Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 47 - 54)

- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ

3.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

-Các chiến lược nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi thiết yếu của người tiêu dùng, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý hàng đầu. Chỉ khi đáp ứng tốt nhu cầu này thì sản phẩm mới tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để không ngừng nâng cao chất lượng, đồng thời liên tục đổi mới và đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã của đồ gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Đa dạng hoá sản phẩm, Hiện phần lớn các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chỉ là đồ gỗ nội thất; trong khi nước này đang có nhu cầu nhập rất lớn các sản phẩm gỗ văn phòng, đồ gỗ cao cấp cho các công sở, đồ gỗ ngoài trời, đồ dùng trong gia đình bằng gỗ...Bởi vậy, các doanh nghiệp cần có sự chuyển hướng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu mặt

hàng đồ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là tay nghề khéo léo của công nhân. Việc đa dạng hoá sản phẩm không những giúp thâm nhập thị trường dễ hơn mà còn tránh khả năng bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là xuất khẩu nhiều loại sản phẩm 100% gỗ khác nhau mà còn phải biết kết hợp gỗ với các nguyên liệu khác như : kim loại, nhựa, vải, song mây...vừa tiết kiệm nguyên liệu gỗ vừa tạo ra nhiều sản phẩm với kiểu dáng khác nhau, màu sắc đẹp, thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Cần phải tăng cường công tác sáng chế và cải tiến mẫu mã sản phẩm:

Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở dễ dàng.

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam hiện nay chủ yếu nhận các đơn đặt hàng gia công cho nước ngoài, phụ thuộc vào mẫu mã thiết kế của bạn hàng khiến cho các doanh nghiệp không chú ý đầu tư vào khâu thiết kế. Đồ gỗ Việt Nam sẽ không thể tạo được sự chú ý của người tiêu dùng trên thị trường Hoa Kỳ nếu không có những mẫu mã thiết kế độc đáo, gây ấn tượng. Sẽ rất có lợi nếu các doanh nghiệp Việt Nam tự có được những thiết kế của riêng mình mà vẫn đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ. Làm được điều đó hàng hoá Việt Nam không chỉ tiêu thụ được nhanh mà còn là cơ hội để tăng giá bán, và dần dần tạo cho mình một chỗ đứng trong tâm trí người sử dụng khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu “ Made in Việt Nam”. Khi thiết kế và sản xuất sản phẩm cho thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý một số đặc điểm đó là: Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường,

bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn...

Trong tình thế khó có thể xây dựng được đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm trong nước, một trong những giải pháp được đánh giá rất cao mà một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã áp dụng hiện nay đó là: thuê chính nhà thiết kế Mỹ như công ty Kvmarketing Inc, một đơn vị có nhiều kinh nghiệm thiết kể hàng gỗ nội thất tại Mỹ, để vừa để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường vừa giúp các nhà thiết kế trong nước học hỏi thông qua sự truyền nghề trực tiếp. Về lâu dài, để có thể trở thành nhà cung cấp đồ gỗ hàng đầu thế giới, các nhà sản xuất của Việt nam nên áp dụng phương thức kinh doanh, tạo mẫu mã cho người tiêu dùng tự thiết kế như IKEA của Thụy Điển đã làm được.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Đặc điểm của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, đó là yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng, nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Như vậy điều quan trọng đầu tiên khi tiếp thị một sản phẩm đồ gỗ có chất lượng vào thị trường Hoa Kỳ là các doanh nghiệp Việt Nam cần chứng minh được tuổi thọ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp Việt nam cần phải nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống trách nhiệm SA 8000, chứng nhận rừng FSC, tham gia vào mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam VFTN để gắn ký mã hiệu và nhãn hiệu môi trường cho sản phẩm của mình. Bằng cách này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng được khả năng cạnh tranh và uy tín của đồ gỗ trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung.

-Các chiến lược nâng cao tính cạnh tranh về giá

Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng và chất lượng cao như nhau, người tiêu dùng Mỹ hướng tới lựa chọn sản phẩm gỗ có giá cạnh tranh thấp hơn. Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ còn hạn chế,

chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Để mức giá vừa đảm bảo bù đắp chi phí và có khả năng chớp cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu giá hợp lý trước khi báo giá cho khách hàng. Cơ cấu giá này phải bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cũng như các loại thuế phải nộp. Một cơ cấu giá hợp lý phải thoả mãn các mục đích sau:

+ Tạo ra một khung chi tiết cho phép người sản xuất dựa vào đó để tính toán các mức giá

+ Có thể bán theo mức giá cụ thể khác nhau tuỳ theo tình hình đàm phán cụ thể + Là cơ sở so sánh các mức giá cạnh tranh

+ Là công cụ để phát hiện những khoản chi phí bất hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn của quá trình sản xuất và xuất khẩu.

Khi báo giá, doanh nghiệp xuất khẩu phải lựa chọn mức giá cụ thể hoặc mức cơ cấu giá để thông báo cho người mua. Đồng thời, khi báo giá, người xuất khẩu cũng phải đưa ra những vấn đề liên quan đến luật lệ thương mại, giúp cho cả người mua và người bán hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của họ như các khoản và điều kiện bớt giá, đồng tiền và phương thức thanh toán.

-Các chiến lược về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Đã có mặt trên 120 quốc gia, nhưng thực sự chưa ở đâu đồ gỗ Việt Nam được mang tên chính mình. Đây chính là điều day dứt của không ít các doanh nghiệp gỗ của chúng ta khi tận mắt thấy sản phẩm tự mình làm ra với giá bán rẻ mạt lại bị đứng tên thương hiệu khác với giá bán gấp nhiều lần. Điều này gây thiệt hại lớn đối với đồ gỗ Việt Nam. Do vậy, để “ bám rễ” và tăng giá bán trên thị trường quốc tế, nhất thiết ngành gỗ phải có giải pháp xây dựng thương hiệu “đồ gỗ Việt Nam”. Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phần tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó năng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanh

nghiệp Việt Nam. Khi có được thương hiệu, hàng Việt Nam sẽ được biết đến nhiều hơn và sẽ khắc phục được tình trạng xuất khẩu qua trung gian. Đối với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần:

+ Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu trí tuệ và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ)

+ Thông qua sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ.

+ Nghiên cứu luật về quản bá sản phẩm của Hoa Kỳ và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp nước này.

+ Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ để đưa ra và quảng bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng Mỹ về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của Đại sứ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Hoa Kỳ.

- Các giải pháp về công nghệ

Các tiêu chuẩn về kỹ thuật của Hoa Kỳ ngày có chiều hướng khắt khe và phức tạp hơn. Nếu các doanh nghiêp của chúng ta không đáp ứng được thì sẽ không ký được hợp đồng xuất khẩu. Thế nhưng hiện tại công nghệ thiết bị đang là một cản trở lớn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó.

Rõ ràng việc thay đổi từ công nghệ thiết bị này sang công nghệ thiết bị khác hiện đại hơn không phải là vấn đề đơn giản bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Thứ nhất, muốn đổi mởi công nghệ thì nhất thiết tư duy về công nghệ phải

thay đổi trước đã. Mỗi đơn vị, mỗi cá nhân phải nhận thức được rằng công nghệ quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp bởi vì một sản phẩm làm ra nếu không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ. Thế nhưng, sự thay đổi tư duy về công nghệ cũng không phải là việc đơn giản một khi nó đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Sự thay đổi tư duy đòi hỏi phải có sự nỗ lực

từ chính bản thân đơn vị đó, từ bản thân của người hoạch định các chính sách mua sắm công nghệ và đòi hỏi có một chương trình quốc gia giáo dục và nâng cao nhận thức về vấn đề này để các đơn vị có thể chủ động trong đầu tư mua sắm thiết bị chứ không phải đầu tư mang tính tình huống.

Thứ hai, đối với việc lựa chọn công nghệ, có thể nói nhiều đơn vị tuy có tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, song chưa hẳn họ đã mua được công nghệ tốt, có khi mua phải công nghệ đã bị thải loại từ các nước, vừa không sử dụng được, vừa tốn khoản đầu tư khá lớn. Do đó, trong việc mua sắm thiết bị công nghệ cần phải có sự tình toán kỹ lưỡng và có sự cân nhắc cẩn thận, nhất thiết phải giao cho những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này đảm nhận và có ban giám định là những người am hiểu về công nghệ và có khả năng cập nhật những thay đổi về công nghệ, cũng như biết đánh giá công nghệ trên ba phương diện:

+ Công nghệ lựa chọn có phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp không? Điều này rất quan trọng vì nếu công nghệ vượt quá năng lực sản xuất sẽ dư thừa công suất, lãng phí các chi phí cố định và làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu công nghệ không đáp ứng được năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lại làm giảm hiệu quả của các nguồn lực khác như: Lao động, nguyên vật liệu hoặc không đủ khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn, không mở rộng được quy mô sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, các đơn vị khi lựa chọn công nghệ, thiết bị hiện đại cần tính toán, không chỉ phù hợp với năng lực hiện tại của doanh nghiệp mà còn tính đến khả năng mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai của doanh nghiệp vì đầu tư công nghệ không phải là hoạt động diễn ra thường xuyên.

+ Công nghệ lựa chọn có phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp hay không? Thuê tư vấn về công nghệ, chúng ta sẽ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp về cả chất lượng và giá cả, tránh tình trạng mò mẫm có khi mắc sai lầm. Hơn nữa các công ty tư vấn hiện nay ở Việt Nam đa số là có vốn đầu tư nước ngoài với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, thường xuyên cập nhật thông tin công nghệ mới. Các doanh nghiệp cần làm quen với hình thức mua sắm công nghệ

thông qua sử dụng tư vấn vừa đảm bảo được thời gian, chi phí lại có công nghệ phù hợp theo yêu cầu.

+ Công nghệ có phù hợp với trình độ của người sử dụng hay không? chúng ta cũng cần tính đến trình độ của người vận hành công nghệ và do đó việc đào tạo cũng cần phải tính đến trong quyết định đầu tư mua sắm công nghệ. Lựa chọn công nghệ, thiết bị theo quan điểm: Phù hợp, tiên tiến, hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Đối với ván nhân tạo, chúng ta nên lựa chọn công nghệ theo phương pháp khô, an toàn, vệ sinh, đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Với dây chuyền công nghệ ván nhân tạo quy mô lớn từ 30.000 – 50.000 m3 sản phẩm/ năm thì nên lựa chọn thiết bị chính của các nước như: Thụy Điển, Đức, Italia...Với dây chuyền công nghệ ván nhân tạo quy mô nhỏ hơn thì lựa chọn công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...kết hợp với chế tạo trong nước để giảm giá thành.

Công nghệ sản xuất ván ghép với công suất 1.000 – 4.000 m3 sản phẩm / năm cũng có thể lựa chọn thiết bị trong nước kết hợp với nước ngoài bao gồm các thiết bị chính như: Máy ép, ghép và máy đánh nhẵn.

Đầu tư công nghệ thiết bị sản xuất đồ gỗ sử dụng ván nhân tạo nên lựa chọn công nghệ thiết bị đồng bộ của các nước Mỹ, EU, Nhật Bản hoặc có thể là Hàn Quốc, Đài Loan...cũng có thể lựa chọn 70 – 80% những thiết bị chính trong dây chuyền như: Máy phay, máy bào hai mặt, bốn mặt, máy cắt hai đầu, máy đánh nhẵn từ nước ngoài còn lại 20-30% các thiết bị thì sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí

Thứ ba, Vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ. Đối với các đơn vị có tiềm lực tài chính lớn thì việc thay đổi công nghệ cũng đã là vấn đề cần cân nhắc. Còn đối với các đơn vị có tiềm lực tài chính yếu thì đây quả là một cản trở lớn. Việc đổi mới công nghệ gặp khó khăn do thiếu vốn, có khi việc đổi mới công nghệ trở nên cấp thiết nhưng không có vốn nên buộc phải chấp nhận công nghệ còn lạc hậu.

Hầu hết các đơn vị luôn trong tình trạng thiếu vốn, không đáp ứng được nhu cầu của việc đổi mới công nghệ, do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Hiện nay,

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w