Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 54 - 56)

- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ

3.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm

So với nhiều nước thì giá lao động của Việt Nam có phần rẻ hơn, trung bình một giờ làm của công nhân Việt Nam từ: 0,2 – 0,5 USD/giờ; của Indonesia: 0,3 – 0,4 USD/giờ; của Trung Quốc: 0,5-0,75USD/giờ; của Malaysia: 1,25 – 1,40 USD/giờ; của Thái Lan: 1,5 USD/ giờ. Tuy nhiên nhược điểm lớn của nhân lực ngành gỗ Việt Nam là trình độ tay nghề thấp nên năng suất lao động không cao. Với trình độ máy móc thiết bị ngang nhau công nhân Việt Nam chỉ làm ra được doanh thu từ 10.000 – 15.000 USD/năm so với 50.000 – 70.000 USD/năm ở các nước phát triển. Năng suất thấp làm giảm đáng kể lợi thế về lao động rẻ của ta, nhất là khi thị trường đồ gỗ thế giới đang có xu thế cạnh tranh bằng chất lượng. Cho nên, yêu cầu nâng cao chất lượng lao động trong ngành gỗ là rất quan trọng.

Hiện nay, mặc dù công nghệ hiện đại đã thay thế phần lớn cho lao động của công nhân song có hơn 75% sản phẩm vẫn cần đến bàn tay của người công nhân. Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam lao động trong ngành phần lớn chưa qua đào tạo chính quy mà chủ yếu theo cách truyền nghề từ đời này qua đời khác. Sản phẩm có chất lượng cao song sản lượng không lớn do chưa có sự đồng đều về trình độ tay nghề. Công nhân chế biến gỗ không phải được tuyển từ các trường đào tạo chính quy về ngành này mà chủ yếu là lao động nghiệp dư làm theo sự hướng dẫn của các công nhân lâu năm hơn. Do đó, giải pháp đầu tư vào việc đào tạo hướng dẫn nghề gỗ tại các trường kỹ thuật dạy nghề là rất đúng đắn và cần thiết để phát triển ngành gỗ. Các trường học cần phải bổ sung, trang bị thêm máy móc, thiết bị, dụng cụ cho

công tác giảng dạy, phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp trong việc đào tạo công nhân, vừa học vừa làm. Làm như vậy cùng một lúc có lợi cho trường, cho doanh nghiệp và cho người lao động và rất thiết thực cho ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

-Đối với lao động thiết kế sản phẩm

Các doanh nghiệp cần liên kết với các trường đào tạo về thiết kế để đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên về thiết kế mẫu mã hàng nội thất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các sinh viên này về thực hành cũng như tài trợ học bổng.

Đối với đội ngũ đã tốt nghiệp ngành thiết kế thì các đơn vị cần có kế hoạch đào tạo bổ sung về thiết kế sản phẩm đồ gỗ riêng cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp không có đủ lao động thiết kế trong nước, chúng ta có thể thuê các chuyên viên nước ngoài tốt nhất là các chuyên viên của chính nước nhập khẩu sản phẩm đó.

-Đối với cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý thương mại và quản lý kỹ thuật rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu, họ là những người tham gia vào việc quản lý, điều hành, kiểm soát toàn bộ công việc. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, đòi hỏi họ phải là những người thực sự có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý, có tài ngoại giao và có tầm nhìn chiến lược tốt.

Để xây dựng được một đội ngũ các nhà quản lý đáp ứng được yêu cầu của công việc, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cho các cán bộ quản lý của mình đi đào tạo để cập nhật được những kiến thức mới nhất, phục vụ cho công việc của mình. Rèn luyện cho họ luôn có thói quen theo dõi, ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thông tin có liên quan tới sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường....

-Chuyên viên xuất nhập khẩu và chuyên viên Marketing:

Cần đào tạo và tuyển chọn một đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu và chuyên viên marketing năng động, am hiểu về thị trường Hoa Kỳ bằng cách đầu tư tài chính cho đội ngũ đó tham gia các khoá đào tạo về ngoại ngữ, marketing, xúc tiến thương

mại. Đồng thời, tổ chức cho họ tham gia các chương trình khảo sát thực tế thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, giúp họ hiểu và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ để từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 54 - 56)