Phân chia các lớp trên mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 48)

Xuất phát từ đặc điểm cấu trúc Địa chất thuỷ v n và điều kiện biên của khu vực nghiên cứu và vùng lân cận, có thể sơ đồ hoá toàn bộ vùng xây dựng mô hình thành mô hình 5 lớp với ba tầng chứa nước chính đó là: Holocen- Pleistocen trên (qh, qp2), Pleistocen dưới (qp1) và hệ tầng A Vương (ε -o1). Như vậy sự phân bố cho toàn khu vực với mô hình n m lớp sẽ là [1]:

- Lớp 1: Gồm đất đá có tuổi QIV, mQIII2no, amQIII2đn, aQIII2 thành phần thạch học chủ yếu gồm: Cuội sỏi lẫn cát, cát lẫn cuội sỏi, cát (qh, qp2). Lớp này là tầng chứa nước không áp, có trao đổi nước với bên ngoài qua thông qua bổ cập từ mưa và bốc hơi.

- Lớp 2: Gồm đất đá có tuổi mbQII-III1ht, thành phần thạch học chủ yếu gồm: Sét, sét pha, cát, cát pha, đôi chỗ có lẫn sạn nhỏ (C1). Đây là lớp thấm yếu.

- Lớp 3: Gồm đất đá có tuổi aQIImb, thành phần thạch học chủ yếu gồm: Cuội, sỏi, cát, cát sét chứa ít cuội sỏi, cát hạt nhỏ đến thô chứa ít sạn (qp1). Lớp này là tầng chứa nước có áp.

- Lớp 4: Lớp thấm yếu, gồm đất đá có tuổi (ε -o1av), thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh serixit, đá phiến sét bị phong hoá và bị các vật chất sét lấp nhét (C2).

- Lớp 5: Lớp chứa nước có áp, gồm đất đá có tuổi (ε -o1av), thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh serixit, đá phiến sét bị phong hoá và bị nứt nẻ mạnh (ε -o1).

Hình 4.2. Mặt cắt thẳng đứng theo hướng Bắc Nam mô phỏng trên mô hình

Hình 4.2 và 4.3 là mô tả mặt cắt thẳng đứng theo các chiều Bắc – Nam, Đông – Tây. Trên hình ta có thể thấy rõ sự phân chia các tầng chứa nước. Khu vực màu trắng là khu vực tính toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)