Sự phụ thuộc vào các đặc trưng thấm của đáy sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 42)

Một lớp thấm yếu nằm giữa tầng chứa nước với sông là một trong những đặc trưng thường thấy trong nhiều hệ thống. Larkin và Sharp (1992) [30], Conrad và Beljin (1996) [14] với các xấp xỉ thông số đáy sông đã cho thấy sự đối lập lớn trong rất nhiều trường hợp giữa khả n ng thấm của lớp đáy sông và khả n ng thấm của tầng chứa nước. Tác động của lớp thấm yếu đáy sông có thể dễ dàng đánh giá bằng cách thay đổi tham số rò rỉ dòng (stream leakage) B. Bài toán cho 1 vỉa tiếp xúc với sông qua một lớp thấm yếu. Để đánh giá sự tác động của đáy sông đối với sự suy giảm dòng chảy. Trong phần này, đánh giá tác động của các đặc trưng của lớp đáy sông. Tất cả các tham số trong mô hình được giữ không đổi, chỉ thay đổi giá trị B tương ứng với việc thay đổi tỷ lệ k‟/b‟.

Sau đây chúng ta xem xét đến suy giảm dòng chảy (stream depletion). Hình dưới là đồ thì kết quả tốc độ suy giảm dòng chảy với các tham số B khác nhau.

Hình 3.6. Tốc độ suy giảm dòng chảy với từng trường hợp B với α=1

Trên hình 3.6 ta nhận thấy rằng, Khi t ng dần B sẽ dẫn đến đường cong tốc độ suy giảm dòng chảy dần dần hội tụ và dịch chuyển về gần đường cong tốc độ suy giảm dòng chảy trong bài toán của Glover và Balmer, sự hội tụ này sẽ xảy ra khi B đạt được giá trị cực lớn với trường hợp giếng ở rất gần sông. Khi khoảng cách từ giếng đến sông t ng lên, tức là α t ng, thì ảnh hưởng của các đặc

tính đáy sông sẽ giảm đi và khi đó, mô hình của Glover và Balmer sẽ phù hợp với hệ thống này. (hình 3.7a,b)

a) α=10

b) α=50

Hình 3.7. Tốc độ suy giảm dòng chảy ứng với từng trường hợp B và α

Khi giếng khai thác nằm tương đối gần sông (α<10-20), các đặc tính đáy sông vẫn có những tác động đáng kể với tốc độ suy giảm dòng chảy, hay hệ số B vẫn có những tác động đáng kể. Chỉ khi khoảng cách từ giếng đến sông là tương đối lớn (α>50) thì các đặc tính đáy sông có thể bỏ qua, thì khi đó ta có thể bỏ

qua giá trị B. Việc xấp xỉ ước tính giá trị B này phải dựa trên các tham số vật lý thích hợp. Như giá trị thích hợp đối với hệ số dẫn thủy lực và độ dày tầng chứa nước cho tầng chứa cát sỏi bở rời tương ứng là 50 m/ngày và 15 m, theo Conrad và Beljin (1996) [14] thì giá trị từ 0,1 đến 1 m/ngày đối với hệ số dẫn thủy lực đáy sông K‟ và 0,1 m đối với độ dày lớp đáy b‟ là các giá trị thích hợp cho việc tính toán đối với hệ thống như thế này. Với việc sử dụng những giá trị này và độ rộng sông ở trong khoảng từ 10-20m thì giá trị B tương ứng sẽ nằm trong khoảng từ 0,1-5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)