- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ
3.2.2 Tổ chức hiệu quả nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu
Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhưng lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp gỗ phải đối mặt với xu hướng đóng cửa rừng từ các thị trường xuất khẩu nguyên liệu. Để khắc phục được khó khăn trên, các doanh nghiệp Việt nam cần phải có những giải pháp trước mắt và có chiến lược lâu dài để phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
- Nhược điểm lớn nhất của ngành chế biến gỗ hiện nay là quá phân tán. Vì vậy, cần có sự sắp xếp các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh, đẩy giá gỗ lên cao. Việc thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động nguyên liệu, giúp hạ giá thành đầu vào cho các nhà chế biến gỗ xuất khẩu nhờ nhập khẩu tập trung thay vì nhập khẩu nhỏ lẻ như lâu nay. Dưới sự hỗ trợ của Bộ thương mại, các doanh nghiệp nên tập trung nhau lại để thành lập ba đầu mối có quy mô lớn ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Nếu tập trung nhập khẩu như vậy, các doanh nghiệp sẽ mua được những lô hàng lớn nên sẽ ổn định hơn bởi các nước xuất khẩu nguyên liệu thường có xu hướng bán những lô lớn.Nhờ đó chi phí vận tải cũng giảm được đáng kể.
- Đa dạng hoá nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu để tăng khả năng lựa chọn những nguồn hàng ổn định, chất lượng với chi phí thấp nhất, trước hết chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ Mỹ và Canada vì giá nguyên liệu không mang tính cạnh tranh cao, trữ lượng dồi dào,tránh đánh thuế chống bán phá giá, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của các thị trường lớn. Nếu có thể, doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng luật 9800 của Mỹ về chế biến sản phẩm từ gỗ. Theo luật này, nếu công ty Mỹ sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ ở nước ngoài sẽ được giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu khi xuất hàng trở về Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng tới nguồn nguyên liệu từ Lào, Campuchia vì chất lượng tương đối tốt; tiết kiệm được chi phí vận chuyển, được hưởng ưu đãi theo cơ chế nhượng bộ AFTA;
dào đã được đảm bảo FSC, liên kết các doanh nghiệp tham gia trồng rừng theo chính sách thuê khoán của Nhà nước, chủ động thành lập các chợ đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu, sản phẩm gỗ theo kế hoạch tổ chức của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
- Các doanh nghiệp nên đăng ký để trở thành thành viên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, thành viên của mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam, VFTN (VFTN là một trong 30 thành viên của mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) do Qũy quốc tế bảo vệ động thực vật thiên nhiên (WWF) trên toàn thế giới thành lập nhằm chấm dứt tình trạng khai thác gỗ trái phép và cải thiện công tác quản lý các khu rừng có giá trị và đang bị đe doạ) để có được giúp đỡ trong việc tìm kiếm nguồn gỗ có chứng chỉ toàn cầu. Ngoài ra khi là thành viên của VFTN doanh nghiệp còn được GFTN tạo điều kiện thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các thành viên giữa các quốc gia với nhau.
- Doanh nghiệp nên hạn chế chế biến sản phẩm từ gỗ 100% nguyên chất mà nên làm nhiều sản phẩm từ gỗ nhân tạo, gỗ ván; kết hợp gỗ với các thành phần nguyên liệu khác như vải, inox, kim loại... để tiết kiệm nguyên liệu và tạo nên sự độc đáo, tăng lợi nhuận cho sản phẩm.