Nguyên nhân

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 37 - 43)

- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào.

Gỗ là nguyên liệu chủ yếu của ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam hiện có 9,44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ. Chính phủ đã quyết định từ năm 2001 về sau, giữ mức sản lượng khai thác ổn định 300 nghìn m3/năm, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng và đồ gỗ trong nước (250 nghìn m3) và một ít cho sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50 nghìn m3). Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 0,75-1 triệu m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2002, nước ta nhập khẩu 245,8 triuệ USD gỗ nguyên liệu và năm 2003 là trên 250 triệu USD. Gỗ nhập khẩu có hai nguồn chính, từ các nước phát triển như New Zealand, Mỹ, Braxin, Canada..Hiện nay, cũng có rất nhiều công ty nước ngoài chào hàng cũng như nhiều công ty Việt

Nam đứng ra mua và bán lại cho các nhà sản xuất trong nước. Đối với các doanh nghiệp lớn có thể mua 2 nghìn m3 đất một lần thì không vấn đề gì, đặc biệt từ nguồn các nước phát triển. Nhưng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu ít từ vài chục đến vài trăm m3 lại rất khó vì chưa có nhà sản xuất nào dám lập ra các vựa gỗ để bán lẻ vì chi phí mặt hàng tồn trữ sẽ rất lớn và sau một mùa không tiêu thụ được gỗ sẽ xuống cấp rất nhanh.

Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến năm 2010 hoặc lâu hơn một chút, tỷ lệ 20% nguyên liệu cung cấp cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hàng năm từ nguồn trong nước mà chủ yếu là rừng trồng sẽ tiếp tục bị thu hẹp vì tiến độ trồng và phát triển rừng không nhanh bằng tiến độ phát triển ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Hơn nữa, cây gỗ rừng trồng cũng phải có độ tuổi và độ lớn nhất định mới làm được đồ gỗ xuất khẩu, hầu hết phải trên 10 năm tuổi.

Như vậy, trong nhiều năm nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu với số lượng lớn, trong đó cả cho tiêu dùng trong nước. Đây là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh đồ gỗ.

Mặt khác xu hướng ngày nay giá nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng. Nguyên nhân là do các nước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác gỗ trồng rừng bằng biện pháp không bán lẻ gỗ mà bán cả lô vài ngàn m3 với nhiều chủng loại khác nhau, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại không đủ năng lực để mua những lô hàng lớn như thế. Bên cạnh đó, từ giữa năm 2005, hai nước xuất khẩu gỗ lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia quyết định ngừng xuất khẩu gỗ xẻ. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lao đao trong việc tìm nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, các nước này còn là đối thủ của chính Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, do đó hạn chế nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo các phương thức sau:

+ Nhập khẩu theo phương thức mua nguyên liệu/bán thành phẩm với các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài.

+ Xuất nhập khẩu tổng hợp- tiến hành buôn bán hàng hoá hai chiều, trong đó có nhập khẩu gỗ.

+ Hợp tác, liên kết các doanh nghiệp nước ngoài theo từng thương vu- thời vụ để nhập khẩu- chế biến- xuất khẩu.

+ Hình thành chợ nguyên liệu gỗ: thu hút các nguồn gỗ nhập khẩu, gỗ trôi nổi để vừa buôn bán, vừa đưa vào sản xuất chế biến.

Chính từ việc thiếu các đầu mối nhập khẩu có uy tín và hiệu quả, các thông tin về thị trường, công tác xúc tiến thương mại (tập trung chủ yếu cho xuất khẩu) cùng với hạn chế về năng lực ngoai thương và vốn, nên nhiều năm qua, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã bỏ lỡ nhiều thời cơ. Gỗ nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu nhiều phí qua các khâu trung gian, dẫn đến tăng giá thành và giảm đi sức cạnh tranh đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam chưa quan tâm tới chứng chỉ rừng FSC.

FSC (Forest Stewadship Council) là tên của Hội đồng quản trị rừng quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính Hội đồng này quản lý, FSC là chương trình toàn cầu, kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Nó là thông điệp bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm tới bảo vệ rừng và môi trường rằng, sản phẩm rừng của đơn vị được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP, tiêu chuẩn chất lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn về sử dụng lao động và trách nhiệm lao động trong ngành giày da và dệt may…

Chứng chỉ FSC ngày càng trở nên quan trọng đối với đồ gỗ xuất khẩu vì người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường. Có những khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm khi biết chắc rằng nó được tạo

ra không phải từ phá rừng. Khảo sát của Hội đồng quản trị rừng quốc tế trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy, nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể và tính chung cả thị trường gỗ thế giới tăng thêm 5 tỷ USD trong năm 2005.

Tuy chứng chỉ FSC quan trọng như vậy nhưng hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức tới chứng chỉ này. Trong số hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu thì mới chỉ có 100 doanh nghiệp có chứng chỉ FSC và tỷ lệ sử dụng còn rất thấp. Điển hình trong số các doanh nghiệp này là công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Bình Dương). Từ năm 1995, công ty này đã bắt đầu nhập nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC từ Châu Phi. Trường Thành cũng đang cố gắng phấn đấu nâng tỷ lệ nguồn nguyên liệu có chứng chỉ FSC lên 50-90% vào năm 2014-2015.

- Lực lượng lao động trong ngành chế biến đồ gỗ còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

Sự thiếu hụt về lực lượng lao động và năng lực quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng đang là vấn đề lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

+ Công nhân kỹ thuật:

Nhu cầu hiện nay là 120.000 công nhân kỹ thuật, nhưng thực tế mới chỉ có khoảng 20.000 người, đáp ứng được 16,67% nhu cầu. Ngoài số thợ học theo lối truyền nghề, còn có 5 trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở Hữu Dũng (Lạng Sơn), Phủ Lý (Hà Nam), Quy Nhơn, Tây Nguyên và Thuận An (Bình Dương). Bộ Thương mại và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã quan tâm, đào tạo, cấp thêm kinh phí chiêu sinh, nhưng quy mô mỗi trường còn nhỏ bé, chỉ đào tạo được 100-200 công nhân mỗi năm. Như vậy, ngành chế biến gỗ còn thiếu quá nhiều công nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu. Điều này sẽ gây ra nhiều hạn chế trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Không chỉ thiếu hụt về số lượng, chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật cũng còn quá thấp. Hiện nay, các trường đào tạo chỉ đào tạo công nhân chế biến gỗ phổ thông, không có trường nào trang bị thiết bị hiện đại về cưa, sấy, sơn gỗ. Quá trình

đào tạo tại các trường còn mang tính lạc hậu, các loại máy chế biến gỗ thủ công, không còn phù hợp với sự phát triển về công nghệ, máy móc hiện đại. Vì thế, dẫn đến tình trạng học viên ra trường thử tay nghề thì không thể sản xuất được do máy móc quá tối tân, hiện đại khác xa với những gì được học trong trường. Cũng chính sự yếu kém đó làm cho năng suất lao động còn thấp. Với trình độ máy móc thiết bị ngang nhau, công nhân Việt Nam mới chỉ làm ra được doanh thu từ 10-15 nghìn USD/năm so với 50-70 nghìn USD/năm ở các nước phát triển

+ Cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý kỹ thuật các thiết bị, công nghệ hiện đại tại các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ hiện còn rất thiếu. Hiện nay thì chỉ có kỹ sư đào tạo ở Thủ Đức còn được tiếp cận thường xuyên với thị trường trong thời gian học, còn ở các trường đào toạ kỹ sư kinh tế gỗ còn lại phần lớn chỉ đào tạo về lý thuyết.Vì thế, dẫn đến tình trạng các cán bộ quản lý rất thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại.

- Công nghệ chế biến đồ gỗ đa phần còn lạc hậu

Công nghệ chế biến gỗ của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của nước ta còn lạc hậu. Những năm qua, công nghệ và thiết bị chế biến gỗ tuy có đổi mới với những thiết bị chế biến gỗ có tính năng phức tạp, áp dụng các kỹ thuật điện tử, vi tính lập trình và tự động hoá cao nhưng chưa nhiều, nhất là hệ thống thiết kế mẫu mã sản phẩm, công nghệ sấy khô, sơn phủ bề mặt và công nghệ hoá chất, kỹ thuật số phục vụ chế biến gỗ. Điển hình trong việc đầu tư đổi mới công nghệ chế biến gỗ phải kể đến Công ty Savimex (Thành phố Hồ Chí Minh). Để có thể sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã người tiêu dùng công ty đã đầu tư nhiều dây chuyền, công nghệ của Nhật Bản như: Công nghệ tạo dáng bằng máy kỹ thuật số với công suất 45.000 chi tiết/tháng giúp tạo dáng, khoan định hình đa đầu, gia công chính xác và đạt năng suất cao.

Công nghệ chế biến lạc hậu làm cho chất lượng đồ gỗ không cao, sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các nước có công nghệ tiên tiến

khác như Trung Quốc, Thái Lan….

- Kiểu dáng mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng

Nhìn chung, các sản phẩm đồ gỗ do các doanh nghiệp Việt Nam chế biến đa phần còn nghèo về chủng loại, chậm đổi mới về mẫu mã. Công tác tìm tòi, tạo kiểu dáng cho sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Hoa Kỳ nói riêng của các doanh nghiệp còn rất yếu kém. Các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam vẫn còn rất thụ động trong khâu thiết kế, tạo mẫu mã cho sản phẩm, phần lớn là sản xuất các sản phẩm theo mẫu mã do phía nhập khẩu đặt hàng. Chính vì thế, trước thị trường đòi hỏi cao về tính đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã như Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh được với các đối thủ khác.

- Công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả.

Ý thức được tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại , trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực và nhiệt tình hơn trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước cũng như tại Hoa Kỳ, do thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cũng như thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp nên hoạt động này chưa thực sự hiệu quả. Tại các hội chợ các doanh nghiệp của chúng ta không kết hợp được với nhau và đa số bị các gian hàng lớn của các doanh nghiệp quốc gia sở tại, nhà buôn nước ngoài lấn át.

Nước ta đã tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm gỗ nhưng chưa thực sự thuyết phục, chưa gây được ấn tượng sâu sắc với các doanh nghiệp nước ngoài, bởi lẽ chúng ta chưa tận dụng và kết hợp sức mạnh của các ngành thương mại, du lịch, văn hoá truyền thống…để có thể tạo nên một ngày hội, một lễ hội truyền thống đầy ấn tượng và sâu sắc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w