- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật
2.3.2.1 Những hạn chế
Tuy trong thời gian qua, ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên thị trường Hoa Kỳ, nhưng nhìn chung, hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần
phải khắc phục để nâng cao hơn nữa năng lực xuất khẩu mặt hàng này.
- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào nội thất phòng ngủ, trong khi thị trường này đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ cao cấp ở các công sở, đồ dùng trong gia đình bằng gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ…
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào đồ gỗ chạm khảm hoa lá với những đường cong, đường uốn phức tạp trong khi đó người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhiều đến phong cách trang trí hiện đại chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay cầm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng; tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ…
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng tới chất liệu sản phẩm gỗ trong khi đó người tiêu dùng Mỹ không thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, không cần các sản phẩm làm bằng các loại gỗ tốt như lim, sến mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ ván ép, gỗ thầu dâu, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng tới màu sắc tự nhiên thì người tiêu dùng Mỹ thích nước sơn phủ bên ngoài thật đẹp, bắt mắt.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào đường cong của mẫu mã sản phẩm trong khi người tiêu dùng Mỹ cần bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam quá chú trọng vào sự cầu kỳ của mẫu mã sản phẩm trong khi đó người Mỹ không quá khó tính về lựa chọn mẫu mã; nhiều khi mẫu mã đã quá cũ kỹ so với bang này nhưng lại bán rất chạy khi chuyển đến bang khác.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng nguyên liệu gỗ mềm ngoài trời trong khi người tiêu dùng Mỹ thích nguyên liệu gỗ cứng.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu đồ gỗ giả cổ kiểu Châu Á trong khi người tiêu dùng Mỹ thích giả cổ kiểu Châu Âu…
- Thị phần của đồ gỗ Việt Nam tại Hoa Kỳ còn quá nhỏ so với Trung Quốc
thị phần trong số các nước xuất khẩu đồ gỗ trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam còn quá nhỏ so với thị phần của Trung Quốc
-Việc tiếp cận hệ thống kênh phân phối đồ gỗ trên thị trường Hoa Kỳ còn yếu.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động thiết lập quan hệ với các nhà phân phối bán buôn đồ gỗ tại Mỹ trong khi đó họ chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân truyền thống với các nhà quản lý tại các cơ sở sản xuất gốc. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa chú trọng tới tiếp cận các cửa hàng đồ gỗ Việt Kiều ở Mỹ để triển khai mạng lưới bán hàng trực tiếp trong khi đó các cửa hàng này đang bán phổ biến là đồ gỗ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác.
Phần lớn, các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam đều xuất cho các công ty thương mại Hoa Kỳ, việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống đại diện hoặc chi nhánh công ty Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm hạn chế rất lớn đến việc tiếp cận với khách hàng cũng như việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty trong mắt người tiêu dùng Mỹ.