LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ 3 1.1 Đồ gỗ và khả năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 3 1.1.1 Những đặc điểm của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ 3
1.1 Đồ gỗ và khả năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 3
1.1.1 Những đặc điểm của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu 3
1.1.2 Những lợi thế và tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 5
1.1.2.1 Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá rẻ 5
1.1.2.2 Giàu tiềm năng về gỗ nguyên liệu 6
1.1.2.3 Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với đông đảo đội ngũ nghệ nhân có tay nghề tinh xảo 7
1.1.2.4 Vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) 8
1.1.2.5 Môi trường đầu tư và kinh doanh chung 8
1.1.2.6 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 9
1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu đồ gỗ 10
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu đồ gỗ 10
1.2.2 Lập phương án xuất khẩu đồ gỗ 11
1.2.3 Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ 12
1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ 12
1.2.5 Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ 14
1.3 Thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ 14
1.3.1 Khái quát về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ 14
1.3.2 Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ 16
1.3.3 Những định chế và đòi hỏi của thị trường 17
1.3.3.1 Những vấn đề chung về hải quan 17
1.3.3.2 Quy định về thuế và thuế nhập khẩu 19
Trang 21.3.3.5 Phân tích luật pháp 22
1.3.4 Hệ thống phân phối đồ gỗ trên thị trường Hoa Kỳ 24
1.4 Một số mô hình và kinh nghiệm xuất khẩu đồ gỗ của các nước 25
1.4.1 Trung Quốc 25
1.4.2 Malaysia 28
1.4.3 Indonesia 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ 32
2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam những năm qua 32
2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu 32
2.1.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 34
2.1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ 34
2.1.2.2 Thị trường EU 36
2.1.2.3 Thị trường Nhật Bản 39
2 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 40
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 40
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu 43
2.2.3 Năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 45
2.2.4.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía Nhà nước 49
2.2.4.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía Hiệp hội 51
2.2.4.3 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía doanh nghiệp 52
2.2.5 Hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 54
Trang 33.1 Xu hướng phát triển thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ 64
3.2 Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới 65
3.2.1 Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới 653.2.2 Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 67
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 69
3.3.1 Những giải pháp từ phía Nhà nước 69
3.3.1.1 Giải pháp về nguyên liệu 69
3.3.1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý 73
3.3.1.3 Giải pháp đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường 74
3.3.1.4 Giải pháp về lao hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 75
3.3.1.5 Một số giải pháp khác 76
3.3.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội 77
3.3.2.1 Giải pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp 77
3.3.2.2 Giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại 78
3.3.2.3 Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai 79
3.3.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp 79
3.3.3.1 Nghiên cứu và khai thác thị trường một cách hiệu quả 79
3.3.3.2 Tổ chức hiệu quả nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu 81
3.3.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 82
3.3.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 89
3.3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 91
3.3.3.6 Giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm tạo ra hợp lực trong xuất khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 4Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
2001-2006 42
Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 44
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và nội thất của Hoa Kỳ mã HTS 94 giai đoạn 2001-2006 15
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đồ gỗ mã HS-9403 của Mỹ giai đoạn 2001-2006 15
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 33
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang EU 36
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 39
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ 40
Bảng 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 42
Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ 43
Bảng 2.7: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ 47
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước tađã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định vànâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội.
Trong vài năm trở lại đây, Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trảiqua một giai đoạn phát triển với những đổi mới và tiến bộ không ngừng Từ mộtnước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành mộtnước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trên thế giới và trong khu vực Đặc biệt lànăm 2004 với kim ngạch xuất khẩu vượt mức 1 tỷ USD, tốc độ tăng 85%- là mứctăng kỷ lục chưa có bất kỳ hàng xuất khẩu nào ngoài gỗ đạt được Liên tiếp hai nămsau đó ngành gỗ tiếp tục khẳng định vị thế của mình với kim ngạch xuất khẩu năm2005 đạt 1,6 tỷ USD và năm 2006 đạt 1.9 tỷ USD Xuất khẩu đồ gỗ đang trở thànhmột ngành hàng xuất khẩu chủ lực, tạo bước đột phá trong cơ cấu xuất khẩu củaViệt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo ra động lực tăng trưởng và phát triểnkinh tế quan trọng.
Hiện nay, tuy đồ gỗ Việt Nam đã chiếm được những thị trường trọng điểm củathế giới và thị phần cũng ngày càng tăng, giá trị xuất khẩu tăng 30-40%/năm, nhưngphải thừa nhận rằng các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gỗ của ViệtNam vẫn còn nhiều hạn chế, năng lực từng doanh nghiệp còn yếu, quy mô sản xuấtcòn nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp lại chưađược triển khai Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp chưa làm được những đơn hànglớn, thường bỏ qua các cơ hội làm ăn mang lại lợi nhuận cao Một khó khăn khác,đó là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu.Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sảnViệt Nam, nguyên liệu dùng cho ngành chế biến gỗ hiện mới chỉ đáp ứng được20%, số còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trang 6Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của toàn ngành, cùng vớinhận thức về tầm quan trọng của ngành hàng gỗ xuất khẩu chuyên đề lấy đề tài: “Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ- Thực trạng và giải pháp” làm chuyênđề nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài: tập trung làm rõ 3 vấn đề
Hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu đồ gỗ
sang Hoa Kỳ trong giai đoạn mới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu:
+ Lý luận chung về xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ.
+ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ.- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu xuất khẩu và đẩy mạnhxuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 đến 2010.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làmphương pháp nghiên cứu cơ bản Đồng thời trong từng nội dung cụ thể, luận văn sửdụng các phương pháp thống kê, diễn giải và so sánh, dự đoán và phân tích tổnghợp để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn.
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chialàm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sangHoa Kỳ.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Trang 7Đồ gỗ là tư liệu tiêu dùng truyền thống và rất gần gũi với cuộc sống loài người.
Đồ gỗ là sản phẩm rất gần gũi với cuộc sống với con người trong suốt quátrình phát triển của lịch sử cho đến nay và là tư liệu tiêu dùng rất quen thuộc Theonhững tài liệu đáng tin cậy, ngay từ thời kỳ đồ đá, người ta đã biết dùng cây gỗ đểtạo dựng nơi ở của mình, chế tác gỗ thành những công cụ sinh hoạt, lao động, vũkhí đi săn và chiến đấu Trong quá trình tiến hoá, gỗ và đồ gỗ ngày càng chiếm vị tríquan trọng trong cuộc sống cộng đồng Con người sử dụng gỗ ngày càng rộng rãihơn và với trình độ tinh xảo hơn Khi con người phát minh ra kim loại thì cũng làbước đột phá lớn của công nghệ chế biến gỗ gắn liền với sự phát triển chung củanền văn minh nhân loại Trong cuộc sống hiện đại, đồ gỗ có mặt ở khắp mọi nơi,trong mọi căn nhà, mọi văn phòng, công sở, ở các công trình công cộng, , và là tưliệu sinh hoạt không thể thiếu đối với con người.
Đồ gỗ là sản phẩm có nguồn gốc thuần tuý từ tự nhiên
Không giống các sản phẩm công nghiệp, đồ gỗ có nguồn gốc thuần tuý từ tựnhiên với chất liệu hoàn toàn từ thực vật.Gỗ sau khi được khai thác, qua các khâuchế biến từ xẻ thô, tạo phôi đến tinh chế qua các công đoạn sử dụng công cụ laođộng là cơ khí hay thủ công, thành sản phẩm hoàn chỉnh Tuy nhiên, toàn bộ quátrình đó không làm thay đổi tính chất tự nhiên của gỗ mà chỉ làm thay đổi về hìnhdáng để thoả mãn một giá trị sử dụng nhất định theo nhu cầu của con người Cho dùtrong đời sống hiện đại, người ta có thể kết hợp chất liệu gỗ cùng các chất liệu khácnhư vải, da, inox, nhựa nhưng gỗ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và không thể thay thếtrong sản phẩm.
Trang 8Đồ gỗ là sản phẩm mang tính nghệ thuật, phản ánh nét đặc trưng văn hoá.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ sử dụng gỗ để làm ra nhữngcông cụ, vật dụng thông thường cho sinh hoạt vật chất mà còn sử dụng gỗ để sángtác nghệ thuật, thoả mãn khát khao sáng tạo, làm giàu thêm đời sống tinh thần Đóchính là các hoạt động điêu khắc, kiến trúc, thiết kế Đây cũng là giai đoạn conngười ghi dấu ấn sâu đậm hơn của mình vào lịch sử và khắc hoạ nên nét đặc trưngvăn hoá của dân tộc mình
Các sản phẩm đồ gỗ truyền thống đều mang đậm nét văn hoá của từng dân tộctrên thế giới Người Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương đềucó những sản phẩm gỗ đặc trưng riêng Nét riêng ấy không chỉ bắt nguồn từ sự khácnhau về văn hoá của từng châu lục mà còn xuất phát từ đặc điểm khác nhau củatừng loại cây gỗ ở các vùng khí hậu, đặc điểm sinh trưởng và tính chất của từngchủng loại gỗ.
Tuy nhiên, khi thế giới loài người đã đạt đến sự phát triển cao như ngày nay,sự giao thoa văn hoá trong xu hướng hội nhập, tự do hoá thương mại toàn cầu, đồgỗ không còn dừng lại ở các vật phẩm tiêu dùng thông thường mà được nâng lênthành những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc riêng có của từng quốc gia,từng khu vực.
Đồ gỗ là sản phẩm vừa truyền thống, vừa hiện đại
Trong cuộc sống hiện đại, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ, đặcbiệt là cách mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cuộc sống loàingười Bên cạnh xu hướng ưa thích các sản phẩm công nghệ cao như máy vi tính,điện thoại di động, các thiết bị thông minh, tự động hoá, con người càng muốn bảotoàn những giá trị tinh hoa truyền thống của các sản phẩm gỗ.
Đồ gỗ vừa mang tính gần gũi với thiên nhiên lại mang đậm nét nghệ thuậtsang trọng và quyến rũ Cuộc sống càng hiện đại con người lại càng muốn quay vềvới thiên nhiên Sản phẩm gỗ đáp ứng được cùng một lúc nhiều nhu cầu của conngười trong cuộc sống hiện đại: thân thiện, gần gũi với thiên nhiên mà lại sangtrọng, hiện đại, nghệ thuật có tính thẩm mỹ và văn hoá cao.
Trang 9Đồ gỗ đang là mặt hàng có mức tăng trưởng cao và có sức hút mạnh mẽ trênthị trường thế giới.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới đang gia tăng rất nhanh,bình quân 8%/năm Các thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới tập trung ở các quốcgia phát triển gồm Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản Hiện Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ đồgỗ nhiều nhất thế giới, tiếp theo là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ của thế giới đang pháttriển rất nhanh, cả về số lượng và chất lượng Các quốc gia sản xuất đồ gỗ hàng đầuthế giới hiện nay là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Đức Các nước ĐôngNam Á là Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan cũng đang nổi lên là quốc giaxuất khẩu đồ gỗ tiêu biểu của thế giới.
1.1.2 Những lợi thế và tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng gia tăng, cómặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ Năm 2004 đồ gỗ xuất khẩu của Việt Namđược ghi tên vào “ Câu lạc bộ 1 tỷ USD” và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lựcquốc gia Đồng thời, mặt hàng này giúp tạo lập vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế khi các nhà nghiên cứu đưa Việt Nam vào danh sách “ Top 10 quốc gia xuấtkhẩu đồ gỗ lớn nhất Châu Á” và “ Top 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Mỹ”.Những lợi thế và tiềm năng cơ bản là:
1.1.2.1 Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá rẻ
Việt Nam là một nước đông dân (trên 82 triệu dân) và có dân số trẻ (lực lượnglao động chiếm trên 50%) Hiện cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp, cơ sởsản xuất- chế biến gỗ với lượng lao động trong toàn Ngành ước tính hơn 250.000người, chiếm 0,16% lực lượng lao động nhưng lại tạo ra được 3,85% tổng kimngạch xuất khẩu cả nước tính trong năm 2004.
Do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên chi phí lao động ở Việt Nam tươngđối rẻ, chỉ bằng 1/3 giá lao động ở Thái Lan, 1/100 so với lao động ở Châu Âu Chiphí nhân công trung bình trong Ngành công nghiệp chế biến gỗ đang ở mức 0,2-0,5USD/ giờ Lực lượng lao động này rất dồi dào và khéo tay, có khả năng tiếp thu
Trang 10nhanh khoa học công nghệ Chính yếu tố này đã giúp cho hàng Việt Nam có đượcchất lượng cao tương đối và đủ điều kiện cạnh tranh về giá để bước vào các thịtrường như Hoa kỳ, EU và Nhật Bản Đặc thù trong Ngành chế biến gỗ, nguyên liệuvà công nghệ sản xuất chiếm khoảng 60-70% giá trị chế biến, phần còn lại là do taynghề của người lao động tạo ra Các sản phẩm của Việt Nam có tính vượt trội về độtinh xảo so với các sản phẩm sản xuất cùng loại được sản xuất từ Trung Quốc,Malays, Indonesia khi chúng được sản xuất trên cùng một dây truyền công nghệ.
Hơn nữa, tay nghề người lao động giúp giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao hiệuquả của quá trình sản xuất.Trong khi đó, tỷ lệ phế phẩm trong Ngành sản xuất - chếbiến sản phẩm gỗ thế giới là khá cao.
1.1.2.2 Giàu tiềm năng về gỗ nguyên liệu
Việt Nam có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi nên tài nguyên rừng cực kỳ phongphú với rất nhiều loại gỗ quý Tuy không thể so sánh về quy mô với những cánhrừng nhiệt đới rậm rạp của Indonesia, Malaysia nhưng lợi thế về rừng của Việt Namhơn hẳn Trung Quốc, và nếu xét về chủng loại, chất lượng thì cũng không thua kémgì rừng Indonesia, Malaysia.Năm 1943, tổng diện tích rừng nước ta vào khoảng14,3 triệu ha.
Đặc điểm của gỗ rừng tự nhiên là gỗ cứng, màu sắc, hoa văn đẹp, độ bền caorất thích hợp cho sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Tuy nhiên, những năm gần đây Ngànhhàng này phát triển quá “nóng” nên tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt Theocục phát triển Lâm nghiệp Việt Nam: năm 2001, tổng diện tích rừng chỉ còn khoảng11,3 triệu ha, với trữ lượng hơn 550 triệu m3 gỗ và 750 tỷ cây tre nứa, độ che phủ33,2% và diện tích đất không có rừng vào khoảng 8 triệu ha Theo tính toán của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đạt được 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
đoạn từ 2000-2010 để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Những năm gần
Trang 11sản phẩm gỗ xuất khẩu chuyển hướng từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính sangdựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Gỗ rừng trồng có đặc điểm là lớnnhanh, năng suất cao, chóng tái sinh rất thích hợp cho sản xuất các loại ván ghépthanh, ván ép, ván MDF, ván dăm…và làm nguyên liệu cho ngành giấy Đây lànhững loại nguyên liệu nhân tạo để sản xuất đồ gỗ công nghiệp xuất khẩu như vánsàn, đồ nội thất, bàn ghế ngoài trời, thay thế một phần cho gỗ tự nhiên Năm 1998,Chính phủ ta đã ra quyết định về thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng,trồng mới 3 triệu ha rừng kinh tế trong đó có 2 triệu ha rừng lấy gỗ và 1 triệu hacây công nghiệp (bao gồm cả cao su), nhằm tăng độ che phủ rừng đồng thời tạonguồn nguyên liệu ổn định đầu vào cho Ngành hàng gỗ Một tiềm năng lớn đángchú ý xét vế cơ cấu gỗ có tỷ trọng rất cao về gỗ giá trị như gỗ quế, hương, lim.Việt Nam vẫn tạm nhập nguyên liệu gỗ từ hai nước giàu tiềm năng về gỗ nguyênliệu là Indonesia và Malaysia Lợi thế của Việt Nam là ở gần hai nước này nên chiphí vận chuyển thấp, cùng là thành viên ASEAN nên thuế suất nhập khẩu ưu đãihơn các nước khác.
1.1.2.3 Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với đông đảo độingũ nghệ nhân có tay nghề tinh xảo
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có 1.400 làngnghề truyền thống trải khắp lãnh thổ Việt Nam trong đó có khoảng 342 làng nghềgỗ mỹ nghệ truyền thống với sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất song hànhvới Ngành công nghiệp gỗ chế biến Những làng nghề lớn và nổi tiếng như Vân Hà(Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Vụ, Vạn Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tây), Bích Chu(Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định) Các cơ sở sản xuất,xuất khẩu đồ gỗ có xu hướng tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thànhphố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề Việc phân bổ rộng khắp và khá đồngđều của các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ từ miền Đông Nam bộ đến Trung Trung bộ,gần hệ thống giao thông, đặc biệt là các cảng biển là một trong những yếu tố quantrọng để phát triển ngành gỗ
Trang 12Đồ gỗ truyền thống Việt Nam được đánh giá rất cao bởi tính nghệ thuật độcđáo, mang đậm hồn Việt mà phản ánh nét tài hoa duyên dáng riêng có, được bạn bèquốc tế rất ưa chuộng Đồ gỗ truyền thống của Việt Nam tập trung chủ yếu ở đồ gỗmỹ nghệ với chất liệu chế tác là các loại gỗ rừng tự nhiên có chất lượng cao từnhững loại gỗ quý như trắc bá, lim, giáng hương, cẩm lai, sao, sến, táu…Song giátrị chủ yếu kết tinh trong sản phẩm gỗ mỹ nghệ lại nằm trong lao động nghệ thuậtcủa các nghệ nhân làm ra các sản phẩm Đó là những nét văn hoa trạm trổ, nét sơnmài, khảm đồi mồi trên sản phẩm, nét vân gỗ được bàn tay khéo léo của người thợthể hiện trên sản phẩm Đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam được khách hàng đánh giá làđộc đáo, tinh xảo rất đặc trưng, có sức quyến rũ, đậm đà bản sắc văn hoá Việt.
1.1.2.4 Vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển rừng (rừngtự nhiên và rừng trồng)
Vùng Tây nguyên rộng lớn với đất đỏ bazan dọc theo dãy Trường Sơn rấtthuận lợi cho tăng trưởng và tái tạo rừng, cho nên nguồn rừng tự nhiên mặc dù trữlượng không cao song do tiềm năng lớn đối với phát triển rừng trồng trong thời gianngắn nhất là cây cao su, cây pơ-mu, chỉ cần 4 năm tăng trưởng là có thể khai tháctrong khi tại Bắc Âu phải cần tới 30 năm
1.1.2.5 Môi trường đầu tư và kinh doanh chung
Mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua gia tăng đángkể, song song đó là những biện pháp, chính sách tích cực nhằm cải thiện môi trườngđầu tư trong nước Chỉ tính riêng trong năm 2005, Việt Nam đã sửa đổi và thôngqua 29 luật
Các chỉ tiêu kinh tế khác của Việt Nam cũng khá tốt Vốn đầu tư trực tiếp củanước ngoài chiếm tới 20% các nguồn vốn đầu tư cần thiết của Việt Nam Tốc độtăng trưởng GDP của quốc gia đảm bảo đạt trung bình năm trên 7,5%, lạm phátkhống chế dưới hai con số, bội chi ngân sách nhà nước kiểm soát dưới 5% GDP,kim ngạch xuất khẩu đạt gần 60% GDP… theo đánh giá khách quan Việt Nam đãđang và sẽ trở thành một đối tác ít rủi ro hơn đối với đối tác doanh nhân các nước.
Trang 131.1.2.6 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang trong giai đoạntăng trưởng nhanh
Đồ gỗ đã trở thành một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhấtquốc gia, đưa Việt Nam thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớnnhất ở khu vực Đông Nam Á
Xét về năng lực chế biến, hiện nay cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp chếbiến gỗ với năng lực chế biến 2,2 - 2,5 triệu m3 gỗ tròn/năm phục vụ xuất khẩu(gồm 450 công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu: 120 công ty chuyên sản xuấthàng ngoài trời, 330 công ty chuyên sản xuất hàng nội thất).
Xét về cơ cấu sơ hữu vốn, tham gia vào chế biến gỗ xuất khẩu có 374 doanhnghiệp Nhà nước, 49 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore, ĐàiLoan, Malaysia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… với tổng vốn đăng ký trên 105triệu USD.
Xét về cơ cấu lãnh thổ, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đều tập trung ở 3vị trí:
Thứ nhất, tại các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi về đầu tư công
nghệ, hoàn thiện quy trình chế biến, là các trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu củacả nước và khu vực, có các khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động hiệu quảnhư là Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu
Hiện nay, Tp.HCM đã trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn nhất nước, với sốdoanh nghiệp sản xuất chế biến chiếm trên 50% trong tổng số 2.000 doanh nghiệpvà chiếm 70% năng lực chế biến Tính từ năm 2000 đến năm 2006, nếu kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình 45 – 50%/năm, riêng Tp.HCM đạt tốc độbình quân 70%/năm Tuy nhiên do phát triển quá nhanh, lao động lành nghề thiếunghiêm trọng, vay vốn khó khăn, 80% gỗ nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu, rừng chỉcó khoảng 35 nghìn ha (trong khi Đông Nam bộ có gần 1,6 triệu ha) nên mới chỉ cókhoảng 25% số doanh nghiệp đổi mới dây chuyền hiện đại, phần lớn đang trongtình trạng bị động, bấp bênh, có nguy cơ thua lỗ (do giá nguyên liệu gỗ tăng nhanhhơn 10% so với giá bán thành phẩm), giá xăng dầu, điện nước tăng vọt
Trang 14Thứ hai, khai thác nguyên liệu tại chỗ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Xét về trình độ chế biến, tình hình chung là các doanh nghiệp đang tập trungđầu tư hiện đại hóa quy trình công nghệ chế biến, kết hợp giữa thủ công và cơ khídựa vào phương thức thuê mua tài chính Leasing, tuy hiện nay chưa đáp ứng đượcnhững đơn đặt hàng lớn trên 100 container 40 feet/tháng/doanh nghiệp nhưng cũngthoả mãn được phần nhiều yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Xét về cơ cấu sản phẩm gỗ chế biến hướng tập trung vào nâng cao tỷ trọng sảnphẩm có giá trị gia tăng cao, trình độ gia công cao hơn với kỹ thuật áp dụng côngnghệ tẩm, sấy trang bị đạt tiêu chuẩn đặt ra của nhà nhập khẩu, chuyên môn hóa
theo 4 nhóm: mộc ngoài trời, mộc trong nhà, mộc mỹ nghệ, dăm gỗ
Sắp tới đây Việt Nam sẽ triển khai sản xuất ván nhân tạo để làm hàng xuấtkhẩu với nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDFSơn La 15.000m3, MDF Bình Thuận 10.000m3, nhà máy ván dăm Thái Nguyên.
Như vậy, mục tiêu đến 2010 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷUSD là hoàn toàn có tính khả thi.
1.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu đồ gỗ
Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu đồ gỗ, bao giờ doanh nghiệp cũngphải nghiên cứu thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của mình Đây là việc làm hếtsức quan trọng và cần thiết bởi mặt hàng đồ gỗ đòi hỏi cao về thẩm mỹ cũng nhưđòi hỏi phải phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội, khí hậu…Mục đích của việcnghiên cứu thị trường xuất khẩu là để tìm ra triển vọng bán hàng cho mặt hàng đồ
Trang 15gỗ và phương pháp để thực hiện mục tiêu xuất khẩu đó Đây là quá trình thu thậpthông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kếtluận Những kết luận này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cung cấp để thoảmãn nhu cầu của thị trường, đồng thời, giúp doanh nghiệp biết được xu hướng và sựbiến đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như phản ứng của họ đối với đồ gỗcủa doanh nghiệp mình.
Công tác nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi quan trọng sau đây:+ Nước nào là thị trường có triển vọng đối với đồ gỗ của công ty?
+ Khả năng tiêu thụ đồ gỗ trên thị trường đó.
+ Những quy định và đòi hỏi của thị trường đối với đồ gỗ nhập khẩu?+ Hệ thống phân phối, tiêu thụ đồ gỗ trên thị trường đó?
+ Tình hình cạnh tranh? Có hai phương pháp để nghiên cứu thị trường:phương pháp nghiên cứu tại bàn (bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tưliệu, xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó) và phương pháp nghiêncứu tại hiện trường (bao gồm việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc vớimọi người trên hiện trường) Phương pháp nghiên cứu tại bàn đỡ tốn kém và phùhợp với khả năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường thế giớinhưng mức độ tin cậy lại có hạn Còn phương pháp nghiên cứu tại hiện trường lạingược lại, mức độ tin cậy cao nhưng tốn nhiều chi phí và công tác tổ chức nghiêncứu cũng phức tạp.
1.2.2 Lập phương án xuất khẩu đồ gỗ
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrường đồ gỗ, doanh nghiệp phải lập phương án xuất khẩu cho doanh nghiệp mình.Phương án này là kế hoạch hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu xác định từtrước Nội dung xác định phương án xuất khẩu bao gồm:
+ Đánh giá tình hình thị trường đồ gỗ xuất khẩu, khách hàng và môi trườngxuất khẩu.
+ Lựa chọn mặt hàng đồ gỗ, thời cơ, điều kiện và phương thức xuất khẩu chophù hợp với nhu cầu của thị trường.
Trang 16+ Đề ra mục tiêu cụ thể về mặt hàng, giá cả, thị trường thâm nhập+ Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện.
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
1.2.3 Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ
Trong giao dịch ngoại thương, các bên thường có sự khác biệt về chính kiến,pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, tư duy truyền thống và quyền lợi Sự khác biệt đódẫn đến xung đột và để giải quyết, các bên phải tiến hành đàm phán với nhau.
Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong mộtxung đột nhằm đi tới thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhấtcách xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hoặc nhiều bên.Những vấn đề thường trở thành nội dung của các cuộc đàm phán trong xuất khẩu đồgỗ là: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng,bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả,thanh toán, bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tải,cáctrường hợp bất khả kháng Từ các cuộc đàm phán đó, các bên đi tới thống nhất vềcác điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ và tiếp tục tiến hành việc soạn thảovà ký kết hợp đồng kinh tế.
1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ
Sau khi hợp đồng mua bán đồ gỗ đã được ký kết, doanh nghiệp xuất khẩu phảitổ chức thực hiện hợp đồng đó Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ, doanhnghiệp xuất khẩu phải tiến hành các công việc sau đây:
- Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ):
Tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà một ngân hàng theo yêu cầu của bênmua, cam kết sẽ trả tiền cho bên bán hoặc cho bất cứ người nào theo lệnh của bênbán, khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầuđược quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng – L/C.
- Chuẩn bị hàng hoá: Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ, chủhàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ để chuẩn bị hàng làhợp đồng đã ký với nước ngoài hoặc L/C Công việc chuẩn bị này gồm các khâuchủ yếu sau:
Trang 17+ Thu mua nguyên liệu: Do đặc điểm của mặt hàng đồ gỗ là sản phẩm củangành công nghiệp chế biến, nên để có được sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu,đòi hỏi trước tiên đối với doanh nghiệp là phải có đủ số lượng nguyên liệu (gỗ)cần thiết.
+ Tổ chức chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
+ Đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Trong quá trình vậnchuyển, đồ gỗ cần phải được đóng gói bao bì cẩn thận Yêu cầu chung về bao bìđóng gói là “ an toàn, rẻ tiền và thẩm mỹ” Điều này có nghĩa là: Bao bì phải đảmbảo sự nguyên vẹn về chất lượng và số lượng hàng hoá từ nơi sản xuất đến tayngười tiêu dùng, phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải đảmbảo thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Sau khi đóng gói bao bì xong, phải tiến hành kẻ ký mã hiệu cho hàng hoá Kỹmã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên cácbao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡhoặc bảo quản hàng hoá.
Ký mã hiệu cần phải bao gồm: những ký hiệu cần thiết đối với người nhậnhàng, những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá, những dấuhiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường vận chuyển.
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất,số lượng, trọng lượng, bao bì Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: cơ sở và cửakhẩu, trong đó việc kiểm tra ở cơ sở có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệtđể nhất Còn việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quảkiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.
- Thuê tàu lưu cước (Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF hoặc CFR)- Làm thủ tục hải quan: Gồm 3 bước chủ yếu sau:
+ Khai báo hải quan: Nội dung khai báo gồm: Loại hàng, tên hàng, số lượng,khối lượng, trị giá hàng, tên phương tiện vận chuyển, đơn vị nhập khẩu, phần kêkhai thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tămg…
Trang 18+ Mang hàng đến địa điểm quy định để hải quan kiểm tra thực tế+ Thực hiện các quyết định của hải quan
- Giao hàng lên tàu.
Mặt hàng đồ gỗ thường được vận chuyển bằng đường biển Khi đó, chủ hàngphải tiến hành các công việc sau: Đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải, traođổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng, bố trí phương tiệnđem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu, lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơnđường biển.
- Làm thủ tục thanh toán.
Kết thúc giao hàng người bán sẽ phải làm các thủ tục thanh toán theo đúng yêucầu của ngân hàng phù hợp với phương thức thanh toán lựa chọn Công việc nàychủ yếu liên quan đến lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình chứng từ thanh toáncho ngân hàng trong thời hạn quy định.
1.2.5 Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ
Việc đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ góp phần giúpdoanh nghiệp xuất khẩu xác định chính xác hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũngnhư rút kinh nghiệm về những hạn chế và nhược điểm gặp phải trong quá trình thựchiện hợp đồng xuất khẩu Mặt khác, qua việc đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng,các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có được những hiểu biết và đánh giá được khả năngcủa phía đối tác trong thực hiện hợp đồng.Những kết luận rút ra từ việc đánh giá rấthữu ích và cần thiết cho doanh nghiệp trong việc chuẩn bị và thực hiện các hợpđồng xuất khẩu tiếp theo.
1.3 THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ HOA KỲ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNHHƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ
1.3.1 Nghiên cứu khái quát về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới Tổng sản phẩmquốc nội (GDP) đạt gần 13 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 31% GDP toàn cầu Kimngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% GDP, lớn nhất thế giới Năm2006, Hoa Kỳ xuất khẩu hàng hoá trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, nhập khẩu trị giá 1,8
Trang 19nghìn tỷ USD Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ liên tục tăng trong các nămgần đây, đạt 3,5% năm 2006, tăng 4 lần so với 0,8% năm 2001.
HIện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất hàng đầuthế giới, hàng năm nước này nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và gỗ nội thất.Năm 2002 Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng gần 16 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) và27 tỷ đồ nội thất và đồ gỗ (HTS 94) Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệpđồ nội thất (Furniture Inducstry Research Institure) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽtăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010
Qua bảng 1.1, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của Hoa Kỳ mã HTS 94 nhìnchung tăng qua các năm từ 2001, với mức tăng bình quân giai đoạn 2001-2006 là 12,7%
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ và nội thất của Hoa Kỳmã HTS 94 giai đoạn 2001-2006.
Đvt: tỷ USD
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Tình hình đó cũng diễn ra tương tự đối với mã HS-9403 (đồ nội thất bằng gỗ).Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ mã HS-9403 tăng liên tục từ năm 2001 đến nay với tốcđộ tăng bình quân khá cao Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ năm 2004chiếm gần 40% mức nhập khẩu đồ gỗ nội thất toàn cầu (hơn 35,5 tỷ USD).
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đồ gỗ mã HS-9403của Mỹ giai đoạn 2001-2006
Đvt: tỷ USD
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Phân tích cơ cấu mặt hàng gỗ nhập khẩu của Mỹ cho thấy những mặt hàngnhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ
Trang 20tùng ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế vănphòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS44) Phần lớn nhóm hànggỗ và gỗ chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phầnđược chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu.
Các quốc gia xuất khẩu chủ yếu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ baogồm: Trung Quốc chiếm phần lớn thị phần (khoảng 37%), Canada đứng thứ hai(18%) và Mehico đứng thứ ba (17%).
Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thếgiới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động Tổng số các công ty chếbiến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đó có khoảng 19.000 công ty sản xuấtgỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất Oregon làbang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia là bang sảnxuất đồ gỗ nội thất lớn nhất Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủ động trong việcxuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD Tuy nhiên,trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảmsút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hoá Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỷ giáđô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác.
1.3.2 Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ
Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên haykhông, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giảnvà màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và cácphụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
Phong cách trang trí đóng một vai trò hết sức quan trọng để họ quyết định cónên mua hay không Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiệnđại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó Hàng đồ gỗ chạmkhảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đườngcong, đường uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa Trang trí chủ yếu làcác đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằngđồng Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựngthuốc…Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6
Trang 21ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản…
Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩmđã cũ kỹ đối với bang này nhưng lại bán rất chạy khi chuyển đến bang khác Ngoàira, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng và phân phốitại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác cókhả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời gian giao hàng.Nếu một lô hàngsản xuất mất hai tháng, thì thời gian từ khi đặt hàng đến tay người nhận và tung rathị trường mất khoảng từ 4-5 tháng là quá lâu, nhiều doanh nhân Mỹ yêu cầu rútngắn thời gian sản xuất một lô hàng xuống còn 20-25 ngày.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗcứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn là đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm.Tuy nhiên,theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêudùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích “ tốt gỗ hơn tốt nướcsơn” mà ngược lại “ tốt nước sơn hơn tốt gỗ” Họ không cần các sản phẩm đượclàm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ…mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chílà MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp Để đạt được nướcsơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ khá phức tạp, khó hơn nhiều sovới yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản phẩmhoàn hảo cho thị trường Mỹ có khi phải sơn đến 10 lần.
1.3.3 Những định chế và đòi hỏi của thị trường
1.3.3.1 Những vấn đề chung về hải quan
Nhìn chung hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được phân thành 3 loại chủ yếu: hànghoá để sử dụng ngay, hàng hoá được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh Yêucầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này là như nhau, nhưng thời gian để hoàn tất cácthủ tục hải quan cho mỗi loại là khác nhau.
Để nhập khẩu hàng hoá, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng hay nhàmôi giới hải quan) ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình nhữnggiấy tờ khác gồm: Vận đơn, hoá đơn thương mại của nhà xuất khẩu, bản kê khaihàng hoá chở trên tàu (mẫu hải quan số 7533) hoặc đơn xin và giấy phép đặc biệtcho giao hàng ngay (mẫu hải quan số 3461), phiếu đóng gói
Trang 22Theo quy định của Hải quan Mỹ, sau khi xuất trình các chứng từ trên, hànghoá sẽ được thông quan nếu không có vi phạm gì về pháp luật hoặc hành chính Hồsơ nhập khẩu sẽ được lưu và thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trongvòng 10 ngày làm việc kể từ lúc giải phóng hàng hoá ở trạm hải quan được chỉ định.Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các thủ tục rời bến được cho là quánhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán(HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8% Còn với hàng gỗ nội thất(HS94), thủ tục hải quan không quá khó khăn Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nộithất phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác địnhtrong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu- 19 CRF 141;điều tra Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR –159).
Tất cả hàng hoá được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ Hải quan Mỹcó một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàng ngoại nhậpvào Mỹ Các mặt hàng này phải được dãn nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nướcxuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, ràogỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc vàphải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xoá và lâu bền cùng sản phẩm.Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãn đều được chấp nhận kể cảmác dính Chỉ có một điều kiện duy nhất là mác dính đó phải luôn dính trên sảnphẩm và chỉ có thể bị phá huỷ bởi các hành động có chủ tâm.
Các hàng hoá được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà khôngcó nhãn mác xuất xứ sẽ phải nộp thuế phụ thu hoặc bị phá huỷ theo yêu cầu điềucủa hải quan trước khi đưa vào Mỹ Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vàosản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại Hải quan.Thông thường, trong các trường hợp này mức phạt vào khoảng 10% (áp dụng19CFR 134)
1.3.3.2 Quy định về thuế và thuế nhập khẩu
Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp Đối với đồ gỗ thuộc mã HS44, thuế quanthay đổi từ 0-10,7% Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và 10,7%).Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS 94) đa số là 0% và có một số
Trang 23mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13% (HTS 94043080 và94049085 là 13%).
Một số công ty sản xuất gỗ làm sàn nhà đã phàn nàn về gánh nặng thuế phụthu đánh vào các nhà nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu Cụ thể:
+ Phí xử lý hàng hoá (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến 485USD Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu
+ Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB.
+ Loại khác: Phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan
Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ được đăng trên mạng của Uỷ ban Thương mạiQuốc tế của Mỹ là : www usitc.gov.
1.3.3.3 Các chứng chỉ và tiêu chuẩn của Mỹ đối với mặt hàng đồ gỗ
Ổ rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệsinh dịch tễ Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp Giấy chứngnhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ Quyđịnh này do Văn phòng điều tra sức khoẻ động thực vật ban hành tại các điều khoảncủa 7 CFR 300 và 7 CFR 319 Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đốivới việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.
Hiệp hội ngành gỗ CEI Bois đã chuyển đến ban tư vấn những phàn nàn liênquan đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một số tiêuchuẩn của Mỹ:
+ Gỗ thông xẻ khung: chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được Uỷ bantiêu chuẩn gỗ Mỹ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý của khu vực trồng.
+ Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): Hệ thống ALS yêu cầu kiểm tra kỹ thuậtthiết yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với cấp độ xây dựng.
+ Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải (21tấn/xe chở) Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ, quy định vận tải của Mỹkhông cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn.
Ngoài ra còn những vấn đề khác như: các quy tắc vệ sinh dịch tễ và các yêucầu về chứng chỉ vệ sinh dịch tễ đối với đồ gỗ nội thất được nhồi đệm quá phiềnphức hay các quy định kiểm tra gỗ thông của Mỹ khác với quy định của EU.
Các công ty nhập khẩu chủ yếu phàn nàn về các quy tắc phân loại gỗ Chương
Trang 24trình phân cấp gỗ này do Uỷ ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ (ALSC) thực hiện Uỷ ban nàybao gồm các nhà sản xuất, phân phối, sử dụng và người tiêu dùng, hoạt động nhưmột uỷ ban thường trực về tiêu chuẩn gỗ thông của Mỹ (tiêu chuẩn sản phẩm tựnguyện PS 20) Uỷ ban này cũng phụ trách quản lý các chương trình uỷ nhiệm phânloại cấp bậc gỗ được sản xuất theo PS20 Hệ thống tiêu chuẩn gỗ của Mỹ (ALS) làmột bộ phận thống nhất của nền kinh tế công nghiệp gỗ, là cơ sở cho giao dịchthương mại của tất cả các loại gỗ thông tại khu vực Bắc Mỹ Hệ thông này cũng đưara các tiêu chuẩn chấp thuận gỗ và giá trị kiểu dáng gỗ thông qua việc xây dựng mộtbộ luật chung cho toàn liên bang.
Như đã ghi nhận ở trên, chức năng của hệ thống ALS là để đảm bảo các tiêuchuẩn gỗ thông của Mỹ Uỷ ban ALSC theo thủ tục phát triển các tiêuc chuẩn hànghoá một các tự nguyện của Bộ Thương mại Mỹ, thông qua quá trình đồng thuận sẽthiết lập các tiêu chuẩn kích cỡ, các khoản điều tra, các chính sách, các yêu cầu dánnhãn phân loại và các chế tài cho chương trình chứng nhận Các hoạt động trênđược Uỷ ban ALSC thực hiện hoặc thông qua khuôn khổ do ALSC, PS20 và Uỷban quy tắc phân loại quốc gia(NGRC) thành lập Uỷ ban NGRC là một cơ quan cóthẩm quyền hoạt động theo quyết định của ALSC trong một số lĩnh vực cụ thể liênquan đến việc đảm bảo các quy tắc phân loại quốc gia cho hàng gỗ kích thước lớn.
Thậm chí nếu các tiêu chuẩn của ALDS có vẻ như không bắt buộc thì các nhàxuất khẩu hàng vào Mỹ cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Mỹ đểtiêu thụ hàng hoá của mình tại Mỹ Việc tôn trọng các tiêu chuẩn này sẽ gây ra cácchi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì họ sẽ phải tiền hành những bướcthử nghiệm mới và phải lắp đặt máy móc mới.
Theo chính sách đối với gỗ ngoại nhập của ALSC, các văn phòng công tynước ngoài có thể được chứng nhận, phân loại hàng gỗ Đối với gỗ có nguồn gốcnước ngoài được phân loại theo hệ thống ALSC Việc phân loại phải được thực hiệntrên cơ sở các thủ tục đã được ALSC quy định và các quy định phân cấp quốc giacho gỗ có kích thước lớn hoặc quy tắc phân loại do Văn phòng hoạch định quy tắcMỹ ban hành.
Trang 25Cùng với chương trình chứng nhận gỗ chưa được xử lý, Uỷ ban ALSC cũngquản lý chương trình dán nhãn chất lượng cho gỗ đã qua xử lý được sản xuất theotiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Mỹ ban hành và giám sát, chương trình dán nhãngỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gốc công nghiệp do Hiệp ước bảo vệ gỗquốc tế quy định Từ tháng 7/2001, chương trình đóng gói gỗ không có nguồn gỗcông nghiệp đã được áp dụng
Theo một số công ty, cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩnphân loại của Mỹ Để có thể xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Mỹ, các tiêu chuẩncủa Mỹ yêu cầu tiệt trùng cụ thể và các thiết bị để tiệt trùng lại rất đắt Hơn thế, máymóc thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Mỹ uỷ quyền kiểm tra Các công tythường miễn cưỡng xuất trình kỹ thuật này bởi họ không biết liệu công việc kinhdoanh của mình với Mỹ có thành công hay không Canada cũng áp dụng quy địnhtương tự và chính tình trạng này đã làm hạn chế việc xuất khẩu của các nước vào thịtrường Bắc Mỹ.
+ Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối
+ Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đếm(kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm)
Liên quan đến đồ nội thất gia đình, Uỷ ban Thương mại Liên bang đã thôngqua một hướng dẫn cho ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng Hàng nội thất và các bộphận của nó phải tuân thủ với các quy định cụ thể với mục đích bảo vệ người tiêudùng Hướng dẫn này dự báo từng nhãn hàng hoá cụ thể miêu tả đồ gỗ và hàng nháicũng như nhãn hiệu liên quan đến đặc điểm của hàng hoá Nhãn hiệu cần chứa đựng
Trang 26các thông tin về kiểu dáng và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá Hướng dẫn này cũngđiều chỉnh việc sử dụng một số thuật ngữ cụ thể Thông tin đầy đủ của cuốn hướngdẫn này có thể tham khảo trên website của Uỷ ban Thương mại liên bang Các quyđịnh này không bắt buộc phải tuân thủ đối với thủ tục Hải quan nhưng phải tuân thủnếu muốn bán hàng tại Mỹ.
Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ sungmột số yêu cầu đối với hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) Các nhà nhậpkhẩu hàng nhồi đệm cần phải chú ý rằng một số nước đã quy định dán nhãn bổ sungđối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng khác của đồ gỗ nội thất.
1.3.3.5 Phân tích luật pháp
Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:
HTS 44: gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ
vun, mạt gỗ, gỗ làm đưòng ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ,gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng, v.v.vvà các đồ dùng dụngcụ bằng gỗ, như mắc áo, đồ gỗ nhà bếp.v.v
Đối với danh mục này việc nhập khẩu phải:
+ Phù hơp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám định hàngtại cảng đến.
+ Phù hợp với luật liên bang về sâu bệnh ở cây.+ Phù hợp với luật cách ly và kiểm dịch.
+ Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại liên bang (FTC) và Hộiđồng an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng)
+ Phù hợp với các quy định về lập hoá đơn (đối với một số hàng gỗ)
+ Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phépxuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi(nếu là gỗ quý hiếm).
+ Nhập vào cửa khẩu/cảng theo địa chỉ của FWS và phù hợp với các quy địnhcủa FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu
Trang 27thuộc loại quý hiếm)
+ Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA.
+ Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên ngoàicontainer tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xácchủng loại gỗ.
Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá thuộc nhómHTS44:
điều hành
HTS 94: Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh viện;
các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường, tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tấm ngănxây dựng làm sẵn …Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ, nhựa,hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác.
Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải:
+ Phù hợp các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban An toàn tiêu dùng(CPSC) về an toàn tiêu dùng
+ Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn chống cháy theo luật về vải dễcháy FFA.
+ Đối với đồ thắp sáng gia dụng phải phù hợp các tiêu chuẩn Underwriter’s
Trang 28Laboratory (UL),do CPSC quản lý
+ Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định của TFPIA xác định vềnguồn gốc vải.
Số văn bản Loại biện pháp sử dụng Các cơ quan nhànướcđiều hành15 USC 1191-1204 Luật về hàng dệt may dễ cháy FTC, CPSC, USCS15 USC 1263 Quy chế an toàn tiêu dùng FTC, CPSC, USCS15 USC 70-77 TFPIA-Luật về hàng dệt may FTC, CPSC, USCS16 CFR 1610,1611,1615,1616,1630,1632 Tiêu chuẩn hàng dệt may dễ cháy FTC, CPSC, USCS
19 CFR 11.12b, 16 CFR 303 et seq Quy chế về nhãn mác hàng
1.3.4 Hệ thống phân phối đồ gỗ trên thị trường Hoa Kỳ
Theo thống kê của tạp chí Furniture Today, tại thị trường nội thất Hoa Kỳ cókhoảng 69 kênh phân phối chia thành 11 nhóm: Nhóm các cửa hàng nội thất chính;- Nhóm các cửa hàng đồ nội thất dành cho các phân khúc chuyên biệt; - Nhóm cácnhà phân phối, nhà bán sỉ; - Nhóm cửa hàng chỉ dành cho các thành viên; - Nhómphục vụ mua sắm tại nhà; - Nhóm phục vụ mua sắm thông qua các hình thức thươngmại điện tử; - Nhóm cho thuê; - Nhóm kinh doanh tổng hợp; - Nhóm thiết kế, trangtrí nhà; - Nhóm kinh doanh hàng second-hand; - Nhóm các cửa hàng không chuyênvề hàng trang trí nội thất
Bán lẻ là kênh phân phối lớn nhất ở Hoa Kỳ: doanh thu của 100 nhà bán lẻ lớnnhất Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% doanh thu toàn liên bang, doanh thu của các chuỗicửa hàng nội thất chiếm khoảng 30%, doanh thu bán đồ nội thất của các siêu thị lớnnhư Wal-Mart, Sears, K-Mart và Target chiếm khoảng 5% và doanh thu của các cửahàng bách hoá chiếm khoảng 4-5%
Các nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất Hoa Kỳ bao gồm: Rooms-To-Go, Pier One,Ethan Allen, Berkshire-Hathaway Group, IKEA, La-Z-Boy, Levitz Furniture,Ashley Home, American Signature và Haverty
Trang 291.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA CÁC NƯỚC
Cho đến nay, các nước Châu Á trước hết là Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippin đã chiếm giữ những vị trí cạnh tranhchiến lược trên các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, nổi bật nhất là Trung Quốc,Malaysia, Indonesia…với những bài học thành công nhất định về xuất khẩu đồ gỗ,là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam
1.4.1 Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc có số dân lớn nhất thế giới gần 1,3 tỷ người, GDP đạttrên 3.200USD/ người/năm; tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trên 8% làcường quốc xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới đáp ứng 20% nhu cầu gỗ toàn cầu; xuấtkhẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đạt 8,3 tỷ USD chiếm 53,3% kim ngạchnhập khẩu gỗ của Mỹ Năng lực chế biến gỗ của Trung Quốc rất lớn Hiện nayTrung Quốc đã có trên 50 nghìn cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công, doanhsố hàng năm đạt gần 20 tỷ USD Thành công của Trung Quốc có được là bởi:
Thứ nhất, phát huy cao các lợi thế cạnh tranh: tài nguyên rừng giàu thứ 3 thế
giới sau Liên Xô cũ và Mỹ; đội ngũ nhân công đông đảo với chi phí giá rẻ giàu kinhnghiệm về chiếm lĩnh thị trường; tinh xảo về mỹ nghệ gỗ.
Thứ hai, Phát huy cao nội lực của Ngành chế biến gỗ xuất khẩu từ thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, tiếp nhận công nghệ chuyển giao Hiện nay các doanh nghiệpFDI đóng góp khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc với tốc độ tăngtrưởng tới 40%/năm.Chính sách ưu đãi của Chính phủ; sản phẩm xuất khẩu đạt trên70% doanh thu được giảm 50% thuế lợi tức hàng năm, nếu áp dụng công nghệ tiêntiến được giảm tiếp 50% trong 3 năm so với các doanh nghiệp cùng loại nhưngkhông có công nghệ cao; thời hạn dự án có thể kéo dài 50 năm, đẩy nhanh tiến độđiều chỉnh giá phí dịch vụ theo hướng giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tư.
Thứ ba, khuyến khích Hoa kiều đầu tư vào trong nước, đẩy mạnh quảng bá sản
phẩm qua hoạt động giao lưu văn hoá, triệt để tận dụng hệ thống phân phối tiêu thụhàng hoá rộng lớn của Hoa kiều phủ khắp toàn cầu.
Thứ tư, Chính phủ và Hiệp hội Ngành nghề Trung Quốc đưa ra những định
Trang 30hướng rõ ràng trong chiến lược gia tăng thị phần đồ gỗ của mình tại các nước, cóchính sách đầu tư mạnh cho công tác xúc tiến thương mại, đưa Trung Quốc thànhtrung tâm thu hút sự quan tâm của các nhà nhập khẩu qua các hội chợ chuyên ngànhhàng năm với quy mô lớn Hơn nữa, Hiệp hội Ngành nghề Trung Quốc còn đóngvai trò quan trọng trong điều tiết sản xuất để tránh vấp phải các rắc rối về thươngmại và đặc biệt là rất thành công trong đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại,các vụ kiện bán phá giá.
Thứ năm, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đào tạo lao động bằng hình thức
cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp rất có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu về laođộng của toàn ngành Chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũynguyên vật liệu cho nền kinh tế, giải quyết vấn đề nguyên liệu cho Ngành côngnghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, đồng thời nghiêm cấm đầu cơ tư nhân và sự hỗ trợvề vốn, về các điều kiện sản xuất như điện, nước, mặt bằng…nhờ vậy kim ngạchxuất khẩu tăng nhanh và chiếm trên 30% thị phần gỗ nội thất ở Mỹ Chính vì thế màChính phủ Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ khởi mặt hàng nộithất Trung Quốc lên gần 200% từ tháng 4/2004.
Thứ sáu, lựa chọn chất lượng như công cụ quyết định thắng thế cạnh tranh trên
thương trường sau giai đoạn cạnh tranh bằng giá thấp.Trước năm 2000, tăng trưởngxuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu dựa vào tăng số lượng và giá thấp 90% cáchàng hoá nổi tiếng trên thế giới là sản phẩm của các nước phát triển, các nước côngnghiệp mới.Trong 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu thế giới không có mặt hàng nàocủa các nước đang phát triển Đây là vấn đề “nhức nhối” đối với cả doanh nghiệp vàChính phủ Tháng 8/1989, tại Bắc Kinh đã triệu tập Hội nghị Nâng cao uy tín củaNgành Ngoại thương lần thứ nhất với nguyên tắc chỉ đạo “ Lấy chất lượng, uy tínlàm đầu” Năm 1990, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định triển khai hoạt động “chất lượng, hiệu quả” trên toàn quốc Tháng 10/1990 Cục kiểm nghiện hàng hoáNhà nước và Bộ Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc ra Thông tư “ Hệ thốngchất lượng của các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu” và yêu cầu thực hiện nghiêmtúc tiêu chuẩn ISO đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Từ
Trang 31ngày 1/3/2002 Chính phủ Trung Quốc thực thi các biện pháp quản lý đánh giá hệthống chất lượng các xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu với 5 cấp độ từ thấpđến cao: kiểm tra chất lượng; cải tiến chất lượng toàn công ty
Thứ bảy, phân đoạn chuẩn thị trường xuất khẩu theo hướng trụ vững trên thị
trường nội địa- củng cố thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản- tìm kiếm thị trường mới,tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường nhất định Cho đến nay Trung Quốcđã thiết lập quan hệ buôn bán với 277 nước và khu vực.Tuy nhiên, vẫn tập trungxuất khẩu vào 4 nước và khu vực là Mỹ, Nhật Bản, EU và Hồng Kông.
Thứ tám, lựa chọn chuẩn sản phẩm xuất khẩu theo hướng ưu tiên tuỳ theo nhu
cầu thị trường phù hợp với từng giai đoạn và dựa trên lợi thế so sánh quốc tế, khôngxuất khẩu bừa bãi gây lãng phí hoặc không hiệu quả Trung Quốc chia chiến lượcxuất khẩu thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơchế sang các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động; giai đoạn 2 xuấtkhẩu các thành phẩm công nghiệp nặng- hoá chất; giai đoạn 3 xuất khẩu các sảnphẩm sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.
Thứ chín, linh hoạt hoá điều tiết tỷ giá để kích thích xuất khẩu theo cơ chế
thống nhất và thả lỏng theo thị trường, dãn rộng biên độ giao dịch của đồng NDT sovới đồng USD từ mức 3% hiện nay tiến tới 4-5%; hạn chế sự tăng giá của đồngNDT trong thời gian dài, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia
Thứ mười, chủ động gia nhập WTO để liên thông thị trường toàn cầu, hoàn
thiện cơ chế quản lý Ngoại thương theo hướng chuẩn tắc WTO bành trướng xuấtkhẩu hơn nữa Với sự nỗ lực rất lớn gia nhập chính thức WTO ngày 10/12/2001Trung Quốc muốn dùng thể chế luật lệ thương mại cạnh tranh toàn cầu để làm đònbẩy và sức ép thúc đẩy cải cách kinh tế toàn diện, trước hết là cải cách ngân hàngnhà nước để giải phóng nguồn vốn cho xuất khẩu
1.4.2 Malaysia
Tính đến nay Malaysia vẫn là nước xuất khẩu gỗ tròn lớn nhất thế giới: chiếm1/3 tổng khối lượng toàn cầu Với số dân chỉ có hơn 22 triệu người, GDP/ ngườivượt trên 10 ngàn USD nhưng Malaysia đã đạt được giá trị xuất khẩu lớn trên 80 tỷ
Trang 32USD/năm, trong đó xuất khẩu gỗ chiếm 7,3 % với tốc độ tăng trưởng hàng năm kháổn định từ 10-14% Xuất khẩu sản phẩm gỗ là một trong những thành công quantrọng của Malaysia hướng theo mục tiêu của Chiến lược “CNH-HĐH hướng vàoxuất khẩu” Những bài học thành công cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kiên trì theo đuổi một hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt và
một chính sách phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu rất hiệu quả, nổi bậtlà Chương trình Phát triển Công nghiệp (IMP) được đưa ra lần đầu tiên vào năm1985, lần thứ hai cho giai đoạn 2996-2005 với mục tiêu đưa Malaysia trở thànhtrung tâm sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ chất lượng cao trên thế giới.
Tuy nhiên, chi phí nhân công tăng cao khiến cho các mặt hàng gỗ xuất khẩucủa Malaysia kém cạnh tranh hơn so với đối thủ lớn là Trung Quốc, và nạn xuấtkhẩu gỗ thô trái phép khiến cho khả năng đảm bảo nguồn nguyên liệu giá rẻ trongnước bị ảnh hưởng Theo một số chuyên gia, nếu Malaysia cứ tiếp tục phát triểnhướng xuất khẩu gỗ cao su như trước đây thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cungcho nước này và giá nguyên liệu thô tăng lên
Thứ hai, đưa ra nhiều giải pháp can thiệp tình trạng tăng giá nhằm tạo khả
năng cung cấp cấp gỗ Chính phủ đang dự định ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗcao su với mục đích tiết kiệm được 10% giá nguyên liệu thô trong thời gian tới vàkhuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động trồng rừngcao su.
Thứ ba, đang đặt ra những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng xuất
khẩu gỗ trái phép mà chủ yếu đang hoành hành giữa biên giới Kalimantan-Sarawakcủa Indonesia và Malaysia, Malaysia đã tiến hành thoả thuận buôn bán gỗ công khaithông qua hai nước tại các cảng quy định Biên bản thoả thuận gỗ được bán qua cáccảng không thuộc quy định thì bị coi là bất hợp pháp.
Thứ tư, các doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện chất lượng và mẫu mã,
nhằm vào các sản phẩm kỹ thuật cao, chuyển từ lượng sang chất và tập trung vào
Trang 33các thị trường trung và cao cấp như nhắm đến thị trường đấy tiềm năng là EU cósức tiêu thụ lớn nhưng rất khó tính.
Thứ năm, chuyển dần sang nhập khẩu gỗ nguyên liệu mà chủ yếu là gỗ cứng
của Mỹ và Châu Âu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu chuyênphục vụ cho thị trường cao cấp EU và Mỹ, nhằm giảm áp lực sử dụng quá mứcnguồn nguyên liệu gỗ cao su trong nước vốn cần cho mục tiêu phát triển lâu dài.
Thứ sáu, chủ động phát huy cao lợi thế rừng tập trung cho xuất khẩu gỗ, đồng
thời coi trọng phát triển bền vững môi trường, tài nguyên rừng Diện tích rừng tựnhiên của Malaysia chiếm 61,5% tổng diện tích đất của nước này đã được quyhoạch tổng thể dài hạn với chế độ kiểm tra gắt gao Đồng thời, Chính phủ rất chútrọng tới mở rộng diện tích trồng rừng, cao su, cọ , dừa…khoảng trên 5 triệu ha.Những năm gần đây do dài nguyên rừng cạn nhanh, Malaysia đã chuyển hướng xuấtkhẩu gỗ tròn sang xuất khẩu gỗ xẻ, gỗ dán tạo nên giá trị gia tăng của sản phẩmđồng thời giải quyết công ăn việc làm Năm 2002 Malaysia có khoảng 5,5 nghìnnhà máy chế biến gỗ, trong đó có hơn 1.000 nhà máy xẻ gỗ, 177nhà máy sản xuấtgỗ dán, 334 nhà máy sản xuất gỗ tạo khuôn, giải quyết công ăn việc làm cho gần350.000 lao động trực tiếp Năm 1999 Malaysia đã thành lập Hội đồng Chứng nhậngỗ của quốc gia (MTCC) để cấp chứng chỉ cho các công ty, tổ chức tham gia vàokhai thác rừng đảm bảo rằng nguyên liệu gỗ được khai thác từ những cánh rừng đãđược quốc gia quản lý một cách bền vững.
Thứ bảy, Chính phủ luôn hướng tới khuyến khích tối đa xuất khẩu gỗ chế biến
theo các chính sách cụ thể sau: không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗnguyên liệu, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ tạo khuôn từ gỗ tròn thuế xuất khẩu 15%; bãi bỏ hạnngạch xuất khẩu kể từ ngày 1/2/2002 đối với gỗ xẻ cao su để giành lại hai thị trườngViệt Nam và Trung Quốc vì hai thị trường này đã chuyển sang nhập khẩu gỗ từThái Lan, Indonesia từ năm 1998 sau khi Chính phủ nước này thi hành hạn ngạch.Hiện nay, Chính phủ Malaysia chỉ quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn ở mức 5triệu m3 gỗ/năm.
Trang 34Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã đem lại kết quả tích cựccho Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Malaysia, giảm chi phí sản xuất, thu hútmột lượng vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo cầu nối cho bước tiếp thu công nghệ,tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, và đưa Ngành chế biến và xuất khẩugỗ trở thành Ngành chủ đạo trong nền kinh tế.
1.4.3 Indonesia
Tổng diện tích rừng của Indonesia là 144 triệu hécta, trong đó 49 triệu héctađược bảo vệ nghiêm ngặt, 30 triệu được quy hoạch để trồng rừng, và 64 triệu héctacòn lại dùng làm khu khai thác và chế biến cho các công ty sản xuất và chế biến.Năm 1993, Ngành gỗ đứng thứ hai ngay sau Ngành công nghiệp dầu khí và gas, thuđược nhiều lợi nhuận nhất từ xuất khẩu Các chính sách áp dụng thành công nướcnày là:
Thứ nhất, năm 1980, Indonesia ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế
biến nhằm khuyến khích các nhà sản xuất Đài Loan và Hàn Quốc thiết lập cơ sở sảnxuất ngay tại Indonesia Kết quả xuất khẩu gỗ chế biến năm 1993 đạt 6,5 tỷ USD,trong đó gỗ dán đạt 5,63 tyUSD giúp Indonesia kiểm doánt 90 đến 95% thị trườnggỗ dán nhiệt đới thế giới Đây là nước sản xuất gỗ dán nhiệt đới lớn nhất thế giới vàchiếm hơn 2/3 lượng nhập khẩu gỗ nhiệt đới của Mỹ.
Thứ hai, môi trường kinh doanh quốc tế của khối tư nhân được cải thiện đáng
kể Chính phủ có những cải cách nhằm cắt giảm chi phí và thời gian do những chậmtrễ liên quan đến hải quan, vận chuyển đường biển, kiểm tra và lưu trữ hàng tạicảng Thêm vào đó, khung thuế cũng được xem xét lại nhằm giảm mức thuế biên,và tiêu chuẩn hoá phần doanh thu đánh thuế.
Thứ ba, những quy định về xuất nhập khẩu được hợp lý hoá và tập trung ưu
tiên, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa làm hàng xuất khẩu gỗ, trước hết đối phóvới những bất lợi tài chính và tín dụng Các công ty nhập khẩu trong nước chưađược cấp giấy phép gia hạn trong 5 năm hoặc tạm thời trong vòng 2 năm, trong khi
Trang 35các công ty nước ngoài chỉ được cấp phép nhập khẩu nguyên vật liệu và trang thiếtbị cho dây truyền sản xuất của chính công ty đó trong một khoảng thời gian cụ thể.
Những biện pháp can thiệp của Chính phủ Indonesia đã tác động tích cựcđến Ngành công nghiệp gỗ phát triển nhanh- mạnh, giúp giữ vững nguồn nguyênliệu, cải thiện công nghệ, gia tăng giá trị kinh tế hoạt động xuất khẩu sản phẩmqua chế biến.
Trang 362.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua ngành hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã chuyểnbiến căn bản về chất từ chỗ chủ yếu chỉ xuất khẩu gỗ thô khai thác từ rừng tựnhiên chuyển sang xuất khẩu sản phẩm gỗ đã qua chế biến và tinh chế từ nguồn gỗnhập khẩu và gỗ rừng trồng (chiếm hơn 80% nguồn nguyên liệu gỗ làm hàng xuấtkhẩu) Trên 2.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm đồ gỗđã tạo việc làm cho hơn 200.000 lao động từ các khâu trồng rừng nguyên liệu, chếbiến gỗ, dịch vụ Trong cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất chế biếngỗ xuất khẩu có quy mô khá, đa phần tập trung ở phía Nam và các làng nghề ởphía Bắc.Kết thúc năm 2006 ngành công nghiệp chế biến gỗ xếp hàng thứ 5 về giátrị xuất khẩu chỉ sau dầu thô, dệt may, thuỷ sản và dầy dép và mang về gần 2 tỷUSD cho Việt Nam.
Các nhân tố chính làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ViệtNam trong giai đoạn 2001-2006; sự năng động và hợp lý trong điều chỉnh chínhsách quản lý và khuyến khích sản xuất- chế biến - xuất khẩu sản phẩm gỗ của Nhànước và Chính phủ Việt Nam như kêu gọi đầu tư trồng rừng, hỗ trợ tín dụng, xúctiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi nhập khẩu nguyên liệu gỗ; phát triển các cơsở chế biến; quan tâm áp dụng công nghệ hiện đại; kết hợp lợi thế về nhân công rẻ,tính thủ công truyền thống của các làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống; mở nhanhthị trường xuất khẩu với 120 nước trong đó đã định hình rõ thị trường trọng điểmMỹ, Nhật Bản, EU (tốc độ tăng kim ngạch 120-160% trong những năm qua); đónđầu được những cơ hội vàng về gia tăng nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ Châu Á của thếgiới (ưa chuộng sản phẩm mang tính thủ công cao, nét đặc trưng văn hoá riêng,không quan tâm nhiều đến thương hiệu cao cấp như trước )
Trang 37Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn 1996-2006
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu bảng thống kê trên về tình hình xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam giaiđoạn từ 1996 đến 2006 ta có thể chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn từ 1996 đến 2000: Nhìn chung trong giai đoạn này, kim ngạch xuấtkhẩu đồ gỗ tuy khá cao nhưng tăng trưởng chưa ổn định Một trong những nguyênnhân chính là Việt Nam mới gia nhập thị trường xuất khẩu gỗ thế giới, nên chưa cónhiều kinh nghiệm Ngành gỗ mỹ nghệ đã có từ lâu đời nhưng công nghiệp sản xuấtđồ gỗ xuất khẩu vẫn còn non trẻ Thời gian này, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗxuất khẩu Việt Nam chưa được đầu theo chiều sâu, các doanh nghiệp chế biến gỗmới bắt đầu nhận thức được tiềm năng và cơ hội phát triển ngành chế biến gỗ xuấtkhẩu nên chưa thực sự mạnh dạn đầu tư Bên cạnh đó ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á làm sức mua giảm hẳn vì giá các mặthàng Việt Nam trở nên cao hơn so với các nước khu vực phá giá đồng tiền; chấtlượng sản phẩm kém hẳn vì khai thác chưa đúng tuổi so với sản phẩm gỗ củaMalaysia, Thái Lan, Indonesia Đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ thi hành Quyếtđịnh 28/TTg ngày 13/01/1997 về việc cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, thancủi, lâm sản nhóm A, ván sàn tinh chế nhóm IIA, gỗ sơ chế, song mây nguyên liệu.
Giai đoạn 2001-2006: Nhờ sự năng động và hợp lý trong điều chỉnh và đưa ra
Trang 38các quyết định nới lỏng cơ chế quản lý khuyến khích xuất khẩu gỗ như: Quyết địnhsố 65/1998/QĐ-TTg về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và việc nhập khẩunguyên liệu gỗ, lâm sản; Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg ngày 16/07/1999 của Thủtướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.Trong giai đoạn này tốc độ kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng năm sau cao hơn nămtrước đạt trung bình trên 40%/năm Từ năm 2004 đến nay, xuất khẩu đồ gỗ tăngtrưởng nhảy vọt và nhanh chóng vượt trên 1 tỷ USD, năm 2006 vừa qua với kimngạch xuất khẩu gần 2 tỷ USD đã đưa Việt Nam đến gần với mục tiêu của con số5,5 tỷ USD vào năm 2010.
2.1.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hướng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trongnhững năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như TrungQuốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đếnnay ta đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp Hiện tại, các sảnphẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhiềuchủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất (đồ gỗ trong nhà), hàng ngoạithất (đồ gỗ ngoài trời), đồ gỗ mỹ nghệ…đến các mặt hàng ván sàn, gỗ xây dựng…
Hiện nay, ngành gỗ Việt Nam đang tập trung phát triển các thị trường lớn,trọng điểm, có nền kinh tế phát triển cao, sức tiêu thụ lớn, thể chế thương mại hoànthiện, hệ thống phân phối năng động, đó là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và một số thịtrường tiềm năng khác như Canada, Australia…
2.1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng lớn nhất về xuất khẩu sản phẩm gỗ của ViệtNam bởi đây là thị trường nhập khẩu đồ gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới, hàngnăm nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD Hiện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu sảnphẩm gỗ của Việt Nam với tốc độ tăng kim ngạch cao nhất so với nước khác, mặcdù xét về giá trị tuyệt đối đứng thứ ba (16%) sau EU và Nhật Bản Kim ngạch xuấtkhẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2001 bằng 5% kim ngạch xuất khẩutoàn ngành gỗ Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ trọng này gia tăng rất nhanh dogiá trị xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh Bình quân
Trang 39mỗi năm, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ tăng 10% trong cơ cấuxuất khẩu Năm 2006, Hoa Kỳ vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu quan trọngnhất của Việt Nam với tỷ trọng 38,5% toàn ngành, chiếm thị phần lớn nhất trong sốcác thị trường xuất khẩu gỗ trọng điểm, vượt qua EU, Nhật Bản là hai thị trườngtruyền thống trước đó.
Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng rất nhanh (bình quân nămsau gấp 3 lần năm trước) Nguyên nhân chủ yếu là do Hoa Kỳ giảm mạnh thuế suấtđánh vào mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam (50-55% xuống 0-3% từ năm2002) Một số công ty Hoa Kỳ đang có xu hướng muốn mở rộng nguồn hàng nhậpkhẩu nhằm hạn chế thao túng của Trung Quốc tại thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ Nhờvậy mà cơ hội gia tăng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam được tăng cường đáng kể.Những năm qua, hoạt động động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm đồ gỗViệt Nam tại Hoa Kỳ đã góp phần đáng kể thu hút các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thuhút đến việc mua hàng từ Việt Nam.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục tăngtrưởng nhanh trong thời gian tới do phát huy cao lợi thế của sản phẩm Việt Nam(phối hợp cả yếu tố thủ công nghiệp hiện đại mang phong cách riêng và nhân côngrẻ tương đối so với các nước trong khu vực) Đặt biệt, tiềm năng của Việt Namđược khách hàng đánh giá cao nhất là hiện nay, Trung Quốc đối thủ mạnh nhất tạithị trường Hoa Kỳ lại bị áp thuế cống bán phá giá đến 200%.
Tuy nhiên, để thâm nhập và cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ các doanhnghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý một số điểm: Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ là nhữngcông ty lớn, thường đặt hàng với số lượng lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng khítkhao Hiện nay, những công ty đồ gỗ lớn nhất Việt Nam có khả năng cung cấp vàichục container một tháng còn rất ít do vậy cần liên kết với nhau để khai thác các cơhội xuất khẩu với các đối tác này.
Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến khâu xử lý gỗ và nguồnnguyên liệu Hiện nay, các công ty sản xuất đồ gỗ Việt Nam sử dụng nhiều loại gỗmềm như gỗ thông, cao su Những sản phẩm này chỉ phù hợp với thị trường EU vàNhật Bản Thị trường Hoa Kỳ lại có nhu cầu lớn về đồ gỗ làm từ gỗ cứng như gỗ
Trang 40anh đào, gỗ bách, gỗ sến đặc biệt là các loại gỗ cứng nhập từ Bắc Mỹ.
Việc đa dạng hoá sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng Cần có sự chuyểnhướng từ sản xuất hàng ngoài trời sang hàng trong nhà, đồng thời tăng tỉ lệ hàng caocấp trong cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao, tậndụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về lao động làng nghề Việc đa dạnghoá sản phẩm không những giúp thâm nhập thị trường dễ hơn mà còn tránh khảnăng bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ.
2.1.2.2 Thị trường EU
Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường đầy tiềm năng về nhập khẩu sảnphẩm gỗ chế biến với 25 nước thành viên, dân số khoảng 456,4 triệu người, thunhập quốc dân tính theo đầu người trên 26.000 EUR Năm 2004, EU chiếm khoảng34% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, Năm 2005 chiếm khoảng40% Năm 2006 đạt khoảng 23% với giá trị tuyệt đối là 448 triệu USD Tuy nhiên,đó là con số khiêm tốn nếu so sánh với tổng nhập khẩu sản phẩm gỗ của thị trườngEU, chỉ chiếm khoảng 0,3%
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang EU
Đvt: triệu USD
Tổng kim ngạch sang các nước
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trước năm 2005, EU luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (30-40%) trong tổng kimngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước và giá trị kim ngạch tăng đều qua các năm vàtăng mạnh nhất là năm 2004 151.9%) Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩuđồ gỗ vào EU có chững lại đôi chút và Hoa Kỳ vươn lên trở thành thị trường quantrọng nhất.