Nghiên cứu tƣơng tác nƣớc mặt nƣớc ngầm vùng Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 59)

Trong những n m gần đây, các tầng chứa nước khu vực Đà Nẵng đã có những biểu hiện cạn kiệt. Theo những kết quả nghiên cứu quy hoạch nguồn nguồn nước đến n m 2020 [4], giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm đã được đề xuất, theo đó công suất khai thác của các bãi giếng tập trung hiện nay sẽ giảm dần khoảng 35% công suất (từ 42000 m3/ngày xuống 27000 m3/ngày). Mặc dù theo các nghiên cứu trước đây trữ lượng nước ngầm tiềm n ng của khu vực có thể biến đổi từ khoảng 57000 m3/ngày đến 150000 m3/ngày [1], tuy nhiên trữ lượng khai thác thực tế còn phụ thuộc vào chất lượng nước và phân bố mạng lưới khai thác trong khu vực. Mặt khác, trên phương diện phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm, coi đây là nguồn nước sạch dự trữ là hết sức quan trọng. Vì vậy việc hạn chế khai thác nước ngầm là một cách để hạn chế sự cạn kiệt tầng chứa nước. Tuy nhiên, để khôi phục lại nguồn nước ngầm, chúng ta cũng cần tính đến việc tương tác với nước mặt (sông, suối, hồ…). Việc đánh giá trao đổi nước mặt nước ngầm là rất quan trọng hiện nay trong vấn đề quy hoạch nguồn nước.

Hình 4.17. Vị trí các giếng khai thác trong khu vực tính toán được mô phỏng trên mô hình.

Bảng 4.4. Quy hoạch khai thác nguồn nước TP. Đà Nẵng đến n m 2020

Địa phương N m 2010 N m 2020

Công suất (m3/ngày) Công suất (m3/ngày)

Hải Châu – Thanh Khê 10000 5000

Sơn Trà 5000 5000

Ngũ Hành Sơn 11357 7000

Liên Chiểu 15076 10000

Tổng lượng khai thác 41433 27000

Trên cơ sở quy hoạch khai thác nguồn nước thành phố Đà Nẵng như bảng 4.4, đặt ra các phương án tính toán như sau:

- Phương án 1: Đánh giá tương tác nước mặt nước ngầm vùng tính toán với phương án khai thác với lưu lượng khai thác tại các giếng không đổi (41433 m3/ngày).

- Phương án 2: Đánh giá tương tác nước mặt nước ngầm vùng tính toán với phương án khai thác theo quy hoạch đến n m 2020 của thành phố Đà Nẵng (27000 m3/ngày). [4]

Hình 4.18. hân v ng tính toán trên mô hình

Tương tác nước mặt nước ngầm được lựa chọn để đánh giá cho 3 phần lưu vực của các sông: Sông Hàn, sông Yên, sông Đô Tỏa,. Trong mô hình, để thuận tiện cho việc tính toán cân bằng nước, các phần nghiên cứu được đánh dấu bằng các phân vùng như trên hình 4.18.

Vùng 2: Khu vực 2 bên bờ sông Hàn từ Cẩm Lệ đến cửa sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng.

Vùng 3: Khu vực 2 bên bờ sông Đô Tỏa, sông Cái và Vĩnh Điện Vùng 4: Khu vực 2 bên bờ sông Cầu Đỏ và sông Yên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài toán tương tác nước mặt - nước ngầm và thử nghiệm áp dụng vào thực tế ở Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)