Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ phía Hiệp hộ

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 31 - 32)

Năm 2004, trang tin điện tử của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã chính thức ra mắt tại website: www.vietfores. org. Trang web này sẽ là nơi cung cấp cho khách hàng cũng như bản thân các doanh nghiệp hội viên những thông tin về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng như tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu… Tuy nhiên, những nội dung trong website này chưa được phong phú và cập nhật thường xuyên.

Năm 2005, mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam-VFTN (thành viên của mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu GFTN, do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các công ty sản xuất kinh doanh gỗ toàn cầu thành lập) đã được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thành lập nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam tham gia với mong muốn hình thành môi trường bền vững và quy trình khai thác, sử dụng gỗ có nguồn gốc và có chứng chỉ. Bốn công ty gỗ đầu tiên có đủ tiêu chuẩn tham gia mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam là Thanh Hoà, Trường Thành, Đại Thành và Sancom Việt Nam. Việc trở thành thành viên của mạng lưới này sẽ mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành viên, đồng thời doanh nghiệp còn có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng trong mạng lưới mang tính toàn cầu này bên cạnh mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường sống cho cả thế giới.

Trong năm 2005, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đã đứng ra tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng và tay nghề cho người lao động trong ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Cụ thể là 3 lớp bồi dưỡng về Marketing và kỹ năng mở rộng thị trường tại 3 thành phố: Hà Nội, Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng phối hợp với công ty TLC Sourcing và Công ty TUV Rheiland Việt Nam (công ty chuyên về huấn luyện đào tạo, kiểm dịch, thử nghiệm và chứng nhận kỹ thuật cho các loại hàng tiêu dùng đạt yêu cầu về chứng nhận FSC) tổ chức khoá học về đào tạo công nhân kiểm tra chất lượng đồ gỗ gia dụng. Trong khoá huấn luyện này, các học viên được cung cấp tổng thể về kỹ năng, kinh nghiệm và

kiến thức về kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, về chứng nhận nguồn gốc gỗ FSC và kiểm soát chất lượng nhà cung ứng.

Một phần của tài liệu xuất khẩu đồ gỗ của việt nam sang hoa kỳ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w