Trong Lời giới thiệu tập truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét: Ngọn đèn không tắt “đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc –
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Mã số: 60.22.01.21
Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Mai Hương
Nơi công tác : Viện Văn học
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề: 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 13
4 Phương pháp nghiên cứu: 14
5 Những đóng góp mới của đề tài 14
6 Cấu trúc luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1: NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 16
1.1 Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 16
1.2 Quan niệm văn chương và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 18
1.2.1 “Tôi viết như cảm xúc của mình” 18
1.2.2 “Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường” 21
1.2.3 Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn 23
1.2.4 “ Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…" 24
1.2.5 “Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi” 26
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư 27
1.3.1 Con người sống là để yêu thương 27
1.3.2 Con người “Sống là luôn hy vọng…” 29
1.3.3 “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý” 30
1.4 Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới 31 1.5 Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ 35
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 38
2.1 Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư 38
2.1.1 Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về nhân vật văn học 39
2.1.2 Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với nhân vật của một số nhà văn nữ cùng thời 40
Trang 42.2 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 42
2.2.1 Nhân vật kiếm tìm 43
2.2.2 Nhân vật sám hối 47
2.2.3 Nhân vật lưu lạc 50
2.2.4 Nhân vật cô đơn 55
2.2.5 Nhân vật nghèo khổ, bất hạnh 62
Tiểu kết 65
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 66
3.1 Người kể chuyện 66
3.1.1 Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 66
3.1.2 Người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba 67
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 68
3.2.1 Đặt nhân vật vào những tình huống “có vấn đề” 68
3.2.2 Chú ý đến ngoại hình và nội tâm nhân vật trong xây dựng tính cách nhân vật 69
3.2.3 Các nhân vật bộc lộ tính cách của mình qua lời nói và hành động. 72
3.3 Giọng điệu trần thuật 74
3.3.1 Giọng điệu dân dã, mộc mạc, tự nhiên 74
3.3.2 Giọng điệu ấm áp, chan chứa yêu thương 78
3.3.3 Giọng điệu trữ tình, mượt mà 81
3.4 Ngôn ngữ 84
3.4.1 Ngôn ngữ đời thường đậm chất Nam Bộ 84
3.4.2 Ngôn ngữ của một vùng “văn hóa sông nước” 88
Tiểu kết 89
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hơn hai mươi năm trở lại đây, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển đa dạng và phức tạp Khác với văn học của những thời kì trước, văn học thời kì này đã thể hiện những cái nhìn mới về hiện thực đời sống,
về con người Đề tài thay đổi và mở rộng, cảm hứng đời tư, thế sự được đề cao Cái nhìn của tác giả cũng có sự thay đổi, hiện thực được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn Bởi thế văn học thời kì này có những màu sắc phong phú đồng thời cũng từng gây nhiều tranh luận
Sự chuyển đổi của văn học có được nhờ sự đóng góp của nhiều cây bút ở các thế hệ khác nhau, trong đó có phần đóng góp đáng quý của những cây bút nữ trẻ và đầy sáng tạo Thế mạnh của những cây bút nữ ngày càng được khẳng định Từ sáng tác của những cây bút quen thuộc:
Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Thuận…đến những cây bút mới xuất hiện như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư… đều thực sự gây được sự chú ý của công luận Sự gia tăng một cách đáng kể và nét riêng đặc sắc trong sáng tác của những cây bút nữ trên văn đàn khiến nhiều ý kiến cho rằng, văn học thời kì đổi mới là nền văn học “mang gương mặt nữ”
Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu không còn xa lạ với Nguyễn Ngọc Tư Tên tuổi của chị gắn với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc và giới phê bình Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến những “hương vị lạ” và nhanh chóng tạo được một phong cách riêng độc đáo Từ đó, Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước tiến khá tự tin và vững chắc trong văn đàn Việt Nam Dường như mỗi tác phẩm của chị đều được công chúng đón đọc, quan tâm, đặc
Trang 6biệt Cánh đồng bất tận đã tạo được những cuộc tranh luận khá thú vị trên
văn đàn, đã được chuyển thể kịch bản điện ảnh và đoạt giải thưởng cao trong Liên hoan phim Là cây bút trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã đoạt được nhiều giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn Việt Nam và các cơ quan ngôn luận, diễn đàn văn nghệ có uy tín Chị cũng là cây bút trẻ nhất được vinh dự nhận giải thưởng văn học Asean Với những thành công và đóng góp của chị, Nguyễn Ngọc Tư thực sự là một “hiện tượng” rất cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù số lượng bài viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là các bài viết
về những tác phẩm cụ thể đăng tải trên một số báo, tạp chí và Internet Thực tế cũng đã có một vài luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng cũng mới chỉ đi vào một số phương diện cụ thể Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn Hơn nữa, từ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cũng có thể thấy được phần nào những vấn đề chung của văn xuôi đổi mới Những lý do đó, cùng với sự yêu thích đặc biệt đối với nhà văn nữ này, khiến chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ”
2 Lịch sử vấn đề:
Ngay từ đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút được công chúng với một
phong cách mới lạ và độc đáo đậm dấu ấn Nam Bộ Khi tập Ngọn đèn
không tắt đến với công chúng, “Nhiều bài báo, nhiều tiếng khen trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” (Dạ Ngân - Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà thấu đáo) Huỳnh Kim
trong bài Gặp Nguyễn Ngọc Tư nhận xét: “Văn chương sâu sắc mà dung
dị, tinh tế mà tràn đầy tính nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới hai mươi bốn tuổi…Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện nhà quê Ở trong đó, ai đọc, dù không hợp gu cũng như tìm được
Trang 7bóng dáng nhà quê của riêng mình” Đối thoại với Cánh đồng bất tận,
Chu Lai đánh giá “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam
Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam” Trong
bài Khi cánh đồng mở ra, Phạm Xuân Nguyên khẳng định bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc “đào sâu vào hiện thực đời sống và khơi sâu
vào thân phận con người…” “Nguyễn Ngọc Tư có tài năng văn chương và
có lòng thương người…Thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người ” Trong Lời giới thiệu
tập truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét: Ngọn đèn không tắt “đã
tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc – mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá…Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh
tế qua cách đối nhân xử thế” Trần Phỏng Diều trong bài Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt quan tâm đến “vùng thẩm mĩ
” đặc sắc trong sáng tác của chị: “Có thể nói, thị hiếu thẩm mĩ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư được biểu hiện qua hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng con sông uốn khúc chở nặng tình người” Cũng đã có những ý kiến quan tâm đến vấn đề nhân vật của
Nguyễn Ngọc Tư Trong bài Hãy nâng niu và trân trọng một nhân tài, Lê Vĩnh Trang nhận xét: “Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư giống như bức ảnh chân dung nghệ thuật của một nhà nhiếp ảnh
cừ khôi Sống động và ấn tượng Là người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, Nguyễn Ngọc Tư bao dung trong xây dựng nhân vật của mình, cái xấu cái tốt cũng đều có nguyên nhân của nó, nhưng không vì thế mà nó làm giảm
đi giá trị của câu chuyện, trái lại, nó làm tăng thêm tính nhân bản của con người” Coi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ tài năng của Nam Bộ, Huỳnh
Trang 8Công Tín đánh giá “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người
Nam Bộ với những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ…Họ mang những tâm tư, nguyện vọng hết sức đời thường Đó là những người sinh sống bằng những ngành nghề cũng gắn liền với quê hương sống nước Nam Bộ Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”
Yêu mến văn tài của Nguyễn Ngọc Tư, Giáo sư Trần Hữu Dũng – một Việt kiều tại Mỹ đã lập riêng một trang web có tên là:
www.Vietstudies.org để thu thập các bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Tư Chính ở trang web này, trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – Đặc sản
miền Nam Giáo sư Trần Hữu Dũng đã đánh giá về nghệ thuật viết truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Theo ông “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư
chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khai mở những sinh hoạt trước mắt Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái hay từng có, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà chưa từng thấy Cô đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng Và qua đó lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính chúng ta Cái khác biệt của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác ở chỗ đó” Riêng về nhân vật, ông nhận xét: “Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc và nhiều khi cô khuyến khích nhân vật của mình khóc…nhưng để ý, cái khóc của Nguyễn Ngọc Tư là vì yêu thương, không oán giận Không phải cái khóc nghẹn ngào, day dứt Đây là cái khóc ào ào như cơn mưa miền Nam, và người đọc biết (hay mong mỏi) chỉ khoảnh khắc thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sẽ quẹt nước mắt xông vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình ”.
Trong bài Im lặng thế đấy Đỗ Hồng Ngọc đã nhận xét: “Người đọc
bất ngờ trước những kiếp người, phận người hôm nay, tại đây như trong
Trang 9truyện kể, và bất ngờ trước một văn bút khá lạ của người viết truyện Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc sống của những vùng đất cô sống và viết văn Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu
là như thế”
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được coi là một hiện tượng của năm
2005, đã tiêu tốn bao giấy mực của bạn đọc và các nhà nghiên cứu văn học Dư luận nhiều chiều khen có, chê có nhưng nhìn chung là tác phẩm
đã được đánh giá cao và đã nhận được giải thưởng cao
Nguyễn Hòa – nhận xét: “Trong bối cảnh văn chương năm 2005
truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một điểm sáng không cần tới bất cứ sự lăng xê nào”
Trong cuộc trao đổi cùng các nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu
Lai, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: “Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá
rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên bất ngờ thú vị cho giới nhà văn…Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: Chân thực, chất phác, hồn nhiên và bản năng…Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm là nạn nhân lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ yêu mến của người thân Điều đó đã lay động trái tim của hàng nghìn độc giả” Hữu Thỉnh đặc biệt quan tâm và
đánh giá cao “không khí của tác phẩm: cuộc sống Nam Bộ, hơi thở Nam
Bộ, nhân vật Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ thấm đẫm, nồng nàn trong “cánh đồng” Đi sâu vào nội dung của tác phẩm Cánh đồng bất tận tác giả Hữu
Thỉnh viết: “Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan
dung và tha thứ Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận nỗi đau, nhờ đó người sẽ người hơn, sẽ lớn lên”
Hữu Thỉnh cũng đánh giá cao nghệ thuật thể hiện của Nguyễn Ngọc Tư
trong Cánh đồng bất tận Theo Hữu Thỉnh, Nguyễn Ngọc Tư “đã tiến
Trang 10thêm một bước về nghệ thuật và xây dựng được những nhân vật đa diện; nhiều góc cạnh và xây dựng được bối cảnh của câu chuyện rất Nam Bộ”
Từ Australia, Phạm Tuấn trân trọng và yêu quý sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, đặc biệt Cánh đồng bất tận: “Đọc toàn bộ tác phẩm tôi thấy rõ mồn
một những cảnh đời có thực xung quanh tôi được tái hiện đầy đủ nhất…Nhân vật trong tác phẩm dù được miêu tả một cách đê hèn, nghèo nàn, lạc hậu thì thẳm sâu trong tâm khảm họ vẫn còn cháy bỏng lên một khát vọng tình cảm lớn lao” T.Phương trong bài Đẹp - xấu trong “Cánh đồng bất tận” nhận xét “Nhân vật trong tác phẩm vẫn thật nhân hậu, biết yêu thương, biết tha thứ và khao khát một cuộc sống không thù hận”
Tác giả Hoàng Thiên Nga với bài Cánh đồng bất tận và những vấn
đề liên quan dành cho Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị những nhận
xét thiện cảm: “Vẫn bút pháp giản dị, gọn ghẽ đầy âm sắc Nam Bộ, cách
chọn lọc ngôn ngữ, cử chỉ sống động như đẽo như tạc, trên bối cảnh tiêu
sơ ruộng đồng sông nước Cửu Long vẫn là những mảnh đời nghèo khó xiêu dạt bơ phờ vì áo cơm Nhưng không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết bởi nhiều chi tiết, hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân vật xưng “tôi” nhẫn nhịn lặng lẽ mà xuyên mỗi lúc một sâu phơi mở tận đáy tâm hồn, tính cách, số phận con người”
Và cuối cùng tác giả dành những lời nhận xét đầy hi vọng cho
Nguyễn Ngọc Tư “Tôi tin với tư chất thông minh và văn tài thiên phú,
Nguyễn Ngọc Tư đủ bản lĩnh để tỉnh táo trên quãng đường dài văn nghiệp vốn không hiếm cạm bẫy danh vọng và vô số khen chê luôn dễ khiến người nghe ngộ nhận đánh mất mình”
Bài viết: Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút kì lạ nhận xét: “…đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc chỉ nên đọc một
truyện rồi gấp lại, ngẫm nghĩ về nỗi đau thân phận người, thấu hiểu tâm
Trang 11trạng của nhân vật và một chút trải nghiệm của tác giả hơn phần nào thấm thía cái giọng văn đặc sệt miền Tây Đó chính là nỗi đau mà dẫu vô tình hoặc cố ý xây dựng nhân vật, Tư tạo nên một phong cách không lẫn vào ai - ấy là chỗ văn Tư đọng vào lòng người sau những giờ phút mệt nhọc với cuộc sống cơm áo gạo tiền, đọc thư giãn, đọc nghiền ngẫm thấy thật hay và tinh tế ” (66)
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được đặt dưới góc nhìn văn hóa Tác giả Nguyễn Trọng Bình trong Bài viết truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư từ góc nhìn văn hóa đã viết: ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống văn
hóa dân tộc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trước hết được thể hiện ở
sự khẳng định và niềm tự hào của nhà văn về những phẩm chất và giá trị văn hóa của vùng sông Cửu Long Hay tác giả Phạm Phú Phong lại đi sâu
vào lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Tác giả nhận thấy lời đề
từ có thể là danh ngôn, một câu hát dân gian, thể hiện chiều sâu của tư tưởng, ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm
Nhà văn Dạ Ngân đánh giá cao tài năng của Nguyễn Ngọc Tư Theo
Dạ Ngân: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng
viết được, lại viết rất có duyên, nhân hậu Đọc cái nào cũng phải nhoẻn miệng cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay” Theo Dạ Ngân, truyện của Nguyễn Ngọc Tư là “chuyện về những cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh đời thường nhật Nó cho thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này Tất cả được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ Nam Bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp”
Tác giả còn khen ngợi khả năng vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư:
“Cái cách của Tư là tuyệt vời Tôi thấy phương ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư
đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cân nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia Những người bẩm sinh có tài năng
Trang 12lớn thì họ mới làm được cái đó chứ! Nó tự nhiên như không thôi! Thả cái chữ ra thì đúng là cái chữ đó thôi không phải cái chữ nào khác” Quả thực
Nguyễn Ngọc Tư đã có sự sáng tạo về ngôn ngữ dựa trên nền chung là ngôn ngữ mang đậm bản sắc Nam Bộ
Tác giả Văn Công Hùng cũng có nhận xét về góc độ ngôn ngữ trong
tác phẩm Hai đứa trẻ “Các câu thoại cũng thế Đầy bất ngờ và lí thú, đậm
đặc bản sắc Nam Bộ Đậm đặc tới mức dẫu chưa một lần tới Nam Bộ cũng thấy nó hiện ra mồn một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư Chất Nam Bộ ấy ẩn chứa trong tâm hồn những con người sống nơi tận cùng của Tổ quốc, phóng khoáng và nhân hậu, thẳng thắn, trung thực hết mình trong cuộc sống… Số phận cột họ vào mảnh đất này và sống chết với nó một cách dung dị, cương trực”(52)
Báo Tiền phong ra ngày 31 tháng 1 năm 2006 có bài đánh giá về văn Nguyễn Ngọc Tư “Văn phong giản dị, ngôn ngữ truyện cứ như được kể
vào từ đời thường, nhưng chính những nỗi đau của những kiếp người, những số phận nhỏ bé ở một vùng quê nghèo và triết lí nhân quả của cuộc đời làm nên sức ám ảnh lớn cho truyện” (47)
Nhìn chung, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số hiếm những tác giả trẻ nhận được những lời nhận xét, đánh giá cao, được coi là một “hiện tượng” của đời sống văn học
Trong một bài viết của mình, tác giả Bùi Đức Hào khẳng định
“Nguyễn Ngọc Tư là một tài năng Cô ấy không còn là người của một vùng
đất Cà Mau cụ thể nữa Cô ấy là tài sản quốc gia, là của Việt Nam Mà tài năng dù ở đâu cũng vậy, chỉ có thể phát triển được nếu được sự phát hiện, nâng niu, bồi dưỡng, vun đắp của toàn xã hội”
Trang 13Tác giả Lê Thiếu Nhơn trong bài Nguyễn Ngọc Tư – Nhìn từ đỉnh
cao văn chương đánh giá Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ xứng tầm
với các tác giả Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thịệp, Bảo Ninh… Cũng như vậy, nhiều độc giả chọn chị là người của thế hệ kế tục nhà văn Sơn Nam
Bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc nhà xuất bản Trẻ cảm nhận: “Tôi
thích những sáng tạo trong phong cách của tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc
Tư Tác phẩm của họ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và tạo văn hóa đọc”
Năm 2008 là năm đánh dấu thành công của Nguyễn Ngọc Tư Chị là một tác giả trẻ vinh dự giành được giải thưởng văn học ASEAN 2008
Cuốn sách Cánh đồng bất tận đã gây được ấn tượng tốt Không chỉ dừng
lại ở đó, tác phẩm này đã được chuyển thể thành kịch bản sân khấu và kịch bản phim nhựa Điều đó chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị đang ngày càng có một vị thế cao
Năm 2008, cũng được coi là một năm đặc biệt với Nguyễn Ngọc Tư
Chị cho xuất bản tập truyện ngắn Gió lẻ và chín câu chuyện khác Tác
phẩm này cũng nhận được sự quan tâm của các nhà phê bình và đông đảo
bạn đọc Trong bài viết dài Thử nhận định về Gió lẻ sau hiện tượng Cánh
đồng bất tận, Bùi Đức Hào cho rằng đây là một sự sáng tạo mang tính đột
phá “Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng, là cơ may cho một nền văn học
dễ chừng đang bí lối, trong một xã hội buông chèo, mắc cạn”
Những tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Biển người mênh mông,
Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Cánh đồng bất tận đem lại cho Nguyễn
Ngọc Tư nhiều giải thưởng cao Bên cạnh đó chị còn là một cây bút viết
tạp văn, tản văn khá hay Một số tạp văn :Ngày mai của những ngày mai (2007), Sống chậm thời @ (In chung với Lê Thiếu Nhơn), Tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư (2005), Biển của mỗi người (2008), Yêu người ngóng núi (2009),
Trang 14Khói trời lộng lẫy (2010) và Gáy người thì lạnh (2012) có sức thu hút
đông đảo bạn đọc Những vấn đề được đặt ra trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư tưởng như rất nhỏ nhặt, nhưng đầy suy ngẫm Tất cả đều bắt nguồn từ những gì chị từng nếm trải, chứng kiến và chiêm ngưỡng Các bài viết về tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư đều khá thống nhất trong sự khẳng định: Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây tạp bút nổi bật trên văn đàn hiện nay
Các bài viết phê bình, nghiên cứu còn nhiều song chúng tôi xin dừng lại ở những bài tiêu biểu Cùng với những bài viết đó, còn có một số công trình khoa học, luận văn, khóa luận về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị như:
1 Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ
phương diện giá trị văn học, văn hóa, Luận văn thạc sĩ văn học, của
Dương Thị Kim Thoa
2 Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi
thời kì đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ văn học của Bùi Phương Anh
3 Gia đình hiện đại trong truyện ngắn một số cây bút nữ Dạ Ngân,
Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu,
Khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Lan Phương
4 Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, 2006
5 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận
tốt nghiệp của Lương Thúy Hà, 2009
Trang 156 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa
luận tốt nghiệp của Phú Thùy Hương
7 Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một
số cây bút nữ thời kì 1986 – 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Bích Thúy)…
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hoặc đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị Với luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện, khẳng định những đóng góp đáng quý của tác giả Nguyễn Ngọc Tư với nền văn học nước nhà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu ba vấn đề cơ bản:
- Quan niệm văn chương và chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư
- Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
- Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở các thể loại truyện ngắn, ký, tản văn, tạp văn Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chủ yếu tập trung vào thể loại truyện ngắn
Trang 16- Để có điều kiện so sánh làm nổi bật nét riêng trong phong cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các cây bút chuyên viết về Nam Bộ như Sơn Nam, Phi Vân,
Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Dạ Ngân…và một số nhà văn nữ cùng thời
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp phân tích tác phẩm
4.2 Phương pháp cấu trúc hệ thống
4.3 Phương pháp phân loại, thống kê
4.4 Phương pháp so sánh
5 Những đóng góp mới của đề tài
Với đề tài Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, luận văn sẽ làm
nổi bật một số vấn đề sau đây:
1 Làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con người và sự chi phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
2 Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư
3 Chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong ba chương:
Trang 17Chương 1: Nhìn lại chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 18PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1 Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 trong một gia đình nghèo tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư có một tuổi thơ khá vất vả Khi còn nhỏ chị vừa học vừa phải làm việc nhà, việc ruộng vườn giúp gia đình Đến năm 15 tuổi, khi chị mới học hết lớp 9 thì gia đình gặp biến cố: Ông ngoại mất, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn nên chị phải rời ghế nhà trường Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư vẫn không hề nản lòng Chị bắt đầu viết tại làng quê với sự động viên của người cha: “Nghĩ
gì viết nấy, viết những gì con đã trải qua” Và cũng chính cha của chị đã
mang ba truyện đầu tay của chị gửi đến tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau
và được chọn đăng Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo này Sau chuyến đi công tác trong cơn bão số năm tại
Đất Mũi chị đã hoàn thành tập kí sự mang tên Nỗi niềm sau cơn bão dữ
Tác phẩm này đoạt giải ba Giải Báo chí toàn quốc năm 1997 và chắp cánh cho những mơ ước của chị Nguyễn Ngọc Tư chính thức bước vào nghề
văn với nhiều giải thưởng: Giải nhất văn học tuổi hai mươi do báo Tuổi trẻ
tổ chức; giải B của Hội Nhà văn Việt Nam về truyện ngắn 2000 với tác
phẩm Ngọn đèn không tắt; giải tác giả trẻ nhất của Ủy ban toàn quốc Liên
hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Chị đã gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam, được đánh giá là một trong những nhà văn trẻ được chú ý ở Việt Nam hiện nay Chị lập gia đình với một thợ kim hoàn và hiện đang cùng chồng con cư ngụ tại thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí
Văn nghệ bán đảo Cà Mau và Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau
Trang 19Trong bút kí của Trần Hữu Dũng - một Việt kiều tại Mỹ, tác giả đã
nhận xét về Nguyễn Ngọc Tư “phong cách ngoan hiền nhưng kiên quyết,
cuộc sống giản đơn nhưng thấp thoáng một nội tâm phức tạp và bí ẩn”
Đó là trong đời thường còn trong văn chương, Nguyễn Ngọc Tư thường ví truyện của mình “như trái sầu riêng” – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng Mỗi trang văn của Nguyễn Ngọc Tư không đơn giản là một bức tranh để ngắm mà ở mỗi câu mỗi chữ đều ẩn chứa những tiếng lòng, tiếng thổn thức về cuộc sống của những số phận, những mảnh đời”
* Các tác phẩm chính đã xuất bản:
1 Ngọn đèn không tắt (Tập truyện – NXB Trẻ - 2000)
2 Ông Ngoại (Tập truyện thiếu nhi – NXB trẻ - 2001)
3 Biển người mênh mông (Tập truyện – NXB Kim Đồng – 2003)
4 Giao thừa (Tập truyện – NXB Trẻ - 2005)
5 Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí – NXB Văn nghệ thành phố
Hồ Chí Minh - 2004)
6 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện – NXB Văn hóa Sài
Gòn – 2005)
7 Cánh đồng bất tận (Tập truyện - NXB Trẻ - 2005)
8 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ - 2005)
9 Ngày mai của những ngày mai (Tạp văn – NXB Phụ nữ - 2007)
10 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện – NXB Trẻ - 2008)
11 Yêu người ngóng núi (Tản văn – Nhà xuất bản Trẻ - 2009)
12 Khói trời lộng lẫy (tập truyện hay tạp văn? – Sài Gòn truyền thông và Nhà xuất bản Thờì đại – 2010)
13 Gáy người thì lạnh (Tạp văn – Nhà xuất bản (tên ?) – 2012)
Trang 205 Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006, Tác phẩm Cánh
đồng bất tận
6 Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2008
Thời gian gần đây tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể
thành phim và được công chúng nồng nhiệt đón nhận
1.2 Quan niệm văn chương và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ luôn có ý thức bộc
lộ một cách thẳng thắn những quan niệm về văn chương và sáng tác của mình Qua khảo sát, chúng tôi thấy có một số quan niệm độc đáo và nổi bật sau:
1.2.1 “Tôi viết như cảm xúc của mình”
Cho dù viết về mảng nào, lĩnh vực nào thể loại nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều quan trọng vẫn là cảm xúc Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có
được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống
Trong một bài phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư, người phỏng vấn đặt
câu hỏi : “Các nhà văn hay nói về kĩ thuật viết Chị có nghĩ mình cũng tạo
“kĩ thuật “viết riêng” gây hấp dẫn bạn đọc” Nguyễn Ngọc Tư thẳng thắn
Trang 21trả lời: “… một trang viết chỉ có kĩ thuật thôi mà không có thế thái nhân
tình, không hồn vía con người thì ai mà chịu đọc”
Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư “Sáng tác thì cứ lúc nào thấy
xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc…tự tử mất thì viết thôi” Văn chương của
Nguyễn Ngọc Tư dung dị mà không kém phần sâu sắc bởi nó được viết từ
những cảm xúc thôi thúc tự trong lòng Chị bộc bạch: “Bao giờ khi bắt tay
vào viết, tôi cũng nghĩ thoáng qua tác phẩm mới này ai sẽ khen, và biết cả một vài khuôn mặt những người chê Lần nào cũng nghĩ nhưng lần nào cũng viết như cảm xúc của mình bởi trước khi viết cho ai đó thì tôi viết cho mình” Ở một chỗ khác, chị tâm sự: “Trong văn chương, tôi thường không có kế hoạch gì, tùy vào cảm hứng” “Tôi là đứa viết văn không chuyên, dựa vào cảm xúc mà viết” Nhìn như vậy có thể thấy, trước sau
Nguyễn Ngọc Tư vẫn coi trọng cảm xúc, lấy cảm xúc làm điểm tựa cho văn chương
Nói đến văn là nói đến cảm xúc Nguyễn Ngọc Tư cũng không ép mình viết khi không thực sự có cảm xúc Chị mong muốn những trang văn chị dành tặng cho độc giả phải là những trang thấm đẫm cảm xúc của chính chị Với Nguyễn Ngọc Tư, một truyện được viết ra là trút bỏ một cái
gì đó từ cảm xúc của mình Sau tác phẩm Cánh đồng bất tận nhiều ý kiến
phản hồi thậm chí trái chiều, nhiều ý kiến phê phán gay gắt, nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn bình tâm bởi với chị, điều quan trọng là chị đã viết những gì mà chị cảm nhận được Sau này số lượng tác phẩm có tăng lên, nội dung phong phú hơn, chị vẫn viết theo cảm xúc hồn nhiên của mình
Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và số phận của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những người nghệ sĩ nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng
Trang 22thương, những người đàn bà tội nghiệp…ở chính vùng quê Nam Bộ của chị Chính những tình cảm, số phận trớ trêu của họ đã tạo cảm xúc cho Nguyễn Ngọc Tư sáng tác
Chị cũng tâm sự “Chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn nhưng những
gì mà tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng” Những
con người, những kỷ niệm, cuộc sống Nam Bộ với biết bao lam lũ, vất vả nhưng cũng vô cùng thú vị đã nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp tài năng, vốn sống và khơi nguồn cảm hứng dồi dào cho sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chính nhờ vậy, trang viết của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, làm xúc động bao trái tim độc giả, đủ sức đánh thức những kỷ niệm về Nam
Bộ của những người xa quê Đúng như Trần Hữu Dũng nhận xét “Trong
văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta ở khắp mọi phương trời tìm lại được cái quê hương đích thực trong tâm tưởng, những tình tự ngủ quên trong lòng mình, những kỷ niệm mà mình tưởng như không ai chia sẻ”
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây Nguyễn Ngọc Tư thấy hứng thú và gửi gắm cảm xúc của mình vào thể loại tản văn, tạp văn
Trong quan niệm của chị “… viết tản văn như một kiểu nhật kí để người
viết gửi gắm những điều mình nghĩ Bằng cách này em gửi gắm được nhiều thông điệp, giải tỏa những cảm xúc đầy ứ trong lòng, mà truyện ngắn không làm được Truyện của em toàn ảo, không gian và người ảo, không có hoặc rất ít Nguyễn Ngọc Tư ở đó Em cho rằng tản văn gần với người viết nhất, bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết nhiều nhất” (52)
Cũng vì những cảm xúc ấy mà Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra một không gian đồng quê êm ả nhưng cũng nhiều đổi thay của nông thôn thời
đô thị hóa trong Yêu người ngóng núi; những câu chuyện đời trong Gáy
người thì lạnh: “Một cuốn sách thì cả khi chìa gáy ra, người ta cũng nhận được một cái gì đó ấm áp, trao gửi”
Trang 23Chính vì thế, Nguyễn Ngọc Tư thực sự thích thú và tâm đắc với thể
loại tản văn bởi nó truyền tải được những cảm xúc của chị “Có thể tôi viết
truyện là dành cho ai đó nhưng viết tản văn là viết cho mình Tản văn như
là một giải pháp để tôi giải tỏa những suy nghĩ…”
Những nhà văn thế hệ trước Nguyễn Ngọc Tư như Sơn Nam, Đoàn Giỏi cũng lấy bối cảnh từ mảnh đất Nam Bộ thân yêu nhưng họ thường nhìn nhận cảnh vật con người dưới góc độ văn hóa Trong khi đó trang văn của Nguyễn Ngọc Tư lại đi sâu vào hoàn cảnh, tâm trạng, những cảm xúc chân thực của những người dân vùng đất này
Chính quan niệm “viết như cảm xúc của mình” thấm nhuần trong
ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư khiến trang viết của chị giản dị, tự nhiên, đầy
ắp cảm xúc Dường như với Nguyễn Ngọc Tư, viết văn trước hết là viết cho mình, viết để giải tỏa những điều chất chứa trong lòng mình Khởi nguồn từ những tình cảm chân chất, văn chương Nguyễn Ngọc Tư do vậy
đã đến được và tạo được sự xúc động sâu xa trong lòng người đọc
1.2.2 “Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”
Cũng chính bởi quan niệm “Tôi viết như cảm xúc của mình” Nguyễn
Ngọc Tư thẳng thắn viết văn là vì mình cảm nhận thế nào thì sẽ viết như thế, sống với tất cả những gì chị có Bản thân Nguyễn Ngọc Tư cũng thừa
nhận “Đôi lúc vì văn mình như quả sầu riêng, người thích thì nói nó thơm,
người không thích thì cho rằng thối” Chị cảm nhận rõ: “Tôi như một kẻ đẽo cày giữa đường, ai qua cũng ngó nghiêng chỉ trỏ một tý Cái tôi buồn không phải vì những lời nói chân thành của bạn, mà là tôi thấy mất tự do Mọi người cứ gào thét đòi tự do sáng tác, nhưng lại băn khoăn trước việc
cô ta viết như cô ta thích” (39)
Trang 24Thực tế, Nguyễn Ngọc Tư không chạy theo một trào lưu sáng tác nào mà cứ tự nhiên đến với văn học với những ấn tượng riêng của mình Những tác phẩm của chị vẫn được độc giả đón nhận một cách háo hức Tác phẩm của chị đã đưa lại những phát hiện thú vị về một vỉa tầng của cuộc sống, của môi trường sống Khác với lối văn chương ưa cầu kì, bóng bẩy của những con chữ, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư không màu mè mà vẫn luôn tạo được dấu ấn đậm, có sức hấp dẫn, thậm chí ám ảnh người đọc
Nguyễn Ngọc Tư không muốn ngồi mãi ở một nơi nào đó để chờ đợi Đón nhận dư luận sau những tác phẩm của chị, thậm chí là trái chiều
Nguyễn Ngọc Tư vẫn thẳng thắn trả lời “Tôi không đi trên con đường mà
tôi không thích” và nhà văn cũng không phải là người viết những gì mà độc giả thích Những tác phẩm văn học chỉ chạy theo trào lưu, theo “mốt” thì còn đâu là những tác phẩm văn học đích thực nữa?”
Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chính mình cho dù có những dư luận thậm chí trái chiều Chị nhận mình là “kẻ đẽo cày giữa đường” phải chấp nhận những khen chê cho dù hay hay dở của dư luận
Tuy vậy chị vẫn cố gắng được là chính mình Sau thành công của Cánh
đồng bất tận chị viết “sung” hơn Cho đến khi tập truyện Gió lẻ ra đời,
nhiều ý kiến cho rằng tập truyện làm Nguyễn Ngọc Tư mờ nhạt hơn bởi
phong cách từ Cánh đồng bất tận không còn rõ nữa, chị có ý kiến lại:
“Cánh đồng bất tận không đại diện duy nhất cho tôi Mười năm tôi viết
những cái người ta thích, giờ đây tôi viết những gì chính mình thích …”
Chị còn nhấn mạnh “Tôi muốn tùy nghi sống và viết theo đúng như bản
chất thất thường vô chừng của mình Tôi biết không ít người đang băn khoăn bởi ý nghĩ họ đã mất tôi rồi Nhưng tôi đi đến đâu đó không có nghĩa là không quay lại Con cá quẫy để khỏa bèo vì nó cần thở ở một khoảng rộng hơn Tôi cũng vậy” (39)
Trang 25Chính quan niệm như vậy nên Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng tôn trọng cảm xúc của chính mình Nếu như nhiều người viết rất quan tâm đến thị hiếu của người đọc, thậm chí “chiều nịnh” theo thị hiếu của người đọc đến đánh mất mình thì Nguyễn Ngọc Tư khẳng định: Không thể viết để chiều nịnh thị hiếu bạn đọc Khi được hỏi về vai trò của bạn đọc, chị cho
biết: “Mình không thể hiểu hết bạn đọc, có khi viết xong cái truyện mà bản
thân mình thấy thích lắm nhưng bạn đọc lại chê…Với lại, Tư cũng không
có ý tìm hiểu bạn đọc của mình” Trong quan niệm của chị, nhà văn viết là
do nhu cầu tự thân, do tình cảm thôi thúc Bạn đọc tìm đến tác phẩm là để giải trí, cách đánh giá tác phẩm do vậy khác nhau thậm chí trái chiều nhau
Để giữ tính độc lập của ngòi bút, Nguyễn Ngọc Tư chủ trương không tìm
hiểu và chiều theo thị hiếu người đọc “Vì nếu biết người ta muốn cái gì,
thích cái gì có khi mình lại viết chiều theo ý họ Thôi thì cứ đường ai nấy
đi, nếu gặp nhau là tốt” Nguyễn Ngọc Tư coi trọng trước hết là cảm xúc
của mình, nhưng chị luôn trân trọng và hy vọng có được sự đồng điệu, đồng cảm giữa nhà văn và công chúng
1.2.3 Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn
Nguyễn Ngọc Tư sớm cảm nhận và ý thức về sự khắc nghiệt của nghề văn, về sự cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ Khi được hỏi:
“Chị đã sống trong tâm trạng như thế nào cùng các nhân vật của mình
trong suốt hành trình câu chuyên Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư
trả lời: “Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kì cô đơn Nên tôi rất dễ
dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận cùng, trong hoang hoải, chán chường Tôi cũng như những con người trong “Cánh đồng bất tận” sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng
có cảm giác bị bỏ rơi” Thực tế, đây cũng là cảm giác phổ biến của nhiều
người nghệ sĩ
Trang 26Với Nguyễn Ngọc Tư nghề viết cần có sự cô đơn, bởi “…cô đơn là
sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn Không một người viết hay nào tôi biết mà không cô đơn, không một thần tượng văn chương nào của tôi mà không bị cô đơn giày vò Và để chạy trốn nỗi cô đơn trong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay nắm tay, việc viết văn đã dẫn tôi đến sự cô đơn khác… Khi người ta bằng mọi cách chạy trốn sự cô đơn thì tôi và những đồng nghiệp của tôi lại nuôi cô đơn, cho
nó ăn để duy trì sự cô đơn tồn tại trong người mình cho cái gọi là sáng tạo văn chương” ( Lời tựa Biển của mỗi người)
Chính vì thế, Nguyễn Ngọc Tư đưa chủ đề về nỗi cô đơn nghệ sĩ vào
nhiều tác phẩm của chị Nhân vật Tư trong Lời cho má giãi bày “Làm nghề
văn cô độc, cực khổ quá má ơi” Chị thường đặt mình trong thế đối sánh
với những người bạn không liên quan gì đến văn chương và khẳng định
“Người không viết văn sướng hơn mình nhiều” bởi cuộc sống của họ đơn giản không phải vướng bận day dứt về “những điều trông thấy”, còn chị
“lúc nào cũng nghĩ nhiều lắm, toàn chuyện trời ơi đất hỡi, nghĩ coi cho
ông này gặp bà kia rồi yêu nhau như thế nào, nghĩ coi anh lính đó sẽ chết trong tư thế nào, rồi quan tâm bàn tán như thể chuyện nhà mình” Nhìn cô
bạn mà Tư thương cho mình: “Nguyệt thì chẳng bao giờ cô đơn như thế
Nó dành cả một tâm hồn không vướng bận để quan tâm, chia sẻ, chu toàn hết thảy mọi chuyện lặt vặt của cuộc đời Còn tôi thì đang đứng giữa biển văn chương mênh mang không biết đâu là bờ bến, đường đời cũng dở sống
dở chín, chưa đâu tới đâu, hai vai chưa trọn vai nào”
1.2.4 “ Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…"
Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về
trách nhiệm của người cầm bút, về nghề văn Chị xác định: “Tôi biết viết
Trang 27văn là một sự lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề dằn vặt”, nhưng chị
vẫn lựa chọn nó Chị gửi lời nhắn nhủ với những người bạn đọc trẻ tuổi
yêu văn chương: “ … Các bạn nên chơi với văn chương Chơi thôi, khi
thích khi không, khi vồ vập khi hờ hững Chơi với văn chương, ít hay nhiều
dù sao cũng có lợi” Những tác phẩm của chị đã chứng minh điều đó
Vẫn biết, con đường văn chương vô cùng nhọc nhằn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không hề nản lòng Chị vẫn miệt mài cống hiến Nhìn lại chặng đầu viết văn của chị, có thể thấy đó là con đường nhiều khó khăn nhưng không kém phần vinh quang Thực tế những gì chị đạt được, đã thành danh
và được biết đến cả trong và ngoài nước, những giải thưởng danh giá đã khẳng định thành công lớn của chị
Không chỉ dừng lại những gì đã có, Nguyễn Ngọc Tư còn muốn vươn xa hơn nữa Chị muốn văn chương phải đúng là nghề sáng tạo chứ
không rập khuôn theo một công thức nào cả Chị nói: “ Bỗng dưng trong
lúc hứng khởi tôi làm được thứ bánh cũng gọi là ngon Tự hỏi, không biết công thức chính xác là gì? Nhưng những cái bánh tôi làm trong lúc ngẫu hứng có lúc mặn, lúc ngọt lại khiến tôi hứng khởi hơn là cứ nhào nặn theo một thứ công thức nào đó Tôi không quan tâm chuyện bánh mình làm ngày nào đó không còn ngon Tôi sẽ chuyển qua làm mứt”
Với Nguyễn Ngọc Tư, viết là lẽ sống “ Tôi yêu viết lách vì viết lách
làm tăng sức sống trong tôi” Và chị có vẻ thành thật tiếc nuối cuộc sống
bình dị của những người không viết văn
Văn chương với Nguyễn Ngọc Tư là một hành trình dài vô tận
Nghề văn không có giới hạn Chị sợ sẽ bị “cạn” đi như nhiều người Trong một bài trả lời phỏng vấn chị nói: “Tôi chỉ sợ cái bóng của “Cánh
đồng bất tận” lớn đến nỗi người đọc sẽ không nhìn thấy tôi Trên cuộc hành trình của cuộc đời mình tôi tình cờ rẽ vào một con đường nhỏ, tình
Trang 28cờ dựng cái rào, rồi thấy vượt qua cái rào do chính mình dựng lên là vô lí, nên tôi bỏ ngang, lại tiếp tục đến một con đường khác, nhưng bạn đọc thì
cứ chờ tôi mãi ở cuối cái đường có cái rào kia, bạn đọc không quan tâm tôi đã đi đến đâu, đã làm được gì.” Chị luôn có cách trình bày quan điểm
của mình một cách rất văn chương ý nhị: “ Tôi đã thực sự nhìn thấy một bi
kịch, là bạn cứ trải chiếu ở cái chỗ “Cánh đồng bất tận” và muốn tôi ngồi uống rượu mãi ở đó Trong khi tôi muốn đi và thực sự đã đi rồi Tại sao tôi cứ luẩn quẩn ở cánh đồng đó trong năm năm, mười năm và hai ba mươi năm nữa, mà không được đi uống rượu ngắm cảnh ở không gian khác? Tôi biết, cái chỗ tôi muốn tới và thích không đông đảo người chờ đợi và chúc tụng, nhưng tôi tự hào là mình cũng dời chân khỏi cái hào quang cũ mà đi”(39)
1.2.5 “Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi”
Nguyễn Ngọc Tư không vội vàng mà cứ bình thản đi vào tìm hiểu cuộc sống như nó vốn có Đã có ý kiến gợi ý chị hãy thay đổi đề tài viết, chuyển sang một “ vùng thẩm mĩ khác”, nhưng chị không thay đổi bởi
“Tôi vẫn thấy mình như mới bắt đầu, mới mùa đầu, mới gieo mầm Hồi
trước, tôi có mảnh vườn trồng nhiều rau lắm, cứ thu hoạch ở cuối vườn thì giữa vườn rau đã xanh um Dân quê tôi chỉ có mảnh vườn, mảnh ruộng để
họ làm lụng thu hoạch cả đời Tạm thời tôi còn thích mảnh đất này quá”
Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người ta thấy chị gắn bó và yêu
vô cùng mảnh đất Cà Mau của mình Chị không muốn sống và viết vượt ra khỏi vùng đất ấy Chính bởi thế, sau này khi đã thành danh, đã được biết đến nhiều Nguyễn Ngọc Tư đã từ chối không ít lời mời về thành phố lớn
sống và làm việc Chị hóm hỉnh: “ Nếu lên Sài Gòn, thay vì viết văn, tôi sẽ
ra đường bán… chuối nướng” Và chị rất tự tin khi trả lời câu hỏi: Chị đã
chán “ bóc tách” về quê hương để chuyển sang một vùng kinh tế mới
Trang 29chưa? “ Tôi sẽ nghĩ đến điều đó sau khi đã “ chán bóc tách” mãi về miền
quê của mình Bây giờ thì chưa, cái cảm giác chỉ chạm tới lớp áo ngoài của miền đất này khiến tôi nghĩ mình sẽ ở lại lâu” Với chị mảnh đất Cà
Mau vẫn là một mảnh đất màu mỡ cần tiếp tục khai thác
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư
Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng của văn học Quan niệm nghệ thuật về con người chính
là “sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, hình thức, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật” Điều đó được thể hiện trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm văn học Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp khám phá chiều sâu những biểu hiện chủ quan, sáng tạo của nhà văn, thấy được trình độ tư duy nghệ thuật của từng nghệ sĩ cũng như của cả thời đại văn học Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chịu sự chi phối và cũng thể hiện sâu sắc những nét sắc sảo trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Do đó, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư sẽ giải mã được thấu đáo thế giới nghệ thuật của chị Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua một
số khía cạnh sau:
1.3.1 Con người sống là để yêu thương
Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, yêu thương đã thành lẽ
sống, niệm vui, niềm hạnh phúc Với chị “Dù tôi có yêu đơn phương (chắc
là cũng hơi buồn) nhưng bản thân việc yêu đã là sống, là vui” Nguyễn
Ngọc Tư yêu cha mẹ, yêu quê hương, yêu những kỷ niệm tuổi thơ, yêu từ cái khuông cửa sau nhà đến khoảng sân đầy nắng, yêu những con người quê hương lam lũ, tảo tần Chị thương cha mẹ vất vả sớm hôm, thương
Trang 30người nông dân nghèo gặp nhiều bất trắc, thiên tai, thương bày trẻ thơ bất
hạnh…Trả lời phỏng vấn, chị cho biết: “Người ta sẽ nhận ra ai cũng có
nhu cầu được ấm áp, yêu thương ngay cả những người mạnh mẽ, tàn nhẫn nhất cũng mong muốn có một ngày được hoàn lương, một mái nhà yên ấm” Nguyễn Ngọc Tư đã viết về nhu cầu bình dị ấy một cách say mê, xúc
động Chính bởi thế, hầu hết các nhân vật của chị đều giàu tình yêu thương
và luôn khát khao được yêu thương Dường như họ sinh ra để yêu thương
và sẵn sàng chở che, giúp đỡ người khác, nhất là những người bất hạnh Nhiều nhân vật khác thì luôn mong được sum họp ấm cúng trong mái ấm gia đình Là người giàu cảm xúc, Nguyễn Ngọc Tư rất sợ sự lạnh lùng, vô
cảm Có dịp chị giãi bày: “Tôi rất sợ lòng mình vô cảm Tôi cũng sợ y như
vậy khi thấy những người xung quanh không còn biết yêu thương nữa”
Một khi vơi cạn lòng yêu thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn
và cuộc đời sẽ mất đi vẻ đẹp, mất đi những điều tốt lành Với tấm lòng nhân hậu, Nguyễn Ngọc Tư luôn níu giữ lòng tin yêu của con người Chị
mong muốn mọi người “…đừng bao giờ mất hy vọng vào tâm hồn người
trẻ Bởi vì sau tất cả những bất đồng, những biểu hiện vô tâm nếu có, thì rồi ai cũng sẽ có nhu cầu được yêu thương Mà muốn được vậy, phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ chính trái tim mình trước nhất” Khi
được hỏi: “Cái ác có phải là đề tài hấp dẫn với chị không?”, Nguyễn Ngọc
Tư trả lời: “Cái ác, sự tàn nhẫn thói vô tâm luôn làm tôi ghê sợ, hấp dẫn
cái nỗi gì chớ Tôi đã động tới cái ác vì có nó thì cái thiện, sự thương yêu
sự yếu ớt mong manh của những tình cảm tốt đẹp mới nổi lên được, để cho người ta nhìn thấy rõ hơn” Nhìn như vậy có thể thấy, trong quan niệm
của Nguyễn Ngọc Tư viết về cái ác cũng là một cách để tôn vinh cái thiện
và ca ngợi tình yêu thương con người, để con người biết sống tốt đẹp, nhân ái hơn
Trang 311.3.2 Con người “Sống là luôn hy vọng…”
Thực tế, cuộc sống của con người luôn có hai mặt thuận lợi suôn sẻ
và khó khăn, bất hạnh Để tồn tại, do vậy con người phải biết đối mặt với
cả những bất hạnh, khó khăn và như vậy, hy vọng luôn là liều thuốc hữu hiệu, là sức mạnh giúp con người đủ sức chịu đựng và vượt qua mọi khó
khăn Quan niệm như vậy nên Nguyễn Ngọc Tư luôn khẳng định: “Sống là
luôn hy vọng…Hy vọng là liều thuốc chữa được bách bệnh” Quan niệm
đó đã chi phối cách tiếp cận, phản ánh hiện thực đời sốngvà con người của Nguyễn Ngọc Tư Chính vì vậy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khó khăn gian nan đến đâu, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, bất hạnh khó khăn sẽ qua đi và hạnh phúc đang đón chờ ở phía trước Trong hàng loạt tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư:
Ngậm ngùi Hưng Mĩ, Thư từ quê, Đi qua những cơn bão khô, Chờ đợi những mùa tôm, Gió mùa thao thức…đề cập đến vô vàn khó khăn người
dân đang phải chịu đựng: Từ dịch cúm gia cầm, cảnh chôn vịt sống đến cảnh “bão tôm”…Những rủi ro tưởng chừng đẩy người nông dân vốn đã chẳng giàu có gì vào cảnh trắng tay, kiệt quệ Vậy nhưng, biết hy vọng, con người vẫn vượt qua tất cả Sạt nghiệp vì nuôi tôm, nuôi vịt, nợ ngân
hàng lút đầu nhưng người ta vẫn cười: “Rầu cũng nghèo mà cười cũng
nghèo, sao mình hỏng cười, hỏng hy vọng cho đỡ khổ hả cô” “Lúa thất thì hy vọng mùa sau, giá rẻ như bèo thì cứ đinh ninh năm sau được giá Lứa tôm này chết thì chờ lứa sau Lúc thả bọc tôm như cây kim xuống đầm, vẫn mong mai này còn gặp lại chúng” Chính những người nông dân
lạc quan “hết thuốc chữa” ấy đã khiến tác giả phải ngạc nhiên “Tôi nhận
ra rằng, nông dân mình xưa nay có món đặc sản độc lắm, nhờ món đó mà
họ sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác Đó là hy vọng” Chính hy vọng tạo ra sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn
thực tại để tiếp tục sống và gây dựng tương lai
Trang 32Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất hiện khá phổ
biến những con người sống bằng hy vọng Tiêu biểu là Nương trong Cánh
đồng bất tận Từ nhỏ Nương đã phải chịu bao bất hạnh, thiếu thốn tình
cảm thương yêu của cha mẹ Sống bên cạnh người cha đầy lòng thù hận, Nương vẫn hy vọng một ngày nào đó cha cô sẽ thay đổi, cuộc sống của cha con cô sẽ tốt đẹp hơn Nương cứ níu giữ niềm tin đó để sống Ngay cả khi đứa em trai bỏ đi, cả khi thân mình bị làm nhục, cô vẫn nghĩ: Nếu cô
có con, cô “sẽ đặt tên nó là Thương, Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường…Đứa bé
không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn” Ở hoàn cảnh của Nương, phải lạc quan lắm, giàu lòng
hy vọng lắm, con người mới có thể vượt lên oán hận và không nghĩ đến cái
chết Đúng như Nguyễn Ngọc Tư từng phát biểu: “Con người mà tắt hy
vọng thì chết còn sướng hơn” Chính hy vọng giúp con người đủ sức
mạnh, đủ nghị lực để sống
1.3.3 “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý”
Một trong những tính cách nổi bật của con người Nam Bộ là trọng nghĩa tình Là người dân Nam Bộ “đặc sệt”, Nguyễn Ngọc Tư luôn luôn trọng tình nghĩa Trong quan niệm của chị, tình cảm phải chân thành,
không khiên cưỡng, không giả dối “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng
mới quý” Sự giả dối trong tình cảm sẽ gây đau đớn cho những người trung
thực: “Sẽ khổ sở rất dài khi ta thấy những cử chỉ thương yêu, tai ta nghe
những lời ngọt ngào mà ta biết tỏng tòng tong tất cả đều không thật”
Trong Bùa yêu và con nhỏ thất tình, cô gái đã từ chối đi kiếm tìm
một cái bùa yêu để níu giữ người cô yêu thương dù cô rất muốn Cô cho rằng, nếu chỉ vì bùa yêu mà người đó quay lại với mình, nói những lời yêu thương ngọt ngào…thì chỉ là giả dối, còn đau đớn hơn cả thất tình bởi tình
Trang 33cảm ấy có được không phải tự nguyện mà do bùa yêu Ông Tư Mốt và bà
con ở mút Cà Tha trong Thương quá rau răm đã thật lòng yêu quý Văn,
nhưng chàng bác sĩ trẻ vẫn ra đi không một lời từ biệt Chàng đã phụ lại tấm lòng của biết bao con người giản dị ở vùng đất xa xôi, hẻo lánh này bởi chàng không có tình cảm chân thành với họ Chàng đến mút Cà Tha để trốn chạy nỗi đau của mối tình tan vỡ chứ không phải vì muốn chia sẻ, giúp đỡ mọi người Vì không có tình cảm bền chặt nên chàng dễ dàng dứt
sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu … Các nhà văn nữ với ưu thế về
sự đông đảo và sức trẻ đã góp phần không nhỏ làm mới diện mạo của văn học Việt Nam
Hơn 20 năm qua, tại các cuộc thi truyện ngắn, tiểu thuyết do tạp chí
Văn nghệ Quân đội tổ chức, các cây bút nữ đoạt được nhiều giải thưởng
đáng kể: Giải nhất trao cho Phạm Thị Minh Thư với Có một đêm như thế; 1992- 1994: Nguyễn Thị Thu Huệ với tác phẩm Hậu thiên đường và Mùa
đông ấm áp; 1995 – 1996: Giải nhất trao cho Trần Thanh Hà với chùm 3
truyện ngắn: Miền cỏ hoang, Bà Thơm, Sông có dài; 1998 – 1999: Giải
Trang 34nhất thuộc về Đỗ Bích Thúy với chùm truyện: Đêm cá nổi, Ngải đắng ở
trên núi, Sau những mùa trăng
Không chỉ trong các cuộc thi do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức,
các tác giả nữ cũng đã đạt được không ít giải thưởng tại những cuộc thi khác: Nguyễn Ngọc Tư đoạt Giải nhất cuộc thi văn học tuổi 20 (lần II) do
Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức; Nguyễn Thị Minh Dậu - Giải thưởng cuộc thi báo Văn
nghệ 1991; Hồ Thị Ngọc Hoài đoạt Giải nhất tại cuộc thi truyện ngắn do
báo Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Thung Lam,… Không chỉ dừng lại ở
các giải thưởng, cuộc thi sáng tác trong nước, các tác giả nữ cũng đã đoạt được những giải thưởng quốc tế và khu vực Lê Minh Khuê được nhận giải thưởng Korea…; Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á 2008 đã
được trao cho Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm Cánh đồng bất tận Công
luận đã tốn không ít giấy mực nói về thành công của những cây bút nữ Nhiều nhận định khả quan liên tiếp xuất hiện: Truyện ngắn nữ khởi sắc, sự lên ngôi của các cây bút nữ, Những gương mặt làm sáng giá thể loại nhỏ, văn học đang mang gương mặt nữ… Số lượng các nhà văn nữ tăng lên đáng kể và cùng với đó chất lượng cũng đã thay đổi
Những sáng tác của các cây bút nữ là những phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại Họ thường viết sâu sắc về mảng đề tài tình yêu, trăn trở với những kí ức Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn Nhiều tác phẩm nổi bật với những người phụ nữ có thân phận, cá tính khác nhau nhưng có chung ước mơ, khát vọng
Không chỉ sáng tạo về nội dung, lối viết cùng giọng văn đã làm nên những sáng tác hay, hấp dẫn người đọc Võ Thị Hảo ngọt ngào và điệu đà
trong Hồn trinh nữ, Tình yêu mây trắng Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát
Trang 35trải đời trong Phù thủy, Hậu thiên đường, … còn Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn
người đọc đến những bất ngờ với giọng điệu Nam Bộ thiết tha, mượt mà,
sâu lắng trong Cánh đồng bất tận
Sau Giải thưởng văn học dành cho tuổi 20 (lần 2) do Nhà xuất bản
Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ
chức Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục thành công với nhiều tác phẩm Tuy nhiên,
cho đến thời điểm này Cánh đồng bất tận vẫn là truyện ngắn đánh dấu sự
thành công vượt trội của Nguyễn Ngọc Tư và số bài viết phê bình, nghiên cứu dành cho tác phẩm này cũng nhiều hơn cả
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đăng lần đầu
trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, số 33 ra ngày 13/8/2005 (trang 1, trang 16, trang 17) và đăng hai kì tiếp theo trên báo Việt Nam số
34 và số đặc biệt 35 + 36 Có thể nói khi xuất hiện Cánh đồng bất tận
không phải đã gây được tiếng vang với công chúng yêu văn học Sau khi truyện xuất hiện hơn nửa năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau có ý kiến chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư Sau đó báo Văn nghệ mới đăng một loạt bài thảo luận về truyện ngắn
này Có 2 luồng ý kiến xung quanh truyện ngắn này, tuy nhiên ý kiến khẳng định đánh giá cao nhiều hơn chê
Nhiều tác phẩm của chị khi ra đời đã được bạn đọc đón nhận một
cách háo hức, nhiệt thành Ngoài Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận
là những truyện được giải thì Biển người mênh mông, Giao thừa, Gió lẻ,
Nước chảy mây trôi và nhiều tản văn: Ngày mai của những ngày mai, Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh… đã tạo được sự chú ý của bạn đọc
và giới phê bình
Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều
Trang 36giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được in ấn với số lượng lớn,
được tái bản, đặc biệt số lượng tái bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản Tác phẩm Cánh đồng bất tận đã vượt ra khỏi
quỹ đạo văn học trong nước để đến với công chúng nước ngoài
Đặt những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại, có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có lối viết rất riêng vì tạo ra được phong cách cho mình – phong cách của một người
phụ nữ chân thành có cái nhìn sâu sắc, một “đặc sản miền Nam” (Trần
Hữu Dũng) Cho đến nay sau hơn một thập kỷ cầm bút Nguyễn Ngọc Tư vẫn được coi là một nhà văn giàu nội lực Sức sáng tạo của Nguyễn Ngọc
Tư vẫn dồi dào, chị vẫn liên tục cho ra đời những tác phẩm hấp dẫn được nhiều tầng lớp độc giả, tạo được tiếng vang trong và ngoài nước Cho đến
nay, ý kiến đánh giá của nhà văn Dạ Ngân về Nguyễn Ngọc Tư : “Rất nhiều
người trẻ trước hoặc trang lứa tuổi Nguyễn Ngọc Tư thì họ quá loay hoay với hình thức nói trắng ra cái tâm không lớn thì làm cái gì cũng trầy trật…Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Thuần đã làm cho văn đàn trẻ của chúng ta đỡ loay hoay và trống vắng”, dường như cũng là ý kiến đánh giá
chung của công luận về thành công, đóng góp và vị trí của cây bút nữ trẻ này trong văn học Việt Nam đương đại
Số lượng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư tăng lên một cách đều đặn Chị viết nhanh và khỏe Điều đó khiến ta có cảm giác, với Nguyễn Ngọc Tư cảm xúc luôn tuôn trào một cách mãnh liệt trên những trang giấy Chị viết nhiều, viết liên tiếp các truyện ngắn và sau đó chị thử bút trên thể loại khác
đó là tản văn, tạp văn Ở thể loại này chị viết rất sung sức và được độc giả đón
nhận nhiệt thành Những tản văn như Tản văn Nguyễn Ngọc Tư, Yêu người
ngóng núi,…là những tác phẩm đáng để đọc Trong sáng tác của mình những
Trang 37câu chuyện có ý nghĩa thời sự, có ý nghĩa xã hội đều được Nguyễn Ngọc Tư
đề cập một cách ý nhị Những việc tưởng chừng như rất nhỏ lại để lại trong lòng người đọc những nỗi đau đáu khôn nguôi Với lợi thế của một người làm báo, những trang viết của chị cũng đề cập đến những vấn đề mà người dân
quan tâm (Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Tản văn Nguyễn Ngọc Tư,…)
Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại Hầu hết những người phụ nữ trong tác phẩm của chị ngoài cái nghèo đều là những người phụ nữ bất hạnh Có nhiều nỗi khổ mà họ phải chịu đựng: Khổ
vì tình yêu, khổ vì gia đình, khổ vì sự cầu toàn của bản thân… Cuộc sống của
họ luôn chống chếnh, chênh vênh, chìm ngập trong những đớn đau mất mát thiệt thòi
Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn thấy ở những nhân vật của mình một đặc điểm nổi bật: Dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng luôn chung tình, giữ trọn những
kỉ niệm đẹp về tình yêu Bởi thế nên truyện của chị thường phảng phất chút buồn Cái cách mà nhân vật của chị nói và làm luôn ánh lên một cái gì đó buồn đến lạ lùng Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người Vì vậy tác phẩm của chị đã
để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả
Quả là, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi hướng”
lạ, một không khí lạ vô cùng quý giá, cần thiết cho văn xuôi hậu đổi mới
1.5 Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ
Sau những thế hệ đi trước thành công với vùng đất và con người Nam
Bộ thì Nguyễn Ngọc Tư là thế hệ sau có những bước tiếp nối đáng tin cậy Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc có cảm giác chị chẳng đi đâu
Trang 38xa ngoài vùng đất của mình Cũng chính bởi chị sống và yêu hết mình với mảnh đất Cà Mau và cũng không muốn đi xa khỏi nó
Nhiều nhà văn có những vùng đất riêng để nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình Nguyên Hồng với mảnh đất Hải Phòng gắn bó với những phận người cùng khổ, lam lũ trong những ngõ hẻm, đường tàu, bến sông, xóm nghèo, bãi chợ Với Tô Hoài, sức hấp dẫn của vùng ven đô, của những đám cưới, đám ma, hội làng khiến cho ông không thể chối từ Hoàng Cầm luôn đau đáu với vùng quê Kinh Bắc Gần đây nhất là nhà văn Đỗ Bích Thúy với một loạt sáng tác mang đậm hương vị miền núi,… Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy Tên tuổi của chị gắn liền với mảnh đất Nam Bộ
Trước đây, nhắc đến vùng đất Nam Bộ chúng ta thường nhớ đến một số cây bút quen thuộc như: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi…Những dấu ấn mang đậm sắc thái Nam Bộ được thể hiện qua những truyện, những kí sự của họ Nguyễn Ngọc Tư là thế hệ trẻ tiếp nối đáng tin cậy Chị khâm phục cách viết của những bậc lão thành Đồng thời chị
có những sáng tạo riêng trong cách viết
Mảnh đất Cà Mau luôn xuất hiện trong văn Nguyễn Ngọc Tư như chính
gia đình của chị vậy Trong tản văn Đất Mũi mù xa, chị viết: “Đất Mũi thiệt
tình không có núi cao, không có biển xanh, không có cát trắng, không cung đình cổ kính lại càng không có phố cổ đìu hiu Đất Mũi chỉ có bùn sình, rừng thẳm và biển Dẫu biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa nhưng ở đây nhiều biển lắm Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái Bình minh, mặt trời từ biển quẩy nước ngoi lên rồi khi chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biển sau một ngày tự cháy”
Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và vùng đất Nam
Bộ nói chung Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ có nhiều tiềm năng Nhiều ý kiến cho rằng, khi Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chị đã làm thay đổi
Trang 39quan niệm, cách viết của một bộ phận nhà văn Những trải nghiệm thực sự trên vùng đất ấy đã giúp Nguyễn Ngọc Tư có những tìm tòi và khám phá được những khía cạnh phong phú của cuộc sống con người, góp phần tạo nên sự đa dạng, mới mẻ của văn học đổi mới
Trang 40CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA
mơ và khát vọng của mình với con người Chính vì lẽ đó văn học không thể thiếu nhân vật, không thể có văn học phi nhân vật Nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhận thức
được tầm quan trọng của nhân vật với tác phẩm văn học, M.Gocki đã khuyên
một nhà văn trẻ: “anh hãy bỏ nghề viết đi Đấy không phải là việc của anh,
có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu”
Có thể khẳng định rằng nhân vật là một yếu tố quan trọng hàng đầu của
một tác phẩm văn học Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhân vật Từ điển
thật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi bên soạn định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” Theo
Lý luận văn học, “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu
sử nghề nghiệp, tính cách” Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm nhân vật văn học nhưng tất cả đều khẳng định, nhân vật văn học là