6. Bố cục của luận văn
2.1 Quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ
2.1.1 Khát vọng công danh, đạo “quân thân”.
Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, mới một đời làm quan, ân huệ của triều đình Lê – Trịnh không có là bao. Ông ra đời khi triều Lê sắp đổ và trưởng thành khi nhà Nguyễn đang trên đà chiến thắng. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ là một đấng nam nhi luôn mang trong mình lí tưởng, hoài bão về sự nghiệp “phò vua, giúp nước”. Nhà nước chuyên chế phong kiến đã sớm nhận thấy ở Nho giáo một phương tiện lợi hại để biện minh, bảo vệ quyền lực cai trị của nó đối với xã hội. Nhìn từ góc độ của kẻ thống trị, Nho giáo tuyên truyền thiên mệnh, giáo dục trung hiếu, giáo dục lễ là những điều có lợi cho việc bảo vệ sự ổn định của Nhà nước trung ương tập quyền, chống lại xu thế cát cứ. Nhiều nhà Nho cũng có ảo tưởng về giá trị văn hóa Nho giáo, cho rằng đạo Nho có thể giúp thiết lập một xã hội trị bình; trong xã hội ấy, bề trên chăm lo cho dân, thương yêu dân, bên dưới yên ổn phục tùng sự lãnh đạo của vua. Còn về phần mình, người nho sĩ hăm hở đi học, đi thi để ra làm quan, những mong đem tài đức của mình giúp ích cho đời và xây dựng đất nước. Nguyễn Công Trứ là một trong những số ấy. Ngay từ thuở hàn vi, đã nhiều lần ông bày tỏ khát vọng, cái lí tưởng sống, cái chí khí của một đấng nam tử “bất bình thường” của mình. Trong thơ ông ta luôn
cực. Là một trí thức thành danh, là một nhà nho được đào tạo bài bản, được hấp thu một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những quy định hà khắc của những thứ lễ giáo ấy mà trái lại, trong thơ văn của ông thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử có phong cách sống tuỳ hứng, tuỳ thích như ông đã từng tuyên bố:
Sách có chữ “Nhân sinh thích chí” Đem ngàn vàng chác lấy tiếng cười
(Cầm kì thi tửu)
Ngay từ buổi đầu khi còn trẻ, chí của ông đã hơn người. Chưa bao giờ trong lịch sử học trò xưa lại có chuyện một bạch diện thư sinh dám chặn xe vua lại, đệ trình Thái bình thập sách, nhà vua đã chú ý và ban khen. Nhưng cái chí sớm của ông lại không được gieo trên mảnh đất lành nên không vươn cao được. Trong cuộc thi cử lận đận, bản lĩnh của ông đã phát lộ ra những vần thơ làm người khác phải quan tâm:
Đố kị sá chi Con Tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong Trong vũ trụ đã đành phận sự Phải có danh mà đối với núi sông
(Lí tưởng)
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
…
Chí những toan xẻ núi lấp song Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ (Chí anh hùng)
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên (Luận kẻ sĩ)
Ðọc thơ văn của Nguyễn Công Trứ làm trong thời kỳ “bạch diện thư sinh” ta thấy cảm hứng chính là sự tự tin vào khả năng và chí hướng của mình, là khao khát cháy bỏng được thi đỗ, được làm quan, được thoả chí
“tang bồng hồ thỉ”, được phụng sự nhà vua và triều đình, được cống hiến tài năng, sức lực cho dân cho nước. Trong cảnh nghèo của nhà nho chưa thành đạt, ông vẫn rất ung dung tự tin rồi một ngày kia sẽ thay đổi và triều đình không phụ công ông. Trong bài Hàn nho phong vị phú, ông viết:
Cùng con cháu, thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu “lạc đạo vong bần”
Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ “vi nhân bất phú”... Tiếc tài cả phải phản ngưu bạn trúc, dầu xưa ông Phó ông Huề
Cần nghiệp nho khi tác bích tụ huynh, thuở trước chàng Khuông chàng Võ Nơi thành hạ gieo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm
Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mưu thần Dương Võ...
Cũng có lúc ông cảm thấy hoang mang, dao động, bởi những cố gắng chưa thành. Nhưng vượt lên trên tất cả, vẫn là một tinh thần lạc quan tin tưởng, một ý chí vươn lên không ngừng. Những lời thơ tự động viên của ông cho ta thấy cái quyết tâm rất cao, cái lòng tin rất lớn vào triều đình và nhà vua của người học trò nghèo này:
Ðã từng tắm gội ơn mưa móc Cũng phải xênh xang hội gió mây Hãy quyết phen này xem thử đã Song còn tuổi trẻ chịu đâu ngay
(Tự thuật II)
Ðây là thời kỳ ông làm nhiều thơ về đề tài công danh, thi cử ngầm bày tỏ chí nam nhi dù trong cảnh khốn cùng vẫn không nguôi khát vọng được đền ơn vua, trả nợ nước. Chữ công danh được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc giúp giải toả ẩn ức đè nặng lòng ông. Nó khiến ông trở thành một nhà thơ nói nhiều nhất đến nợ công danh, đến chữ công danh trong văn học cổ Việt Nam. Vì thế, nói đến thơ ông người ta thường nhắc đến những câu thơ hay nhất về nợ công danh của người trí thức phong kiến:
Ðã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Ði thi tự vịnh)
Phải có danh mà đối với non sông Ði không chẳng lẽ về không?
(Chí nam nhi) Ðã sinh ra ở trong phù thế Nợ trần ai đành cũng tính xong
(Ðường công danh)
Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong Dồi dào thiên tứ vạn chung Khanh hầu xa mã tướng công lâu dài
Trần ai ai dễ biết ai
(Nợ công danh)
Ðó là những tâm sự thường trực trong lòng Nguyễn Công Trứ. Dường như ông không nghĩ gì nhiều ngoài việc phải làm sao thoả được nguyện ước công danh. Ông thấy mình phải có nghĩa vụ cương thường, thực hiện đạo làm tôi, giữ gìn đạo làm con, có trách nhiệm giữ lấy:
( Nợ nam nhi)
“Đạo” của Nguyễn Công Trứ là đạo trung hiếu và nghĩa đối với “quân, thân”, tức là nghĩa đối với vua – “quân” và cha mẹ - “song thân”. Ông nói đến “ơn mưa móc”, đến “đạo vi thần” nhưng trước sau ông vẫn luôn nhớ lời hẹn thế với núi sông, đến sự mang nợ với trời đất, đến phận sự của mình trong vũ trụ: “Những việc trong vũ trụ đều là phận sự của mình”, phận sự làm trai là “chức phận trong vũ trụ” – “Vũ trụ giai ngô phi phận sự”.
Nguyễn Công Trứ luôn coi đấng nam nhi phải trả “nợ công danh” – món nợ của người làm trai, là một món “nợ nần” phải trả. Người anh hùng sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm việc “trí quân trạch dân”. Công danh của người quân tử phải gắn liến với quan niệm trung hiếu, quân thân:
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân Mà chữ danh liền với chữ thân
Thân đã có ắt danh âu phải có… (Kiếp nhân sinh)
Công danh là môtip xuyên suốt thi nghiệp của Nguyễn Công Trứ và nợ công danh là sợi dây kết nối nho sĩ với giang sơn, trời đất. Nợ công danh phát huy chí khí, nghĩa khí, lòng dũng cảm của đấng anh hùng. Người nam nhi sinh ra trên trời đất phải có chí lớn, chí “tang bồng hổ thỉ”, chí “xẻ núi lấp sông” của đấng quân tử được vẫy vùng phỉ sức trong không gian lớn ngoài trời đất:
Vòng trời đất ngang dọc dọc ngang Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
(Chí làm trai)
“Chí làm trai” đã nêu cao danh vị đích thực khi đứng trong trời đất. Chỉ vì sợ bị "nát với cỏ cây" mà ông ra sức hoàn thành phận sự làm trai chớ không phải vì hai chữ công danh trong nghĩa vật chất thông thường. Điều này đã thể hiện rõ ràng trong suốt cuộc đời làm quan của ông. Dù đậu Giải nguyên Nguyễn Công Trứ đã vui vẻ bắt đầu cuộc đời hoạn lộ với chức quan khiêm nhường là chức Hành tẩu ở Quốc sử quán, một chức quan được xếp hàng thất phẩm trong nấc thang 9 bậc mà thấp nhất là cửu phẩm. Vì không màng danh lợi trong ý nghĩa tầm thường nên suốt đời ông lúc nào cũng tận trung báo quốc, một lòng vì vua vì dân. Khi xã hội có loạn lạc, ông luôn luôn bình tĩnh đương đầu, đánh đông dẹp tây đem an bình cho dân; khi rảnh tay đánh giặc thì ông khẩn hoang, phá rừng, lấp biển mở mang bờ cõi cho đất nước ngày một giàu mạnh.
Người chí sĩ phải coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình, phải ôm mọi việc lớn của non sông, phải cống hiến hết mình cho đời. Khát vọng thành danh khẳng định phận sự trong trời đất là một lý tưởng đẹp đẽ, hào hùng. Làm nên những ước vọng cao cả và những ý định siêu phàm. Bởi thế, kẻ sĩ một khi đã mang lấy cái danh hiệu cao quý ấy phải đeo đuổi và làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình :
( Chí làm trai )
Ý chí ấy, quyết tâm ấy được khẳng định trở đi, trở lại trong sáng tác của ông và xem ra nhà thơ đã thực hiện được ý chí ấy bằng cả cuộc đời mình, đó là niềm kiêu hãnh của ông. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lại áp dụng phương pháp xã hội học trong nghiên cứu thơ Nguyễn Công Trứ khi nhấn mạnh quá mức tâm trạng bi quan lúc ông gặp bế tắc trên đường hoạn lộ, phải cáo quan về ở ẩn. Bởi lẽ, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong giai đoạn ông về hưu thể hiện tinh thẩn khẳng khái, tự cao tự đại, coi thường khen chê của người đời. Vẫn cái bản lĩnh cao cường ấy, vẫn cái khí phách cứng cỏi ấy; Nguyễn Công Trứ luôn làm chủ bản thân phi thường và ngẩng cao đầu đi qua mọi thăng trầm, biến cố của cuộc sống.
Người nam nhi trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ là người có nếp sống “ưu thời mẫn thế”. Một mặt, họ luôn sống và hành động bằng tinh thần trách nhiệm cao với đời, với dân nhưng mặt khác khi sứ mệnh của người quân tử đã thành, người nam nhi sẽ trở về với thiên nhiên, trở về với cội nguồn trích tiên của mình. Luận ngữ có ghi chép lại một câu chuyện khá lí thú về người quân tử như sau: khi Khổng Tử bảo các học trò nói chí của bản thân thì Tử Lộ, Nhiễm Hữu, Công Tây Hoa ai nấy đều hăng hái nói lên hoài bão hoạt động chính trị xã hội của mình. Riêng Tăng Tích chỉ ước ao rằng, vào độ cuối mùa xuân, cùng dăm bạn thanh niên và mấy tiểu đồng đi tắm mát ở sông Nghi, lên hóng mát ở đền Vũ Vu rồi ca hát đi về nhà. Lạ thay, chính Khổng Tử, người đã từng bôn ba liệt quốc với ý đồ hoạt động chính trị lại tán thưởng Tăng Tích chứ không tán thưởng người học trò làm chính trị. [41]. Với người quân tử, hành đạo hay hành lạc cũng chỉ là phương cách thể hiện nhân cách, chí nam nhi của mình. Và cái nhân cách ấy có nguồn gốc từ vũ trụ nên bao giờ cũng hướng về cội nguồn. Cho dù người quân tử có gặp một ông vua anh
minh như rồng mây gặp gỡ, cá nước duyên ưa, dù có hành đạo thì cuối cùng họ cũng trở về với thiên nhiên để hưởng lạc. Bài Luận kẻ sĩ với 31 câu hát nói, 241 chữ, tràn trề khí thế cương nghị, hùng dũng. Đại ý Nguyễn Công Trứ quan niệm cuộc đời kẻ sĩ chia làm ba giai đoạn: Thời hối tàng sống ở nơi làng xã, khi kẻ sĩ còn chưa gặp thời, họ phải trau dồi tài năng học vấn và bước đầu tham gia hoạt động xã hội bằng cách góp phần bảo vệ đạo lí, cương thường trong làng xã quê hương giữ cương thường, nuôi chính khí, vui cảnh ngộ, phù thế giáo, cầm chính đạo. Thời hiển đạt là sau khi “rồng mây gặp hội” đem tài lương đống và mũi can tương lập công nghiệp để lưu phương bách thế, trả nợ vũ trụ. gặp được bậc chân chúa để thực hiện lí tưởng “trí quân trạch dân”, mang lại thái bình thịnh trị:
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên Đem quách cả sở tồn làm sở dụng Trong lăng miếu đã ra tài lương đống Ngoài biên thùy rạch mũi can tương Sĩ làm cho bách thế lưu phương Trước là sĩ sau là khanh tướng
(Luận kẻ sĩ)
Thời nhàn dật là sau khi công thành danh toại, sự nghiệp lẫy lừng, giúp đời thịnh trị, người quân tử hoàn thành sứ mệnh và ung dung rút lui về nơi tuyền thạch, tiêu dao sơn thuỷ, hưởng những thú thi tửu cầm kì; trở về với cội nguồn nhân cách của mình :
Nhà nước yên mà sĩ cũng ung dung Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn Đồ thích chí chất đầy trong một túi Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi
Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc, thanh Này này sĩ mới hoàn danh
(Luận kẻ sĩ)
Ở đây ông nhân danh cả giai cấp nho sĩ mà ông là một phần tử để đưa ra một quan niệm về cuộc đời kiểu mẫu: “Người ta thường cho rằng Nguyễn Công Trứ là một đại diện xứng đáng và cuối cùng của Nho giáo Việt Nam, rằng với tư tưởng và sự nghiệp của ông, ông đã làm cho khác nào ngọn đèn Nho giáo mờ lụn trong thời Lê mạt tới hồi Nguyễn sơ được dịp sáng bùng lên một phen. Điều đó thật đúng. Quay lại thời cuộc Bắc Hà Lê mạt, nho lâm bày bao nhiêu cảnh sa đoạ, mua danh bán tước, luồn lọt công môn. Những tiến sĩ như Nguyễn Hoàn thật là bỉ ổi. Bị cái bả lợi danh mê hoặc, bị chế độ quân phiệt chèn ép, tâm hồn lại chỉ đào luyện trong cái học từ chương phù phiếm, đa số trở nên xu phụ khiếp nhược, không tinh thần, không tư cách, lúc quốc biến chỉ biết rụt rè đầu lưỡi hoặc tìm chỗ an thân. Cả đến La Sơn phu tử tuy treo tấm gương đạo lí sáng rực, song không khỏi mang tiếng là tiêu cực, trốn
đời. Đạo Nho ngoài phần đạo lí tu thân, còn chú trọng vào sự hành động xã hội. Nước ta về trước không phải không biết những kẻ sĩ nhân cách chói lọi, mà sự nghiệp với quốc gia cũng rất hiển hách, như Tô Hiến Thành, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trãi. Nhà nho từ lâu không làm tròn được phận sự trị bình của mình phần vì thiếu đạo đức, khí lực, phần vì chỉ biết múa cây bút văn chương mặc cho đám quân phiệt thao túng chính trường, khiến cho những lí thuyết tốt đẹp của Khổng - Mạnh thành ra không tưởng và đất nước cứ bị xâu xé mãi. Nguyễn Công Trứ chắc phải đã nhận ra những nhược điểm ấy của giai cấp ông. Cho nên ông dựng ra một kiểu mẫu kẻ sĩ văn võ kiêm toàn, giàu óc kinh luân hơn tài thi phú, lúc xử thế thì giữ hạnh rất cao, lúc xuất thì phục vụ rất hùng, để rồi sau hết công thành danh toại, coi giàu sang như cái dép rách, ném đi mà lui về với cuộc sống lâm tuyền. Ta phải công nhận rằng cái quan niệm ấy thật là hoàn bị và hào sảng. Nó đưa kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ đến thực hiện một mẫu người tổng hợp trong đó, có cái đạo đức của Trọng Ni, cái hùng dũng của Tử Lộ, cái thanh thoát của Tăng Điểm. Kẻ sĩ của ông trở thành một hạng siêu nhân. Nó làm ta nghĩ đến ở trời Tây hạng người lãnh đạo siêu phàm trong lí tưởng của một Platon, một Nietzsche”[17;272].
Giáo sư Lê Thước đã xác nhận: “Đọc đến giai đoạn lịch sử này, ai cũng mừng thầm cho nước nhà lúc bấy giờ được những tay danh tướng như cụ Nguyễn Công Trứ, để đánh trong cự ngoài, làm cho giang sơn đất nước được vững như cái âu vàng. Lại mừng thay cho hạt Tiền hải và Kim Sơn được một vị phúc tinh như cụ Nguyễn Công Trứ, để đào sông lấp biển, phá đất lập làng,