Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển vàkhông ngừng mở rộng Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được kýkết, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc Điều nàyphù hợp với lợi ích của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiệnnay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế đốingoại của Việt Nam và Hoa Kỳ
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ tăng mạnh Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ
ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và
đồ nội thất hàng đầu trên thế giới Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trườngHoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnhtranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng Kim ngạch xuấtkhẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua khôngngừng tăng Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16 triệu USDvào năm 2001 Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 902,5 triệu USD(tăng gấp 56 lần so với kim ngạch năm 2001)
Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chấtlượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng Do vậy, xuất khẩu đồ gỗcủa Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bướcđầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình Sản phẩm đồ gỗcủa Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và thờigian giao hàng của thị trường Hoa Kỳ Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Canada Các doanhnghiệp Việt Nam vẫn chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu Vì vậy, Việt Nammuốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thì cần phải có những biện phápxúc tiến xuất khẩu hữu hiệu từ cả phía nhà nước và doanh nghiệp
Trang 2Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” với mục đích đề xuất một số giải pháp xúc
tiến xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơnnữa trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thực tiễn đã có rất nhiều đề tài viết về xuất khẩu và xúc tiến xuất
khẩu như cuốn sách “Xúc tiến thương mại - lý thuyết và thực hành” của PGS.TS
Đỗ Thị Loan hay “Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và thách thức khi hội
nhập WTO” của TS Phạm Thu Hương, song chưa có đề tài nào viết về “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” Do vậy, đây là đề
tài đầu tiên nghiên cứu về xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trườngHoa Kỳ Đề tài này tuy có kế thừa song không trùng với những đề tài đã nghiêncứu
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xúc tiến xuất khẩu và thực trạng xúc tiếnxuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, đề tài
sẽ đưa ra các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3trường Hoa Kỳ kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa
Kỳ từ năm 2000 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn là các phương pháp phân tích,thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích - tổng hợp và diễn giải
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănđược chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu và sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Chương 2: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu
1.1.1 Xúc tiến thương mại
Theo cách hiểu truyền thống, xúc tiến thương mại (XTTM) là hoạt độngtrao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâutrung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việcmua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ Theo định nghĩa này, XTTM bao gồmcác hoạt động trực tiếp thúc đẩy việc bán hàng, tiêu thụ hàng hoá bao gồm cáchoạt động cụ thể: thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu, quảng cáo vàkhuyến mại hàng hoá và dịch vụ; tổ chức và tham gia các đoàn khảo sát thịtrường nước ngoài; tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;đại diện thương mại ở nước ngoài Các hoạt động XTTM có phạm vi rất rộngnhưng theo định nghĩa truyền thống thì nội dung của XTTM chỉ bó hẹp trongphạm vi hỗ trợ cho khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, khái niệmXTTM truyền thống chưa phát huy hết vai trò của nó và chưa đáp ứng được yêucầu của doanh nghiệp Do vậy, khái niệm XTTM được hiểu theo nghĩa rộng(hay nghĩa hiện đại) Theo nghĩa hiện đại, XTTM là những hoạt động bổ trợ
Trang 5thiết yếu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và phân phốilưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thươngngày càng cao của xã hội.[6, tr 8- 9].
Nội dung của các hoạt động XTTM theo nghĩa hiện đại rộng hơn, khôngchỉ phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá mà còn góp phần định hướng sảnxuất và phân phối Ngoài nội dung của XTTM truyền thống, XTTM theo nghĩahiện đại còn bao gồm cả những hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng,tuyên truyền và quảng bá thương hiệu, và ứng dụng thương mại điện tử trongxúc tiến xuất khẩu Sau đây là nội dung của XTTM theo nghĩa hiện đại:
Nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin thương mại
Thông tin thương mại bao gồm thông tin hai chiều: thông tin thương mạitrong nước ra nước ngoài và thông tin thương mại từ nước ngoài vào trongnước Thông tin thương mại trong nước ra nước ngoài là tập hợp thông tin giớithiệu về doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nội địa như thông tin về chủng loạisản phẩm, chất lượng, đặc trưng sản phẩm, nhãn hiệu, công dụng sản phẩm,năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp v.v Thông tin từ nước ngoàivào trong nước bao gồm những thông tin như đặc điểm thị trường, cơ hội kinhdoanh, thị hiếu của người tiêu dùng, v.v ở nước ngoài
Thông tin đối với các doanh nghiệp rất quan trọng Để có thông tin, cácchủ thể tham gia vào XTTM thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưthông qua ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua các cơquan đại diện ở nước ngoài v.v… Đặc biệt, đối với thông tin về thị trường nướcngoài, người ta thường tiến hành nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường,nói một cách đơn giản nhất, là tập hợp thông tin hữu ích để tạo ra những quyếtđịnh đúng đắn về marketing xuất khẩu Nghiên cứu thị trường cung cấp một bứctranh chính xác về các nhân tố kinh tế, chính trị và văn hoá, làm căn cứ để quyếtđịnh cách thức hoạt động trong thị trường mục tiêu Nghiên cứu thị trườngthường tốn kém, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn có thể không mang lại kếtquả ngay Vì vậy, ở các nước đang phát triển, hoạt động nghiên cứu thị trường
Trang 6thường được thực hiện bởi các tổ chức XTTM của Chính phủ hoặc các tổ chức
hỗ trợ XTTM
Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giớithiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại Quảng cáo có nhiều loại khácnhau nhưng cơ bản có ba loại: (1) quảng cáo qua phương tiện thông tin đạichúng; (2) quảng cáo trực tiếp; (3) quảng cáo tại nơi bán hàng được tiến hànhkhi khách hàng đang ở gần cửa hàng Doanh nghiệp sẽ gây sự chú ý lôi kéokhách hàng, kích thích họ tự tìm hiểu sản phẩm thúc đẩy hành vi mua hàng.Quảng cáo là một hình thức XTTM truyền thống, là phương tiện để thúc đẩy bánhàng, phương tiện để tích luỹ tài sản vô hình- sự quan tâm của khách hàng tiềmnăng và là phương tiện để nắm bắt phản ứng của khách hàng
Khuyến mại
Theo luật thương mại năm 2006, mục 12, điều 180 cho rằng: “ Khuyếnmại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cungứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành nhữnglợi ích nhất định cho khách hàng” Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thươngmại nhằm bổ sung cho quảng cáo, kích thích khách hàng tiến tới hành vi muasắm
Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong mộtthời gian địa điểm nhất định Trong đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanhđược trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng muabán
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bàyhàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng thúc đẩyviệc tiêu thụ hàng hoá
Đại diện thương mại ở trong và ngoài nước
Trang 7Đại diện thương mại có thể là văn phòng hoặc trung tâm thươg mại, trungtâm giới thiệu sản phẩm Văn phòng đại diện/Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc củathương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để XTTM hoặc xúc tiến
du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh sinh lợi trựctiếp (Điều2,Nghị định số 48/1999/NĐ- CP ngày 8/07/1999 của Chính Phủ)
Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong marketing gồmtập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp vớihàng hoá và dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác Thương hiệu là khái niệm
có nội hàm rộng Thương hiệu được cấu thành bởi các yếu tố như tên thươnghiệu, biểu trưng và biểu tượng của thương hiệu, khẩu hiệu của thương hiệu, kiểudáng bao bì hàng hoá, chất lượng hàng hoá dịch vụ, các dịch vụ kèm theo hànghóa
Một sản phẩm nếu chỉ nổi tiếng thì chưa đủ mà nó cần phải có thươnghiệu Một sản phẩm có thương hiệu sẽ có giá trị gấp nhiều lần so với những sảnphẩm không có thương hiệu
Để có được thương hiệu uy tín, các doanh nghiệp cần phải xây dựngthương hiệu Xây dựng thương hiệu đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ýchí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Như vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá là hoạt độngXTTM bổ trợ tốt cho khâu phân phối và tiêu thụ hàng hoá Hoạt động này giúphình thành lớp khách hàng trung thành với sản phẩm của thương nhân trong quátrình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế
Ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là hình thái hoạt động mới đang được ứngdụng rộng rãi trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển và bắt đầu thâm nhậpvào Việt Nam trong một vài năm gần đây
Việc trưng bày hình ảnh hàng hoá, thông tin về doanh nghiệp trên internetcũng là một phần của công nghệ điện tử Bên cạnh đó, công nghệ điện tử bao
Trang 8gồm việc liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông quaviệc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ,v.v…
XTTM thông qua CNTT hay có thể gọi là xúc tiến thương mại điện tử promotion), được coi là một hình thức XTTM mới và đang phát huy tác dụng rấtlớn trong kinh doanh ở cả thị trường trong nước và quốc tế [6, tr.50]
(E-Ứng dụng công nghệ thông tin trong XTTM nói riêng, hoạt động thươngmại nói chung góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng chung của thế giới
1.1.2 Xúc tiến xuất khẩu
Nhìn từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, xúc tiến xuất khẩu chỉ làmột bộ phận của XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Theotập đoàn tư vấn Boston (BCG) định nghĩa: “Xúc tiến và phát triển xuất khẩu lànhững sự lựa chọn mang tính chiến lược Những chương trình liên quan củachính phủ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện thựchiện để tăng số lượng các nhà xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu và thu nhập/ lợiích từ xuất khẩu (cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội); thông qua các chương trìnhnâng cao năng lực, các hỗ trợ vượt biên giới hoặc các hoạt động trên thị trường”
Theo Serringhaus & Rosson (1990) “Xúc tiến xuất khẩu được hiểu lànhững công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp đến cáchoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay ở cấp
độ quốc gia”
Như vậy, theo định nghĩa ở trên, xúc tiến xuất khẩu bao gồm những biệnpháp nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của xuất khẩunhư một động lực của sự tăng trưởng kinh tế quốc gia; thông tin cho họ vềnhững cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; làm thuận lợi hoá quá trình xuấtkhẩu bằng cách giảm thiểu các hàng rào cản trở quá trình này; đồng thời thiếtlập và cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu haynhững nhà xuất khẩu “ tiềm năng”
Trang 9Các chuyên gia của Trung tâm thương mại Quốc tế ( ITC) đưa ra cáchhiểu về xúc tiến xuất khẩu dưới góc độ là một bộ phận của chiến lược phát triểnxuất khẩu của một quốc gia Họ cho rằng “Xúc tiến xuất khẩu bao gồm việchình thành và cung cấp các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và việc thiết lập một cơchế, mạng lưới thích hợp để đưa chính sách này đến các nhà xuất khẩu hiện tại
và tiềm năng Việc xúc tiến xuất khẩu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng Chínhsách và biện pháp xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận không tách rời của chiếnlược phát triển xuất khẩu (Export development strategy)” [5, tr.9-10-11]
1.2 Nội dung cơ bản của xúc tiến xuất khẩu
1.2.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô
Trong các hoạt động XTTM, nhà nước có vai trò quan trọng Vì chính cơquan quản lý Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chấtquốc tế hoặc quốc gia Nội dung của hoạt động XTTM do cơ quan quản lý Nhànước thực hiện là những biện pháp, chính sách của Nhà nước có tác động trựctiếp hoặc gián tiếp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu làmột bộ phận chính của XTTM, hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô baogồm một số nội dung như sau:
1.2.1.1 Ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương
Trong xu thế hiện nay, thương mại của thế giới tăng trưởng nhanh hơnGDP của thế giới Cơ cấu thương mại cũng có sự thay đổi một cách căn bản Rấtnhiều nước đang phát triển đã thoát khỏi tình trạng xuất khẩu nông sản vàkhoáng sản để đổi lấy hàng công nghiệp Bởi vậy, tỷ trọng hàng công nghiệp chếtạo trong hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển đã tăng lên một cáchđáng kể Một trong những đóng góp quan trọng đó là việc ký kết giữa các chínhphủ đã đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Một trong số cáchiệp định được ký kết đó là hiệp định thương mại song phương và đa phương.Hiệp định thương mại song phương là Hiệp định được ký kết giữa hai thực thể
Trang 10chính trị, bởi vậy chỉ có giá trị ràng buộc hai bên ký kết Các quốc gia và cáckhối kinh tế - thương mại chủ chốt của thế giới hiện nay như Mỹ, EU, Nhật Bản,Singapore, v.v đều có khuynh hướng coi trọng ký kết các hiệp định thương mạisong phương và hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam đã ký hiệpđịnh thương mại song phương với Mỹ (BTA - Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ), Nhật Bản, EU và Trung Quốc, v.v… Việt Nam là một trong 11 thànhviên của ASEAN ASEAN và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự doASEAN - Trung Quốc (ACFTA) Những hiệp định thương mại song phươngnày có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam nóichung và xuất khẩu nói riêng
Một trong những nguyên tắc để phân loại hiệp định thương mại là nguyêntắc đối xử tối huệ quốc (MFN), hay nói đúng hơn là cách thức thực thi nguyêntắc MFN của GATT và WTO Các hiệp định thương mại đa phương gắn liền vớiviệc ra đời của GATT 1947 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT) được ký vào năm 1947 có thể coi là Hiệp định thương mại đa phươngđầu tiên Việc kết thúc vòng đàm phán Uruguay vào năm 1994 dẫn đến sự ra đờicủa WTO đã đánh dấu một bước phát triển về chất của hệ thống Hiệp địnhthương mại đa phương Trong khuôn khổ của WTO, một loạt các hiệp định đaphương và các hiệp định nhiều bên đã được ký kết và có hiệu lực trên thực tế.Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vàongày 11/01/2007 Đây là một sự kiện quan trọng, đồng thời Việt Nam cũng phảitiếp tục thực hiện các Hiệp định thương mại đa phương đã ký kết Thông quacác Hiệp định thương mại song phương và đa phương, thương mại của ViệtNam nói chung và xuất khẩu nói riêng sẽ ngày càng phát triển
1.2.1.2 Tổ chức các phái đoàn viếng thăm
Hàng năm Việt Nam cùng với các nước trên thế giới đều tổ chức các cuộcviếng thăm lẫn nhau Đa số các cuộc viếng thăm đều có các nhà lãnh đạo tham
dự Thông qua các cuộc viếng thăm giữa hai nhà nước với nhau, các doanh
Trang 11nghiệp có cơ hội thúc đẩy hàng hoá của mình vào thị trường nước ngoài vàngược lại Đây là một cơ hội rất lớn cho hoạt động thương mại, trong đó có hoạtđộng xúc tiến xuất khẩu Chính nhờ các cuộc viếng thăm, ngoài mối quan hệngoại giao được mở rộng thì quan hệ thương mại ngày càng được phát triển mởrộng hơn nữa Việc tổ chức các phái đoàn viếng thăm là rất cần thiết và là mộtbiện pháp xúc tiến xuất khẩu rất hiệu quả
1.2.1.3 Tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại
“Ngày nay không một quốc gia nào có thể sống riêng lẻ mà vẫn tồn tại vàphát triển”- đây là một chân lý sống của mỗi một quốc gia Các nước trên thếgiới có thể coi việc tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại là mộtnội dung của hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô Tham gia các khối kinh
tế sẽ giúp cho một quốc gia có thể mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán với cácnước Tham gia các tổ chức thương mại là một trong những mục tiêu của cácnước trên thế giới để có thể mở cửa thị trường của mình Một tổ chức thươngmại mà cho đến nay đã có trên 150 nước gia nhập đó là tổ chức thương mại thếgiới (WTO) Việc tham gia vào các khối kinh tế trong khu vực hay các tổ chứcthương mại đều góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nước trên thếgiới Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia một số khối kinh tế ví dụ: (AFTA) củaASEAN; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và tổchức thương mại thế giới (WTO) Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới(WTO) và các khối kinh tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất hữu hiệu ởcấp vĩ mô vì các doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá củamình
1.2.1.4 Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế
Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế là một tổ chức chuyên cung cấp cácdịch vụ XTTM cho doanh nghiệp nước ngoài Đây là một tổ chức chính phủhoặc phi chính phủ, hoạt động có thu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận nhằm mụcđích thúc đẩy quá trình buôn bán giữa các doanh nghiệp của các nước trên thế
Trang 12giới Các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế sẽ cung cấp thông tin về thịtrường, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; tư vấn và làm công tác tổ chức chocác doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hội chợ triển lãm tại nướcngoài.v.v; xây dựng kho ngoại quan cho doanh nghiệp gửi hàng ở nước ngoài;thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp trưng bày hàng hoá vàquảng bá thương hiệu v.v Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế
sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của một nước vào thị trường nướcngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Chính vì vậy, hợp tác với các tổchức xúc tiến thương mại quốc tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệu quả
ở cấp vĩ mô hiện nay
1.2.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô là một hoạt động trongmarketing xuất khẩu với chức năng chủ yếu là truyền đạt thông tin tới kháchhàng nước ngoài để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở về sản phẩm và hìnhảnh của doanh nghiệp.[5, tr.35]
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô bao gồm các bước sau:
1.2.2.1 Quảng cáo ( Advertisement)
Theo Philip Kotler “Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu mộtcách giản tiếp và đề cao những ý tưởng, hình thức và dịch vụ được thực hiệntheo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí”
Luật thương mại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Quảng cáo là hoạtđộng thương mại của các thương nhân sử dụng hoặc phổ biến các sản phẩmquảng cáo để XTTM” Hiện nay, trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanhnghiệp thường sử dụng các phương tiện quảng cáo chủ yếu sau đây:
Nhóm các phương tiện nghe nhìn: Quảng cáo trên truyền hình,quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên Internet
Nhóm các phương tiện in ấn: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáotrên tạp chí, quảng cáo trên ca-ta-lô, tờ rơi, lịch…
Trang 13 Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời là một hình thức quảngcáo hiệu quả vì tính linh hoạt cũng như tính hữu ích của nó Các phương tiệnquảng cáo ngoài trời có một tính chất đặc biệt là nó dễ gây ấn tượng và đập ngayvào mắt công chúng ở mọi nơi Các loại phương tiện quảng cáo ngoài trời phổbiến là: biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáođiện tử, các panô quảng cáo chất lượng cao.
Nhóm phương tiện quảng cáo di động là hình thức quảng cáo trêncác phương tiện giao thông như xe buýt, tàu điện, tắc xi… Ngoài ra, quảng cáotrên các vật phẩm quảng cáo như mũ, áo phông, túi xách, balô… cũng là mộthình thức rất phổ biến
Nhóm các phương tiện quảng cáo khác: Quảng cáo bằng các sựkiện kỳ lạ, quảng cáo nhờ các sản phẩm khác
Các phương tiện quảng cáo đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và mởrộng thị trường xuất khẩu Người tiêu dùng nước ngoài nhìn thấy những sảnphẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương tiện quảng cáo sẽ kíchthích sự tò mò và khiến họ bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm này Cho đến nay, cácdoanh nghiệp của Việt Nam chưa có nhiều thành công trong việc sử dụng cácphương tiện quảng cáo để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện quảng cáo trên được coi như một hoạtđộng xúc tiến xuất khẩu quan trọng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnhxuất khẩu hàng hóa
1.2.2.2 Quan hệ công chúng ( Public Relations)
Quan hệ công chúng là một công cụ XTXK quan trọng Doanh nghiệpkhông những phải có mối quan hệ với khách hàng, những nhà cung cấp vật tư,nhà kinh doanh mà còn phải quan tâm tới một loạt những công chúng khác cóquan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công chúng là bất kỳ nhóm người nào có mối quan tâm thực sự hoặc tiềmtàng đối với doanh nghiệp hoặc có thể tác động đến khả năng thực hiện các mục
Trang 14tiêu của doanh nghiệp Quan hệ công chúng là tuyên truyền Quan hệ côngchúng tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạtđộng xuất khẩu, nhưng việc bỏ qua hoạt động này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đếnchiến lược XTTM của doanh nghiệp trong dài hạn.
Quan hệ công chúng nhằm đạt những mục đích như:
- Trợ giúp cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường nước ngoài
- Hỗ trợ cho việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi
- Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể
- Bảo vệ sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng trên thị trườngnước ngoài
- Xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp trong mắt người nhập khẩuHoạt động quan hệ công chúng ảnh hưởng đến người tiêu dùng gấp nămlần so với quảng cáo Quan hệ công chúng ở trong nước và quốc tế thường sửdụng các công cụ sau:
+ Thông qua các loại ấn phẩm
+ Thông qua tài trợ các sự kiện văn hoá, thể thao, giáo dục và đào tạo+ Thông qua các bài phát biểu
+ Các hoạt động xã hội
+ Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo
Trong xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường quốc tế,các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động PR quốc tế Nếu hoạtđộng PR quốc tế được làm tốt thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tạodựng và duy trì quan hệ hữu hảo với chính quyền địa phương nước sở tại Đồngthời, PR quốc tế có thể kiểm tra và đánh giá những bất lợi có thể xảy cho cácdoanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động đối phó trong mọi tìnhhuống xấu
Quan hệ công chúng quốc tế cho đến nay được coi là một hoạt động xúctiến xuất khẩu rất quan trọng và nó đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệpnói chung và doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng
Trang 151.2.2.3 Bán hàng cá nhân (Personal selling)
Bán hàng cá nhân là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều kháchhàng để bán hàng Chi phí bán hàng rất cao nên thường sử dụng đối với hàng cógiá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm Đốivới hoạt động bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng hếtsức quan trọng bởi vì họ sẽ đại diện cho chính doanh nghiệp Nhân viên phảiđược đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đếnnhững kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng và họ cần có khả năng phản ứngnhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ Người bán hàng có thể thay đổicác thông điệp quảng cáo cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng TrongXTXK hiện đại, để giành vị thế cao trong cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp cầnphải thu thập thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng từ phía thị trường vàngười tiêu dùng Việc bán hàng cá nhân sẽ giúp ích được nhiều vì nó tạo điềukiện cho việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với người mua đểgiải đáp các thắc mắc và trao đổi thông tin
1.2.2.4 Xúc tiến bán hàng (Sales promotion )
Trong thương mại trong nước và thương mại quốc tế, xúc tiến bán hàng làmột hoạt động được thực hiện để “xiết chặt” quan hệ mua bán, thúc đẩy kháchhàng tiến hành bước cuối cùng là mua sản phẩm Xúc tiến bán hàng chỉ là mộtbiện pháp tạm thời thay thế cho các công cụ quảng cáo, quan hệ công chúng…trong một thời gian Hoạt động này có thể sử dụng đối với các sản phẩm tiêudùng, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm mới được tung ra thịtrường Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến bán hàng cũng áp dụng đối với sảnphẩm có sức cạnh tranh cao, tiêu chuẩn hoá cao, nhất là sử dụng nhiều đối vớisản phẩm đơn giá thấp mà doanh thu cao
Thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các kỹ thuật xúc tiến bánhàng chủ yếu sau:
Phân phát mẫu hàng
Trang 16 Phiếu mua hàng
Trả lại một phần tiền nếu có: “ bằng chứng về việc đã mua hàng”
Bao gói theo giá ưu đãi
Giành giải thưởng may mắn
Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên
Dùng thử nhưng không phải trả tiền
Tặng vật phẩm quảng cáo
Phần thưởng
Bằng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng ở ngoài nước, các doanh nghiệp cóthể tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu của mình Do vậy, hoạt động xúc tiến bánhàng được coi là một hoạt động XTXK ở cấp vi mô
1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nóiriêng, chúng ta không thể không chú ý đến một khâu mà bấy lâu nay chúng takhông chú ý hoặc chưa chú ý đúng múc Đó là vấn đề xây dựng và quảng báthương hiệu Thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng Cho đến bây giờ ở ViệtNam, các doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu đó là sản phẩm của doanhnghiệp mình phải đạt được thương hiệu Vấn đề này đã được các doanh nghiệpquan tâm từ trước thời điểm Việt Nam hội nhập AFTA Do vậy, trọng tâm củahoạt động XTXK của các doanh nghiệp và tổ chức làm công tác hiện nay là phảixây dựng, củng cố, quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá và doanhnghiệp Việt Nam, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quốc gia,nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốctế
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề xây dựng vàquảng bá thương hiệu có ý nghĩa lớn:
- Thương hiệu tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượnghàng hoá, yên tâm và tự hào khi sử dụng chúng Khách hàng chỉ lựa chọn tiêu
Trang 17dùng hàng hoá khi họ đã chấp nhận và tin tưởng vào thương hiệu hàng hoá, tinvào chất lượng hàng hoá và tin rằng khi sử dụng hàng hoá đó nó sẽ tạo chongười tiêu dùng một giá trị riêng
- Thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút kháchhàng mới, vốn đầu tư, gia tăng quan hệ khách hàng Khi đã có thương hiệu nổitiếng, các bạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấpnguyên liệu và các hàng hoá liên quan cho doanh nghiệp tạo môi trường thuậnlợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh
- Thương hiệu giúp việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dễ dànghơn, tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuấtkhẩu Khi thương hiệu hàng hoá được nhiều người biết đến, doanh nghiệp cónhiều cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hơn Thậm chí hàng hoá cóthương hiệu nổi tiếng có thể bán với giá cao hơn các hàng hoá cùng loại kháckhông có thương hiệu
- Uy tín của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối vớisản phẩm, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp việc triển khaikhuyếch trương sản phẩm dễ dàng hơn đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúpdoanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
- Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ củapháp luật đối với những tính chất độc đáo, đặc trưng của hàng hoá trước nhữngsản phẩm bị đối thủ cạnh tranh “nhái” theo Chính vì vậy, các doanh nghiệpmuốn XTXK thì sản phẩm của họ trước tiên phải có thương hiệu Xây dựngthương hiệu và quảng bá thương hiệu được coi là một nội dung XTXK hiệu quả
ở cấp vi mô
1.2.2.6 Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế
Hàng năm trên thế giới có rất nhiều hội trợ triển lãm được mở ra với quy
mô rất lớn và có nhiều đại diện các doanh nghiệp khác nhau tham gia Hội chợtriển lãm là nơi người mua và người bán gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về
Trang 18tính năng và tác dụng của hàng hoá, do vậy sẽ tạo nhu cầu và tiềm năng muahàng Thông qua hội trợ triển lãm thương mại các doanh nghiệp có điều kiệngiới thiệu về sản phẩm của mình nhanh nhất, đồng thời thu thập chính xác nhanhcác thông tin từ khách hàng giúp doanh nghiệp có kế hoạch xâm nhập thịtrường Qua hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ cácdoanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là dịp để đánh giá lại mình và đánh giá vềcác đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất tronghoạt động xuất khẩu.
Hội trợ triển lãm thương mại quốc tế là một loại hình của marketing xuấtkhẩu được đánh giá cao Hội trợ triển lãm quốc tế là nơi gặp gỡ của hàng nghìndoanh nghiệp đến từ các nước khác nhau trên thế giới Thông thường thì tại hộichợ, người ta trưng bày hàng hoá, dịch vụ, công nghệ mới… Tại hội chợ, nhiềukhu vực, nhiều hãng chỉ trưng bày hàng hoá chứ không bán hàng và việc ký kếthợp đồng mua bán hay hợp đồng đại lý được thực hiện tại trụ sở của doanhnghiệp Hiện nay, nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia hội chợ triển lãmthương mại quốc tế thành:
- Hội chợ- triển lãm thương mại tổng hợp
- Hội chợ – triển lãm thương mại chuyên ngành
- Hội chợ – triển lãm thương mại định kỳ
- Hội chợ – triển lãm thương mại không định kỳ
Trước khi tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp phải thu thậpthông tin về thời gian khai mạc, địa điểm, chi thuê gian hàng, phiên dịch… đểlập kế hoạch tham gia Một số công ty còn coi hội chợ triển lãm thương mạiquốc tế là biện pháp quan trọng để bán hàng Việc tham gia hội chợ triển lãmcòn là dịp để tìm kiếm đại lý, quy tụ các khách hàng tiềm năng Việc tham giahội chợ triển lãm quốc tế có những đặc trưng sau đây:
+ Quy tụ một lượng khách hàng hớn
+ Đánh giá được ngay phản ứng của khách hàng
+ Trưng bày giới thiệu sản phẩm
Trang 19+ Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Trong thương mại quốc tế, nếu một công ty thực hiện các hoạt động xúctiến xuất khẩu trên một cách độc lập thì chi phí cao của những hoạt động này cóthể sẽ vượt quá những lợi ích mà nó đem lại Chính vì thế, các doanh nghiệpkhông thể thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu một cách đơn lẻ mà họ phảikết hợp với các tổ chức, hiệp hội và Chính phủ nước sở tại Ngày nay, theo quanđiểm marketing hiện đại thì hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô thườngđược nhấn mạnh hơn so với hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô
1.3 Sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Kể từ sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, kimngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng hơn so vớigiai đoạn trước đó Các sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm của Trung Quốc và Canada.Một trong những yếu kém của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với cácđối thủ cạnh tranh khác đó là kiểu dáng và mẫu mã còn quá sơ sài, đơn điệu
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính, đòi hỏi về chất lượng, mẫu
mã, kiểu dáng phải phong phú đa dạng Về phía các doanh nghiệp của ViệtNam, tuy họ đã sử dụng các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xúc tiếnbán hàng và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế… nhưng đồ gỗ của Việt Namvẫn chưa có thương hiệu ở Hoa Kỳ và còn nhiều người tiêu dùng và doanhnghiệp của Hoa Kỳ chưa biết đến
Đồ gỗ Việt Nam muốn cạnh tranh được với các đối thủ và tạo được lòngtin từ phía người tiêu dùng Hoa Kỳ thì cả chính phủ và doanh nghiệp phải thựchiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ củaViệt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho đồ gỗ ViệtNam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này
Trang 201.4 Vai trò của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Đại hội đảng VI đã đưa ra chính sách mở cửa thị trường và đưa nền kinh
tế theo hướng CNH- HĐH Quá trình đổi mới và mở cửa của Việt Nam tuy đãđược thực hiện hơn 20 năm song có nhiều nước trên thế giới chưa biết hoặcchưa rõ về đất nước và con người Việt Nam Hàng hoá xuất khẩu của Việt Namtrong đó có hàng công nghiệp chưa có thương hiệu trên trường quốc tế Do vậy,
để có thể giới thiệu về Việt Nam và các sản phẩm của Việt Nam là rất cần thiết
và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chính phủ mà còn của các doanh nghiệp, điềunày được thông qua bởi XTXK XTXK là hoạt động không thể thiếu trong nềnkinh tế Mỗi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp đều tiến hành các hoạt động pháttriển thương mại nói chung và XTXK nói riêng
Mặt hàng đồ gỗ là một trong số những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp hiệnnay được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ So với một số quốc gia khác trongcùng khu vực thì đồ gỗ của Việt Nam được đánh giá cao Việt Nam đang trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội mởrộng thị trường thì đòi hỏi phải xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ củaViệt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có vai trò sau:
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thịtrường Hoa Kỳ
+ Góp phần thay đổi tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ
+ Mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong thị trường Châu Mỹ
+Tạo dựng hình ảnh đẹp của doanh nhân và các sản phẩm gỗ của ViệtNam trong con mắt của người dân Hoa Kỳ
+ Thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường đồ gỗ của Hoa Kỳ
+ Tạo thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam, thông qua các dự án đầu tư chocác ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ xuất khẩu
Trang 21+ Nâng cao chất lượng mặt hàng đồ gỗ, đồng thời làm phong phú mẫu mãcủa mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam, để nâng cao hình ảnh và gây uy tín của mặthàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
+ Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nóiriêng và kim ngạch hàng hoá nói chung vào thị trường Hoa Kỳ
+ Một cách gián tiếp, XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tạo thêmnhiều công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnhhơn, tăng thu ngoại tệ và góp phần nâng cao đời sống cho người dân ViệtNam…
1.5 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ
gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Thái Lan là hai quốc gia trongkhu vực đã thành công Do đặc điểm của hai nước này có những nét tương đồnggiống Việt Nam vì vậy thành công của họ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩunói chung và đồ gỗ nói riêng là bài học quý giá cho Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm của Malaysia
Cục Xúc tiến thương mại của Malaysia (MATRADE) là một cơ quan xúctiến ngoại thương thuộc Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia được thànhlập ngày 01/03/1993 Với nhiệm vụ là phát triển và xúc tiến xuất khẩu củaMalaysia ra thị trường quốc tế, MATRADE có các chức năng chính như sau:
- Hỗ trợ và phát triển ngoại thương Malaysia, đặc biệt tập trung vào đẩymạnh xuất khẩu các sản phẩm và bán sản phẩm chế tạo
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu và các hoạtđộng XTTM để đẩy mạnh xuất khẩu
- Tiến hành điều tra, khảo sát thị trường và thành lập cơ sở dữ liệu thôngtin thương mại nhằm hoàn thiện và phát triển thương mại của Malaysia
Trang 22- Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng marketing xuất khẩucủa doanh nghiệp Malaysia.
- Thúc đẩy và bảo hiểm rủi ro đầu tư cho hoạt động thương mại quốc tếcủa Malaysia
- Xúc tiến và hỗ trợ các loại hình dịch vụ có liên quan đến thương mại.MATRADE là một cơ quan chính phủ về XTTM của Malaysia có 290nhân viên với mạng lưới văn phòng đại diện ở 24 nước trên thế giới, trong đó đã
có 02 văn phòng đại diện ở Việt Nam (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ thìMATRADE đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Malaysia thâm nhập vào thịtrường này: phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm đồ gỗ khi xuất khẩu; đẩymạnh tầm nhìn của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ,quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Malaysia như một đối tác tin cậy Cụ thể,MATRADE thực hiện các hoạt động như:
+ Thông tin thương mại về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ cho các doanhnghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia
+ Tổ chức các đoàn vào và đoàn ra Hoa Kỳ
+ Các hoạt động chắp mối kinh doanh cho các doanh nghiệp khi xuấtkhẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp Malaysia giới thiệusản phẩm đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ
+ Hỗ trợ thông tin cho nhà nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ
Trang 23Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MATRADE
Trang 24Ph ũng hỗ trợ và dịch vụ tự động Phũng mạng
và an ninh
Bộ phận chõu Âu/chõu Mỹ
Bộ phận thúc đẩy xuất khẩu
Bộ phận hành chớnh
Bộ phận thống
kờ và cụng nghệ thụng tin Ph
ũng
ASEAN
Ph ũng Bắc
và Đông Á
Gi
ám đốc
Ph ũng Tõy
và Trung
Á
Ph ũng Nam
Á Thỏi
Bỡnh
Dương
Ph ũng chõu
Phi
Ph ũng Mỹ, Canada và Caribe Ph ũng Trung
và Nam Mỹ
Ph ũng Tõy
Âu
Ph ũng Nga
và Đông Âu Ph ũng 14 văn phũng nước ngoài
Ph ũng dịch
vụ tư vấn xuất khẩu
Ph ũng phỏt triển và đào tạo xuất khẩuPhũng phỏt triển thị trường
Ph ũng xuất bản
Ph ũng quản trị tài chớnh
Ph ũng
kế toỏn Ph ũng quản trị
Ph ũng nhõn sự
Ph ũng kế hoạch và
Trang 251.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại tại Thái Lan được giao chủ yếu cho Cục xúc tiến xuất khẩu – thuộc Bộ thươngmại Thái Lan (viết tắt là DEP) Sau nhiều năm hoạt động, DEP Thái Lan là một bộ phận quan trọng của Bộ Thương mại TháiLan, có tổng số nhân viên trên 700 người, với một cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện gồm các Văn phòng, Trung tâm hỗ trợtừng hoạt động XTTM và 22 chi nhánh, văn phòng ở nước ngoài
DEP có vai trò như sau:
+ Tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Thái lan tham gia các hội chợ thương mại ở Hoa Kỳ Hàng năm, DEPthường xuyên phối hợp với các khu vực tư nhân và Nhà nước đứng ra tổ chức cho nhiều đoàn doanh nghiệp Thái Lan tham giacác hội chợ triển lãm quốc tế về hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng Đối với các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ,hầu hết các hội chợ quốc tế đều có các doanh nghiệp Thái Lan tham gia DEP còn nghiên cứu và có những đề xuất lên Chính phủThái Lan nhằm mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới
+ Giới thiệu sản phẩm đồ gỗ qua mạng Internet
+ Giới thiệu các cơ hội kinh doanh qua mạng như đăng tải các nhu cầu cần mua hoặc cần bán lên trang web của DEP đểcác doanh nghiệp nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ biết thông tin và liên hệ
+ Quảng bá các thương hiệu đồ gỗ nổi tiếng của Thái Lan
+ Tổ chức trao giải thưởng xuất khẩu đồ gỗ cho các doanh nghiệp Thái Lan
+ Tổ chức trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa
phũng
nước ngoài
ũng chõu Phi
văn phũng nước ngoài
hoạch và
tổ chức
“Nguồn:
www.matrade.gov.my”25
Trang 26+ Thành lập trung tâm dịch vụ tư vấn và Thailand Export Mart tại Hoa Kỳ.
+ Lập Trung tâm phát triển sản phẩm tại Thái Lan
Ngoài ra Chính phủ Thái Lan còn đưa ra một loạt các chính sách ở tầm vĩ mô nhằm hỗ trợ cho các chương trình xúc tiếnxuất khẩu nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ Điều đó đã giúp cho doanh nghiệp Thái Lan thành côngkhi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của DEP
Trang 27CỤC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
THÁI LAN
Trung tõm thông tin thương mại quốc tế Văn phũng thư ký
Văn phũng cỏc vụ việc thương mại và PR
Trung tâm thương mại Thái Lan
Văn phũng dịch vụ thương mại
Trung tõm phỏt triển sản phẩm
Viện đào tạo thương mại quốc tế
Văn phũng kế hoạch xuất khẩu
VP hội chợ thương mại ở nước ngoài
Trung tõm xỳc tiến xuất khẩu khu vực
Trang 28Nguồn: DEP ( www.depthai.go.th ) năm 2006
Trang 291.5.3 Bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan trong hoạt động XTTM và XTXKrất quan trọng Việc rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lýhoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ đối với Việt Nam là một việc làm thiết thực.Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi đã là thành viên chính thức củaWTO, Việt Nam sẽ phải chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc, quy định củaWTO, bao gồm cả các quy định liên quan đến xúc tiến xuất khẩu Với nhữngquy định này, Việt Nam sẽ không được sử dụng những biện pháp trợ cấp xuấtkhẩu, thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ mà Việt Nam cầnphải tìm kiếm và chuyển sang những hình thức khác vừa không trái với quy địnhcủa WTO, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của các nước Malaysia, Thái Lan đã chỉ
ra những hình thức xúc tiến xuất khẩu có thể sử dụng được mà không trái vớicác quy định của WTO
+ Để làm tốt được công tác XTXK, trước hết cần phải xây dựng một cơquan XTXK hoàn thiện, đủ năng lực để triển khai các chương trình XTTM đãđặt ra Công tác XTXK chỉ được thực hiện tốt khi cơ quan XTXK có bộ máyhợp lý: có đủ phòng nghiệp vụ và phòng hậu cần hỗ trợ các phòng nghiệp vụtrong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ
+ Phải đa dạng hoá các hình thức XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.Ngoài việc tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế về đồ gỗ ở thịtrường Hoa Kỳ, cơ quan XTXK cần có những hình thức giới thiệu sản phẩm,hình thức thâm nhập thị trường một cách cụ thể hơn, thiết thực hơn
+ Phải xác định rõ ràng vai trò và lĩnh vực hoạt động chính yếu của tổchức XTXK để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ (vị trí vàmục đích của tổ chức)
+ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xúc tiến xuất khẩu tại thịtrường Hoa Kỳ
Trang 30Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan thì ViệtNam cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về đồ gỗ, cung cấpcác thông tin thương mại quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, am hiểungành gỗ 90% doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong đó có 19 doanh nghiệp được Bộ thương mại (Bộ công thương) công nhận
là doanh nghiệp có uy tín trong xuất khẩu đồ gỗ [10]
Vì vậy, Việt Nam cần có dịch vụ riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ để đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ Việc cung cấp cácloại dịch vụ hỗ trợ riêng cho nhóm doanh nghiệp đặc trưng là một kinh nghiệmlàm tăng hiệu quả của hoạt động XTXK nói chung và XTXK đồ gỗ nói riêng.Những kinh nghiệm XTXK đồ gỗ của các nước trong khu vực sẽ là bài học quýgiá đối với Việt Nam nếu như Việt Nam biết vận dụng có chọn lọc và phù hợpvới điều kiện của Việt Nam hiện nay
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1 Đặc điểm thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là BắcThái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp vớiMêhicô
Trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thếgiới Từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDPcao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7 Mức tăng trưởng GDP bìnhquân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cảkhối G7 trong cùng thời kỳ là 2,6% Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bìnhquân của Hoa Hỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không
ổn định Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tàichính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tảihàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v Trong lĩnh vực tàichính tiền tệ hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán vàđầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la Năm 2005, Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng
380 tỷ USD dịch vụ
Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô
tô, hàng không, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêudùng, khai thác gỗ, khai khoáng Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tinhọc, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa
Trang 32Kỳ Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm: lúa mỳ, các loại ngũ cốckhác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.
Sau đây là bảng GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2005
Bảng 2.1 GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2005
2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ
Mỹ là một hợp chủng quốc, đa văn hoá, đa sắc tộc Vì thế, thị trường Hoa
Kỳ phân chia rất khác nhau: có những khách hàng rất kỹ tính, coi trọng chấtlượng và quan tâm đến các chứng chỉ bảo vệ môi trường nhưng cũng có những
bộ phận khách hàng chẳng cần biết sản phẩm có phá hoại môi trường hay không
mà chỉ muốn sản phẩm giá rẻ
Người tiêu dùng Hoa Kỳ mua sắm theo thị hiếu tiêu dùng Trong mua
sắm, điều quyết định quan trọng với người tiêu dùng là việc thích hay khôngthích và có muốn mua hay không Thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổinhanh và mua theo ngẫu hứng Người Mỹ xem đồ gỗ nội thất có mối quan hệ
Trang 33mật thiết với thời trang, vì thế khi có ý định mua họ thường chấm ngay sảnphẩm nào tạo ra được ngẫu hứng bất chợt đối với họ
Người tiêu dùng Mỹ đề cao tính tiện dụng Người Mỹ khi đủ tuổi lao
động đều đi làm, do đó quỹ thời gian dành cho gia đình rất ít Vì vậy để thu hút
sự chú ý của người tiêu dùng, nhà sản xuất cần thiết kế những sản phẩm mangtính tiện ích cao Xu hướng hiện nay, những sản phẩm có thể tháo ráp và thayđổi công dụng được ưu chuộng
+ Người Mỹ đề cao phong cách cá nhân Người tiêu dùng thích thể hiện
những nét riêng của đồ nội thất trong nhà họ Các gia đình có nhu cầu trang trítheo sở thích từng người Đối với người lớn, họ có thói quen và sở thích thư giãntrong vườn, vì vậy những mặt hàng nội thất ngoài trời ở thị trường này được tiêuthụ rất mạnh Ngược lại, thanh niên và trẻ em lại thích thư giãn, chơi đùa tự dotrong phòng riêng, do đó phòng trẻ con cũng được trang trí đẹp và tiện nghi.Phong cách trang trí đóng một vai trò hết sức quan trọng để người tiêu dùng Mỹquyết định có nên mua hay không Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều
mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong
cách đó
+ Người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốtnhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm Để xuất khẩu đồ gỗvào thị trường Hoa Kỳ cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường này thìmột trong những yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm là phải sửdụng gỗ cứng của Mỹ Đây là lý do mà tốc độ nhập khẩu gỗ cứng từ Mỹ của cácdoanh nghiệp Việt Nam tăng chóng mặt Tổng nhập khẩu gỗ của Việt Namtrong năm 2000 là 120 triệu USD và tăng lên 650 triệu vào năm 2005
+ Người tiêu dùng Hoa Kỳ có thói quen mua sắm theo mùa, thường tập
trung thời gian 3 tháng cuối cùng của mỗi năm để đi mua sắm những vật dụngcho gia đình Ba tháng cuối năm có nhiều lễ hội, được nghỉ dài ngày, ví dụ Lễ
Tạ Ơn, Lễ Giáng sinh, lễ Halloween, năm mới Trong những ngày này, người
Trang 34Mỹ có thói quen bỏ các loại đồ dùng, vật trang trí cũ thay thế bằng các sản phẩmmới Do đó, cuối năm được xem là mùa mua sắm ở Mỹ.
Nếu phân khúc thị trường Hoa Kỳ theo độ tuổi, người tiêu dùng đồ gỗHoa Kỳ được chia làm 5 loại theo tuổi tác
- Từ 19 -28 tuổi (có sức mua lớn trong tương lai, hiện nhu cầu mua sắm
Theo đánh giá của các chuyên gia marketing, nhóm khách hàng tiềm năngnhất chính là nhóm người có độ tuổi từ 45- 55 (thuộc thế hệ “ Baby boom” –sinh ra ngay sau chiến tranh) bởi họ cũng vừa là nhóm tuổi có thu nhập cao nhấtlại vừa có nhu cầu sắm sửa bài trí cho gia đình
2.1.3 Rào cản thương mại khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ
Mỹ là một hợp chủng quốc gồm 50 bang, mỗi bang có một luật điều chỉnhriêng Hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp, không chỉ gồm luậtliên bang, luật của 50 bang mà còn chịu sự điều chỉnh của vô số án lệ trọng tàithương mại Vì vậy, một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹcần phải nghiên cứu rất nhiều nội dung luật, ở cấp liên bang cũng như từng bang
cụ thể Với vị thế đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường mục tiêu của sản phẩm xuấtkhẩu đồ gỗ của doanh nghiệp Việt Nam Mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam khi xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ cần nghiên cứu một số vấn đề sau đây:
Trang 352.1.3.1 Các vấn đề chung về thuế quan
Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu thuế quan hài hoà của Hợp chủngquốc Hoa Kỳ (Harmorized Tariff Schedule – HTS) Được chính thức thông quangày 01/01/1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hànghoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chínhphủ có trụ sở tại Brúc-xen Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đồ gỗ nội thấtđược quy định chi tiết trong chương 94 Biểu thuế quan của Mỹ năm 2008, cónhững đặc điểm như sau:
+ Thuế đánh theo tỷ lệ trên giá trị- tức là mức thuế được xác định bằngmột tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu
+ Hải quan Mỹ chia đồ gỗ thành 6 nhóm mặt hàng chính 9401-9406.+ Mức thuế suất của Mỹ đối với mặt hàng gỗ biến động từ 0% đến gần13%
Mặc dù Việt Nam đã cho Mỹ hưởng MFN kể từ sau khi ký Hiệp địnhthương mại Việt Mỹ (BTA) Theo đó, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảmmạnh, trung bình từ 50- 55% xuống còn 0 -3% Tuy nhiên, do bị Mỹ coi là nềnkinh tế phi thị trường nên quy chế MFN dành cho Việt Nam vẫn phải xem xét vàcấp lại Đến ngày 9/12/2006, thượng viện Mỹ thông qua Dự luật thương mạibình thường vĩnh viễn (PNTR) Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của WTO,Việt Nam (cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu) đã được hưởng đầy đủ những
ưu đãi về thuế trên thị trường Mỹ.[16]
2.1.3.2 Những vấn đề chung Hải quan
Việc nhập khẩu hàng gỗ và nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của cácquy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang(các văn bản nhập khẩu -19 CFR 141; điều tra Hải quan -19 CFR 151 và thuếHải quan 19 CFR -159)
_ Tính giá hải quan: Mỹ chấp nhận dùng hiệp định thương mại của WTO
về tính giá hải quan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Mỹ, quy trình xác
Trang 36định giá trị của hàng nhập khẩu để áp dụng thuế tỷ lệ trên giá trị Luật hiện tạicủa Mỹ coi “giá trị giao dịch” là cơ sở để xác định giá trị hàng nhập khẩu Nếuquy định tính giá hải quan này không được sử dụng, luật quy định phương phápthứ hai sẽ được sử dụng Theo thứ tự như sau: 1) giá trị giao dịch của hàng hoágiống hoặc tương tự, 2) giá trị suy diễn, 3) giá trị tính toán.
_ Các quy định về xuất xứ hàng hoá:
+ Luật thuế quan năm 1930, Luật cạnh tranh năm 1988 quy định mọi hànghoá có xuất xứ nước ngoài (hoặc vỏ đựng) “sẽ phải ghi rõ ở một chỗ rõ ràng,thường xuyên, theo đúng bản chất của hàng hoá (vỏ đựng) để người tiêu dùng ở
Mỹ thấy rõ tên hàng bằng tiếng Anh và nước xuất xứ hàng hoá đó”
+ Các luật trên cũng quy định về mức phạt do vi phạm quy định ghi nơixuất xứ : hàng nhập khẩu không ghi rõ ràng xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá Hànghoá/ hàng trong bao bì không ghi rõ xuất xứ sẽ bị giữ tại Hải quan cho đến khinhà nhập khẩu tái xuất/ tiêu huỷ/ marking lại dưới sự giám sát của Hải quan.Mức phạt tối đa: 100.000 USD đối với lần đầu cố tình vi phạm thay đổi hoặcxoá marking xuất xứ và 250.000 USD cho lần sau
Ngoài ra, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về đóng gói, ký
mã hiệu và dán nhãn mác đối với hàng gỗ nội thất nhập khẩu nói riêng và hànghoá nhập khẩu nói chung
2.1.3.3 Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá
Đây là hai điều luật quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nênchú trọng Hiện nay, Việt Nam rất thiệt thòi khi bị điều tra chống bán phá giá.Mặc dù hiện nay chưa có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ ViệtNam ở Mỹ, nhưng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quan tâm đến tỷ lệ thị phần cácchủng loại sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam tại Hoa Kỳ Hiện có các mãhàng nằm trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chốngbán phá giá đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ
Trang 37không bọc… Vì thế các doanh nghiệp càng phải nghiên cứu kỹ các luật này để
có phương án ứng phó kịp thời khi kiện phá giá xảy ra
2.1.3.4 Các quy định về chứng chỉ rừng
Xu hướng có đòi hỏi ngày càng cao từ phía người nhập khẩu gỗ và sảnphẩm gỗ được chứng thực (veeified) Theo nghiên cứu, mỗi nhà nhập khẩuchính lại có yêu cầu riêng Nhìn chung, đó là việc các doanh nghiệp xuất khẩuphải sản xuất thân thiện với môi trường, và đặc biệt tham gia chương trình pháttriển bền vững diện tích rừng với các chứng chỉ rừng
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc có chứng nhận về sản phẩm rừngtạo một công cụ để thâm nhập thị trường, chiến lược lâu dài đối với tiếp thị vàquản lý chất lượng, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Ngoài ra còn có cáclợi ích: thể hiện sự cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, giải quyết đượcvấn đề về hệ thống cung cấp với đối tác, tăng sự trung thành của khách hàng,tăng lợi nhuận
Các chứng chỉ rừng phổ biến:
+ Chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lýrừng quốc tế): ý nghĩa thể hiện gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng không cónguy cơ bị diệt chủng, có sự đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ
+ Chứng chỉ quản lý rừng (FMC- Forest Management Certification): yêucầu hoạt động trong một khu vực rừng nhất định phải tuân thủ một loạt các quyđịnh liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội và tính kinh tế
+ Chain of Custody Certification (Chứng chỉ coi sóc đồng loạt): yêu cầumột tổ chức chứng minh sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng được thẩmđịnh: những sản phẩm này có nhãn FSC [16]
2.1.3.5 Các quy định về trách nhiệm xã hội
Hoa Kỳ có yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sứckhoẻ nghề nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu thể hiện việc tuân thủ các quy định
về an toàn lao động dựa trên chứng chỉ SA 8000
Trang 38Các quy định về an toàn lao động:
+ Lực lượng lao động: Người lao động tự nguyện làm việc và nắm rõquyền lợi và trách nhiệm của mình
+ Không phân biệt đối xử: Người lao động có quyền làm việc, tự do chọnnghề, thực tập và nâng cao năng lực công tác Không phân biệt giới, dân tộc,giai cấp, tôn giáo
+ Cấm lao động trẻ em dưới 15 tuổi
+ Lao động trẻ (từ 15 – 18 tuổi) : cho phép với điều kiện hạn chế Ví dụ:không được làm việc ca đêm, không giao các công việc đặc biệt nguy hại đếnsức khoẻ, không giao việc nặng
+ Đảm bảo giờ công: 8giờ/ ngày, 48giờ/tuần, 300 giờ làm thêm/ năm…+ Phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động: cốt lõi là phải tuân thủcác biện pháp phòng cháy chữa cháy
2.1.3.6 Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xingiấy phép nhập khẩu hay một loại giấy tờ đặc biệt nào Tuy nhiên, cũng có một
số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nộithất có thành phần dệt, và đồ nội thất chiếu sáng
Sản phẩm nội thất dành cho trẻ em.: Loại sản phẩm này phải tuân thủ theocác quy định của Luật an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSA) của uỷ ban
an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng Ví dụ: các loại giường cũi cho trẻ có quyđịnh rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữacác bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằngkim loại, và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép Ngoài
ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ tròng vòng 3năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này liên quan đến; (1) việcbán hàng, (2) phân phối, (3) kết quả kiểm tra sản phẩm theo quy định của luật
Trang 39CPSA Quy định nhãn mác về các loại cũi trẻ em tương đối khắt khe Hộpcarton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên và địa chỉkinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và hoặc bán hàng, số kiểu,
số kho, số catolog hoặc số sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm cùng cấutrúc, thành phần và kích cỡ Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loạiđệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viếtbằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4inch và phải rõ ràng, dễ đọc và tươngphản với nền chữ
Sản phẩm nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt; Đồ nội thất có thành phầndệt không bị hạn chế bởi hạn ngạch dệt may và các quy định của các hiệp định
đa sợi (MFA) Tuy nhiên, những sản phẩm nội thất đó phải được dán nhãn theocác quy định của luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA) được giám sát bởi
Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) Theo đó, sản phẩm phải được đóng dấu,dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: (1) tên và tỷ lệ phần trăm trọnglượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần, phầntrăm của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác” (bao gồm cácloại sợi có khối lượng bằng hoặc dưới 5%) được ghi ở cuối; (2) tên nhà sản xuấthoặc tên hay số chứng minh do FTC cấp cho người tiếp thị hay sử dụng sảnphẩm dệt; (3) tên nước sản xuất hoặc chế tạo Một nhãn hiệu bằng chữ, đã đăng
ký với cơ quan bằng sáng chế của Hoa Kỳ, có thể được sử dụng trên mác thaycho tên nhà sản xuất, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đó cung cấp cho FTC một bảncopy trước khi sử dụng Ngoài ra sản phẩm có chứa thành phần dệt cũng chịu sựquy định của Luật vải dễ cháy (FFA) được CPSC giám sát Theo đó cơ quan này
sẽ cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này
có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về mặt pháp lý như tịch thu, khôngcho bán hàng phân phối sản phẩm đó Nếu một trong số các sản phẩm này viphạm thì DN sẽ bị phạt tới 5000 USD/ 1 sản phẩm hoặc tối đa tới 1,25 triệuUSD
Trang 40Thiết bị nội thất chiếu sáng: Đối với các loại sản phẩm này, Hải quan Hoa
Kỳ yêu cầu phải ghi rõ số lượng các loại nguyên liệu cấu thành sản phẩm (baonhiêu gỗ, bao nhiêu kim loại, bao nhiêu thuỷ tinh…) để phục cụ cho việc phânloại mã thuế Các thông số này có thể ghi trên hoá đơn khi làm thủ tục hải quanhoặc có thể ghi riêng và đính kèm trong bộ hồ sơ giao nhận hàng Mặc dù Hoa
Kỳ không có quy định pháp lý bắt buộc về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối vớicác loại đồ nội thất chiếu sáng, song gần như tất cả các sản phẩm nội thất chiếusáng được tiêu thụ ở thị trường này đều tuân theo các tiêu chuẩn tự nguyện của
tổ chức giám định chất lượng sản phẩm Underwriters’s Laboratary (UL) Hoa
Kỳ (UL) là tổ chức phi chính phủ và không vì mục đích lợi nhuận, đã đượcthiết lập đối với các thiết bị chiếu sáng trong nhà và ngoài trời Những sản phẩmđược UL kiểm nghiệm và dán nhãn chứng nhận an toàn dễ được người tiêu dùngchấp nhận hơn tại thị trường Hoa Kỳ
2.1.4 Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất hàng đầutrên thế giới Hàng năm, Hoa Kỳ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ vànội thất
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất Furniture Industry Research Institute) sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010
(FIRI-Chi tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trêntoàn nước Mỹ Trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu Hiện nay,bang California, Washington là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhấtcủa Mỹ Taxas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu
đồ gỗ và nội thất trên toàn thế giới Các bang có tiềm năng tăng trưởng cao nhấttrong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado
Phân tích nhập khẩu của Hoa Kỳ cho thấy những mặt hàng nhập khẩu lớnnhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS 94), phụ tùng