Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá toán học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử trong day học toán THPT (Trang 79 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá toán học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT, góp phần vào nhiệm vụ đổi mới chương trình và thực hiện chủ chương “xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” của bộ giáo dục. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học trên lớp, đó là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ, hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn của học sinh. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa toán học cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hơn nữa, hoạt động này giúp cho các em có thêm kiến thức vế toán học nói chung và về lịch sử toán nói riêng, giúp cho các em thêm yêu môn toán hơn, tạo hứng thú trong các giờ học toán.

Về các công tác ngoại khóa về toán học nói riêng, việc giảng dạy Toán học trong nội khóa cần được bổ sung bằng các hình thức công tác ngoại khóa nhằm các mục đích chủ yếu sau đây.

+ Tăng cường cho học sinh lòng ham thích, hào hứng học toán, gây một không khí học toán trong nhà trường.

+ Củng cố các kiến thức nội khóa, bổ sung một số điển cần thiết và trong chừng mực nào đó, có thể mở rộng phạm vi các kiến thức trong chương trình. Củng cố và bổ sung một số kiến thức về lịch sử toán, giúp cho HS thêm yêu môn toán hơn.

+ Tăng cường giáo dục theo hướng kỹ thuật tổng hợp.

+ Tăng cường giáo dục cho học sinh thói quen công tác độc lập (Đọc sách, thuyết trình, tự nghiên cứu), giáo dục đức tính và tư tưởng xã hội chủ nghĩa (tinh thần tập thể, tháo vát,. . .)

+ Bồi dưỡng các học sinh giỏi nhằm phát triển, đào tạo nhân tài, giúp đỡ các học sinh kém về toán học.

Mô tả một buổi ngoại khóa toán học

Tên của buổi ngoại khóa: “Cùng nhau tìm hiểu về lịch sử toán

Thành phần ban tổ chức: Các GV toán dạy ở các lớp tham gia buổi ngoại khóa, Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp tổ chức.

Địa điểm: Nhà Đa chức năng.

Nội dung hoạt động: Có 4 phần thi giữa các đội:

* Phần thi thứ nhất: Thi hùng biện về các chủ đề: Ý thức học toán và phương pháp học toán của HS hiện nay; Vai trò của lịch sử toán đối với người học toán. * Phần thi thứ hai: Thi giải nhanh các bài toán đố, hiểu biết về lịch sử toán và các nhà toán học.

* Phần thi thứ ba: Trò chơi ô chữ (tìm hiểu về lịch sử toán học và các nhà toán học)

* Phần thi thứ tư: Thi hóa trang giống các nhà toán học và diễn một tiểu phẩm ngắn, một câu chuyện hay một giai thoại về một nhà toán học nào đó. Công tác chuẩn bị:

+) Người dẫn chương trình: 02 người +) Ban giám khảo: 5 người

+) Phần thưởng dành cho đội được số điểm cao nhất, cá nhân xuất sắc nhất. +) Có 3 đội tham gia, mỗi đội 10 HS chọn trong hai lớp, hai lớp đó được ngồi theo các khu đã phân sẵn.

Phần thi thứ nhất, mỗi đội cử 2 đại diện hùng biện về 2 chủ đề đã được chuẩn bị trước.

Phần thi thứ hai có 3 gói câu hỏi, mỗi đội được chọn để trả lời một gói câu hỏi, nếu không trả lời được thì 2 đội kia sẽ được quyền trả lời.

Phần thi thứ ba là phần thi ô chữ dành cho tất cả thành viên trong các đội trả lời các câu hỏi.

Các câu hỏi ở phần thi thứ 2 và thứ 3 được chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint, sau mỗi câu hỏi có liên quan đến các nhà toán học thì có hình ảnh kèm theo.

Phần thi thứ tư đã được chuẩn bị sẵn, mỗi đội trình bày tiết mục của đội mình không quá 10 phút.

Nội dung các câu hỏi:

* Phần thi thứ nhất:

Câu hỏi 1: Em có suy nghĩ gì về ý thức học toán và phương pháp học toán của HS hiện nay?

Câu hỏi 2: Em có suy nghĩ gì về vai trò của lịch sử toán đối với người học toán?

* Phần thi thứ hai: Gói câu hỏi thứ nhất:

Câu 1: Nhà toán học Can-to đã phát minh ra lý thuyết gì là cơ sở của toán học? Câu 2: Trong cuốn “Mở đầu về giải tích các đại lượng vô cùng bé” của Ơ-le đã đề cập đến khái niệm liên quan đến bán kính, đó là khái niệm gì?

Câu 3: Nhà toán học nào đã phát minh ra dãy số: FnFn1Fn2 n 3, với

1 2 1

FF  ? Dãy số đó có liên quan gì đến tự nhiên? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gói câu hỏi thứ hai:

Câu 1: Hãy kể một số công trình nghiên cứu toán học của Cauchy?

Câu 2: Câu chuyện nổi tiếng: “Nghịch lý của Nézon” có liên quan đến khái niệm gì của giải tích toán học? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó?

Câu 3: Nhà toán học nào đã chữa bệnh đau răng bằng cách giải một bài toán khó trong một đêm?

Gói câu hỏi thứ ba:

Câu 1: Theo tiếng La-tinh, từ vec tơ có nghĩa là gì ?

Câu 2: Hai nhà toán học Joseph Lalande và Nicolas lacille đã dựa vào phần lý thuyết nào để đo khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng?

Câu 3: Fermat đã dựa vào phép suy luận gì để đưa ra các giả thuyết của mình? Hãy nêu một số ví dụ về các giả thuyết của Fermat?

* Phần thi thứ ba:

Ô chữ đã được chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint. * Phần thi thứ tư:

Đội thứ nhất: Hóa trang và diễn một câu chuyện về nhà bác học Newton. Đội thứ hai: Hóa trang và diễn một câu chuyện về nhà bác học Pascal. Đội thứ nhất: Hóa trang và diễn một câu chuyện về nhà bác học Cauchy.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử trong day học toán THPT (Trang 79 - 82)