Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 32 - 33)

Nếu như trước kia, phần nhiều các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô dưới 500 công nhân, sản xuất theo phương thức kết hợp giữa cơ khí và thủ công. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã có xu hướng hình thành tập đoàn và liên kết hợp tác với nhau:

+ Hình thành tập đoàn:Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đi vào sản xuất quy mô lớn với nhiều nhà máy chế biến đặt ở nhiều địa phương, lượng công nhân vượt 1.000 người mỗi nhà máy và năng lực xuất khẩu hơn 100 container đồ gỗ mỗi tháng.

Điển hình là công ty TNHH Khải Vi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng nhà máy chế biến gỗ đầu tiên vào năm 1995 và kim ngạch xuất khẩu chỉ 7,2 triệu USD vào năm 1997, hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty đã lên tới 30 triệu USD mỗi năm. Hiện công ty đã có 3 nhà máy chế biến gỗ ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích nhà xưởng lên tới 70.000 mét vuông, có hơn 3.500 công nhân và năng lực sản xuất đạt 240 container 40 feet đồ gỗ mỗi năm.

+ Liên kết: Tập quán liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với nhau đã hình thành sau khi nhiều khách hàng lớn sang Việt Nam đặt hàng trong gần 5 năm trở lại đây. Mỗi khi nhận một đơn hàng lớn của khách hàng nước ngoài vượt quá năng lực của doanh nghiệp thì ngay lập tức, doanh nghiệp đó sẽ liên kết với các doanh nghiệp khác để chia sẻ từng công đoạn sản xuất.

Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp càng được củng cố khi công nghiệp gỗ Việt Nam tập trung hình thành các vùng tam giác Thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Bình Dương ở phía Nam (chiếm ít nhất 60% năng lực chế biến gỗ của cả nước), Bình Định- Gia Lai - Đắc Lắc ở Miền Trung và Tây Nguyên.

Khu công nghiêp Phú Tài ở Bình Định là một điển hình cho việc tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ vì khu công nghiệp này thu hút gần 60 doanh nghiệp chế

biến gỗ, thuận lợi cho liên kết nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm. Bên cạnh đó, để đảm bảo được nguồn nguyên liệu gỗ ổn định, phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã tìm cách thâm nhập gỗ từ nước ngoài theo dạng đầu tư, tức là mang tiền ra nước ngoài mua hẳn một khu rừng đang đến chu kỳ khai thác thương mại rồi vận chuyển gỗ về Việt Nam. Điển hình là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Trang (Viettrancimex). Công ty này đã liên kết với hai doanh nghiệp ở Bình Dương, Hà Nội và được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng đã mở chi nhánh ở thành phố cảng Elizabeth (Nam phi), xây dựng kho ngoại quan rộng 1,5 ha nhằm phục vụ cho việc “ mua rừng” và khai thác, sơ chế gỗ rừng trồng (có chứng chỉ FSC) của Nam Phi và gỗ rừng tự nhiên của các nước lân cận rồi đưa về Việt Nam chế biến. Phương thức nhập khẩu gỗ nguyên liệu này giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn các chủng loại gỗ nguyên liệu cũng như ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn với việc nhập khẩu gỗ thông thường như hiện nay, từ đó, doanh nghiệp sẽ ổn định được hoạt động sản xuất, đảm bảo khả năng thực hiện các hợp đồng với các đối tác nhập khẩu lớn, trong

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w