Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 101)

2002 436 44,7 10,3 2003 567 115,5 20,4 2004 1.139 318,9 28,0 2005 1.612 479,24 29,7 2006 1.933 744 38,5

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006

Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước. Nếu như năm 2001 tỷ trọng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ mới chỉ chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 38,5%. Với mức tỷ trọng này Hoa Kỳ đã vươn lên giành vị trí số một trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của đồ gỗ Việt Nam, vượt qua hai thị trường truyền thống là Nhật Bản và các nước EU.

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu

Đồ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được chia ra thành 10 nhóm cơ bản: đồ nội thất văn phòng, đồ nội thất nhà bếp, đồ trang trí, đồ nội thất phòng ngủ, ghế, đồ nội thất phòng ăn, cửa, gỗ ván và các loại khác. Nhìn chung về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất sang Hoa Kỳ khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu giữa các nhóm mặt hàng này vẫn chưa có sự đồng đều và rất cần phải có sự nỗ lực điều chỉnh để đạt

335 16.1 436 44.7 567 115.5 1139 318.9 1612 479.24 1933 744 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng KNXK đồ gỗ của Việt Nam KNXK đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ

được sự cân bằng hơn trong thời gian tới.

Bảng 2.6:Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Năm 2004 2005 2006 TB Nội thất phòng ngủ Kim ngạch ( triệu USD) 80,363 143,292 285,696 tỷ trọng (%) 25,2 29,9 38,4 31,17 Cửa Kim ngạch ( triệu USD) 3,189 5,272 10,416 tỷ trọng (%) 1 1,1 1,4 1,16 Đồ trang trí Kim ngạch ( triệu USD) 4,467 7,188 14,136 tỷ trọng (%) 1,4 1,5 1,9 1,6

Thủ công mỹ nghệ ( triệu USD)Kim ngạch 5,740 7,188 7,440

tỷ trọng (%) 1,8 1,5 1,0 1,43

Gỗ ván ( triệu USD)Kim ngạch 25,512 23,962 5,208

tỷ trọng (%) 8,0 5,0 0,7 4,57 Nội thất nhà bếp Kim ngạch ( triệu USD) 8,610 11,981 21,576 tỷ trọng (%) 2,7 2,5 2,9 2,7 Phòng khách, phòng ăn Kim ngạch ( triệu USD) 64,737 104,474 169,632 tỷ trọng (%) 20,3 21,8 22,8 21,64 Ghế Kim ngạch ( triệu USD) 38,268 64,218 105,648 tỷ trọng (%) 12 13,4 14,2 13,2

Nội thất văn phòng ( triệu USD)Kim ngạch 51,024 71,407 30,504

tỷ trọng (%) 16 14,9 4,1 11,67

Loại khác

Kim ngạch

( triệu USD) 36,992 46,965 93,744

tỷ trọng (%) 11,6 9,8 12,6 11,33

Biểu đồ 2: Cơ cấu sản phẩm gỗ đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Trong cơ cấu đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ những năm gần đây, nhóm hàng đồ nội thất phòng ngủ luôn có kim ngạch dẫn đầu với tỷ trọng bình quân là 31,17%. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 285 triệu USD tăng 99% so với năm 2005 và chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ của cả nước. Đồ nội thất phòng ngủ tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này.

Đứng thứ hai sau nhóm hàng đồ nội thất phòng ngủ là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Tỷ trọng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong tổng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng có xu hướng tăng lên. Từ 20,3% năm 2004 lên 21,8% năm 2005, tiếp theo đó là 22,8% năm 2006. Với tốc độ tăng trưởng như thế, tỷ trọng bình quân của nhóm hàng này trong ba năm qua đạt 21,64%

Tiếp theo là mặt hàng ghế gỗ, đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ nhập khẩu của Hoa Kỳ ( chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94).Trong thời gian gần đây Việt Nam cũng đã chú trọng đến nhóm hàng này, thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, tỷ trọng bình quân trong ba năm gần đây đạt 13,2%

Nhóm hàng nội thất văn phòng và nhóm các mặt hàng đồ gỗ khác có tỷ trọng gần xấp xỉ nhau qua các năm ( tỷ trọng bình quân của đồ nội thất văn phòng là 11,67% còn của đồ gỗ khác là 11,33%). Tuy nhiên nhóm hàng nội thất văn phòng

1.16 1.6 1.43 4.57 2.7 21.64 13.2 11.67 11.33 31.17 Néi thÊt phßng ngñ Cöa §å trang trÝ Thñ c«ng mü nghÖ Gç v¸n Néi thÊt nhµ bÕp Phßng kh¸ch, phßng ¨n GhÕ Néi thÊt v¨n phßng Lo¹i kh¸c

đang có xu hướng giảm tỷ trọng, năm 2006 chỉ chiếm 4,1% trong khi tại năm 2004 là 16%. Hiện nay, thị trường Hoa Kỳ đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ cao cấp ở các công sở thì Việt Nam lại bỏ bê nhóm hàng này. Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cần chú ý phát triển để ngày càng đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng trên thị trường đầy tiềm năng này, đồng thời tránh nguy cơ bị đánh thuế chống phá giá.

2.2.3 Năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

2.2.3.1 Về chất lượng và giá thành

- Về chất lượng sản phẩm

Một sản phẩm gỗ có chất lượng cao là sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường quốc tế về các yếu tố chỉ tiêu kỹ thuật, các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu gỗ như Chứng chỉ rừng FSC, Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, đóng gói, ký mã hiệu, kiểu dáng- mẫu mã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tiêu chuẩn nguồn nguyên liệu gỗ, hiện nay nổi lên một vấn đề là các nhà nhập khẩu đều đòi hỏi phải có các chứng chỉ FSC và CoC có mức chi phí khá cao so với năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam vì phần lớn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, nhiều nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ không nhập khẩu đồ gỗ của Indonesia vì nước này thường sử dụng gỗ lậu. Vì thế có nhiều hợp đồng chuyển qua Việt Nam nhưng rất tiếc nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có Chứng chỉ rừng nên chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Về các chỉ tiêu kỹ thuật, đồ gỗ của Việt Nam đã được đánh giá khá cao trên thị trường Hoa Kỳ, đáp ứng cơ bản về kích thước theo đơn đặt hàng, bề mặt sản phẩm, độ khô, độ nhũ bóng mờ, xông khói tiệt trùng do máy móc chế tác đã được cải tiến theo qui trình công nghệ, dây truyền sơn tĩnh điện hiện đại, công nghệ gỗ in vân…

Về mẫu mã, đồ gỗ Việt Nam ngày càng phong phú và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ nhưng so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan thì chưa có được ưu thế nên giá sản phẩm cùng loại với các nước đó thường thấp hơn 10-15%. Nguyên nhân cơ bản là đa số các doanh nghiệp vẫn còn thụ động, sản xuất theo mẫu của đối tác mà không đưa ra được thiết

kế mang tính đặc trưng cho sản phẩm Việt Nam, thiếu trầm trọng đội ngũ thiết kế mẫu mã và chi phí đầu tư đủ mức cần thiết. Do vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm kém và giá bán chưa thể nâng cao. Bản thân các doanh nghiệp cũng chưa đầu tư đúng mức cho các ấn phẩm thể hiện phong cách , mẫu mã và chất lượng của mình.

- Về giá cả xuất khẩu

Đồ gỗ Việt Nam, khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thường được chào bán với hai loại giá: Giá FOB cảng đi và giá CIF cảng đến, trong đó giá FOB được sử dụng phổ biến hơn cả. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ thuê tàu biển để vận chuyển hàng cũng như trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến địa điểm giao hàng cho người mua. Đây là một bất lợi bởi vì nếu bán với giá CIF, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ trên cũng như có thể tăng được giá bán từ việc thu phí cho công việc vận chuyển và bảo hiểm.

Rất khó có thể đánh giá và so sánh thật chính xác về giá đồ gỗ của Việt Nam so với các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ ( Trung Quốc, Thái Lan…) vì các mặt hàng đồ gỗ hết sức đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và kích cỡ. Bên cạnh đó, nguyên liệu gỗ sử dụng cũng rất phong phú với nhiều loại gỗ, tuổi gỗ khác nhau. Có thể nhận xét chung là giá cả của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ có thể cạnh tranh tốt với giá của hàng hoá các nước khác. Tuy nhiên, đối với thị trường Hoa Kỳ thì cạnh tranh về giá không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng hơn cả là sản phẩm phải có chất lượng cao, độc đáo, có công năng tốt…thì mới có khả năng cạnh tranh thành công.

2.2.3.2 Thị phần của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ từ cuối năm 2001 khi Hiệp định Thương mại song phương đi vào hiệu lực.Như đã phân tích ở phần trên, tỷ trọng kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng rất nhanh và hiện nay đây là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam.

Bảng 2.7: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ Đvt: triệu USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 5.200 6.600 8.700 8.893 10.788 Canada 2.200 2.200 2.300 3.972 4.017 Italy 1.300 1.300 1.200 1.182 1.042 Mexico 759 837 976 1.900 1.992 Malaysia 468 50 60 626 735 Đài Loan 48 49 539 448 490 Indonesia 520 500 532 537 602 Thái Lan 356 373 464 471 440 Braxin 269 319 443 450 467 Việt Nam 44,7 115,5 318,9 479,24 744 Philippin 180 183 203 220 241

( Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ)

Trong những năm qua, kim ngạch và thị phần của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng lên. Nếu như năm 2003, thị phần của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,7% đứng thứ 12 trong số các quốc gia xuất khẩu gỗ vào nước này. Đứng đầu là Trung Quốc với 37,5% thị phần, kế đến là Canada 18,4%, Mexico 16,9%, Italy 5,6%…Việt Nam còn đứng sau cả các quốc gia có trình độ chế biến đồ gỗ tương đương trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Thì đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 744 triệu USD, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2003, chiếm 2,27% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ năm trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ sau Trung Quốc, Canada, Mexico và Italy.Tuy rằng so với Trung Quốc, thị phần của đồ gỗ nước ta vẫn là con số quá nhỏ bé nhưng đây quả là bước tiến đáng kể của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam và điều này cũng chứng tỏ rằng, khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng được nâng cao, các sản phẩm của nước ta đang dần chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm của các nước khác.

Nếu như những năm 2000 trở về trước, khi mà hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ chưa được ký kết, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là qua các nước trung gian là Đài Loan hay Hồng Kông. Đến nay tình trạng xuất khẩu qua trung gian này đã giảm hẳn (còn khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu qua Mỹ). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động xuất khẩu vẫn áp dụng phương thức này do điều kiện và bản lĩnh tiếp thị chưa có. Phương thức này từng gây thiệt hại đáng kể cho các kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ những năm 90. Hiện nay, chiếm khoảng 70% các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo phương thức kinh doanh uỷ thác. Phần còn lại là xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới khi tiến hành hoạt động xuất khẩu cho mặt hàng kinh doanh của mình. Ưu điểm của phương thức này là các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu, chi phí về nguyên liệu và các phụ phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu ở mức tối đa.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ xuất khẩu chủ yếu cho các công ty thương mại Hoa Kỳ, các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp….việc tiếp cận còn rất hạn chế. Trong khi đó quyết định mua sắm của người tiêu dùng Mỹ chủ yếu dựa vào kênh phân phối trên mạng với hệ thống cửa hàng bán lẻ.

Thông thường các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ đều đi kèm với các mẫu mã thiết kế riêng cho đơn đặt hàng, sau đó nhà xuất khẩu tiến hành sản xuất theo yêu cầu trong đơn đặt hàng rồi xuất sang cho đối tác nước ngoài để họ đưa vào lưu thông. Tình trạng này tạo nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam sao chép kiểu dáng sản phẩm của nước ngoài mà không có sản phẩm thương hiệu Việt Nam.

2.2.4 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Trong thời gian qua, ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ sang Hoa Kỳ. Hàng loạt các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được thực hiện đồng bộ cả từ phía doanh

nghiệp, Hiệp hội và Nhà nước.

2.2.4.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía Nhà nước

Với phương châm đối với ngành gỗ là đẩy mạnh xuất khẩu để tăng tích luỹ vốn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân, Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu.

Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy tạo cơ chế hết sức thông thoáng để phát triển đồ gỗ xuất khẩu.

Về xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu.

Ngày 04/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, trong đó có đưa ra những quy định riêng đối với hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ với chủ trương là khuyến khích xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là sản lượng có hàm lượng gia công, chế biến cao. Cụ thể, Chính phủ bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Mọi sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước. Gỗ có nguồn gốc nhập nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi sản phẩm và gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu.

Ngày 01/6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một số giải pháp phát triển ngành Chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ, yêu cầu các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện việc tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 101)