Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
439,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong vài năm trở lại đây, Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển với những đổi mới và tiến bộ không ngừng. Từ một nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trên thế giới và trong khu vực. Đặc biệt là năm 2004 với kim ngạch xuất khẩu vượt mức 1 tỷ USD, tốc độ tăng 85%- là mức tăng kỷ lục chưa có bất kỳ hàng xuất khẩu nào ngoài gỗ đạt được. Liên tiếp hai năm sau đó ngành gỗ tiếp tục khẳng định vị thế của mình với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 1,6 tỷ USD và năm 2006 đạt 1.9 tỷ USD. Xuất khẩu đồ gỗ đang trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực, tạo bước đột phá trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo ra động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của toàn ngành, cùng với nhận thức về tầm quan trọng của ngành hàng gỗ xuất khẩu chuyên đề lấy đề tài: “ Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ” làm chuyên đề nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: tập trung làm rõ 3 vấn đề •Hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu đồ gỗ •Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ •Đề xuất định hướng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ. 1 + Thực trạng và định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Phạm vi nghiên cứu: đi sâu nghiên cứu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đồng thời trong từng nội dung cụ thể, tiểu luận sử dụng các phương pháp thống kê, diễn giải và so sánh, dự đoán và phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ Chương 3: Phương hướng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 1.1 ĐỒ GỖ VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM 1.1.1 Những đặc điểm của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Đồ gỗ là sản phẩm có nguồn gốc thuần tuý từ tự nhiên Không giống các sản phẩm công nghiệp, đồ gỗ có nguồn gốc thuần tuý từ tự nhiên với chất liệu hoàn toàn từ thực vật.Gỗ sau khi được khai thác, qua các khâu chế biến từ xẻ thô, tạo phôi đến tinh chế qua các công đoạn sử dụng công cụ lao động là cơ khí hay thủ công, thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình đó không làm thay đổi tính chất tự nhiên của gỗ mà chỉ làm thay đổi về hình dáng để thoả mãn một giá trị sử dụng nhất định theo nhu cầu của con người. Cho dù 2 trong đời sống hiện đại, người ta có thể kết hợp chất liệu gỗ cùng các chất liệu khác như vải, da, inox, nhựa nhưng gỗ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và không thể thay thế trong sản phẩm. Đồ gỗ là sản phẩm mang tính nghệ thuật, phản ánh nét đặc trưng văn hoá. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ sử dụng gỗ để làm ra những công cụ, vật dụng thông thường cho sinh hoạt vật chất mà còn sử dụng gỗ để sáng tác nghệ thuật, thoả mãn khát khao sáng tạo, làm giàu thêm đời sống tinh thần. Đó chính là các hoạt động điêu khắc, kiến trúc, thiết kế Đây cũng là giai đoạn con người ghi dấu ấn sâu đậm hơn của mình vào lịch sử và khắc hoạ nên nét đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Các sản phẩm đồ gỗ truyền thống đều mang đậm nét văn hoá của từng dân tộc trên thế giới. Người Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương đều có những sản phẩm gỗ đặc trưng riêng. Nét riêng ấy không chỉ bắt nguồn từ sự khác nhau về văn hoá của từng châu lục mà còn xuất phát từ đặc điểm khác nhau của từng loại cây gỗ ở các vùng khí hậu, đặc điểm sinh trưởng và tính chất của từng chủng loại gỗ. Tuy nhiên, khi thế giới loài người đã đạt đến sự phát triển cao như ngày nay, sự giao thoa văn hoá trong xu hướng hội nhập, tự do hoá thương mại toàn cầu, đồ gỗ không còn dừng lại ở các vật phẩm tiêu dùng thông thường mà được nâng lên thành những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc riêng có của từng quốc gia, từng khu vực. Đồ gỗ là sản phẩm vừa truyền thống, vừa hiện đại Trong cuộc sống hiện đại, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cuộc sống loài người. Bên cạnh xu hướng ưa thích các sản phẩm công nghệ cao như máy vi tính, điện thoại di động, các thiết bị thông minh, tự động hoá, con người càng muốn bảo toàn những giá trị tinh hoa truyền thống của các sản phẩm gỗ. Đồ gỗ vừa mang tính gần gũi với thiên nhiên lại mang đậm nét nghệ thuật sang trọng và quyến rũ. Cuộc sống càng hiện đại con người lại càng muốn quay về 3 với thiên nhiên. Sản phẩm gỗ đáp ứng được cùng một lúc nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại: thân thiện, gần gũi với thiên nhiên mà lại sang trọng, hiện đại, nghệ thuật có tính thẩm mỹ và văn hoá cao. Đồ gỗ đang là mặt hàng có mức tăng trưởng cao và có sức hút mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới đang gia tăng rất nhanh, bình quân 8%/năm. Các thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới tập trung ở các quốc gia phát triển gồm Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Hiện Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ đồ gỗ nhiều nhất thế giới, tiếp theo là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ của thế giới đang phát triển rất nhanh, cả về số lượng và chất lượng. Các quốc gia sản xuất đồ gỗ hàng đầu thế giới hiện nay là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Đức Các nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan cũng đang nổi lên là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ tiêu biểu của thế giới. 1.1.2 Những lợi thế và tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng gia tăng, có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2004 đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam được ghi tên vào “ Câu lạc bộ 1 tỷ USD” và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia. Đồng thời, mặt hàng này giúp tạo lập vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế khi các nhà nghiên cứu đưa Việt Nam vào danh sách “ Top 10 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Châu Á” và “ Top 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Mỹ”. Những lợi thế và tiềm năng cơ bản là: 1.1.2.1 Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá rẻ Việt Nam là một nước đông dân (trên 82 triệu dân) và có dân số trẻ (lực lượng lao động chiếm trên 50%). Hiện cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất- chế biến gỗ với lượng lao động trong toàn Ngành ước tính hơn 250.000 người, chiếm 0,16% lực lượng lao động nhưng lại tạo ra được 3,85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tính trong năm 2004. Do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên chi phí lao động ở Việt Nam tương 4 đối rẻ, chỉ bằng 1/3 giá lao động ở Thái Lan, 1/100 so với lao động ở Châu Âu. Chi phí nhân công trung bình trong Ngành công nghiệp chế biến gỗ đang ở mức 0,2-0,5 USD/ giờ. Lực lượng lao động này rất dồi dào và khéo tay, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ. Chính yếu tố này đã giúp cho hàng Việt Nam có được chất lượng cao tương đối và đủ điều kiện cạnh tranh về giá để bước vào các thị trường như Hoa kỳ, EU và Nhật Bản. Đặc thù trong Ngành chế biến gỗ, nguyên liệu và công nghệ sản xuất chiếm khoảng 60-70% giá trị chế biến, phần còn lại là do tay nghề của người lao động tạo ra. Các sản phẩm của Việt Nam có tính vượt trội về độ tinh xảo so với các sản phẩm sản xuất cùng loại được sản xuất từ Trung Quốc, Malays, Indonesia khi chúng được sản xuất trên cùng một dây truyền công nghệ. Hơn nữa, tay nghề người lao động giúp giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.Trong khi đó, tỷ lệ phế phẩm trong Ngành sản xuất - chế biến sản phẩm gỗ thế giới là khá cao. 1.1.2.2 Giàu tiềm năng về gỗ nguyên liệu Việt Nam có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi nên tài nguyên rừng cực kỳ phong phú với rất nhiều loại gỗ quý. Tuy không thể so sánh về quy mô với những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp của Indonesia, Malaysia nhưng lợi thế về rừng của Việt Nam hơn hẳn Trung Quốc, và nếu xét về chủng loại, chất lượng thì cũng không thua kém gì rừng Indonesia, Malaysia.Năm 1943, tổng diện tích rừng nước ta vào khoảng 14,3 triệu ha. Đặc điểm của gỗ rừng tự nhiên là gỗ cứng, màu sắc, hoa văn đẹp, độ bền cao rất thích hợp cho sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, những năm gần đây Ngành hàng này phát triển quá “nóng” nên tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt. Theo cục phát triển Lâm nghiệp Việt Nam: năm 2001, tổng diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha, với trữ lượng hơn 550 triệu m 3 gỗ và 750 tỷ cây tre nứa, độ che phủ 33,2% và diện tích đất không có rừng vào khoảng 8 triệu ha. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đạt được 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cần tới 3 triệu m 3 gỗ tròn nguyên liệu / năm. Nhưng nhà nước ta đã giới hạn khai thác gỗ rừng tự nhiên chỉ khoảng 300.000 m 3 gỗ mỗi năm trong giai 5 đoạn từ 2000-2010 để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những năm gần đây do gia tăng mạnh xuất khẩu nhà nước đã cho phép khai thác tới 900.000 m 3 như vậy vẫn thiếu hụt khoảng trên 2 triệu m 3 gỗ tròn. Bởi vậy nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu chuyển hướng từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Gỗ rừng trồng có đặc điểm là lớn nhanh, năng suất cao, chóng tái sinh rất thích hợp cho sản xuất các loại ván ghép thanh, ván ép, ván MDF, ván dăm…và làm nguyên liệu cho ngành giấy. Đây là những loại nguyên liệu nhân tạo để sản xuất đồ gỗ công nghiệp xuất khẩu như ván sàn, đồ nội thất, bàn ghế ngoài trời, thay thế một phần cho gỗ tự nhiên. Năm 1998, Chính phủ ta đã ra quyết định về thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng, trồng mới 3 triệu ha rừng kinh tế trong đó có 2 triệu ha rừng lấy gỗ và 1 triệu ha cây công nghiệp (bao gồm cả cao su), nhằm tăng độ che phủ rừng đồng thời tạo nguồn nguyên liệu ổn định đầu vào cho Ngành hàng gỗ. Một tiềm năng lớn đáng chú ý xét vế cơ cấu gỗ có tỷ trọng rất cao về gỗ giá trị như gỗ quế, hương, lim. Việt Nam vẫn tạm nhập nguyên liệu gỗ từ hai nước giàu tiềm năng về gỗ nguyên liệu là Indonesia và Malaysia. Lợi thế của Việt Nam là ở gần hai nước này nên chi phí vận chuyển thấp, cùng là thành viên ASEAN nên thuế suất nhập khẩu ưu đãi hơn các nước khác. 1.1.2.3 Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với đông đảo đội ngũ nghệ nhân có tay nghề tinh xảo Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có 1.400 làng nghề truyền thống trải khắp lãnh thổ Việt Nam trong đó có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống với sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất song hành với Ngành công nghiệp gỗ chế biến. Những làng nghề lớn và nổi tiếng như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Vụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tây), Bích Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định) Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có xu hướng tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Việc phân bổ rộng khắp và khá đồng 6 đều của các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ từ miền Đông Nam bộ đến Trung Trung bộ, gần hệ thống giao thông, đặc biệt là các cảng biển là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển ngành gỗ. Đồ gỗ truyền thống Việt Nam được đánh giá rất cao bởi tính nghệ thuật độc đáo, mang đậm hồn Việt mà phản ánh nét tài hoa duyên dáng riêng có, được bạn bè quốc tế rất ưa chuộng. Đồ gỗ truyền thống của Việt Nam tập trung chủ yếu ở đồ gỗ mỹ nghệ với chất liệu chế tác là các loại gỗ rừng tự nhiên có chất lượng cao từ những loại gỗ quý như trắc bá, lim, giáng hương, cẩm lai, sao, sến, táu…Song giá trị chủ yếu kết tinh trong sản phẩm gỗ mỹ nghệ lại nằm trong lao động nghệ thuật của các nghệ nhân làm ra các sản phẩm. Đó là những nét văn hoa trạm trổ, nét sơn mài, khảm đồi mồi trên sản phẩm, nét vân gỗ được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện trên sản phẩm. Đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam được khách hàng đánh giá là độc đáo, tinh xảo rất đặc trưng, có sức quyến rũ, đậm đà bản sắc văn hoá Việt. 1.1.2.4 Vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) Vùng Tây nguyên rộng lớn với đất đỏ bazan dọc theo dãy Trường Sơn rất thuận lợi cho tăng trưởng và tái tạo rừng, cho nên nguồn rừng tự nhiên mặc dù trữ lượng không cao song do tiềm năng lớn đối với phát triển rừng trồng trong thời gian ngắn nhất là cây cao su, cây pơ-mu, chỉ cần 4 năm tăng trưởng là có thể khai thác trong khi tại Bắc Âu phải cần tới 30 năm. 1.1.2.5 Môi trường đầu tư và kinh doanh chung Mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua gia tăng đáng kể, song song đó là những biện pháp, chính sách tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Chỉ tính riêng trong năm 2005, Việt Nam đã sửa đổi và thông qua 29 luật. Các chỉ tiêu kinh tế khác của Việt Nam cũng khá tốt. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm tới 20% các nguồn vốn đầu tư cần thiết của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đảm bảo đạt trung bình năm trên 7,5%, lạm phát 7 khống chế dưới hai con số, bội chi ngân sách nhà nước kiểm soát dưới 5% GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 60% GDP… theo đánh giá khách quan Việt Nam đã đang và sẽ trở thành một đối tác ít rủi ro hơn đối với đối tác doanh nhân các nước. 1.1.2.6 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh Đồ gỗ đã trở thành một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất quốc gia, đưa Việt Nam thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Xét về năng lực chế biến, hiện nay cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 - 2,5 triệu m3 gỗ tròn/năm phục vụ xuất khẩu (gồm 450 công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu: 120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời, 330 công ty chuyên sản xuất hàng nội thất). Xét về cơ cấu sơ hữu vốn, tham gia vào chế biến gỗ xuất khẩu có 374 doanh nghiệp Nhà nước, 49 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malaysia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… với tổng vốn đăng ký trên 105 triệu USD. Xét về cơ cấu lãnh thổ, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đều tập trung ở 3 vị trí: Thứ nhất, tại các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi về đầu tư công nghệ, hoàn thiện quy trình chế biến, là các trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu của cả nước và khu vực, có các khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động hiệu quả như là Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu Hiện nay, Tp.HCM đã trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn nhất nước, với số doanh nghiệp sản xuất chế biến chiếm trên 50% trong tổng số 2.000 doanh nghiệp và chiếm 70% năng lực chế biến. Tính từ năm 2000 đến năm 2006, nếu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình 45 – 50%/năm, riêng Tp.HCM đạt tốc độ bình quân 70%/năm. Tuy nhiên do phát triển quá nhanh, lao động lành nghề thiếu nghiêm trọng, vay vốn khó khăn, 80% gỗ nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu, rừng chỉ có khoảng 35 nghìn ha (trong khi Đông Nam bộ có gần 1,6 triệu ha) nên mới chỉ có 8 khoảng 25% số doanh nghiệp đổi mới dây chuyền hiện đại, phần lớn đang trong tình trạng bị động, bấp bênh, có nguy cơ thua lỗ (do giá nguyên liệu gỗ tăng nhanh hơn 10% so với giá bán thành phẩm), giá xăng dầu, điện nước tăng vọt Thứ hai, khai thác nguyên liệu tại chỗ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…) Thứ ba, gần các làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống (phía Bắc: khu vực đồng bằng sông Hồng, Bình Dương, Đồng Nai). Xét về quy mô sản xuất-chế biến, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% có số vốn hoạt động dưới 30 tỷ đồng, số lao động dưới 300 người (xét theo qui định của Chính phủ). Tuy nhiên các doanh nghiệp này rất năng động, linh hoạt nắm bắt nhu cầu thị trường. Xét về trình độ chế biến, tình hình chung là các doanh nghiệp đang tập trung đầu tư hiện đại hóa quy trình công nghệ chế biến, kết hợp giữa thủ công và cơ khí dựa vào phương thức thuê mua tài chính Leasing, tuy hiện nay chưa đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn trên 100 container 40 feet/tháng/doanh nghiệp nhưng cũng thoả mãn được phần nhiều yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Xét về cơ cấu sản phẩm gỗ chế biến hướng tập trung vào nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trình độ gia công cao hơn với kỹ thuật áp dụng công nghệ tẩm, sấy trang bị đạt tiêu chuẩn đặt ra của nhà nhập khẩu, chuyên môn hóa theo 4 nhóm: mộc ngoài trời, mộc trong nhà, mộc mỹ nghệ, dăm gỗ. Sắp tới đây Việt Nam sẽ triển khai sản xuất ván nhân tạo để làm hàng xuất khẩu với nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La 15.000m3, MDF Bình Thuận 10.000m3, nhà máy ván dăm Thái Nguyên. 1.2 THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ HOA KỲ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ 1.2.1 Nghiên cứu khái quát về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt gần 13 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 31% GDP toàn cầu. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% GDP, lớn nhất thế giới. Năm 9 2006, Hoa Kỳ xuất khẩu hàng hoá trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, nhập khẩu trị giá 1,8 nghìn tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ liên tục tăng trong các năm gần đây, đạt 3,5% năm 2006, tăng 4 lần so với 0,8% năm 2001. HIện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới, hàng năm nước này nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và gỗ nội thất. Năm 2002 Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng gần 16 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) và 27 tỷ đồ nội thất và đồ gỗ (HTS 94). Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Inductry Research Institure) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Qua bảng 1.1, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của Hoa Kỳ mã HTS 94 nhìn chung tăng qua các năm từ 2001, với mức tăng bình quân giai đoạn 2001-2006 là 12,7% Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và nội thất của Hoa Kỳ mã HTS 94 giai đoạn 2001-2006. Đvt: tỷ USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 23,2 26,7 29,7 33,8 38 47,5 % tăng trưởng 15 11 13,5 11,3 12,5 Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Tình hình đó cũng diễn ra tương tự đối với mã HS-9403 (đồ nội thất bằng gỗ). Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ mã HS-9403 tăng liên tục từ năm 2001 đến nay với tốc độ tăng bình quân khá cao. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ năm 2004 chiếm gần 40% mức nhập khẩu đồ gỗ nội thất toàn cầu (hơn 35,5 tỷ USD). Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đồ gỗ mã HS-9403 của Mỹ giai đoạn 2001-2006 Đvt: tỷ USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 10 11,6 12,8 14,4 16,5 19 % tăng trưởng 16 10,3 12,5 14,6 15,2 Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Phân tích cơ cấu mặt hàng gỗ nhập khẩu của Mỹ cho thấy những mặt hàng 10 [...]... Haverty 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 6 năm trở lại đây đều có mức tăng trưởng tốt với 3 con số, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ký kết và có hiệu lực vào... Nguồn: Tổng cục Hải Quan Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006 Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước Nếu như năm 2001 tỷ trọng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước thì đến năm 2006... hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều Bảng 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Năm Tổng KNXK đồ gỗ của Việt Nam KNXK đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 335 436 567 1.139 1.612 1.933 16,1 44,7 115,5 318,9 479,24 744 ĐVT: Triệu USD Tỷ trọng KNXK đồ gỗ sang Hoa Kỳ trong tổng KNXK đồ gỗ của Việt Nam 5,0 10,3 20,4 28,0... TNHH Futa Việt Nam - Công ty TNHH Tiến Đạt - DN chế xuất Marimitsu Việt Nam - Công ty TNHH sản xuất Đồ mộc Chiến Việt Nam 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.3.1 Thành tựu Trong giai đoạn qua, ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 35 - Đồ gỗ Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu... nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Là thị trường rất lớn và đầy tiềm năng, Hoa Kỳ hiện là điểm thu hút rất lớn đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong số hơn 2.000 doanh nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của nước ta có ước chừng khoảng trên 800 doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ... kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây liên tục tăng cao Nếu như năm 2001, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được 16,1 triệu USD sản phẩm đồ gỗ thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên là 744 triệu USD, tăng gấp 46 lần so với năm 2001 Tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006 là 22% - Đồ gỗ của Việt Nam ngày... ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ những năm 90 Hiện nay, chiếm khoảng 70% các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo phương thức kinh doanh uỷ thác Phần còn lại là xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới 28 khi tiến hành hoạt động xuất khẩu cho mặt hàng kinh doanh của. .. doanh nghiệp Việt Nam sao chép kiểu dáng sản phẩm của nước ngoài mà không có sản phẩm thương hiệu Việt Nam 2.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Trong thời gian qua, ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ sang Hoa Kỳ Hàng loạt các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được thực hiện đồng bộ cả từ... Hoa Kỳ- www.customs ustreas.gov) Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm gỗ đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 24 Trong cơ cấu đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây, nhóm hàng đồ nội thất phòng ngủ luôn có kim ngạch dẫn đầu với tỷ trọng bình quân là 31,17% Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 285 triệu USD tăng 99% so với năm 2005 và chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu. .. hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế rất cao hay phần lớn xuất khẩu trung gian qua Đài Loan, thì nay Việt Nam đã có thể xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ với giá thấp hơn, qua đó giảm được tình trạng bị ép giá và đồng thời dần khẳng định mình là nhà cung cấp sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ đầy tiềm năng so với các nước trong khu vực Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ . TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong. trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ Chương 3: Phương hướng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 1.1 ĐỒ GỖ VÀ. thống hoá lý luận về xuất khẩu đồ gỗ •Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ •Đề xuất định hướng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ 3. Đối tượng và