Tuy rằng, xét về mặt số lượng thì hai giới đều chiếm một nửa dân số của toàn nhân loại, nhưng về mặt vị thế xã hội thì tương quan giữa người phụ nữ với người đàn ông trong lịch sử văn hó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THU HIỀN
HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 13
6 Bố cục của luận văn 14
NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ 16
1.1 Khái niệm về giới ( Gender) 16
1.2 Quan niệm nam giới trong văn học nhà nho 22
1.3 Thân thế và thời đại Nguyễn Công Trứ 35
1.4 Tiểu kết chương 1 41
CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG 42
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ 42
2.1 Quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ 42
2.2 Ý thức về vai trò, giá trị của con người cá nhân 62
2.3 Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3: SO SÁNH HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VỚI SÁNG TÁC CỦA NHÀ NHO CHÍNH THỐNG 71
3.1 Điểm giống nhau trong cách nhìn nhận người nam giới của Nguyễn Công Trứ so với các nhà nho chính thống 71
3.2 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận người nam giới của Nguyễn Công Trứ so với các nhà nho chính thống 96
3.3 Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Người nam nhi có một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội nói chung và trong văn học nói riêng Chính vì thế mà nghiên cứu về nam giới trở thành một đề tài khá phổ biến trong nghiên cứu văn học thời gian gần đây Tuy rằng, xét về mặt số lượng thì hai giới đều chiếm một nửa dân số của toàn nhân loại, nhưng về mặt vị thế xã hội thì tương quan giữa người phụ nữ với người đàn ông trong lịch sử văn hóa và văn học lại không phải khi nào cũng bình đẳng với nhau
Như chúng ta đã biết trong suốt một thời gian dài của xã hội nam quyền
phương Đông nói chung và xã hội nam quyền Việt Nam nói riêng, người đàn ông luôn giữ vai trò thống trị xã hội và có cách nhìn khắc kỉ với đức hạnh của người phụ nữ Người đàn ông có trách nhiệm giữ vững kỷ cương phép nước, mang trong mình sứ mệnh cao cả là giáo hóa đạo đức cho nhân dân Trong nền văn học nước nhà, nhân vật mà hầu hết các sáng tác văn chương đề cập đến là người nam giới - các đấng chính nhân quân tử; còn người phụ nữ rất ít được nhắc đến, hoặc có đề cập thì bị áp đặt dưới cách nhìn khắc nghiệt của xã hội nam quyền – coi sắc đẹp của người phụ nữ là nguồn gốc của cám dỗ, có thể đe dọa đến sự nghiệp của nam tử hán, đe dọa lí tưởng “tu, tề, trị, bình” của đấng trượng phu Gần đây nhất đã có một số các công trình nghiên cứu về xã hội nam quyền cùng với sự ảnh hưởng của quan điểm giới đến hình ảnh nam nhi trong nghiên cứu văn học Chính vì thế, để có một cách nhìn khái quát và sâu sắc nhất về quan điểm giới trong nghiên cứu văn học nói chung và trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới”
Trang 5Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy một sự thật không thể phủ nhận rằng chủ thể sáng tác và nhân vật xuất hiện trong các sáng tác văn chương chủ yếu là nam giới Sẽ không quá lời khi nhiều nhà nghiên cứu nhận định phần lớn văn học trung đại Việt Nam là nền văn học của nam giới Từ những tác giả văn học viết đầu tiên thuộc giới tăng lữ, quý
tộc như Đỗ Pháp Thuận với Quốc tộ hay Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư cho tới những nhà nho cuối cùng Trần Tế Xương và Tản Đà hầu hết
đều là những thành viên của “giới tính thứ nhất”
Nổi bật lên trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được xem là một trong những nhà nho tài tử với bản tính phóng túng mạnh mẽ, có triết lý sống ngoài khuôn khổ nhưng lại bị gò mình trong tư tưởng Nho giáo
và cúi mình phục vụ triều đình phong kiến Có thể nói, trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ, mảng thơ Nôm, hát nói viết về “chí nam nhi” chiếm một vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhưng hầu hết chỉ khám phá về mặt tư tưởng, phong cách nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu hình tượng nam nhi trong thơ ông trên cơ sở quan điểm về giới Đề tài luận
văn: “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới” sẽ góp thêm một phần công sức nhỏ bé trong nghiên cứu
“giới tính thứ nhất” của xã hội nam quyền
2 Mục đích nghiên cứu
Như chúng tôi đã khẳng định rõ lí do chọn đề tài ở mục trên, luận văn nghiên cứu hình ảnh nam nhi trong sáng tác Nguyễn Công Trứ từ góc độ xem xét quan điểm của ông về trách nhiệm của người nam nhi, cách nhìn nhận người phụ nữ và lí giải dưới góc độ giới của họ Qua đó chúng tôi mong muốn
Trang 6sẽ làm nổi bật lên sự chi phối của quan điểm giới trong nghiên cứu hình ảnh nam nhi nói chung của văn học trung đại
Luận văn cũng làm sáng tỏ những hạn chế trong cách nhìn nhận về trinh tiết, phẩm hạnh của người phụ nữ theo quan điểm của xã hội nam quyền
Nghiên cứu và tìm hiểu hình tượng người nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, những công trình nghiên cứu, những phát hiện tương đối mới mẻ của các nhà nghiên cứu trước đây, chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn mới, cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này Đồng thời, nghiên cứu này của chúng tôi cũng góp phần hữu ích vào công việc phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này
thơ văn của Nguyễn Công Trứ qua các giai đoạn ngày càng có bước phát triển
cả về số lượng, chất lượng và trở nên bộn bề theo thời gian Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu về nam nhi trong sáng tác của ông cũng là một vấn đề có bề dày lịch sử Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình tiêu biểu có liên quan đến vấn
đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn tác giả Nguyễn Công Trứ với quy mô lớn như: Trương Tửu, Trần Nho Thìn, Nguyễn Lộc, Vũ Ngọc Khánh…Phải nói rằng việc đánh giá
Trang 7về con người và thơ văn của Nguyễn Công Trứ còn có chỗ chưa thỏa đáng,
cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu có lúc lên thác, xuống ghềnh, khen
nhiều và chê cũng không ít Chúng tôi đã tìm thấy một số công trình nghiên
cứu về người nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ như: Sáng tác của Nguyễn Công Trứ (Phạm Thế Ngũ), Thơ văn Nguyễn Công Trứ (Nguyễn Lộc), Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ (Trương Chính), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX ( Nguyễn Lộc), Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát ( Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong), Nguyễn Công Trứ trong
dòng lịch sử…Và ở một số các công trình nghiên cứu của các tác giả khác
Một nhà nghiên cứu thuộc thế hệ trí thức mới đã nghiên cứu Nguyễn Công Trứ theo một cách mới là Nguyễn Bách Khoa Ông đã có một phát hiện khá lí thú khi đứng trên lập trường duy vật biện chứng, trên quan điểm giai cấp để phân tích tư tưởng và thơ văn Nguyễn Công trứ Nguyễn Bách Khoa
đã nhận ra cái điều mà sau này người ta gọi là “người anh hùng thời loạn”, thời loạn đã hun đúc nên những anh hùng điển hình như Cống Chỉnh, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Ánh: Cống Chỉnh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đã đem thân thế
và sự nghiệp mình làm chói lọi cái hình ảnh “nam nhi” giữa một thời loạn của đất nước Họ đã trực tiếp đào tạo cho kẻ đương thời lòng sùng bái anh hùng và chí làm trượng phu hiển hách Trạng thái ý thức này chính là căn nguyên lớn của cái “chí nam nhi” mà Nguyễn Công Trứ đã từng ôm ấp [23;
Trang 8không tác động mạnh mẽ đến cá tính ưa hoạt động, thích công danh của Nguyễn Công Trứ
Năm 1978, Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX (tập 2) đã nhận định: Xét trong toàn bộ cuộc
đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ, phải thấy quan niệm công danh của nhà thơ trước hết có nghĩa là nhiệm vụ của người làm trai, là một món “nợ nần” phải trả Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong
xã hội phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm việc “trí quân, trạch dân” [24, tr.498-499] Nguyễn Lộc cũng khẳng định: Cái ưu điểm trong quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là nó khẳng định một cách dứt khoát vai trò tích cực của con người trong xã hội…Nhưng mặt khác cũng cần vạch
ra rằng “chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ không có tí liên hệ nào với quần chúng, nó coi thường quần chúng, thậm chí còn đi ngược lại với quyền lợi của quần chúng [24, tr.504] Và một chân lí nữa được nhà nghiên cứu khẳng định: Nguyễn Công Trứ làm việc tận tuỵ suốt đời Trước đây nhiều lúc người ta thiên lệch khi nói đến nhân cách của Nguyễn Công Trứ Họ chỉ thấy
ở ông một con người phóng túng, ngông nghênh, về già còn lấy vợ trẻ mười tám, đôi mươi mà quên mất Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực.[24, tr.501] Ông tán dương những bài thơ viết về chí nam nhi
và nhận xét khá tinh tế rằng trong quan niệm về “chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ không chỉ có ý thức về bổn phận đối với “quân, thân” mà còn ý thức về vai trò giá trị của con người cá nhân Tuy nhiên, khi chuyển sang phần thơ văn hành lạc thì Nguyễn Lộc lại có một cái nhìn thiên lệch và đánh
giá chưa thoả đáng khi cho rằng: Quá trình diễn biến tư tưởng của Nguyễn Công Trứ từ quan niệm chí nam nhi đến triết lí hành lạc là quá trình sụp đổ hoàn toàn của lí tưởng xã hội của nhà thơ này [24; tr.504]
Trang 9Năm 1996, bài tiểu luận nghiên cứu về con người cuộc đời và thơ văn
của Nguyễn Công Trứ trong cuốn Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả
Chu Trọng Huyến đã phát hiện ra: ông luôn lạc quan vì ông tin tưởng rằng mình có tài, rằng mình là “tú khí giang sơn chung đúc lại [17, tr.67], ở đây ta
thấy sự xuất hiện của cái tôi tự khẳng định mình, có lẽ đây là hình mẫu của nhà nho tài tử thời bấy giờ, họ tự hào mình là một người có tài năng Đồng thời, Nguyễn Công Trứ cũng công khai thú hành lạc của mình, cũng như của các nhà nho cùng thời
Bài nghiên cứu của các tác giả Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong in trong
cuốn Nguyễn Công Trứ - Cao Bá Quát viết: Những sáng tác của ông trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của họ Ông đặc biệt ca ngợi con người hành động, con người trung hiếu, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo, đã kích Phật giáo và tràn trề tinh thần lạc quan tin tưởng [16, tr.19] Đây là giai đoạn mà Nguyễn Công Trứ hăm hở, cái hăm hở
của một nhà nho sau khi đỗ đạt ra phụng sự giúp vua cai trị đất nước Nhưng càng về sau, do nhận ra bản chất của cái xã hội đen tối, bất công, nhận ra xã hội mà ông tôn thờ vốn không tốt đẹp như ông hằng nghĩ, nên tinh thần lạc
quan càng giảm sút, tác giả cũng thừa nhận trong Nguyễn Công Trứ là con người hành động nhưng cũng là con người hành lạc [16, tr.40]
Với bài viết của tác giả Lê Thước về Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, tuy ở bài viết này tác giả chưa có sự phát hiện
mới về tư tưởng con người Nguyễn Công Trứ, nhưng đây là công trình biên khảo có ý nghĩa nền tảng làm tư liệu khi nghiên cứu Lê Thước phân chia các giai đoạn trong cuộc đời và đánh giá nhà thơ theo tiêu chí lập công, lập đức và lập ngôn
Trang 10Nguyễn Khắc Hoạch với bài viết Lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ Bài viết không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng
của tác giả mà tìm hiểu quá trình trưởng thành cho đến cuối cuộc đời của nhà thơ Mỗi giai đoạn như vậy có một lý tưởng, một cách sống riêng Thời xuất chính ông tích cực hành đạo, thời ẩn dật ông lui vào hậu trường hưởng cuộc đời nhàn lạc của người đã làm tròn nhiệm vụ Quan trọng hơn là tác giả Phạm Thế Ngũ nhìn từ khuynh hướng thời đại đi đến quan niệm sống của tác giả đã
có cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc, trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Công Trứ cũng đề cập đến phương diện biểu hiện của con người như: chí nam nhi, quan niệm công danh, quan niệm hưởng lạc, triết lý nhân sinh Đặc biệt
tác giả còn thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Công Trứ
và một số nhà nho khác như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Hàng…Phạm Vĩnh Cư khi bàn về Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ an lạc, xem đó là mảng sáng tác rất đặc sắc lâu nay vẫn được coi là
thơ văn cầu nhàn hưởng lạc hay là thơ văn hành lạc chiếm một vị trí đáng kể
Tác giả khẳng định: Nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui
lẫn việc thực hiện sứ mệnh của người anh hùng trên đời đều khát khao sự
chơi, cuộc chơi Tác giả cũng khẳng định rằng: Bậc trượng phu ấy vì vậy vừa khao khát công danh, vừa vô cầu yên sở ngộ, vừa hăng say nhập cuộc, vừa biết thanh thản xuất thế, vừa biết hành vừa biết tàng, coi hành tàng thực chất không khác gì nhau (“hành tàng bất nhị kì quan”) [5, tr.443] Nguyễn Công
Trứ luôn thể hiện cái khí phách cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong thơ Thơ ông vừa diễu cợt người đời, vừa diễu cợt bản thân mình
Trương Tửu cũng giải thích nguyên nhân của hoạt động xã hội của Nguyễn Công Trứ bằng tinh thần chống bọn “phú hộ” này Hành lạc chỉ là
Trang 11cách chống tiêu cực, chính nhập thế mới là cách chiến đấu chống phú hộ tích cực “Phú hộ ra làm quan là để kiếm lợi và đè nén Còn nho sĩ (Nguyễn Công Trứ) ra làm quan là để thực hiện một lí tưởng, thỏa mãn một chí khí Từ đây dẫn đến chí nam nhi”[18, tr.524] Đó là nguồn gốc của hai hành vi tưởng như mâu thuẫn là hành đạo và hành lạc Từ đó, Trương Tửu khái quát về kiểu
nhân cách Nguyễn Công Trứ: Tính chất ấy là một tính chất hiếu thắng vậy Người có tính chất ấy là người nuôi một quan niệm cực đoan về nhân sinh: không sống thì thôi đã sống phải “có danh với non sông”, không thi thì thôi
đã thi thì phải “miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử”, không lập sự nghiệp thì thôi, đã lập thì phải “ba vạn anh hùng đè xuống dưới” Đó là một người lúc nào cũng muốn làm hơn người, làm khác người, làm những cái lạ mà thiên hạ không ai làm được” [18; tr.534]
Trương Tửu cũng khẳng định quan niệm về chí nam nhi luôn được
nhắc lại nhiều lần dưới ngòi bút của Nguyễn Công Trứ: Có cái quan niệm nào được nhắc đi nhắc lại luôn luôn dưới ngòi bút thi ca của Nguyễn Công Trứ lúc thanh niên, đó phải là quan niệm “chí nam nhi” Trong đầu ông, chí nam nhi là một quan niệm mơ hồ về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm trai, gồm đủ cả: chí anh hùng, nợ tang bồng hổ thỉ, khí tiết trượng phu, mộng công hầu khanh tướng và lòng tham muốn lưu danh thiên cổ [18; tr.618] Và nhà nghiên cứu
cũng đã lí giải phần nào những yếu tố cấu tạo ra quan niệm đó ở Nguyễn Công Trứ là do: sự hun đúc của thời loạn lạc, tâm lí tự cao tự đại của quý tộc
và khí thế trung hưng của sĩ phiệt
Nguyễn Đình Chú lại có một cách nghiên cứu riêng về Nguyên Công Trứ và cho rằng là con người – cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về mình: đã sống là phải ra sống “lí tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang bồng” [4; tr.28]
Trang 12Trong bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta, PGS.TS Trần
Nho Thìn đã đề cập tới yếu tố hành lạc, triết lý cầu nhàn hưởng lạc biểu hiện rất rõ trong thơ Nguyễn Công Trứ và khẳng định chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là sản phẩm của xã hội nam quyền
Trần Ngọc Vương cắt nghĩa chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ như là tia hồi quang - sự tiếp biến - của “người anh hùng thời loạn” trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế nhà Nguyễn
Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng: Tiếng nói chí nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí [28, tr.236] Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định công lao to lớn của ông: Nguyễn Công Trứ đã mang vào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại Nguyễn Công Trứ nhất quán giữa con người trong mối quan hệ với cộng đồng và con người trong mối quan hệ với bản thân; giữa ý thức về trách nhiệm và ý thức về quyền lợi, giữa hành động và hưởng thụ [28,
tr.239]
Có thể khẳng định: các công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã đem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét thơ văn về chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ Tuy mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trong con người cũng như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông Ngoài ra còn có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác như của: Chương Thâu, Vũ Ngọc Khánh, Kiêm Đạt, Nguyễn Minh, Nguyễn Tài Thư, Trần Mạnh Hảo, Trần Thị Băng Thanh
Trang 13Cho đến nay, công việc nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nguyễn Công Trứ vẫn tiếp tục phát triển nhưng còn nhiều khoảng trống Chúng tôi nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu đã có về sáng tác của Nguyễn Công Trứ chưa đặt vấn đề nghiên cứu hình ảnh nam nhi từ góc nhìn giới tính của
họ Đây không phải do hạn chế, yếu kém của các nhà nghiên cứu mà do trường quan sát của họ không bao hàm hoặc ít bao hàm vấn đề giới Nghiên
cứu “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới” trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với
kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu; chúng tôi tìm hiểu, khám phá cụ thể hơn nữa về hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, góp phần hữu ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tác phẩm thơ văn ông
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi sẽ tìm hiểu về hình tượng người nam giới trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử dụng các công trình nghiên cứu về người nam nhi trong quan điểm của Nho giáo và một số bài thơ của một số tác giả khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Phan Bội Châu, Nguyễn Du… Chúng tôi còn sử dụng một số tài liệu nghiên cứu về giới có liên quan đến đề tài Từ đó, chúng tôi so sánh, đối chiếu
để làm sáng rõ hơn điểm giống và khác trong cách nhìn nhận người nam nhi của Nguyễn Công Trứ với các sáng tác của nhà nho chính thống
Trong luận văn này chúng tôi đề xuất vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu giới từ các góc độ như: quan niệm về giới tính nam trong văn học trung đại; cách nhìn hạn hẹp với người phụ nữ - coi người phụ nữ là sự khơi gợi ham muốn và hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông…để so sánh một cách toàn diện sự ảnh hưởng của các quan điểm giới tới cách nhìn nhận, đánh giá
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
5.1 Phương pháp khảo sát – thống kê
Mục tiêu của phương pháp này là chúng tôi khảo sát lại toàn bộ thông tin về hình ảnh nam nhi được Nguyễn Công Trứ nhắc đến trong các sáng tác của ông, tìm hiểu sâu sắc hơn trách nhiệm của một nam tử hán trong xã hội nam quyền và từ đó có cơ sở để so sánh với các sáng tác của nhà nho chính thống viết về người nam nhi Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê để xử lí thông tin các tư liệu văn học tìm được trong quá trình nghiên cứu, phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn
5.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Xã hội thời trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, xét trên quan điểm giới là xã hội nam quyền; một kiểu xã hội trong đó trách nhiệm của nam nhi là phải gánh vác giang sơn, tu dưỡng đạo đức để trở thành những bậc thánh nhân, quân tử; các chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ do người đàn ông áp đặt, người nam giới có quyền chủ động hơn người phụ nữ trong cuộc sống Quan điểm nam quyền đã ăn sâu vào trong tư tưởng của các nhà Nho và chi phối đến cách xây dựng hình ảnh nam nhi của Nguyễn Công Trứ Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp văn hóa học, đặc biệt là
Trang 15dựa trên quan điểm giới nhằm mục đích giải mã hình tượng nam nhi, tìm ra
nền tảng văn hóa của hình tượng này trong nền văn hóa phương Đông
5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi nghiên cứu các quan điểm có giá trị về hình ảnh nam nhi của
nhà Nho nói chung và của Nguyễn Công Trứ nói riêng dưới góc độ nghiên
cứu giới để từ đó rút ra các luận điểm, luận cứ có giá trị phục vụ tốt cho công
tác nghiên cứu Đồng thời từ những luận điểm, luận cứ đã rút ra đó, chúng tôi
tổng hợp lại để so sánh, lí giải vấn đề đang nghiên cứu
5.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Để thấy được những nét chung và nét riêng trong cách xây dựng hình
ảnh nam nhi của Nguyễn Công Trứ so với sáng tác của nhà nho chính thống,
chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu Chúng tôi dự kiến sẽ so
sánh hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với các sáng tác
trước, cùng thời và sau Nguyễn Công Trứ Chúng tôi lựa chọn những tư liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn để tìm ra những mặt tiến
bộ cũng như hạn chế trong tư tưởng của ông
6 Bố cục của luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần chính Ngoài phần mở đầu và
phần kết luận, phần nội dung có ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình ảnh
nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ từ quan điểm giới
Trong chương 1, chúng tôi tập trung vào những vấn đề lí luận và thực
Trang 16về giới sẽ là phương pháp luận mà chúng tôi sử dụng Từ đó, chúng tôi có cơ
sở để nghiên cứu hình ảnh nam nhi được thể hiện trong nền văn học trung đại nói riêng và trong xã hội phong kiến tập quyền nói chung Chúng tôi cũng trình bày về cuộc đời cũng như thời đại mà Nguyễn Công Trứ sống đã ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác về chí nam nhi của ông
Chương 2: Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
Trong chương 2, chúng tôi nghiên cứu quan niệm về chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ Người nam nhi luôn mang trong mình khát vọng công danh cao đẹp, bổn phận quân thân, vì dân giúp nước Người nam nhi không chỉ có bản lĩnh cao cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện
lí tưởng “trí quân trạch dân” mà người nam nhi còn có tinh thần cao khiết, sống thanh bạch, không hám lợi danh Bên cạnh đó, Nguyễn Công Trứ còn có
ý thức “cậy tài”, “khoe tài” mà ít nhà nho dám thể hiện
Chương 3: So sánh hình ảnh nam nhi của Nguyễn Công Trứ với sáng
tác của nhà nho chính thống
Nội dung chủ yếu của chương 3 là so sánh và đối chiếu sáng tác của Nguyễn Công Trứ viết về chí nam nhi với các sáng tác của nhà nho chính thống để thấy được những nét chung và những nét độc đáo riêng của Nguyễn Công Trứ Từ đó, chúng tôi từng bước lí giải sự độc đáo, táo bạo ấy
Trang 17NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
Để nghiên cứu hình ảnh nam nhi trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền, luận văn triển khai tìm hiểu một số vấn đề lí luận và thực tiễn về giới để tái hiện phần nào quan điểm văn hóa về người nam nhi trong xã hội nam quyền Việt Nam, đồng thời phác thảo qua nền văn học trung đại Việt Nam khi viết về người nam nhi theo quan điểm giới Đây chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi hoàn thành luận văn này
1.1 Khái niệm về giới ( Gender)
Giới là một khái niệm mới xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối
những năm 60 và xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX Cho
đến nay thuật ngữ giới được hiểu chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu
và nhiều bằng chứng cho thấy còn không ít mơ hồ và sự nhầm lẫn trong cách hiểu về giới khi triển khai thực tế cũng như trong cuộc sống thường ngày
Giới không mang ý nghĩa là giới tính, cũng không mang ý nghĩa là phụ nữ Giới là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngành khoa học giới mới hình thành và
đang thâm nhập vào nhiều ngành khoa học: tâm lí học xã hội, xã hội học, dân
tộc học, văn hóa học Người ta nghiên cứu giới theo quan điểm sinh lý, chỉ
ra sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, về sức khoẻ, về tính dục giữa nam và nữ để
Trang 18quan điểm xã hội để ứng dụng trong phân công lao động xã hội giữa nam và
nữ, giải quyết vấn đề ngành nghề cho nam và nữ, so sánh và cân đối thu nhập
giữa nam và nữ, đo lường độ tuổi nghỉ hưu phù hợp cho nam và nữ… Giới
cũng có thể được nghiên cứu trong tâm lý học để chỉ ra được đặc trưng dị biệt
trong tâm lý giữa phái nam và phái nữ… Giới cũng có thể được nghiên cứu
theo quan điểm văn hoá để chỉ ra cái nhìn về giới của nam và nữ đối với nhau, chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của nam giới và nữ giới Đây cũng là lí do khiến thuật ngữ giới được hiểu với ít nhiều khác biệt tùy vào góc độ của mỗi ngành khoa học Có thể đưa ra một số khái niệm, định nghĩa về giới như sau:
- “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về
địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội” [10; tr.27]
- “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ” [10; tr.27]
- “Giới là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng
về các đặc điểm và năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ ( hoặc một cậu bé hay cô bé) trong một
xã hội hay nền văn hóa nhất định Giới cũng phản ánh các mối quan hệ giữa nam và nữ, ai cần làm gì và ai là người kiểm soát việc ra quyết định, tiếp cận các nguồn lực và hưởng lợi” [10; tr.28]
- “Giới là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam
giới và phụ nữ Nói đên giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan tới hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và
Trang 19xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay một phụ nữ nào” [10; tr.28]
Một số định nghĩa trên đây về giới cho phép ta hình dung cách tiếp cận
đa dạng về thuật ngữ này Tuy nhiên, chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng: “Giới có thể dùng để chỉ vị thế xã hội của nam và nữ trong thực tế (tương quan về vị trí, vai trò xã hội của cả nam và nữ); có thể dùng để chỉ hành vi ứng xử xã hội của nam và nữ; cũng có thể dùng để chỉ các quan niệm,
các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ…Nói đến giới là nói đến vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho người nam và người nữ Bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn lợi và tương quan về địa vị
xã hội của nam giới và nữ giới trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể Thuật ngữ giới đề cập đến những đặc tính và cơ hội về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm lí gắn với việc là phụ nữ hay nam giới Trong phần lớn các xã hội, là một người đàn ông hay là một người phụ nữ không chỉ có các đặc điểm sinh học khác nhau mà còn phải đối diện với những mong đợi khác nhau của
xã hội về mặt ngoại hình, cách cư xử, tính cách và những công việc được cho
là thích hợp đối với giới tính của người đó” [10; tr.28]
Như vậy, giới là một thuật ngữ được dùng để chỉ vai trò xã hội, hành vi
ứng xử xã hội và những đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ Nó là sản phẩm của xã hội – văn hóa
Trong cuộc sống hằng ngày, khái niệm giới (gender) thường bị dùng lẫn lộn với giới tính (sex) Thực chất đây là hai phạm trù tương hỗ nhưng không
đồng nhất Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, bao gồm
sự khác nhau về giải phẫu ( kích thước, hình dạng cơ thể…), đặc điểm sinh lí ( hoạt động hormone, chức năng của các bộ phận) Giới tính có những đặc
Trang 20Như vậy, giới tính gần như là kiểu phân nhóm xã hội dễ nhận thấy nhất mà chúng ta có thể dùng để nhận dạng mình và người khác giới
Theo Keneth Clatterbaugh, có ba thành tố cấu thành nên khái niệm về
giới tính nam (nam tính) là: “vai trò giới của người đàn ông, khuôn mẫu về nam tính, và lý tưởng về giới” [10; tr.4] Theo ông, thành tố đầu tiên lý giải
đàn ông là gì vì nó “là một tập hợp hành vi, thái độ và hoàn cảnh thường thấy
ở những người đàn ông thuôc một nhóm xác định nào đó” [10; tr.4] Thành tố thứ hai liên quan đến cái mà người ta nghĩ về đàn ông: “Một khuôn mẫu là ý tưởng chung về cái mà hầu hết mọi người đều xem là vai trò giới của đàn ông… Khuôn mẫu dựa trên định nghĩa về đàn ông và vai trò mà đàn ông thực
sự đảm nhận không phải bàn cãi…” [10; tr.4] Còn lý tưởng về giới là “một quan niệm phổ biến cho rằng vai trò giới của người đàn ông nên như thế nào” [10; tr.4] Ông cũng lưu ý rằng giữa ba thành tố này có những mối quan hệ tương tác và vì thế những ranh giới rạch ròi là không thể vạch ra mà là một sự kết hợp biện chứng
Các nhà nghiên cứu về giới đều cho rằng không thể có một mẫu hình đàn ông chung cho mọi thời đại và mọi khu vực vì nam tính, với tư cách là
một cấu trúc văn hóa, khó tránh khỏi thay đổi Song Geng dẫn nhận định của Micheal Kimmel cho rằng: “nam tính có ý nghĩa khác nhau trong những thời điểm khác nhau đối với những người khác nhau Chúng ta hiểu thế nào là một người đàn ông trong nền văn hóa của chúng ta bằng cách đặt những định nghĩa của chúng ta trong sự đối lập với một tập hợp của „những người khác‟ - những thiểu số về chủng tộc, về giới tính, và trên hết là phụ nữ” [34; tr 4] Vì thế, “Phản nữ tính (anti femininity) […] là trọng tâm của vấn đề nam tính
thống trị ở phương Tây, tức là một người đàn ông thì có nghĩa là không giống
Trang 21như là một người phụ nữ nên nam tính được định nghĩa bởi cái mà người đàn
ông không là hơn bởi cái họ là [34; tr 4]
Theo nghiên cứu của nhiều học giả về giới trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, giới tính nữ (nữ tính) thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự
sống (sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng như thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén, tính sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống… Cổ mẫu của người phụ nữ trong thần thoại và thế giới tâm linh thường được gắn liền với một lực lượng sáng tạo tự nhiên (đất mẹ Gaia, bà Eve, …)
Trong triết học Trung Quốc, khái niệm về âm biểu thị cho nửa thuộc
giống cái trong cặp nhị phân âm/dương Trong truyền thống văn hóa Hinđu, Shakti là năng lượng sáng tạo thần thánh mang tính nữ, là năng lượng thiêng vận động trong toàn bộ vũ trụ; đó là đối tác giống cái mà nếu thiếu thì giống đực còn lại, biểu thị cho ý thức và khả năng suy xét, sẽ bất lực và vô giá trị Theo đạo Hinđu, lực lượng sáng tạo trong vũ trụ Yoni là giống cái với năng lực sáng tạo ra sự sống
Trong tâm lý học phương Tây, những cổ mẫu chính được giới thiệu lần đầu tiên bởi Carl Jung và thường được vận dụng trong văn chương là những
mô hình hành vi tuân theo chu kỳ sinh học của sự sống ở người phụ nữ và rơi
vào một trong các vai trò sau: Con gái: đồng nghĩa với trinh nữ; Mẹ: gắn với
vai trò tái sản xuất sự sống (sinh nở) và nuôi dưỡng con cái - một chức năng
xã hội, văn hóa và tôn giáo; Mụ già: là người có vẻ cau có, gắt gỏng, độc ác,
hoặc nham hiểm, thường có phép thuật có thể hoặc giúp đỡ hoặc cản trở; bà ta
bị gạt ra ngoài lề xã hội vì đã rút khỏi chu trình sinh sản; sự gần kề với cái
chết đặt bà ta vào mối liên hệ với trí tuệ huyền bí; Nữ hoàng: chia làm hai
Trang 22hoàng hậu: là vợ của một ông vua trị vì, được chia sẻ tước hiệu nhưng không được chia sẻ quyền lực
Như vậy, cả giới tính nam (nam tính) và giới tính nữ (nữ tính) đều là
những tập hợp các biểu hiện đặc trưng về giới (của nam giới hay phụ nữ) được tạo dựng nên phổ biến, thể chế hóa trong một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử nhất định Trong cơ sở hình thành nên nam tính và nữ tính, những yếu
tố sinh học tuy cũng đóng một vai trò không nhỏ nhưng quan trọng hơn cả là
vị trí có tính tương quan của hai giới trong hệ thống chính trị - xã hội - kinh tế
- văn hóa Vì thế, nam tính và nữ tính không phải là những giá trị “nhất thành
bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực Chúng vừa là những qui ước xã hội
về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức tự áp dụng những qui ước đó của chính họ
Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp
nghiên cứu giới của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng
nam/nữ Chẳng hạn, nhân vật người anh hùng Võ Tòng trong bộ tiểu thuyết
chương hồi Thủy hử nổi tiếng khi được quan sát từ góc nhìn giới sẽ bộc lộ đặc
điểm và cũng là hạn chế của quan niệm anh hùng cổ trung đại: người anh hùng nghĩa hiệp, tài năng nhưng lại thiếu tình yêu người đẹp, thậm chí lạnh lùng đến tàn bạo đối với người phụ nữ có tình yêu phóng túng Hay nghiên cứu nhân vật phụ nữ như nàng Kiều từ quan điểm giới, người ta có thể thấy quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của Nho giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình không còn trong trắng và từ chối sống tình vợ chồng với Kim Trọng sau mười lăm năm ly biệt, chờ đợi Qua đó, chúng ta có thể hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bất hạnh của Kiều, từ nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm giới Nói khác đi, trong quá trình nghiên cứu, vấn đề giới giúp cho việc nhận
Trang 23thức nhân vật toàn diện hơn, sâu sắc hơn Nếu như trước đây, nhân vật nam/nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật
Như vậy, khái niệm giới mà chúng tôi sử dụng trong luận văn không
những chỉ phương diện giới tính, giải thích người đàn ông và phụ nữ ở khía cạnh sinh lý mà còn quan tâm đến cả phương diện văn hóa – xã hội của họ như trong mối quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ
1.2 Quan niệm nam giới trong văn học nhà nho
Trong xã hội phương Đông trung đại, một điều được mặc nhiên thừa nhận và liên tục củng cố cả bằng luật pháp lẫn phong tục, văn hoá và văn chương là địa vị đứng trên của người đàn ông so với người phụ nữ Quan niệm về nam giới và nữ giới trong văn học trung đại trước hết chịu sự chi phối của hệ thống quan niệm triết học dựa trên nguyên lý âm – dương trong
Kinh Dịch Ban đầu âm và dương vốn chỉ có nghĩa là bóng tối và ánh sáng,
nhưng về sau chúng không có hàm nghĩa cố định nữa Chúng được xem là cách để miêu tả các mối quan hệ giữa vạn vật Trong vũ trụ luận của Lão-
Trang, âm được đồng nhất với tự nhiên và đàn bà; các nguyên lý được đánh giá cao hơn là dương, văn hóa và nam tính Trái lại, trong Nho giáo chính
thống, âm và dương lại liên quan tới các mối quan hệ mang tính tôn ty của con người và quan hệ quyền lực giữa những gì mang tính âm và tính dương
lại bị đảo ngược Người vợ bị coi là thấp kém hơn người chồng, như là âm so với dương Ngay cả một bề tôi hoặc một ông quan nhà nho cũng được xem là
âm trong mối tương quan với tính dương của vua chúa, và điều đó vẫn đúng
ngay cả khi cả hai người trong mối quan hệ cặp đôi này đều là đàn ông Âm và
Trang 24nhất thiết là giữa đàn ông và đàn bà, mặc dù những gì thuộc dương thường có đặc trưng là gắn với những nguyên lý của đàn ông và âm thì gắn với những
nguyên lý của phụ nữ Như vậy, âm/dương là một quan niệm đã bị chính trị hóa, đưa đến những vị trí khác nhau của chủ thể trong một nền văn hóa có tính chính trị xác định sự tồn tại về mặt xã hội và thậm chí cả cảm nhận trong tâm hồn của con người
Văn học trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, tiếng nói át trội trên thi đàn là tiếng nói của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu, các bậc quân tử Trải qua ba triều đại Lý, Trần, Lê, lần lượt các học thuyết Phật giáo, Nho giáo thay nhau nắm địa vị ý thức hệ Vào thời đại Lý – Trần, khi đạo Phật được tôn lên hàng Quốc giáo, đạo Lão và đạo Nho cũng ảnh hưởng tới một bộ phận nhỏ giới trí thức quí tộc Thành phần của giới trí thức thời kỳ này hầu hết là quí tộc vũ sĩ hoặc tăng lữ chứ chưa phải là nhà nho mũ cao áo dài Do đó, trong các sáng tác thời kỳ này, mẫu hình con người lý tưởng là những bậc anh hùng đại trượng phu với tư thế “hoành sóc giang sơn”, khí thế
“khí thôn ngưu”, lý tưởng “Nam nhi vị liễu công danh trái - Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” hay “Thái bình tu nỗ lực - Vạn cổ thử giang san” hoặc những bậc tu hành đắc đạo đã vượt lên trên “thất tình”, “lục dục”, đạt đến cảnh giới của cái tâm vô phân biệt Đó cũng là những mẫu người thánh nhân dùng “chí” khuất phục “tình” Giọng thơ khẩu khí chiếm vai trò chủ đạo Đến một thiền sư cũng có cái tư thế hào hùng “Trường khiếu nhất thanh hàn thái
hư” (Ngôn hoài – Không Lộ Thiền sư), và người anh hùng trong tình cảnh
“vận khứ ẩm hận đa” cũng vẫn canh cánh một khát vọng cao cả “Trí chúa hữu
hoài phù địa trục” (Cảm hoài – Đặng Dung)
Cùng với con người đại trượng phu là người nam nhi biết giữ khí tiết trong sạch, cao sĩ biết thời thế, biết ưu hoạn, một kiểu người quân tử theo
Trang 25quan niệm nho giáo Trong văn học thời Lí là con người thần, thiền, tiên Lí Nhân Tông viết tặng Giác Hải thiền sư và Thông Huyền đạo nhân:
Giác Hải lòng như biển Thông Huyền đạo lại huyền Thần thông mà biến hoá Một Phật, một thần tiên
Trần Nguyên Đán quy ẩn giữ mình, dứt bỏ mọi công danh: “Mịch La, Xích Bích đều vùi trong đất” nhưng ông vẫn khuyên Chu An ra làm quan để hoàn thành sứ mệnh của người quân tử mà xã tắc đã giao phó Hay như Nguyễn Phi Khanh cũng thể hiện một con người tri thức yêu nước, nặng tình với quê hương: “Lo việc nước chính là phận sự của bọn chúng ta Nhờ ai nhắn nhủ điều đó với dân Nghệ An Mãi mãi làm cho nước nhà được nhàn hạ”
Sang thời Lê, Nho giáo giành được địa vị độc tôn, trở thành ý thức hệ chính thống của dân tộc từ thời Lê Thánh Tông Giới trí thức và cũng là bộ phận tác giả văn học chủ chốt của thời kỳ này là nhà nho Học thuyết Nho giáo, với sự phân chia trật tự xã hội theo triết lý âm/dương, những lý tưởng
“tam cương”, “ngũ thường” áp đặt đối với nam giới và đạo “tam tòng”, “tứ đức” ràng buộc người phụ nữ… khiến sự phân biệt giữa nam và nữ càng trở nên triệt để Nam tôn nữ ty, nam cao nữ thấp, nam ngoại nữ nội… là những quy tắc mặc nhiên được thừa nhận và tuân thủ Đàn ông là giới nắm đặc quyền về mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa Chỉ có đàn ông mới được
đi học và tham gia vào những kì thi chọn người ra làm quan Vì thế, lực lượng sáng tác tuyệt đại đa số vẫn là các nhà nho nam giới và mẫu hình con người lý
Trang 26tử cũng có đôi khi say đắm, nói đến hình bóng giai nhân, song rất không phổ biến, và nhân vật giai nhân chưa hề được hình tượng hóa, có chân dung hoàn
chỉnh mà chỉ thoảng hiện lên qua một số từ ngữ như khách lầu hồng trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi
Người quân tử trong học thuyết Nho giáo
Khổng Tử dạy: người quân tử không thuần túy chỉ địa vị xã hội của người đó, mà chủ yếu chỉ phẩm chất đạo đức mà người đó đạt được Ông cho rằng: “Tề Cảnh Công có một ngàn cỗ xe bốn chỗ nhưng sau khi chết, dân không thấy có công đức gì mà khen Bá Di và Thúc Tề chết đói ở chân núi Thú Dương, nhưng đến nay dân hãy còn ca ngợi “Thành bất dĩ phú, diệc chi
dĩ dị” (thật chẳng vì giàu, chỉ vì đức lạ) Có lẽ là nói về điều này chăng” [41;tr.513]
Khi đề cập đến mẫu người quân tử, Khổng Tử thường đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau, song chung quy lại, người quân tử phải đạt được chín điều sau: (1) Nhìn thì phải để ý nhìn sao cho sáng; (2) Nghe thì phải lắng tai nghe cho rõ ràng; (3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa; (4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung; (5) Nói năng phải giữ bề trung thực; (6) Làm việc phải trọng sự kính cẩn; (7) Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han; (8) Khi giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra; (9) Thấy lợi thì phải nghĩ tới điều nghĩa” Theo Khổng Tử, chín điều này phải có sự hài hòa với nhau mà ông gọi là “trung dung” Để đạt được những điều này, trước hết người quân tử phải rèn luyện được 5 đức cơ bản: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Đây cũng là tư tưởng xuyên suốt đạo làm người của Nho giáo nói riêng, hệ thống tư tưởng Nho giáo nói chung
Trang 27Người quân tử theo Nho giáo phải biết giữ đức nhân của mình, có thể
vì nhân mà sát thân chứ không thể vì thân mà hại nhân Để gìn giữ đức nhân người quân tử phải tự kiềm chế mình để tuân theo lễ tiết của xã hội, vững vàng như núi trước mọi thử thách của cuộc đời “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”, tức là điều gì không hợp với lễ thì đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói, đừng làm Theo Khổng Tử, là người ai cũng có nỗi sợ hãi của mình, bản thân ông cũng nói nhiều đến chữ “sợ” (úy); nhưng không có chỗ nào ông khuyên người ta tham sống sợ chết cả Ngược lại, ông còn khuyên người có nhân và chí khí thì phải biết chọn cái chết một cách xứng đáng: “Người có chí khí và người có đức nhân không tham sống mà hại người Họ phải xả thân để thành nhân” Để đạt được tất cả những phẩm chất đạo đức đó, để hành động như một người quân tử giúp đời, Khổng Tử cho rằng, người quân tử phải luôn lấy “tu thân” làm đầu Tu thân là cơ sở để xây dựng nhân cách cho mình, để hành đạo giúp đời (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải “hành đạo” Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí Nho gia hình dung
cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và “Đạo” ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng và cần phải tuân theo
Những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo được tóm gọn lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Nho giáo
“đào tạo” ra những người nam nhi mang trong mình tinh thần, trách nhiệm cao cả, một sứ mệnh thiêng liêng với xã hội là lãnh đạo và cầm quyền Người quân tử ra làm quan, cai trị theo kiểu Nho giáo chính là lí tưởng của đạo Nho Yêu cầu của Nho giáo về tiêu chuẩn đạo đức để con người tu thân là rất toàn diện Không những đề cao tinh thần tu thân, bản thân Khổng Tử còn là một tấm gương về tu thân Ông muốn cả xã hội tu thân để tạo thành một “vương
Trang 28Trong mối quan hệ giữa vua và bề tôi, nguyên tắc đạo đức của Nho
giáo, về cơ bản, là quân nhân thần trung Cả quân và thần đều phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải chính danh Đứng trước thực trạng xã hội rối ren, Khổng Tử cho rằng, đó không phải là nguyên nhân một sớm một chiều, mà là một quá trình bắt nguồn từ sự sa đọa của các thế lực cầm quyền, làm cho
“danh” không được “chính”, tức là “danh” không phù hợp với “thực” Vì vậy, ông yêu cầu vua trước hết phải “chính danh” Chính danh là “vua cho ra vua”, nếu danh bất chính thì lời nói không đúng đắn, dẫn đến việc làm sai, khi đó người với người trong xã hội không kính trọng nhau, không còn hòa khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi tin cậy, nhờ vả Khi dân không còn trông cậy, nhờ vả, thì dân sẽ không còn tin ở bậc cầm quyền, lúc đó dù muốn hay không thì xã tắc cũng khó tránh bề suy sụp [41]
Thứ hai, phải có sự tôn trọng của cả hai phía với nhau Khổng Tử yêu cầu: “Nhà vua sai khiến bề tôi thì dựa vào điều lễ, bề tôi phụng sự nhà vua thì dựa vào điều trung” (Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung)
Thứ ba, cả vua và bề tôi đều được Khổng Tử coi là người cầm quyền;
họ phải đạt được cả nhân đạo và thiên đạo Bởi lẽ, một ông vua đồng thời cũng phải là người thầy của dân, phải là người nhân đức nhất trong những người nhân đức Người làm chính trị mà có đức nhân thì như đứng vào vị trí của sao Bắc đẩu, vị trí mà tất cả các ngôi sao khác đều phải hướng đến Vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu và đặc biệt, phải có được lòng tin của dân Không những thế, vua phải làm cho dân giàu và biết giáo hóa dân Vua sáng còn là người biết trọng dụng người đức độ, tài năng, phải biết rộng lượng đối với bề tôi của mình Vua phải là người hết lòng vì dân chúng Mạnh tử đã khuyên các bậc vua
Trang 29chúa: “Ngài vui cái vui của dân thì dân cũng vui cái vui của mình, ngài lo cái
lo của dân thì dân cũng lo cái lo của mình Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà
lo, thế mà không làm vương thì chưa có vậy”
Trong đạo làm tôi, Khổng Tử đề cao chữ “Trung”, nhấn mạnh lòng biết ơn, sự phục tùng, tinh thần phục vụ hết lòng hết sức của bề tôi đối với vua, với quốc gia Theo ông, người làm tôi, làm quan trước hết phải là người
có đức trong mọi hành động, có thái độ đúng ở mọi nơi, mọi lúc, chứ không phải khi nhận chức tước mới là làm quan Khi chứng kiến cảnh xã hội có chiến tranh, huynh đệ tương tàn, Mạnh Tử đã phê phán những kẻ làm quan
mà không đúng danh phận của mình, chỉ biết hùa theo điều ác của vua, phò vua chỉ biết sửa soạn binh đao đi đánh chiếm nước khác, gây chiến tranh Ông kết tội: “Hùa theo điều ác của vua mà không can ngăn là tội nhỏ, xúi giục điều
ác của vua là tội lớn Những quan đại phu thời nay đều xúi giục điều ác của vua, cho nên bảo rằng quan đại phu thời nay là người có tội lớn” [2, tr.253] Với lời kết tội này, ông đã nêu lên tư tưởng về “Đạo làm quan”: “Khi thiên hạ
có đạo thì đem đạo theo thân mà ra làm quan Khi thiên hạ không có đạo thì đem thân theo đạo mà lui về ở ẩn” Ông cũng thẳng thắn nói: “Thà ở bậc dưới
là dân, không chịu đem mình là người hiền mà thờ ông vua vô đạo” Từ đó, ông đã nêu ra ba trường hợp nên ra làm quan và ba trường hợp nên từ quan (Sở tựu tam, sở khứ tam) Thứ nhất, làm quan khi thấy có thể hành đạo được Thứ hai, làm quan vì giao tế có lễ Thứ ba, làm quan khi vua biết trọng dụng, nuôi dưỡng Khi ra làm quan rồi, thì phải trung với vua, hết lòng hết sức thờ vua, nhưng cũng không vì vậy mà biến mình thành kẻ “ngu trung” Người làm tôi trung còn là người biết can gián vua, khi vua làm điều trái đạo; không những thế, còn có thể phế truất ngôi vua, khi thấy vua là kẻ vô đạo: “Đối với vua, họ vừa là nô lệ, vừa là lệ nông, vừa là tá điền Họ bị tước mất nhân cách,
Trang 30đúng ra là chưa có để mà mất, chưa có đủ để mà cảm thấy sự mất mát” [2; tr.67]
Với Nho giáo thì nhân, lễ, nghĩa, trí, tín được đặt ra trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, để trở thành người quân tử, còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt ra trong quan hệ với người khác (với
xã hội) để mỗi người thực hiện đúng việc, đúng phận sự của mình làm cho xã hội ổn định, phát triển Các nhà nho ngày xưa tiến đến đường công danh bằng khoa cử văn chương, người quân tử cũng vậy muốn giúp đời trước hết phải tự rèn luyện bản thân để cai trị đất nước, để giúp nhân dân có cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc Con người hành đạo mang trong mình hệ thống giáo
lí của Nho giáo, những vấn đề thuộc phạm trù đạo lí khuyên răn con người sống có nhân cách, giữ vững trật tự cương thường: nhân- lễ- nghĩa- trí- dũng; vua- tôi, cha- con, vợ chồng…Nói đến nhà nho hành đạo, trong văn học trung đại Việt Nam hình mẫu nhà nho hành đạo được thể hiện rất rõ ở những tác phẩm của các nhà nho trong sự nghiệp thơ văn của họ Trong số đó phải kể đến các nhà thơ nổi danh như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến…Ở họ tinh thần nhập thế thể hiện rất tích cực Đó là những con người có khí phách, có chí hướng làm quan, quan tâm đến sự vững bền thịnh vượng cho dân tộc, đó là những tấm lòng ưu quốc ái dân, lo lắng đến sự tồn vong, cuộc sống no đủ của nhân dân Nhà nho hành đạo ẩn hiện rất nhiều ở các nhà thơ này cũng là điều dễ hiểu, bởi họ được học tập và chịu ảnh hưởng sâu sắc của sách vở thánh hiền, của tư tưởng Nho giáo Với họ, đã sinh ra ở trên đời thì phải cống hiến cả đức độ và tài năng mà phò vua giúp nước, giúp dân, sống phải có chí hướng, đồng thời phải mang trong mình nhân cách cao đẹp Đó là cái đạo để giúp đời
Trang 31Theo quan điểm Nho giáo, phụ nữ còn phải tuân theo các quy tắc của
“Tam tòng, Tứ đức” Tam tòng : Tại gia tòng phụ; xuất giá tòng phu; phu tử tòng tử ( ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con ) và Tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh ( Giỏi nữ công gia chánh nghĩa là công; giữ gìn
dung nhan đẹp đẽ cho chồng nghĩa là dung; ngôn từ dịu dàng, phụ thuộc vào chồng và gia đình chồng, phải biết lựa lời mà nói, không nói lời xấu, phải biết khi nào được nói, khi nào không, không được nói leo, không được ngồi lê mách lẻo như thế gọi là ngôn Giữ gìn trinh tiết cho chồng cả lúc chồng sống lẫn sau khi chồng chết, tuân thủ tam tòng, mắt nhìn thẳng, không được có thái
độ “đầu mày cuối mắt” với người ngoài gọi là hạnh)
Trong Gia ngữ, tư tưởng này được giải thích như sau: “Người phụ nữ
là những người nghe theo sự dạy bảo của người đàn ông Bởi vậy, đối với họ, không có sự tự chủ vốn có mà chỉ có đạo “Tam tòng” Khi còn nhỏ theo cha
và những người anh trai trong gia đình, khi đã kết hôn họ đi theo chồng và khi chồng chết họ đi theo con trai của mình mà không tái giá” [2; tr.90]
Trong Lễ ký, “Tam tòng” được nói đến với nội dung tương tự: “Người phụ nữ
là những người đi theo người đàn ông suốt cuộc đời của mình: Khi còn nhỏ theo cha và những người anh trong gia đình, khi đã kết hôn họ theo chồng, và khi chồng chết họ theo con trai của mình Người chồng ở đây có nghĩa là người chu cấp Anh ta sử dụng sự hiểu biết của mình để chỉ đạo dẫn dắt những người khác” [2; tr.90] Bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận, “Tứ
đức” xét cho cùng vẫn mang tính chất “thiên vị” nam giới Nó không mang lại cho người phụ nữ thêm quyền lợi mà chỉ buộc thêm vào họ những nghĩa vụ nặng nề Tuân theo “Tứ đức”, người phụ nữ bị kìm hãm trong không gian gia đình, không có điều kiện hoạt động trong không gian xã hội Quan điểm “tam tòng”, “tứ đức” thực chất là luật lệ hà khắc đối với phẩm hạnh của người phụ
Trang 32nữ Người phụ nữ phải phụ thuộc hoàn toàn và tuân theo sự sắp đặt của người đàn ông
Xã hội Việt Nam trước thế kỉ XVIII, Nho giáo đang thịnh, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo được nhà nước phong kiến tôn lên làm quốc giáo thì ảnh hưởng của quan điểm nho giáo về người nam giới là điều không thể phủ nhận Nguyễn Trãi luôn mang trong mình đạo trung thần, phụ tử,
“Đạo làm quan liễn đạo làm tôi” của nho giáo Ông luôn hiện lên là con người muốn hiến dâng tài năng cho cuộc sống một cách trọn vẹn Lê Thánh Tông là người hùng theo mẫu hình nho quân:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu Thay việc trời dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bong chửa thôi chầu Nhân khi cơ biến xem người biết Chưa thuở kinh quyền xét lẽ màu Mựa biểu áo vàng chăng có việc
Đã muôn sự nhiệm trước vào tâu ( Lê Thánh Tông – Tự thuật)
Sang triều Nguyễn, đất nước hoà bình ổn định và triều đình cũng chủ trương đề cao nho học Người quân tử được giáo dục văn hoá – chính trị - đạo đức; do đó, người quân tử là một nhân vật văn hoá Người quân tử theo đạo
Trang 33nho học thời nào cũng muốn đem tri thức về trị quốc, bình thiên hạ, cống hiến
cho triều đại quân chủ Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn (Nguyễn Trãi)
và dưới triều Nguyễn, Nguyễn Công Trứ cũng tiếp nối Nguyễn Trãi:
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương Gặp hội thái bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương ( Nguyễn Công Trứ - Vịnh văn võ)
Đây là thời đại “lên ngôi” của kẻ sĩ, của loại nhân vật văn hoá vốn từng đau khổ một thời vì bị rẻ rúng, bị coi thường Vì thế, giai đoạn này các nhà thơ hào hứng thể hiện chí nam nhi, chí lập công danh bằng một niềm tin và quyết tâm sắt đá về khả năng thành công trong cuộc đời này
Song bước sang nửa cuối thế kỉ XVIII, Nho giáo suy yếu, cương thường đảo lộn, vừa có vua lại vừa có chúa, đất nước chia năm bè bảy mối, chiến tranh loạn lạc, con người như hạt bụi bị cuốn theo cơn ba đào của lịch
sử khiến niềm tin vào các tín điều Nho giáo cũng vì thế mà suy giảm trầm trọng “Chính đạo” của Nho giáo vì thế cũng không còn siết chặt vòng kiềm toả đối với nhân tâm, làm xuất hiện những kẽ hở để các tư tưởng “âm tính” vốn bị kiểm soát gắt gao và đè nén bấy lâu trỗi dậy Thêm vào đó, sự phát triển của thành thị cùng sự hình thành nên một tầng lớp thị dân cũng là một mũi tấn công vào thành trì của Nho giáo Một số thành thị trở thành trung tâm kinh tế văn hóa bên cạnh vai trò trung tâm chính trị vốn có Ngoài kinh đô Thăng Long, nhiều tụ điểm thương mại khác cả ở Đàng ngoài lẫn Đàng trong
Trang 34như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hệ thống thành thị và tầng lớp thị dân ở các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc không đủ mạnh để nổ ra cách mạng
tư sản lật đổ chế độ phong kiến Thị dân bị coi rẻ nhất trong “tứ dân” (sĩ, nông, công, thương) Họ tuy nắm giữ nhiều tiền của nhưng không có địa vị
chính trị Đọc Truyện Kiều chúng ta cũng có thể phần nào thấy được điều đó
Vương Ông - cha Thúy Kiều, Thúc Ông, Thúc Sinh… đều là những người thuộc tầng lớp này, song trước cửa quan họ không hề có chút quyền lực gì
Họ có thể bị tước đoạt tài sản, bỏ tù, tra tấn bất cứ lúc nào Chính vì thế, tiền bạc làm ra họ thường đổ vào ăn chơi hưởng lạc thay vì tái sản xuất để phát triển trở thành một nhà tư bản thực thụ Tầng lớp thị dân “tuy ít ỏi nhưng cũng đủ hình thành nên một xã hội thị dân, một môi trường kinh tế - văn hoá phi cổ truyền… Một môi trường văn hoá đô thị như vậy là mảnh đất màu mỡ
để cho những điều mới lạ được dịp nảy sinh, các loại hình tình cảm cá nhân dần dà tìm ra nơi thể hiện…” và “không nghi ngờ gì rằng, các nhà nho trong môi trường phi cổ truyền như thế, sẽ thể hiện những sắc thái tư tưởng, tình cảm cũng phi cổ truyền, tạo nên trong đời sống tinh thần một luồng sinh khí mới, vừa thể hiện tính tất yếu của sự vận động bản thân cuộc sống, nhưng cũng vừa mâu thuẫn với những xác tín, những nguyên lý ứng xử chính thống” [15, tr 69] Xuất phát từ vấn đề ảnh hưởng của văn hóa văn học Trung Quốc tới văn học Việt Nam thời kỳ này, PGS.TS Trần Nho Thìn cho rằng “Đây là tiền đề tư tưởng để nhiều trí thức Nho sĩ đã tự giác hay tự phát rời bỏ quan niệm thi ngôn chí để đến với chủ trương thi duyên tình, tức là đề cao phương diện cảm xúc, tình cảm và nghệ thuật thi ca Hiện tượng này có thể quan sát thấy trong cả quan niệm lẫn trong thực tiễn sáng tác” [37, tr.154]
Khác với những giai đoạn trước, người quân tử nặng mùi đạo, nhẹ mùi đời Dù là đạo Lão – Trang, đạo Phật hay đạo Nho thì con người đều phải tự khẳng định mình một cách hạn chế, chống lại con người cảm tính sống bằng
Trang 35thân xác tự nhiên của chính mình; người quân tử chỉ biết hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình Giai đoạn này con người trần tục, nhục cảm đã xuất
hiện trong thơ ca để khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của mình; chữ thân, chữ tình, chữ tài trở thành khái niệm để con người tự ý thức về chính mình
Người quân tử cũng không nằm ngoài xu hướng đó Chưa bao giờ trong văn học lại xuất hiện nhiều bài thương thân, xót thân, tiếc tài, thị tài…như bây giờ Con người thị dân đã xuất hiện trong văn học, người quân tử với những ý niệm bỏ phú quý lấy chữ thanh nhàn, an bần lạc đạo…đã nhường chỗ cho sự ngợi tài, ca tài và hưởng lạc:
Cuộc hành lạc chơi bao là lãi đấy Nếu không chơi thiệt ấy ai bù (Nguyễn Công Trứ - Chơi là lãi)
Trong giai đoạn này, bên cạnh ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của người quân tử đối với đất nước thì ý thức về tài năng, cá tính cũng được khẳng định Nhà nghiên cứu Nga A.Gurevích nói: “Trở về thời trung đại, trước hết cần thấy rằng chính trong thời đại này khái niệm cá nhân được hình thành một cách trọn vẹn” [34; tr.321] Nguyễn Công Trứ đã khoe tài một cách sảng khoái nhất:
Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi ( Nguyễn Công Trứ - Cầm kì thi tửu)
Trang 36Tài của ông không chỉ là tài làm việc lớn, làm sự nghiệp của người anh hung mà đó còn là tài chơi, tài “hưởng thụ”, tài “xuất trần” làm tiên “Sánh với Hoàng Thạch, Xích Tùng ở cũng đáng
Nho giáo dạy người quân tử yên phận, lạc mệnh, trung quân, ái quốc vì quân là “thiên tử”, nhưng ở giai đoạn này nhiều nhà thơ đã nguyền rủa trời, tạo hoá, số kiếp…Nho giáo dạy người quân tử phải trau dồi đạo đức, sử mình giữ lễ mà họ trọng tình hơn trọng đức, hay nói như Giáo sư Trần Đình Hượu
là đối lập tài với đức, tình với tính, sống buông thả, hành lạc “nhân sinh quý
thích chí” với thái độ “phi lễ”
1.3 Thân thế và thời đại Nguyễn Công Trứ
1.3.1 Thân thế Nguyễn Công Trứ
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một con người say mê hoạt động nhưng lắm thăng trầm, nhiều cay đắng Nguyễn Công Trứ húy là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1778 Thân phụ là Nguyễn Công Tấn, đỗ Cử nhân và được phong tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, sau đó làm tri phủ Tiên Hưng Khi Quang Trung ra Bắc lần thứ hai thì Công Tấn được vua Lê Chiêu Thống phong tước Đức ngạn hầu để lo việc Cần Vương nhưng thất bại, lui về Hà Tĩnh dạy học và mất trong cảnh nghèo khổ Lúc bây giờ Nguyễn Công Trứ mới 22 tuổi Thân mẫu ông là con gái Quản nội thi cảnh nhạc bá, người trấn Sơn Nam
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ nhưng ông vẫn giữ được nền nếp phong lưu của người con nhà quan Tuổi thanh niên của ông
là lúc nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay và đang tích cực củng cố địa
vị thống trị của mình
Trang 37Chúng ta nhận thấy rằng hầu như không có một tác gia văn học nào thời trung đại lại được chính sử nhắc đến nhiều như Nguyễn Công Trứ trong
Đại Nam thực lục PGS.TS Trần Nho Thìn khẳng định: “Theo khảo sát của Đinh Văn Niêm, ở Đại Nam thực lục Nguyễn Công Trứ xuất hiện với 261 sự
kiện Nghiên cứu kĩ các sự kiện này, cùng với sự khảo sát văn bản thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể cho chúng ta những ánh sáng mới để hiểu thêm về con người cũng như nhân cách của Nguyễn Công Trứ” [38]
Nguyễn Công Trứ xuất thân quan văn Đại Nam thực lục cho ta biết
Nguyễn Công Trứ rất giỏi về chữ nghĩa “Chưa rõ vì sao ông đỗ đạt muộn, song trong kỳ thi năm 1819, ông được Giám thị trường thi Hoàng Kim Hoán đánh giá là người khoa mục xuất sắc Đến tháng 5-1824 ông được bổ làm Thự
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Hai lần, từng làm Chánh chủ khảo trường thi (1840 - Hà Nội, 1847 - Nam Định) Đó là những chức trách thuộc phạm vi của quan văn Ông cũng từng được bổ nhiệm Hữu Thị lang Bộ Lễ tháng 7-1827- một chức vụ của quan văn Vậy có thể nghĩ, ông cũng thuộc loại người học giỏi, thiên kinh vạn quyển Nhưng ông lại hầu như không thể hiện mình trong hoạt động của quan văn Ông không thành danh trên đường khoa cử, cũng không trổ tài thơ văn như các nhà nho khác, sáng tác để lại thi tập cho con cháu - nói theo nghĩa là sáng tác thi tập Hán văn, một loại sáng tác có tính chất chính thống, dẫu cho tiềm năng trong ông đáng kính nể Hoạt động xã hội nhiều mặt của ông, chưa kể sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm là chủ yếu, khiến chúng ta phải suy nghĩ” [32]
Trong gần 30 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ có đến khoảng 25 năm làm đường quan (quan cai trị), cao nhất tới chức Thượng thư, chức Tổng đốc, lại có mấy tháng (ở tuổi 66) bị cách hết chức tước phẩm hàm, giáng làm lính trơn Là một vị nho tướng, Nguyễn Công Trứ có lẽ là người có quãng đời
Trang 38binh nghiệp lâu nhất, đã tham gia vào nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch, trên mọi vùng miền đất nước, ở mọi địa bàn, đối đầu với các loại đối thủ và mang
về nhiều quân công nhất Không chỉ làm quan trong triều, làm quan ở kinh đô,
ở những nơi văn vật, ông cũng từng nhiều lần trấn nhậm và tác chiến cả ở vùng biên giới, miền sơn cước, vùng sông rạch, vùng đồng bằng, ngoài biển khơi, trên hải đảo, thậm chí cả ở hải ngoại Ông còn là một nhà kinh tế giỏi trong lĩnh vực khẩn hoang, một kiến trúc sư về thuỷ nông, khai hoang, lấn biểu vùng duyên hải Bắc Bộ, khơi nguồn mạch sống cho dân nghèo
Mấy chục năm đeo đẳng đèn sách, dùi mài kinh sử, ông đã phấn đấu thực hiện ước mơ hoài bão đỗ đạt thành tài để ra phò vua giúp nước cứu dân Ông hăm hở ra làm quan để được thực thi trách nhiệm của kẻ sĩ trước cuộc đời Giáo sư Lê Thước viết: “Xét ra cụ Nguyễn Công Trứ làm quan sở dĩ hay
bị truất giáng là bởi cớ tại cụ cũng có; người có tài thường hay cậy tài và hay mang oán nhưng phần nhiều là bởi tại nhà vua không muốn trọng dụng cụ…Nước ta là nước quân chủ chuyên chế, quyền bính tự vua giữ lấy cả, hoạ phúc tự vua làm ra cả, nhà vua muốn củng cố cái quyền bính của mình thời thường phải dung sự ân oan để thao túng và lung lạc người ta…Nhưng ân chỉ thường là ân mọn mà oai thì toàn là oai lớn…Nhà vua thấy cụ có tài cao đức trọng ai cũng kính phục không muốn để cái thanh thế cụ lớn lên quá, sợ khó giá ngự về sau, vì thế cho nên đã lấy ân mà cất lên lại phải dung oai mà ức xuống” [18; tr.167]
Lúc về già, ông biết mình không còn đủ tâm lực lo việc Quốc triều, ông
đã cáo quan về hưu nhưng vua không chấp nhận Đến năm 1848 nhà vua mới
y nhận Từ đó trở đi ông mới an hưởng tuổi già Đến năm 1858 ông từ trần, hưởng thọ 82 tuổi
Trang 39Con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ phong phú và vô cùng sinh động, có nhiều nét độc đáo, ít gặp trong hàng tao nhân mặc khách hay trong hàng ngũ quan liêu đương thời Ông là người lịch lãm, nuôi hoài bão muốn thực hiện rất nhiều việc lớn, để cứu nước yên dân, lại là một người nghệ sĩ tài năng Dù cuộc đời nhiều gian truân, vất vả nhưng ông đã có công lao to lớn đối với dân với nước Nghiệp lớn với núi sông là phương châm hành động và
tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời ông
1.3.2 Thời đại Nguyễn Công Trứ
Thời đại là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền văn học, đồng thời nó cũng là tiền đề cho sự hình thành phong cách nhà thơ và cũng là cơ sở để hiểu sâu về tác phẩm của họ Nguyễn Công Trứ được xem là hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam Vì thế, tìm hiểu về thời đại cũng là điều kiện để hiểu rõ những vướng mắc về cá tính,
tư tưởng của nhà thơ Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch
sử đầy biến động Lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn Nhưng ánh hào quang do người nông dân tạo ra tồn tại không được bao lâu thì bị dập tắt dưới sự đàn áp tàn bạo của nhà Nguyễn Đầu thế kỷ XIX (1802), Nguyễn Ánh đã thống nhất nước nhà, lần đầu tiên trong lịch sử diện tích đất nước ta được rộng lớn như lúc bấy giờ Trong điều kiện lịch sử này đã xuất hiện nhiều anh hùng muốn đem tài năng ra phục vụ sự nghiệp kinh bang tế thế Chúng tôi điểm qua ba kiểu mẫu anh hùng đóng vai trò quan trọng trong thời gian đó là: Cống Chỉnh, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh
Theo như nhà nghiên cứu Vũ Đình Trác: “Cống Chỉnh là con một vị phú
Trang 40lỗi lạc Lớn lên, Chỉnh vào trường chính trị theo Hoàng Ngũ Phúc đi đánh giặc tỏ ra một vị tướng mưu lược và rất thiện thủy chiên Sau lại theo Hoàng Đình Bảo định dùng quân lực để gây thanh thế Chẳng may, năm 1782, Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh giết chết Chỉnh được tin bỏ ra Bắc hợp tác với Tây Sơn bầy kế đánh Thăng Long diệt Trịnh Lúc đầu còn lận đận trên đường
sự nghiệp, Chỉnh có bài thơ tự vịnh rằng:
Tóc chen hai thứ chửa danh chi Thân hỡi là thân thì hỡi thì Chưa trả chưa đền ơn đệ tử Thêm buồn thêm tủi chí nam nhi
Cái “danh” ấy, cái “chí nam nhi” ấy chẳng bao lâu Cống Chỉnh đạt được một cách hung bạo Được mật chiếu của vua Chiêu Thống gọi ra Thăng Long
để diệt An Đô vương Trịnh Bồng, Chỉnh liền thu xếp được hơn vạn quân kéo
ra Bắc Trịnh Bồng bị đánh bại Chỉnh chuyên giữ binh quyền, vua phong cho chức Đại tư đồ Bằng Trung công Từ đó, Chỉnh càng ngày càng hống hách oanh liệt một thời, áp bức vua Lê, đè nén dân chúng bằng những thủ đoạn cực
kỳ dã man Được vài năm, tướng Tây Sơn kéo quân ra Thăng Long đánh Chỉnh Chỉnh bị thua cùng vua Lê chạy trốn lên núi Mục Sơn, Nguyễn Văn Hòa đuổi theo bắt sống được Chỉnh đem về Thăng Long làm tội, bêu đầu giữa chợ (1788)” [18]
Năm Cống Chỉnh bị bêu đầu cũng là năm Nguyễn Huệ bắt đầu sáng chói trên nền trời chính trị của đất nước Đó là năm mà quân Thanh mượn tiếng sang cứu nhà Lê chiếm đóng Thăng Long, toan đem xứ Việt Nam nội thuộc Trung Quốc Quang Trung quả quyết: “Chúng nó sang phen này là mua