XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ HOA KỲ

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 43 - 44)

- Công ty LD sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật

3.1XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ HOA KỲ

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG HOA KỲ

3.1XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ HOA KỲ

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm Hoa Kỳ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất, sức tiêu thụ đồ nội thất ở Hoa Kỳ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.

Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên toàn nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California, Washinton là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Neveda, Utah, Arizona và Colorado.

Xu hướng gia tăng cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp, dịch vụ bảo hành, khuyến mãi bằng các sản phẩm phụ tiện nghi kèm theo cùng thiết kế nội thất hơn là giá cả. Nguyên nhân cơ bản là người tiêu dùng Mỹ ngày càng trở nên khó tính do thu nhập tăng nhanh và khả năng thanh toán cao. Họ sẵn sàng mua những món hàng đắt tiền, cao cấp và xa xỉ “độc nhất vô nhị”, đồ nội thất cổ, giả cổ thể hiện phong cách, cá tính sống, địa vị xã hội, “ thoả

mãn nhu cầu được tôn trọng cao”. Ông Pam Danziger, Hội trưởng Hiệp hội Marketing Mỹ khẳng định : “ tương lai nhằm vào thị trường cao cấp trong gia đình giai đoạn 2010-2015, thị trường bình dân sẽ bị thu hẹp”

Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng và chất lượng cao như nhau, người tiêu dùng Mỹ hướng tới lựa chọn sản phẩm gỗ có giá cạnh tranh thấp hơn, kèm theo dịch vụ bảo hành, khuyến mãi bằng quà tặng, các vật trang trí tiện nghi khác, thiết kế nội thất.

Kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp (bán lẻ) với hệ thống cửa hàng chuỗi khép kín xuyên quốc gia và vùng kết hợp với Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và khuyến khích kết nạp người tiêu dùng thành hội viên của Hiệp hội cửa hàng biến thành kênh phân phối độc quyền lũng đoạn thị trường rất cao vì đã kích cầu rất lớn người mua hàng Mỹ. Đứng đầu trong lĩnh vực này là Walmart với 3.066 cửa hàng vào năm 2004 với tổng thu nhập 6,1 tỷ USD. Đại gia thứ hai là Lowe’s với 1.087 cửa hàng với doanh số 1,855 tỷ USD trong năm 2004.

Xu hướng người tiêu dùng Mỹ ngày càng chú trọng tới sự lựa chọn đồ gỗ có nhãn sinh thái, Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (gọi tắt là Chứng chỉ rừng)-FSC, Chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm- CoC, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ để bảo tồn môi trường, quản lý rừng bền vững, hạn chế sử dụng những vật liệu không an toàn cho người tiêu dùng như, sơn, hoá chất, ốc vít. Các chứng chỉ này được coi là các hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế...làm cho mức độ cạnh tranh hàng gỗ ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 43 - 44)