự do cho cựu ca sĩ nhạc Rock này, sau đó, Gary Glister đƣợc giao cho đại diện Đại sứ quán Vƣơng quốc Anh rồi đƣợc đƣa về sân bay Tân Sơn Nhất để trục xuất khỏi Việt Nam [56].

2. Ngày 18/08/ 2008, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trục xuất bị cáo Đinh Tấn Bi (tên gọi khác là Jonathan Peter Hải, 45 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ) ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ ngày 25/08/2008 với tội danh " dâm ô trẻ em" và buộc Bi bồi thƣờng cho gia đình nạn nhân hơn 25 triệu đồng.

Theo cáo trạng, Bi nhập cảnh vào Việt Nam từ tháng 11/2007 và tam trú tại nhà chị ruột tại phƣờng 24, quận Bình Thạnh. Bi bị bệnh đồng tính nên giữa tháng 12/2007, trong một lần đi xe gắn máy ngoài đƣờng, Bi gặp và làm quen với em D.C.M (sinh năm 1993). Sau đó Bi và em M có lên mạng chát một vài lần rồi rủ nhau đi chơi.

Chiều ngày 17/01/2008, Bi đến cổng trƣờng học đợi rủ M về nhà chơi. Tại đây, Bi đã mở phim sex cho M xem và đã dở trò đồi bại với M. Xong việc, Bi mua cho M một điện thoại di động, hẹn 1 tuần cho Bi gặp 1 lần.

Ngày 28/01/2008, Bi điện thoại cho M rủ đi chơi tiếp thì bị M từ chối. Lúc này, một ngƣời bạn của M đã đe dọa, ép M phải cho gặp mặt. Quá sợ hãi,

M kể lại sự việc cho mẹ nghe. Sau đó, gia đình M đã tố cáo sự việc ra trƣớc cơ quan chức năng.

Tại tòa, Bi cho rằng mình "chƣa làm đƣợc gì", nhƣng sau khi Hội đồng xét xử phân tích hành vi của Bi đã làm ảnh hƣởng, tổn hại về thể chất, tinh thần và sự phát triển bình thƣờng của một cháu bé, thì Bi cúi đầu thừa nhận sai phạm và chấp nhận hình phạt trục xuất của Tòa.

Một số vụ án xâm phạm an ninh quốc gia

1. Ngày 24/07/2009, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp cùng Cục quản lý xuất nhập cảnh (A18) trục xuất Võ Kevin Huân (tức Võ Tấn Huân, quốc tịch Mỹ) do có hành vi tuyên truyền chống Nhà nƣớc Việt Nam.

Theo cơ quan điều tra, Kevin Huân đã khai nhận tham gia tổ chức "Tập hợp thanh niên dân chủ" do Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Thị Hƣờng (tức Hoàng Lan) cầm đầu, từ tháng 2/2009. Thanh niên này cũng viết tám bài cho tổ chức này để đăng tải trên tạp chí "phía trƣớc" với nội dung tuyên truyền, chống Nhà nƣớc Việt Nam. Vào ngày 28/3 và 30/5 gần đây. Kevin Huân tham gia hội thảo trên mạng Internet để bàn bạc, thống nhất các hoạt động chống phá Nhà nƣớc.

Trƣớc khi về Việt Nam, tại California (Mỹ), Kevin Huân đã gặp Nguyễn Sỹ Bình, chủ tịch "Đảng dân chủ Việt Nam" - nhận "nhiệm vụ" về Việt Nam nắm tình hình trong nƣớc và dƣ luận, xung quanh việc cựu luật sƣ Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt, cũng nhƣ những vấn đề khác có liên quan đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Theo đó, vào ngày 10/7, Kevin Huân nhập cảnh vào Việt Nam. Sáu ngày sau, Huân bị cơ quan điều tra bắt, thu giữ 8 loại tài liệu gồm 103 trang có nội dung chống Nhà nƣớc Việt Nam.

Trong ‘đơn xin hƣởng lƣợng khoan hồng", Kevin Huân đã thừa nhận có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Việt kiều này viết: "Tôi cảm thấy hối hận, ăn năn vì mình đã có những việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia

của Việt Nam. Do tôi còn trẻ, chƣa nhận thức đƣợc bản chất chống đối của các tổ chức "Tập hợp thanh niên dân chủ" và cái gọi là "Đảng dân chủ Việt Nam", cũng là vi phạm lần đầu nên xin Nhà nƣớc cho hƣởng lƣợng khoan hồng".

Cơ quan an ninh cho rằng, trƣớc thái độ thành khẩn khai báo và xin đƣợc hƣởng khoan hồng của Huân, căn cứ vào Điều 25 của Bộ luật hình sự, đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự, trục xuất đối với Võ Kevin Huân [56].

2. Chiều 17/5/2008, cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành các thủ tục trục xuất Nguyễn Quốc Quân, Việt kiều Mỹ, "ủy viên trung ƣơng" của tổ chức khủng bố Việt Tân, sau khi Quân mãn hạn sáu tháng tù vì tội âm mƣu tổ chức khủng bố.

Trƣớc đó, ngày 17/11/2007, để thực hiện cái gọi là "kế hoạch sang sông" do bọn cầm đầu Việt Tân vạch ra, Nguyễn Quốc Quân đã sử dụng một căn cƣớc Campuchia giả mạo mang tên Ly Seng, xâm nhập trái phép vào Việt Nam, phối hợp cùng Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều Pháp), Trƣơng Văn Sỹ (Việt kiều Mỹ), Nguyễn Hải (Việt kiều Thái Lan) và Nguyễn Thế Vũ cƣ trú tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiến hành âm mƣu khủng bố. Tuy nhiên, cả bọn đã bị cơ quan an ninh Việt Nam. Sau đó, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trƣơng Văn Sỹ thú nhận tội lỗi, xin đƣợc khoan hồng và đã bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 13/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Hải, Nguyễn Thế Vũ với tội danh khủng bố và đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Quân 6 tháng tù giam, Nguyễn Hải 9 tháng tù giam và Nguyễn Thế Vũ 5 tháng 26 ngày.

Một số vụ án liên quan đến tội trộm cắp tài sản

Ngày 11/07/ 2008, sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an Hà Nội đã tiến hành áp giải đối tƣợng Tào Quang Hùng (quê ở Hà Khẩu, Vân Nam - Trung Quốc) đến cửa khẩu, buộc phải xuất cảnh về nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc đó, Tào Quang Hùng bị phát hiện khi đang lấy trộm một chiếc xe ô tô đỗ ở bên đƣờng. Theo cơ quan chức năng, xét thấy hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của đối tƣợng chƣa ở mức nghiêm trọng, ngoài ra tài sản bị mất cắp cũng đã thu hồi đƣợc cho ngƣời bị hại nên không xem xét xử lý hình sự với Tào Quang Hùng mà buộc phải xuất cảnh về nƣớc.

Trƣớc đó, ngày 7/7, tại ngã tƣ Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu, lực lƣợng Cảnh sát giao thông kiểm tra xe ô tô nhãn hiệu CAPTIVA - CHEVROLET mang biển kiểm soát 30M - 0056 thì phát hiện lái xe là ngƣời nƣớc ngoài, không có giấy tờ tùy thân. Khi đƣợc đƣa về trụ sở công an để giải quyết, ngƣời lái xe khai tên là Tào Quang Hùng (ở Vân Nam - Trung Quốc); không có giấy tờ tùy thân, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mấy ngày trƣớc. Đêm 6/7, đối tƣợng đi lang thang ở trên đƣờng, khi đến trƣớc cửa số nhà 184 Phố Huế (Hai Bà Trƣng) thấy chiếc ôtô nói trên đỗ ở đó, Tào Quang Hùng đã cậy cửa xe ôtô, lấy trộm chìa khóa rồi nổ máy, lái xe đến ngã tƣ phố Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu thì bị phát hiện.

Qua nghiên cứu và phân tích tình hình các vụ án trục xuất trong mấy năm gần đây, chúng ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản nhƣ sau:

- Hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng chủ yếu dƣới góc độ hình phạt bổ sung;

- Số vụ án trục xuất trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các

nhóm tội: xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời, v.v…;

- Mặc dù hình phạt trục xuất đã đƣợc triển khai áp dụng nhƣng so

sánh với biện pháp trục xuất trong luật hành chính thì các cơ quan chức năng chủ yếu áp dụng trục xuất với tính chất là chế tài hành chính;

- Trong thực tiễn xét xử, hình phạt này thƣờng đƣợc áp dụng kèm

Thực hiện chủ trƣơng, chính sách mở cửa, tăng cƣờng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc, nhiều văn bản về quản lý nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, trong đó, văn bản quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giản, dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho ngƣời

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 51)