Khu vực nghiên cứu có các con sông lớn như: Sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Tuý Loan với hệ thống phụ lưu của chúng. Ngoài ra còn có các hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp và hệ thống ao hồ nằm rải rác [1].
Sông Cu Đê bắt nguồn từ các dãy núi cao phía Tây. Chảy qua Nam Ô và đổ ra vịnh Đà Nẵng. Sông dài khoảng 40 km, lưu vực sông 380 - 400 km2. Chế độ thủy lực của sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, nước biển có thể lấn sâu đến ấp Trương Định.
Sông Tuý Loan gồm nhiều nhánh bắt nguồn từ dãy núi ở phía Bắc và phía Tây Bắc, chảy theo chiều từ Tây sang Đông, rồi đổ vào sông Hàn, tại Cẩm Lệ vào mùa khô mực nước dao động trong khoảng 0.2 - 0.4 m còn về m a mưa từ 0.3 - 0.7 m. Nước sông Tu Loan đang được khai thác để cung cấp cho TP. Đà Nẵng.
Sông Vĩnh Điện là con sông đào nối liền sông Thu Bồn với sông Hàn. Sông có độ dốc không lớn, lòng sông hẹp.
Sông Hàn là hợp dòng của sông Vĩnh Điện và sông Tuý Loan. Sông chảy theo hướng Nam - Bắc qua TP. Đà Nẵng và đổ ra biển.
Vùng nghiên cứu tiếp giáp biển Đông ở phía Đông và phía Đông Nam kéo dài khoảng 20 - 25 km. Mạng thuỷ v n v ng nghiên cứu bị thuỷ triều khống chế. Chế độ triều ở biển Đông, v ng Đà Nẵng và các con sông lớn lên xuống khá phức tạp.
Vùng lập mô hình được mô phỏng với hệ thống ba tầng chứa nước chính là (qh, qp2), qp1 và (ε-o1). Giữa tầng (qh, qp2) và qp1 tồn tại lớp cách nước không liên tục thấm nước yếu (C1). Giữa tầng qp1 và (ε-o1) tồn tại lớp cách nước (C2). Do vậy, mỗi tầng chứa nước có biên và điều kiện biên khác nhau cả trên bình diện và mặt cắt:
a) Tầng chứa nước (qh, qp2):
Trên bình diện tầng chứa nước mô phỏng được khống chế bởi ranh giới lập mô hình, biên tổng hợp (GHB) được gán cho sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Tu Loan và biển Đông. Như vậy trị số mực nước trên các biên này được xác định theo mực nước trung bình quý trên sông. Trị số sức cản thấm C của các đoạn sông và hồ khác nhau được xác định c n cứ vào độ dày trung bình lớp b n cát đáy sông và hệ số thấm thẳng đứng của chúng.
Trên mặt cắt tầng chứa nước mô phỏng tồn tại biên loại II: Q= (giá trị cung cấp thấm - giá trị bốc hơi)x(Diện tích phân bố). Nằm dưới chúng là lớp thấm nước yếu (C1) hay tầng chứa nước qp1 và giữa chúng tồn tại giá trị thấm
xuyên tuỳ thuộc vào sức cản thấm và độ chênh áp lực của các tầng chứa nước với nhau.
b) Tầng chứa nước qp1
Cũng tương tự như tầng (qh, qp2) trên bình diện tầng chứa nước mô phỏng được khống chế bởi ranh giới lập mô hình, biên tổng hợp (GHB) được gán cho biển Đông. Trị số mực nước trên các biên này cũng được xác định theo tài liệu quan trắc trung bình quý của các trạm đo thuỷ v n và các mạng quan trắc Quốc gia. Trị số sức cản thấm C ở biên được xác định c n cứ vào độ dày trung bình lớp b n cát đáy biển tới tầng qp1 và hệ số thấm thẳng đứng của chúng.
c) Tầng chứa nước (ε-o1)
Cũng tương tự như tầng (qh, qp2) và qp1 trên bình diện tầng chứa nước mô phỏng được khống chế bởi ranh giới lập mô hình. Biên tổng hợp (GHB) được gán cho biển Đông. Như vậy trị số mực nước trên các biên này cũng được xác định theo tài liệu quan trắc trung bình quý của các trạm đo thuỷ v n và các mạng quan trắc Quốc gia. Trị số sức cản thấm C ở biên được xác định c n cứ vào độ dày trung bình lớp b n cát đáy biển tới tầng qp1 và hệ số thấm thẳng đứng của chúng.
Hình 4.11 trình bày sơ đồ hệ thống biên tổng hợp của vùng nghiên cứu.
Hình 4.11. Sơ đồ phân bố điều kiện biên mực nước các tầng chứa nước (qh,qp1), qp1, (-O1)