Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 56 - 57)

- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mạ

Những năm qua, xuất khẩu đồ gỗ tuy tăng trưởng mạnh nhưng thực sự vẫn chưa tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh, một phần là do chúng ta chưa có các giải pháp thương mại thực sự hữu hiệu. Do vậy, chúng ta cần tìm ra các giải pháp xúc tiến thương mại thiết thực để khai thác tốt hơn nữa các cơ hội xuất khẩu đồ gỗ.

Chiến lược thứ nhất là tổ chức hội chợ quốc tế về đồ gỗ ngay tại Việt Nam một cách thật ấn tượng để hấp dẫn các nhà mua hàng quốc tế. Thực tế, chúng ta đã tổ chức nhiều hội chợ triển lãm gỗ, nhưng chưa thực sự thuyết phục, chưa gây được nhiều ấn tượng sâu sắc với các doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta cần vận dụng và kết hợp thêm sức mạnh của các ngành thương mại, du lịch, văn hoá truyền thống để vừa giới thiệu được sản phẩm vừa quảng bá được văn hoá truyền thống Việt Nam, vốn có sức thu hút mạnh, thì mới thực sự lôi kéo được bạn hàng quốc tế. Qua đó, chúng ta mới có cơ hội giao thương và ký kết các đơn hàng ngay tại hội chợ

Chiến lược thứ hai là tham gia triển lãm, hội chợ, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đồ gỗ tại các hội chợ quốc tế. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện công việc này một cách đơn lẻ, tự phát nên hiệu quả thường không cao mà lại tốn kém chi phí. Các doanh nghiệp cần liên kết khi tham gia các Hội chợ đồ gỗ quốc tế và lập gian hàng một cách tập trung để san sẻ kinh phí, kinh nghiệm và quan trọng là thống nhất đối sách cạnh tranh, loại bỏ nguy cơ giành giật khách hàng, phá giá.

Các doanh nghiệp nên cùng nhau liên kết tổ chức các đoàn tham quan khảo sát thị trường các nước nhập khẩu gỗ trên thế giới để cùng nhau tìm kiếm đối tác và hợp tác xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng phải đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ từ các nước có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm như Trung Quốc, Đài Loan.

quảng bá sản phẩm rộng rãi toàn cầu và từng bước áp dụng phương thức bán hàng trực tuyến để khai thác lợi ích do thương mại điện tử mang lại. Các doanh nghiệp nên lập ra các website để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của mình. Website nên được thiết kế bằng ít nhất hai thứ tiếng: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Trong website cần giới thiệu thật chi tiết về doanh nghiệp và các sản phẩm đồ gỗ mà doanh nghiệp cung cấp, các đặc tính của sản phẩm, các điều kiện mua bán thậm chí là giá cả để khách hàng tiện cân nhắc, lựa chọn. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự coi trọng biện pháp này trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... đang sở hữu những trang web đồ gỗ cực kỳ chi tiết và ấn tượng.

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 56 - 57)